BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/KH-BCĐ |
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2020 |
THỰC HIỆN BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
Để chủ động ứng phó với từng cấp độ dịch bệnh, căn cứ các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020, số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 và các kịch bản ứng phó với dịch bệnh của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) ban hành Kế hoạch thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Chủ động ứng phó hiệu quả với nguy cơ lây lan của dịch bệnh tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong mọi tình huống, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Chuẩn bị tốt nhất, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh diễn ra; đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành thông suốt, hiệu quả của Bộ và của ngành; chủ động trong giải quyết các vấn đề phát sinh tại địa phương, cơ sở trong điều kiện áp dụng các biện pháp cách ly, phong tỏa để đảm bảo hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2020.
2. Yêu cầu
- Thực hiện theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và Bộ Y tế với từng cấp độ dịch bệnh (theo các cấp độ của dịch bệnh ban hành tại Quyết định số 237/QĐ-BYT ngày 31/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona) và những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn.
- Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, kịp thời thông suốt giữa các đơn vị trực thuộc Bộ, toàn ngành trong thực hiện nhiệm phòng, chống dịch COVID-19 và triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành trong năm 2020.
II. HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI ĐÁP ỨNG VỚI TỪNG CẤP ĐỘ DỊCH BỆNH
1. Trường hợp 1: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng (khi cấp độ 3 hoặc cấp độ 4 nêu tại Quyết định số 237/QĐ-BYT xảy ra)
a) Triển khai công tác phòng dịch
- Thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và phân công của Ban Chỉ đạo đôn đốc, hướng dẫn địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Xây dựng kế hoạch công tác khoa học và bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại nhà theo hình thức trực tuyến; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết phải ứng trực, tiếp nhận, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại cơ quan.
- Các đơn vị chủ động và có kế hoạch về nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế và các phương án phòng, chống dịch, bảo đảm sẵn sàng ứng phó đối với diễn biến xấu của dịch bệnh; xây dựng phương án trực ban đối với Lãnh đạo, chuyên viên của đơn vị; chuẩn bị kế hoạch, phương tiện, thiết bị, địa điểm làm việc trong trường hợp công sở bị phong tỏa và xây dựng kịch bản trong trường hợp có người của đơn vị bị nhiễm bệnh hoặc có nghi ngờ nhiễm bệnh.
- Tăng cường kiểm tra (đo) thân nhiệt, yêu cầu phải đeo khẩu trang đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tới làm việc tại trụ sở cơ quan, đặc biệt là đối với các tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác. Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh công sở (thang máy, hành lang, khu công cộng,...).
- Tạm dừng các hoạt động không cần thiết như sửa chữa, bảo dưỡng,. tại cơ quan, đơn vị; trường hợp đặc biệt phải báo cáo và được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực và phải yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ phải cung cấp danh sách cán bộ kèm theo khai báo y tế mới được phép ra vào cơ quan. Tăng cường ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường làm việc.
- Chỉ đạo các công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm túc khai báo y tế; cập nhật các Thông báo khẩn của Bộ Y tế về các địa điểm, khu vực, người có nguy cơ nhiễm và để liên hệ với các cơ quan y tế hướng dẫn các biện pháp phòng dịch.
- Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật trong việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị và chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở. Cập nhập thường xuyên các diễn biến mới và các khai báo y tế về Thường trực Ban Chỉ đạo để triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, sức khỏe cho các công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan.
- Các đơn vị định kỳ hàng tuần báo cáo về Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo tình hình triển khai công tác phòng dịch.
b) Về tổ chức triển khai các nhiệm vụ chuyên môn
- Thủ trưởng xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học, hợp lý, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng Lãnh đạo, từng đơn vị trực thuộc, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị có liên quan và địa phương, cơ sở để đảm bảo các hoạt động thông suốt, hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các nhiệm vụ được giao trong năm 2020.
- Chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nắm chắc tình hình thực tiễn, các khó khăn vướng mắc của người dân, doanh nghiệp; kịp thời giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền và báo cáo đề xuất với Lãnh đạo Bộ đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội, Ban Bí thư, Bộ Chính trị. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng nếu để xảy ra tình trạng ách tắc trong lĩnh vực được phân công quản lý làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân và công tác phòng chống dịch. Trong trường hợp phải cách ly tập trung thì cần báo cáo ngày Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách và ủy quyền cho một lãnh đạo đơn vị tổ chức triển khai các công việc, đảm bảo yêu cầu hoạt động của đơn vị được thông suốt.
- Thực hiện tất cả các cuộc họp, làm việc theo hình thức trực tuyến kể cả các cuộc họp, làm việc với địa phương, doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề cấp bách phát sinh.
- Tổng cục Khí tượng Thủy văn xây dựng kế hoạch, các phương án, kịch bản ứng phó, phân công công tác đối với cán bộ thực hiện công tác dự báo có tính đến phương án xấu nhất phải điều động, tăng cường cán bộ giữa các trạm để đảm bảo công tác dự báo.
- Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xây dựng kịch bản xử lý ứng phó với các sự cố môi trường lớn có thể xảy ra tại địa phương và sự cố trên biển để chủ động trong huy động các lực lượng.
- Tổng cục Môi trường kịp thời nắm bắt diễn biến của dịch bệnh, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ; phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương về việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển xử lý chất thải y tế phát sinh tại các cơ sở y tế, khu vực cách ly tập trung, cách ly tại nhà theo quy định; duy trì, vận hành “đường dây nóng” để kịp thời tiếp nhận các thông tin về ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường để có phương án xử lý; tổ chức và triển khai thực hiện nghiêm Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải.
- Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường có phương án bố trí cán bộ kỹ thuật, bảo đảm vận hành an toàn hạ tầng công nghệ thông tin, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trọng yếu phục vụ chỉ đạo, điều hành, làm việc của Bộ, hỗ trợ hướng dẫn các đơn vị tổ chức các cuộc họp, làm việc, trao đổi công việc theo hình thức trực.
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ cần có hướng dẫn kịp thời để các địa phương, người dân, doanh nghiệp thực hiện việc nộp hồ sơ thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo hình thức trực tuyến.
c) Về công tác truyền thông
- Thủ trưởng các đơn vị thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động truyền thông, quy chế phát ngôn của Bộ; chủ động cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành nhất là trong việc chủ động giải quyết, tháo gỡ những vấn đề vướng mắc từ thực tiễn, hỗ trợ người dân doanh nghiệp.
- Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Cổng thông tin điện tử của Bộ chủ động cung cấp thông tin về các hoạt động chỉ đạo, điều hành của Bộ; tuyên truyền vận động nhân dân trong thực hiện phòng, chống dịch, trong bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã. Tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp lựa chọn việc nộp hồ sơ thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến.
3. Trường hợp 2: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng và có công chức, viên chức, người lao động làm việc tại trụ sở cơ quan, đơn vị bị dương tính với COVID-19, đồng thời trụ sở cơ quan bị phong tỏa, cách ly
a) Triển khai công tác phòng dịch
- Khi có thông tin về công chức, viên chức, người lao động thuộc trường hợp phải cách ly tập trung, dương tính với virus COVID-19, Thủ trưởng đơn vị phải lập tức báo cáo ngay về Tổ Thường trực Ban Chỉ đạo để báo cáo Ban Chỉ đạo triển khai các biện pháp chống dịch.
- Thực hiện ngay các biện pháp phong tỏa cơ quan trong trường hợp có cán công chức, viên chức hoặc người lao động bị dương tính với COVD-19 phải thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Quốc gia; trường hợp xảy ra ở trụ sở làm việc tại Bộ Tài nguyên và Môi trường tại số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội thì chuyển địa điểm tiếp nhận, xử lý các văn bản, chỉ đạo, điều hành tạm thời sang Tổng cục Khí tượng Thủy văn, số 08 Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Thủ trưởng các đơn vị có trụ sở ngoài số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội xây dựng phương án bố trí địa điểm tiếp nhận, xử lý các văn bản, chỉ đạo điều hành tạm thời trong trường hợp trụ sở làm việc hiện nay bị phong tỏa do dịch và báo cáo về Bộ (qua Văn phòng Bộ).
- Tổ thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch hoặc Thủ trưởng đơn vị liên hệ ngay với cơ quan y tế địa phương và đường dây nóng của Bộ Y tế để thực hiện các phương án cách ly, khử trùng, đồng thời lập danh sách công chức, viên chức là F1, F2, F3,... để tổ chức cách ly theo quy định. Thủ trưởng đơn vị thuộc trường hợp phải cách ly tập trung phân công Lãnh đạo phụ trách điều hành các hoạt động của đơn vị và báo cáo Lãnh đạo Bộ.
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại nhà theo hình thức trực tuyến; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết phải ứng trực, tiếp nhận, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại cơ quan.
- Các đơn vị định kỳ hai ngày một lần báo cáo về Tổ Thường trực của Ban Chỉ đạo tình hình triển khai công tác phòng dịch.
b) Về tổ chức triển khai các nhiệm vụ và truyền thông
Thực hiện theo các nội dung nêu tại điểm b, c của kịch bản ứng phó với Trường hợp 1: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
1. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ vào Kế hoạch này xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện có hiệu quả tại đơn vị mình; thường xuyên nắm bắt, cập nhật các chỉ đạo, hướng dẫn mới để chủ động đưa ra các giải pháp, hành động kịp thời đảm bảo hoàn thành hai mục tiêu phòng, chống dịch và thực hiện thắng lợi các mục tiêu của ngành trong năm 2020. Thực hiện nghiêm túc việc báo cáo định kỳ, đột xuất về Tổ Thường trực Ban Chỉ đạo.
2. Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn và các đơn vị có công chức, viên chức làm việc tại trụ sở Bộ ở số 10 Tôn Thất Thuyết lên phương án cụ thể nếu trường hợp trụ sở Bộ tại số 10, Tôn Thất Thuyết bị phong tỏa. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ra vào cơ quan Bộ; tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ về việc thay đổi địa điểm tiếp nhận, xử lý các văn bản, chỉ đạo điều hành tạm thời của các đơn vị trực thuộc Bộ do bị phong tỏa (nếu có).
3. Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Môi trường căn cứ vào các chỉ đạo mới của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tham mưu cho Tổ Thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo triển khai các biện pháp chống dịch và trong công tác chỉ đạo, điều hành.
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất phương án kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch và đảm bảo các điều kiện phục vụ chỉ đạo điều hành trong các kịch bản phòng, chống dịch./.
Nơi nhận: |
KT. TRƯỞNG BAN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.