ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2017 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 25/CT-TTG NGÀY 31/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẤP BÁCH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Văn bản số 4734/BTNMT-TCMT ngày 21/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội với các nội dung như sau:
1. Mục đích:
- Cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo được nêu tại Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra những bước chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô.
- Tăng cường năng lực và phối kết hợp giữa các cấp, ngành trong công tác giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường cấp bách và cải thiện môi trường Thủ đô.
2. Yêu cầu:
- Quán triệt, nhận thức đầy đủ các nội dung của Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 và Kế hoạch này phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, đồng bộ, gắn với việc thực hiện các Chương trình công tác lớn của Thành ủy và các chủ trương, chính sách của Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố.
- Thực hiện các nhiệm vụ trong Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 đảm bảo xuyên suốt, hiệu quả và tiết kiệm.
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường Thủ đô.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể xây dựng các chương trình truyền thông, thực hiện mô hình có sự tham gia của cộng đồng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm định hướng các nội dung tuyên truyền về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường Thủ đô.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường.
- Xây dựng các nội dung tuyên truyền về tầm quan trọng và tác động của môi trường đối với sức khỏe, sự sống, từ đó nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; kịp thời tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tăng cường nhận thức và năng lực quản lý môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người dân trên địa bàn Thành phố.
- Xây dựng và thực hiện các mô hình truyền thông bảo vệ môi trường như: mô hình khu công nghiệp xanh; mô hình phường, xã xanh; mô hình dòng chảy lưu thông; chương trình không khí sạch; mô hình đổi mới công nghệ, cơ giới hóa trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt... nhằm tạo một mạng lưới truyền thông hiệu quả và rộng khắp trong hệ thống chính trị, đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô.
- Xây dựng mô hình thanh niên xung kích tình nguyện trong công tác bảo vệ môi trường và đào tạo, hướng dẫn các tình nguyện viên trở thành các tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các bài viết liên quan đến bảo vệ môi trường như: Hệ thống các văn bản pháp luật, thực trạng, tác động của môi trường, các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và giải pháp bảo vệ môi trường...; đồng thời, tăng cường đăng tải trên các trang web, cổng thông tin của các Sở, ban, ngành và tổ chức có liên quan nhằm truyền tải nhanh nhất các thông tin về môi trường đến cộng đồng.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí, truyền hình xây dựng các phóng sự và tin bài về sự tác động của môi trường, các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường, các chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường ...với các thông điệp ngắn, đơn giản (các đoạn hội thoại ngắn, phóng sự ngắn) và các thông điệp chuyên sâu (các bài viết, phóng sự, tọa đàm và phim tài liệu) nhằm tuyên truyền rộng rãi đến người dân, cung cấp thông tin về thực trạng quản lý môi trường, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tương tác, phản hồi từ phía người xem.
- Hàng năm, tiến hành công bố rộng rãi các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tổ chức khen thưởng các doanh nghiệp có thành tích tốt trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô.
3. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Rà soát, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Thủ đô, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm cao và các đô thị đông dân cư, khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm cần được bảo vệ.
- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường theo hướng ngăn chặn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, loại hình sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.
- Rà soát, cập nhật chi phí đầu tư, vận hành trong công tác xử lý ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường.
- Tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến sản xuất sạch hơn, tăng trưởng xanh, kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải và cải thiện môi trường.
4. Công tác thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Nâng cao trách nhiệm, năng lực thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kiểm tra, đôn đốc chủ dự án, nhà đầu tư tuân thủ các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành dự án.
- Kiểm tra, rà soát các báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư để có điều chỉnh kịp thời.
5. Công tác thanh, kiểm tra xử lý vi phạm và phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm.
- Tăng cường điều tra, kiểm kê nguồn thải, kiểm soát các hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, hoạt động vận chuyển và xử lý chất thải.
- Trang bị và cập nhật kiến thức pháp luật cho cán bộ các ngành, các cấp có liên quan trong công tác thanh, kiểm tra.
- Bổ sung biên chế cho lực lượng cán bộ, công chức thanh, kiểm tra để đảm bảo việc thực thi các nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng quy chế phối hợp trong công tác thanh, kiểm tra giữa các Sở, ban, ngành Thành phố với UBND các quận, huyện, thị xã nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh, kiểm tra.
- Đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động thanh tra, kiểm tra.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh, kiểm tra.
- Xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra hàng năm đảm bảo không chồng chéo, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.
- Yêu cầu tất cả các đối tượng có quy mô xả thải lưu lượng lớn theo quy định của pháp luật lắp đặt các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được quy định trong Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Xây dựng kế hoạch xử lý, di dời triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
- Đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, chuyển vào các khu công nghiệp. Không để phát sinh thêm cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn Thành phố.
- Xác định rõ cơ chế, chính sách, các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể có tính khả thi cao, phù hợp với nguồn lực, khả năng thực tế theo các quy định hiện hành.
- Rà soát và yêu cầu tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Tham gia, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tổng điều tra, đánh giá và phân loại nguồn thải trên địa bàn thành phố. Hoàn thành trong năm 2018.
- Điều tra, thống kê nguồn thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm các hoạt động: thu thập, điều tra thông tin, quan trắc môi trường, và tính toán thống kê các kết quả lượng hoá nguồn thải của từng cơ sở dựa trên tính sẵn có của số liệu tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng và mức phát thải của các ngành công nghiệp.
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lại Quy hoạch quản lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, phân vùng xử lý, giảm tối đa cự ly vận chuyển.
- Rà soát quy mô, công suất xử lý đối với khu xử lý tập trung áp dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo hiệu quả kinh tế, lựa chọn giải pháp công nghệ tối ưu, giảm thiểu ô nhiễm, giảm dần tỷ lệ rác thải chôn lấp sau xử lý xuống còn khoảng 30% (năm 2020), khoảng 15% - 10% (năm 2050); đảm bảo việc xử lý cho liên vùng.
- Tổ chức thực hiện các nội dung theo Quy hoạch đã được phê duyệt.
- Điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xây dựng kế hoạch xử lý các khu vực ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn.
- Nguồn ngân sách Thành phố;
- Nguồn xã hội hóa.
10. Thời gian thực hiện: Từ năm 2017-2020.
- Hàng năm, UBND thành phố Hà Nội căn cứ vào kết quả thực hiện để điều chỉnh, thay đổi các nội dung nêu trong kế hoạch nếu cần thiết.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan có liên quan thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội; Chủ trì thực hiện các nội dung: 1, 2, 3 ,4, 5, 6, 7 (nêu tại tại phần II) .
- Chủ động xây dựng chương trình công tác hàng năm của ngành theo các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch.
- Xây dựng và vận hành trung tâm điều hành và quản lý dữ liệu môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) truyền số liệu quan trắc tự động trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm kiểm soát, giám sát các hoạt động xả thải theo qui định của pháp luật trong năm 2017.
- Tham gia, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tổng điều tra, đánh giá, phân loại các nguồn thải trên địa bàn Thành phố, xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải, hoàn thành trong năm 2018.
- Định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, dự thảo báo cáo của UBND Thành phố gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thủ tướng Chính phủ trước ngày 05/12 hàng năm.
2. Các Sở: Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc
- Hoàn thành việc phê duyệt, rà soát phê duyệt lại theo thẩm quyền quy hoạch quản lý chất thải rắn trong năm 2017.
- Rà soát quy hoạch xử lý chất thải rắn của Thành phố trong năm 2017 để điều chỉnh, bổ sung bố trí địa điểm đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn bằng công nghệ cao theo nguyên tắc giảm tối đa cự ly vận chuyển, đảm bảo việc xử lý cho liên vùng theo chỉ đạo của UBND Thành phố.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện để Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính
Tham mưu, bố trí, cân đối nguồn vốn để đảm bảo thực hiện các nội dung trong Kế hoạch.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tổ chức thông tin tuyên truyền đầy đủ các nội dung của Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì thẩm định công nghệ các dự án đầu tư trên địa bàn theo thẩm quyền.
- Nghiên cứu, đề xuất công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại và thân thiện với môi trường để thay thế các công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường Thủ đô.
6. Công An Thành phố
- Chủ động chỉ đạo lực lượng cảnh sát môi trường tập trung đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường, xử lý các vụ việc vi phạm nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật hình sự.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm nhằm phát hiện và xử lý tội phạm môi trường.
7. Đề nghị Mặt Trận Tổ quốc thành phố Hà Nội
Chỉ đạo các tổ chức thành viên có kế hoạch cụ thể phối hợp chính quyền các cấp trong công tác tuyên truyền, giám sát việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; kịp thời phản ánh với cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng dựng mạng lưới tuyên truyền, tổ chức các mô hình bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong các cộng đồng dân cư, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn thành phố.
8. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội
- Phát huy vai trò tiên phong và sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường. Thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu có sự tham gia của cộng đồng.
- Nghiên cứu và đề xuất các công trình ứng dụng công nghệ thông minh bảo vệ môi trường thủ đô.
- Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên rộng khắp và hiệu quả nhằm thực hiện mô hình thanh niên xung kích tình nguyện trong công tác bảo vệ môi trường.
9. UBND các quận, huyện, thị xã
- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch.
- Tiến hành giám sát, quản lý và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo địa bàn và phân cấp trách nhiệm quản lý.
10. Các cơ quan báo chí, đài truyền thanh, truyền hình trực thuộc Thành phố
Tổ chức cập nhật thông tin, thực hiện các phóng sự, tin ngắn, chuyên đề về các nội dung trong Kế hoạch nhằm tuyên truyền, giáo dục các tổ chức, đơn vị, cộng đồng dân cư cùng chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường chung của Thành phố.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan chủ động phối hợp, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch. Báo cáo kết quả thực hiện hàng năm trước ngày 05 tháng 12 về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.