ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 06 tháng 01 năm 2014 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 375/QĐ-TTG NGÀY 01/3/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Thực hiện Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản đến năm 2020; Kế hoạch số 2228/KH-BNN-TCTS ngày 04/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai thực hiện Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chinh phủ về tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014-2020, với các nội dung sau:
1. Mục đích
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn xã hội, khai thác tốt tiềm năng về lao động và nguồn lợi biển để tập trung phát triển mạnh nghề khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân vùng ven biển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
- Thực hiện việc tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường, nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của ngư dân, đồng thời hướng đến phát triển nghề khai thác hải sản hiệu quả và bền vững.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển tỉnh Thanh Hóa
2. Yêu cầu
- Các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển và thành phố Thanh Hóa, tuyên truyền, phổ biến nội dung Quyết định số 375/QĐ-TTg đến các phòng, ban, đơn vị có liên quan thuộc quyền quản lý; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở trong thực hiện các nhiệm vụ, nội dung của kế hoạch.
- Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nghề khai thác hải sản, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức và cá nhân đầu tư vào lĩnh vực khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế thủy sản của tỉnh.
1. Giai đoạn từ 2014 - 2015:
- Đến năm 2015, 70% tàu cá khai thác, tàu dịch vụ hoạt động ở vùng khơi, vùng biển cả tham gia Tổ đoàn kết trên biển và được tổ chức sản xuất theo mô hình có tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên ngư trường.
- Quản lý được khoảng 40% tàu cá khai thác trên các vùng biển hoạt động đúng vùng khai thác theo quy định.
- Giảm số tàu cá có công suất dưới 20cv khai thác vùng biển ven bờ xuống còn 70% tổng số tàu cá toàn tỉnh; giảm số tàu làm nghề lưới kéo xuống dưới 12% tổng số tàu cá khai thác hải sản.
- Tăng số tàu cá có công suất từ 20cv trở lên khai thác vùng lộng và vùng khơi lên 30% tổng số tàu cá toàn tỉnh.
- Áp dụng khoa học công nghệ trong bảo quản sản phẩm để giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác xuống dưới 15%.
- Giảm 50% số tàu cá bị thiệt hại do thiên tai, rủi ro trên biển so với năm 2011.
2. Giai đoạn từ 2016 - 2020:
- Đến năm 2020, 100% tàu cá khai thác, tàu dịch vụ hoạt động ở vùng khơi, vùng biển cả tham gia Tổ đoàn kết trên biển; 50% tàu cá khai thác ở vùng lộng tham gia Tổ đoàn kết trên biển; 90% tàu cá khai thác ở vùng khơi, vùng biển cả được tổ chức sản xuất theo mô hình có tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên ngư trường.
- Quản lý được khoảng 100% tàu cá khai thác trên các vùng biển hoạt động đúng vùng khai thác theo quy định.
- Giảm số tàu cá có công suất dưới 20cv khai thác vùng biển ven bờ xuống còn 60% tổng số tàu cá toàn tỉnh.
- Tăng số tàu cá có công suất từ 20cv trở lên khai thác vùng lộng và vùng khơi lên 35% tổng số tàu cá toàn tỉnh.
- Áp dụng khoa học công nghệ trong bảo quản sản phẩm để giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác xuống dưới 10%.
- Giảm 75% số tàu cá bị thiệt hại do thiên tai, rủi ro trên biển so với năm 2011.
1. Tổ chức lại sản xuất tại vùng biển ven bờ và vùng lộng.
- Tổ chức rà soát số lượng tàu thuyền khai thác hải sản làm cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển các loại nghề phù hợp với trữ lượng và khả năng cho phép của vùng biển; điều tra nguồn lợi thủy sản; tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chú trọng triển khai mô hình đồng quản lý nghề cá vùng biển ven bờ; xây dựng mô hình chuyển đổi nghề, tạo sinh kế thay thế cho các nghề khai thác ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi và môi trường, nhất là vùng ven biển, nhằm từng bước tạo việc làm ổn định, nâng cao mức sống cho ngư dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển.
- Xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng nghề của địa phương.
- Củng cố, xây dựng các làng nghề truyền thống, gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng ven biển. Sử dụng nguồn kinh phí từ chương trình nông thôn mới (Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Quyết định 56/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009-2015) để triển khai thực hiện.
2. Tổ chức lại sản xuất trên vùng biển khơi.
- Xây dựng kế hoạch phát triển các mô hình sản xuất khai thác hải sản ở vùng biển khơi theo nhóm nghề, đối tượng khai thác dựa trên quy hoạch khai thác hải sản xa bờ của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Củng cố, phát triển Tổ đoàn kết trên biển; xây dựng mô hình liên kết giữa ngư dân với các tổ chức, doanh nghiệp thu mua, chế biến tiêu thụ hải sản.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai các dự án thí điểm tại địa phương.
3. Tổ chức lại dịch vụ, hậu cần phục vụ khai thác hải sản.
- Tổ chức rà soát, sắp xếp lại dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là khâu thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu phát triển các Hợp tác xã, tổ hợp tác kinh doanh tiêu thụ hải sản và dịch vụ hậu cần tại cảng; tiếp tục xây dựng và phát triển mô hình liên kết giữa các tàu, nhóm tàu khai thác với dịch vụ hậu cần trên biển.
- Tập trung triển khai xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão đã được phê duyệt đầu tư xây dựng. Nâng cấp, hoàn thiện các bến cá, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá nhằm bảo đảm đồng bộ và từng bước hiện đại hóa.
- Từng bước áp dụng mô hình quản lý tàu cá bằng hệ thống thông tin.
- Khuyến khích phát triển và nhân rộng mô hình bảo quản sản phẩm khai thác hải sản tiên tiến như: bảo quản bằng nước biển lạnh tuần hoàn, bọt xốp Polyuethane (PU), lót hầm tàu cá bằng inox,... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
- Củng cố, nâng cao năng lực các cơ sở đóng, sửa chữa tàu cá, sản xuất trang thiết bị, ngư cụ phục vụ khai thác hải sản tại các huyện, thị xã ven biển trong tỉnh.
4. Tổ chức triển khai thực hiện tốt thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổ chức rà soát tiếp tục thực hiện đánh dấu nhận biết tàu cá lại các tàu cá khi màu sơn cũ hoặc những tàu cải hoán, sơn lại tàu... đảm bảo 100% tàu cá trong tỉnh phải thực hiện đánh dấu theo quy định.
- Hướng dẫn ngư dân ghi sổ nhật ký khai thác thủy sản, đảm bảo 100% tàu cá khai thác hải sản xa bờ phải thực hiện ghi và nộp sổ nhật ký khai thác theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Thanh Hóa tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Phối hợp với các ngành chức năng xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nghề khai thác hải sản. Hàng năm lập dự trù kinh phí triển khai thực hiện gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt
- Chỉ đạo Thanh tra Sở, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với Bộ đội biên phòng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm nhất là những tàu khai thác không đúng vùng khai thác theo quy định.
- Tham mưu tổ chức sơ kết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thực hiện nội dung của đề án. Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh để sửa đổi, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tổng hợp kế hoạch, quy hoạch các dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành. Phối hợp với các ngành chức năng thẩm định việc xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển khai thác thủy sản.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu bố trí kinh phí để thực hiện các mô hình, chính sách khuyến khích của tỉnh trong việc tổ chức lại nghề khai thác thủy sản, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế thủy sản.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, có phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho ngư dân và tàu thuyền hoạt động khai thác thủy sản trên biển; phối hợp tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi tàu cá và ngư dân bị nạn trên biển và tổ chức kêu gọi tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Xây dựng kế hoạch triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, bố trí vốn khoa học hàng năm để triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển, thành phố Thanh Hóa.
- Tổ chức quán triệt nội dung đề án và kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đến cán bộ chủ chốt huyện, xã, phường. Xây dựng kế hoạch tổ chức lại nghề khai thác hải sản phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương.
- Chỉ đạo các xã, các phòng, đơn vị chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động tổ chức lại nghề khai thác thủy sản của địa phương.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa: Xây dựng chuyên mục thông tin, tập trung tuyên truyền nội dung Quyết định số 375/QĐ-TTg , kết quả thực hiện, nêu gương các điển hình tiên tiến, những vướng mắc cần tháo gỡ ở cơ sở nhằm động viên, khuyến khích kịp thời.
8. Chế độ thông tin, báo cáo.
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển và thành phố Thanh Hóa, 6 tháng một lần có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện, kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng sau, những kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.