BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2016/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2016 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Thỏa thuận bổ sung giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ô-xtơ-rây-li-a về Chương trình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Ô-xtơ-rây-li-a, 2016 - 2020, ký tại Hà Nội ngày 15 tháng 12 năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2015.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Thỏa thuận theo quy định tại Điều 68của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ Ô-XTRÂY-LI-A
VỀ
Chương trình Phát triển Nguồn Nhân lực Ô-xtrây-li-a - Việt Nam, 2016 -2020
1.1. Thỏa thuận Bổ sung này thể hiện tinh thần hiểu biết chung giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Chính phủ Việt Nam) và Chính phủ Ô-xtrây-li-a (hai Chính phủ) và được lập theo các Điều Khoản quy định tại Khoản 5 của Thỏa thuận về Hợp tác Phát triển giữa Chính phủ Ô-xtrây-li-a và Chính phủ Việt Nam có hiệu lực vào ngày 27 tháng 5 năm 1993 (“Thỏa thuận”). Các Điều Khoản trong Thỏa thuận được áp dụng đối với Thỏa thuận Bổ sung này.
2.1. Tên của Chương trình này là Chương trình Phát triển Nguồn Nhân lực Ô-xtrây-li-a - Việt Nam, 2016 - 2020 (“Chương trình”).
Hai Chính phủ sẽ hợp tác triển khai Chương trình nhằm hỗ trợ nhu cầu phát triển của Chính phủ Việt Nam. Chương trình nhằm Mục đích hỗ trợ Việt Nam tiếp cận và sử dụng tri thức chuyên môn và kỹ thuật cao, kỹ năng và năng lực để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế bền vững và phát triển toàn diện của Việt Nam cũng như củng cố mối quan hệ lâu bền với Ô-xtrây-li-a.
4.1. Cơ quan Điều phối Chương trình này sẽ là:
Đại diện Chính phủ Ô-xtrây-li-a: Bộ Ngoại giao và Thương mại
Đại diện Chính phủ Việt Nam: Bộ Giáo dục và Đào tạo
4.2. Bộ Ngoại giao và Thương mại Ô-xtrây-li-a có thể sử dụng nhà thầu hoặc tổ chức có năng lực phù hợp thực hiện các chức năng của mình theo Thỏa thuận Bổ sung này.
4.3. Ban Điều phối Chương trình (BĐPCT) chịu trách nhiệm giám sát Chương trình. Thành viên của BĐPCT sẽ do Chính phủ Ô-xtrây-li-a và Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm.
5.1. Hai Chính phủ dự kiến Chương trình sẽ được triển khai trong thời gian năm năm, từ năm 2016 đến năm 2020. Thỏa thuận Bổ sung này áp dụng cho giai đoạn đầu của Chương trình và có thể được gia hạn phụ thuộc vào kết quả đánh giá theo một cơ chế được cả Chính phủ Ô-xtrây-li-a và Chính phủ Việt Nam thông qua và phụ thuộc vào việc phê duyệt phân bổ ngân sách hàng năm của quốc hội Ô-xtrây-li-a.
5.2. Mỗi Chính phủ đều có quyền thông báo cho Chính phủ còn lại về việc ngừng tham gia hoặc không tiếp tục hỗ trợ Chương trình theo quy định tại Khoản 18.2.
6.1. Chương trình sẽ được triển khai tại Việt Nam và Ôxtrâylia.
7.1. Chương trình được mô tả tại Phụ lục 1.
8. CƠ CHẾ ĐIỀU PHỐI VÀ QUẢN LÝ
8.1. Chính phủ Ô-xtrây-li-a và Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện các công tác quản lý và Điều phối sau đây nhằm hỗ trợ việc triển khai, tiến độ và giám sát Chương trình:
(a) Điều phối tổng thể việc tham gia của Chính phủ Ô-xtrây-li-a và Chính phủ Việt Nam vào Chương trình;
(b) Cử đại diện tham gia Ban Điều phối Chương trình;
(c) Phổ biến thông tin liên quan đến Chương trình tới tất cả các cơ quan hữu quan trực thuộc;
(d) Đảm bảo các cơ quan này nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình liên quan đến việc cung cấp kinh phí đào tạo và kinh phí đối ứng;
(e) Tạo Điều kiện thuận lợi trong việc hợp tác với các cơ quan địa phương và trung ương khác của cả Chính phủ Ô-xtrây-li-a và Chính phủ Việt Nam có bày tỏ sự quan tâm tới việc tham gia vào Chương trình; và
(f) Hỗ trợ và tạo Điều kiện thuận lợi trong việc phê duyệt đánh giá rà soát Chương trình và Kế hoạch Thường niên.
9. TÀI LIỆU, DỊCH VỤ VÀ THIẾT BỊ SẼ CUNG CẤP
Chính phủ Ô-xtrây-li-a
9.1. Chính phủ Ô-xtrây-li-a sẽ cung cấp những tài liệu, dịch vụ và thiết bị sau đây phục vụ Chương trình:
Chương trình này do Ô-xtrây-li-a tài trợ. Vốn tài trợ sẽ được sử dụng để thuê văn phòng với không gian phù hợp, tại địa Điểm thuận lợi, trang bị cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, các tài liệu, dịch vụ và thiết bị chuyên môn, kỹ thuật khác cần thiết đối với Chương trình (nếu phù hợp), nhân sự triển khai hoạt động, chi phí tiện ích liên quan, các chi phí phát sinh khác liên quan đến các hoạt động tại nước ngoài bao gồm thủ tục làm hộ chiếu, cấp phép xuất cảnh.
Chính phủ Ô-xtrây-li-a
10.1. Chính phủ Ô-xtrây-li-a sẽ cung cấp toàn bộ nhân sự, chỗ ở và chi phí đi lại cũng như chi phí lương cho toàn bộ nhân sự được cử tham gia vào Chương trình.
Nhân sự đối ứng của Chính phủ Việt Nam
10.2. Chính phủ Việt Nam sẽ cử cán bộ đại diện của Chính phủ Việt Nam tham gia Ban Điều phối Chương trình, các cuộc họp khác và các hoạt động liên quan đến Chương trình.
Chính phủ Ô-xtrây-li-a
11.1. Tổng ngân sách tài trợ mà Chính phủ Ô-xtrây-li-a dự kiến dành cho Chương trình này tối đa là 146 triệu đô-la Ô-xtrây-li-a. Vốn tài trợ của Chính phủ Ô-xtrây-li-a sẽ bao gồm chi phí học bổng tại Ô-xtrây-li-a (tối đa 106 triệu đô-la Ô-xtrây-li-a) và các chi phí hoạt động tại Việt Nam bao gồm chi phí triển khai, quản lý và giám sát Chương trình cũng như chi phí cho các hoạt động liên quan khác (tối đa 40 triệu đô-la Ô-xtrây-li-a).
11.2. Dự trù kế hoạch giải ngân 146 triệu đô-la Ô-xtrây-li-a trong 6 năm như sau:
| 2015/16 | 2016/17 | 2017/18 | 2018/19 | 2019/2020 | 2020/2021 |
Dự toán chi phí tại Ô-xtrây-li-a | 24,5 triệu | 23 triệu | 23 triệu | 17,4 triệu | 12 triệu | 6 triệu |
Dự toán chi phí trong nước | 1 triệu | 3 triệu | 8 triệu | 8 triệu | 10 triệu | 19 triệu |
11.3. Việc cung cấp và giải ngân nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Ô-xtrây-li-a dành cho Chương trình phụ thuộc vào việc phê duyệt phân bổ ngân sách thường niên của Quốc hội Ô-xtrây-li-a.
Chính phủ Việt Nam
11.4. Phần đóng góp của Chính phủ Việt Nam chủ yếu dưới hình thức hiện vật (chi tiết phần đóng góp của Chính phủ Việt Nam được trình bày tại Phụ lục 3).
11.5. Khoản 13 của Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác Phát triển giữa Chính phủ Ô-xtrây-li-a và Chính phủ Việt Nam sẽ được áp dụng cho các Dịch vụ cung ứng cho các Dự án của Ô-xtrây-li-a bên cạnh các quy định sau đây:
a) Theo khuôn khổ pháp lý có liên quan của Chính phủ Việt Nam, Chương trình có sử dụng nguồn vốn ODA của Ô-xtrây-li-a cấp cho Việt Nam được miễn thuế giá trị gia tăng khi mua sắm các dịch vụ hoặc các hàng hóa, vật chất phục vụ Chương trình.
b) Nếu các quy định trong nước đòi hỏi phải thanh toán thuế giá trị gia tăng và sau đó Khoản thuế đó sẽ được Chi cục Thuế hoàn trả, Chính phủ Việt Nam cam kết đảm bảo quy trình hoàn thuế sẽ được thực hiện một cách hiệu quả và đúng thời hạn với thời hạn tối đa là trong một tháng.
12. CƠ CHẾ GIÁM SÁT, RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO
Giám sát và đánh giá
12.1. Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ô-xtrây-li-a sẽ tiến hành công tác giám sát và đánh giá Chương trình định kỳ thông qua việc thẩm định các báo cáo Giám sát và Đánh giá thường niên - một phần trong báo cáo thường niên của Chương trình - tại các cuộc họp định kỳ hoặc bất thường của Ban Điều phối Chương trình.
12.2. Việc giám sát và đánh giá cung cấp các thông tin cần thiết cho Chính phủ Việt Nam, các nhà thầu và các bên liên quan đưa ra những quyết định quản lý hàng ngày và mang tính chiến lược, hỗ trợ công tác giải trình, tạo Điều kiện cho các bên liên quan, hiểu thêm về chương trình và áp dụng kinh nghiệm vào các dự án đầu tư khác.
12.3. Chương trình sẽ sử dụng một loạt các công cụ giám sát và đánh giá định tính và định lượng. Hầu hết các phương pháp như nghiên cứu điển hình, tổ chức hội thảo, khảo sát đều được sử dụng và có sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan. Các phương pháp khác tập trung đánh giá những lĩnh vực hoạt động chuyên môn của chương trình như Đào tạo Tiếng Anh và đánh giá tư vấn kỹ thuật Phát triển Nhân lực nhằm thiết lập cơ sở đối chiếu và giám sát tiến độ sau đó.
12.4. Đánh giá Giữa kỳ hoặc Đánh giá Tiến độ Độc lập sẽ được hoàn thành vào tháng 6 năm 2018, tức Khoảng 30 tháng sau khi Chương trình khởi động. Đánh giá, do Chính phủ Ô-xtrây-li-a tiến hành và cấp kinh phí thực hiện, sẽ tổng kết các kết quả của Chương trình và việc thực hiện của Nhà thầu. Kết quả sau đánh giá sẽ góp phần cung cấp thông tin về các nhu cầu cũng như thay đổi cần thiết cho giai đoạn còn lại của Chương trình.
12.5. Đánh giá cuối kỳ sẽ đánh giá toàn diện Chương trình so với các Mục tiêu và kết quả đầu ra đã đặt ra.
Cơ chế Báo cáo
12.6. Chính phủ Ô-xtrây-li-a sẽ thẩm định các báo cáo, một phần trong nhiệm vụ triển khai chương trình thường nhật, Ban Điều phối Chương trình sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt các báo cáo quan trọng có liên quan đến những vấn đề chiến lược tại những thời Điểm then chốt trong quá trình triển khai Chương trình như: Báo cáo Khởi động, Kế hoạch thường niên, các Báo cáo thường niên và Báo cáo Đánh giá Giữa kỳ (hoặc Báo cáo Đánh giá Tiến độ Độc lập).
Chính phủ hai nước phải tuân thủ Khoản 16 của Biên bản Ghi nhớ (ký ngày 27 tháng 5 năm 1993) về các vấn đề Sở hữu Trí tuệ.
14.1. Thỏa thuận này chỉ có ý nghĩa thể hiện ý định của Chính phủ hai nước và không cấu thành hoặc tạo ra (và không có hàm ý tạo ra) các quyền hoặc nghĩa vụ dù theo luật pháp của hai quốc gia hay quốc tế, đồng thời không làm phát sinh bất cứ quá trình pháp lý nào, không được coi là mặc nhiên tạo thành hoặc tạo ra bất kỳ ràng buộc pháp lý hoặc quyền lợi cũng như nghĩa vụ có thể thực thi nào (cả tường minh hay ngụ ý). Do vậy, bất kỳ mâu thuẫn, tranh cãi hay khiếu nại phát sinh từ việc diễn giải hoặc thực hiện Thỏa thuận này sẽ không được phân xử bằng tòa án hay tài phán, mà thay vào đó sẽ chỉ được giải quyết thông qua tham vấn và trao đổi mang tính hòa giải phù hợp nhằm đạt được các giải pháp thân thiện đối với các mâu thuẫn, tranh cãi hay khiếu nại đó.
15.1. Thỏa thuận này có thể được sửa đổi, bổ sung vào bất kỳ thời Điểm nào thông qua Thư Trao đổi giữa hai Chính phủ.
16.1. Nhất quán và phù hợp với cam kết của hai Chính phủ về quản trị tốt, có trách nhiệm giải trình và tính minh bạch cao, mọi Chính phủ có quyền, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các đại diện của mình, Điều tra bất kỳ hành vi cáo buộc tham nhũng, gian lận, cấu kết hoặc ép buộc nào liên quan đến quá trình thực hiện Chương trình.
17. CAM KẾT PHÒNG CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ
17.1. Cả hai Chính phủ đều cam kết mạnh mẽ chống chủ nghĩa khủng bố, mà cụ thể là chống tài trợ khủng bố, phù hợp với các quy định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, trong đó có Nghị quyết 1373 của HĐBA LHQ (2001), Nghị quyết 1267 (1999) và các nghị quyết liên quan.
17.2. Hai Chính phủ tái khẳng định cam kết của mình với các nguyên tắc của Công ước quốc tế về Chống Tài trợ cho khủng bố (New York, ngày 09 tháng mười hai năm 1999).
17.3. Hai Chính phủ sẽ hợp tác để đảm bảo rằng không có Khoản ngân sách nào của Chương trình sẽ được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp, để cung cấp hỗ trợ cho các cá nhân hoặc các tổ chức liên quan đến khủng bố.
17.4. Trong thời hạn thực hiện của Thỏa thuận Bổ sung này, nếu một trong hai Chính phủ phát hiện ra tổ chức hoặc cá nhân nào tham gia vào Chương trình có Liên quan đến khủng bố thì Chính phủ đó sẽ ngay lập tức thông báo cho Chính phủ kia biết.
18. BẮT ĐẦU HIỆU LỰC VÀ CHẤM DỨT
18.1. Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký.
18.2. Mỗi Chính phủ đều có quyền chấm dứt Thỏa thuận Bổ sung này bằng cách gửi văn bản thông báo ý định chấm dứt Thỏa thuận cho Chính phủ kia biết. Trong trường hợp như vậy thì Thỏa thuận này sẽ chấm dứt hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày Chính phủ bên kia nhận được văn bản thông báo ý định chấm dứt Thỏa thuận.
Các Phụ lục đính kèm với Thỏa thuận này là một phần không thể tách rời của Thỏa thuận.
Phụ lục 1: Mô tả Chương trình
Phụ lục 2: Điều phối và Quản lý Chương trình
Phụ lục 3: Đóng góp của Chính phủ Việt Nam
Ký tại Hà Nội ngày 15 tháng 12 năm 2015, được làm thành hai bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Anh và tiếng Việt, tất cả các văn bản có giá trị như nhau.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
Phụ lục 1: Mô tả về Chương trình
Tham chiếu Tài liệu Thiết kế được gửi kèm theo
Phụ lục 2: Cơ chế Quản trị và Quản lý Chương trình
Ban Điều phối Chương trình (BĐPCT)
Quan hệ đối tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam sẽ được chính thức hóa thông qua việc thành lập Ban Điều phối Chương trình (BĐPCT) bao gồm các cán bộ cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại (Chính phủ Ô-xtrây-li-a) và Chính phủ Việt Nam để cùng giám sát Chương trình.
Thành phần của BĐPCT bao gồm các đại diện của Bộ Ngoại giao và Thương mại tại Hà Nội và các cán bộ có liên quan từ phía Chính phủ Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo). BĐPCT chịu trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược, rà soát Chương trình của Chương trình, bao gồm việc phân bổ học bổng theo cấp, ngành ưu tiên và giữa hai loại học bổng.
Các mối quan hệ đối tác cũng sẽ được thiết lập với các cơ quan được xác định là đối tượng lựa chọn cho chương trình hỗ trợ bổ trợ trong các lĩnh vực chủ chốt (sẽ được xác định sau). Chính phủ Ô-xtrây-li-a và Chính phủ Việt Nam có thể thống nhất mời các đối tác này tham dự với tư cách quan sát viên hoặc thành viên không thường trực của BĐPCT để chia sẻ các quan Điểm khác và tạo cơ hội xây dựng quan hệ đối tác.
Hàng năm, BĐPCT sẽ đóng vai trò là diễn đàn đối thoại về việc thực hiện cũng như tính hiệu quả của Chương trình, xem xét các vấn đề phát sinh và các rủi ro trong quá trình triển khai cũng như việc Điều chỉnh các ưu tiên chiến lược và hoạt động. Các ưu tiên về ngành nghề và tỷ lệ giữa các học bổng dành cho các tổ chức đối tác chiến lược cũng như các hoạt động phát triển nguồn nhân lực và/hoặc thiết lập quan hệ đối tác mới và các hoạt động trong tiểu chương trình cần được BĐPCT rà soát hàng năm.
Các cuộc họp của BĐPCT sẽ được lên kế hoạch về thời gian để đảm bảo các quyết định về ưu tiên chiến lược và hoạt động cho năm tiếp theo và được phản ánh trong quá trình quảng bá và tuyển chọn học bổng, các khóa đào tạo ngắn hạn và các hoạt động phát triển nguồn nhân lực được thực hiện sau đó.
Hội đồng Tuyển chọn học bổng
Nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình lựa chọn ứng viên để trao Học bổng Chính phủ Ô-xtrây-li-a, Hội đồng Tuyển chọn học bổng gồm đại diện của Bộ Ngoại giao và Thương mại Ô-xtrây-li-a và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam sẽ xét duyệt và phê duyệt danh sách các ứng viên được nhận Học bổng Chính phủ Ô-xtrây-li-a. Hội đồng thường sẽ họp hai lần trong mỗi kỳ xét duyệt học bổng. Cuộc họp đầu tiên nhằm lựa chọn danh sách ngắn các ứng viên đã được sơ tuyển. Cuộc họp thứ hai nhằm hoàn tất việc xét duyệt các ứng viên được trao học bổng để được nhập học các khóa học theo lựa chọn của ứng viên.
Bộ Ngoại giao và Thương mại Ô-xtrây-li-a (DFAT) tại Hà Nội
Nhóm Phát triển nguồn nhân lực (HRD) của DFAT tại Hà Nội do Bí thư thứ nhất đứng đầu có trách nhiệm giám sát danh Mục các hoạt động giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.
Nhóm Phát triển nguồn nhân lực sẽ đóng vai trò tích cực cùng với Nhà thầu trong việc phân tích phạm vi của việc tham gia sâu hơn với các đối tác trong các lĩnh vực chính và xây dựng các tiểu chương trình.
Nhóm Phát triển nguồn nhân lực sẽ chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý của DFAT đối với Chương trình, giám sát kết quả làm việc của Nhà thầu, quản lý hợp đồng và thanh toán các hóa đơn. Văn phòng DFAT sẽ vẫn chịu trách nhiệm đối với công tác xây dựng kế hoạch triển khai chiến lược hàng năm của Chương trình, bao gồm việc lựa chọn ứng viên để trao Học bổng Chính phủ Ô-xtrây-li-a và các hoạt động hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực khác.
Nhóm Phát triển nguồn nhân lực sẽ tham gia vào các cuộc họp của BĐPCT và xác nhận các biên bản của BĐPCT.
Trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam là đối tác chính cùng đưa ra các quyết định chính sách và chiến lược liên quan đến Chương trình. Khi xây dựng các tiểu chương trình, các đối tác khác có thể tham gia nhiều hơn. Cách thức quản lý và quản trị Chương trình sẽ phù hợp với các quy định của Chính phủ Việt Nam về quản lý nguồn vốn ODA.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ định các cán bộ chủ chốt tham gia vào BĐPCT và xác nhận các biên bản của BĐPCT cũng như tham gia vào Hội đồng Tuyển chọn học bổng hàng năm để xét duyệt việc trao các học bổng thuộc chương trình Học bổng Chính phủ Ô-xtrây-li-a.
Trách nhiệm của Nhà thầu
Nhà thầu sẽ do Bộ Ngoại giao và Thương mại Ô-xtrây-li-a lựa chọn theo Quy định về Mua sắm và Đấu thầu Chính phủ của Khối Thịnh vượng Chung Ô-xtrây-li-a trên cơ sở tham vấn với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam nhằm quản lý Chương trình trong thời gian 5 năm (từ năm 2016 đến năm 2020).
Nhà thầu sẽ thay mặt Chính phủ Ô-xtrây-li-a và theo sự chỉ đạo chung của Bộ Ngoại giao và Thương mại Ô-xtrây-li-a cung cấp nhân sự, nguồn lực và các dịch vụ quản lý nhằm thực hiện việc hoạch định, xây dựng tiểu chương trình, Điều phối, sử dụng nhà thầu phụ và các cựu sinh viên và các dịch vụ quản lý hành chính hàng ngày cần thiết cho việc triển khai hiệu quả Chương trình. Nhà thầu sẽ phối hợp với DFAT và Chính phủ Việt Nam nhằm đạt được các kết quả của Chương trình.
Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến hành chính và hoạt động của Chương trình.
Nhà thầu sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc họp của BĐPCT thông qua tư vấn/cung cấp đầu vào về quản lý và kỹ thuật và các hoạt động Giám sát và Đánh giá; xây dựng Báo cáo và Kế hoạch thường niên. Nhà thầu cũng sẽ đảm nhiệm vai trò là ban thư ký và ghi chép lưu các quyết định cũng và các trao đổi giữa các bên.
Nhà thầu sẽ tham vấn DFAT tại Hà Nội về việc phê duyệt bất cứ vấn đề nào mới phát sinh vượt quá phạm vi của Văn bản Thiết kế của Chương trình.
Nhà thầu có trách nhiệm:
i) Quản lý các cấu phần của Chương trình Học bổng Chính phủ Ô-xtrây-li-a (quảng bá và tuyển chọn, đào tạo tiếng Anh, các hoạt động trước khi đi du học, khi đi du học, quản lý các ứng viên trong quá trình nhận học bổng, hoạt động tái hòa nhập và các hoạt động của cựu sinh viên).
ii) Chịu trách nhiệm hỗ trợ các tiểu chương trình đã được xác định, đào tạo ngắn hạn và nhu cầu mới phát sinh, bao gồm cả thiết kế và sử dụng nhà thầu phụ trong các hoạt động phát triển nguồn nhân lực, dựa trên các kiến thức về lĩnh vực, hỗ trợ chính sách và phân tích của Văn phòng DFAT tại Hà Nội.
iii) Trình đề xuất tới Văn phòng DFAT tại Hà Nội để phê duyệt đề cương các hoạt động thiết kế và Mục tiêu, kế hoạch triển khai, dự toán và việc sử dụng nhà thầu phụ. Văn phòng DFAT tại Hà Nội sẽ ban hành văn bản giao nhiệm vụ để Nhà thầu có thẩm quyền tiến hành tiếp các nhiệm vụ.
iv) Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động tình nguyện viên và các hoạt động trong nước trong khuôn khổ Kế hoạch Columbo Mới theo Điều hành chỉ đạo của DFAT.
v) Tham gia Hội đồng Tuyển chọn học bổng Chính phủ Ô-xtrây-li-a và lên kế hoạch cho các cuộc họp của BĐPCT, đóng vai trò là ban thư ký, tư vấn triển khai, báo cáo với Hội đồng Tuyển chọn học bổng và BĐPCT, lưu các quyết định và trao đổi của BĐPCT, Hội đồng Tuyển chọn học bổng và các cuộc họp khác theo yêu cầu.
vi) Báo cáo trực tiếp tới Văn phòng DPAT tại Hà Nội và nộp tất cả các báo cáo và hóa đơn.
Phụ lục 3: ĐÓNG GÓP VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Chính phủ Việt Nam sẽ đóng góp vào việc thực hiện Chương trình Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Ô-xtrây-li-a từ năm 2016 - 2020 thông qua các hoạt động sau:
• Tạo Điều kiện để người nhận học bổng (nếu phù hợp) được dành toàn bộ thời gian để tham gia các khóa đào tạo;
• Duy trì một cách thích hợp chế độ lương và vị trí làm việc trong hệ thống của Chính phủ của các ứng viên nhận học bổng khi họ đang được đào tạo theo Chương trình này;
• Đề cử và cho phép các công chức cấp cao đại diện cho quan Điểm của Chính phủ Việt Nam trong các cuộc họp của Ban Điều phối Chương trình và các cuộc họp/buổi lễ khác, bao gồm việc chủ trì hoặc tham gia vào Hội đồng Tuyển chọn Học bổng Chính phủ Ô-xtrây-li-a cũng như cung cấp các nguồn lực để hỗ trợ cho việc tham gia của các cán bộ cấp cao này;
• Cùng giám sát và đánh giá kết quả chung của chương trình thông qua công tác giám sát, rà soát, đánh giá phù hợp với Khung Đánh giá của Chương trình;
Nhằm Mục đích thực hiện Chương trình, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo Điều kiện cho nhân sự phía Ô-xtrây-li-a tham gia Chương trình thông qua các hoạt động sau:
(a) Đẩy nhanh việc cấp các văn bản cần thiết để hỗ trợ quá trình nhập cảnh hoặc thực hiện các công việc của nhân sự người Ô-xtrây-li-a tham gia Chương trình. Nhân sự dài hạn phía Ô-xtrây-li-a tham gia Chương trình sẽ được cấp thị thực 1 năm nhiều lần nhập cảnh;
(b) Miễn thuế thu nhập hoặc các loại thuế khác đối với tiền lương và phụ cấp chi trả cho nhân sự phía Ô-xtrây-li-a tham gia Chương trình.
• Tạo Điều kiện thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính cho Chương trình, bao gồm việc cấp thị thực cho nhân sự phía Ô-xtrây-li-a (Chi phí sẽ do Chương trình chi trả) và hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT).
• Tạo Điều kiện trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, chuyên chở và bảo hiểm cho các tài liệu, thiết bị từ cảng giao hàng đến địa Điểm thực hiện Chương trình.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.