GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ ÔXTRÂYLIA NGÀY 13 THÁNG 4 NĂM 1992 VỀ TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN
Bản Hiệp định này sẽ áp dụng cho các đối tượng là những đối tượng cư trú tại một hoặc cả hai Nước ký kết.
Điều 2. Các loại thuế bao gồm trong Hiệp định
1. Hiệp định này sẽ áp dụng cho những loại thuế hiện hành sau đây:
a. Tại Việt Nam:
i) Thuế thu nhập;
ii) Thuế lợi tức;
iii) Thuế chuyển lợi nhuận.
b. Tại Ôxtrâylia:
Thuế thu nhập và thuế tài nguyên đối với các dự án thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi được áp dụng theo luật Liên bang Ôxtrâylia.
2. Hiệp định này cũng sẽ áp dụng cho các loại thuế có tính chất tương tự hay về căn bản giống như các loại thuế đánh trên thu nhập, lợi tức và giá trị tăng thêm, được áp dụng theo như luật pháp của Việt Nam hay luật Liên bang của Ôxtrâylia sau ngày ký kết Hiệp định, nhằm bổ sung hoặc thay thế cho các loại thuế hiện hành. Các cơ quan có thẩm quyền của hai Nước ký kết sẽ thông báo cho nhau những thay đổi căn bản trong luật pháp của từng nước liên quan đến các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng, trong khoảng thời gian thích hợp sau khi có những thay đổi trên.
Điều 3. Những định nghĩa chung
1. Trong Hiệp định này, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi sự giải thích khác.
a. Từ “Việt Nam” để chỉ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và được dùng với nghĩa về địa lý, bao gồm lãnh thổ quốc gia và mọi vùng tiếp liền với hải phận của Việt Nam và bên ngoài giới hạn lãnh thổ của Việt Nam mà theo như luật pháp quốc tế được coi là địa phận; mà trên đó nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền thăm dò khai thác mọi nguồn tài nguyên dưới lòng biển và lòng đất và trên mặt biển.
b. Thuật ngữ “Ôxtrâylia” khi được sử dụng theo ý nghĩa về địa lý, sẽ không bao gồm các lãnh thổ nước ngoài, trừ:
i) Lãnh thổ đảo Norfolk;
ii) Lãnh thổ đảo Christmas;
iii) Lãnh thổ các đảo Cocos (Keeling);
iv) Lãnh thổ các đảo Ashmore và Cartier;
v) Lãnh thổ đảo Heard và quần đảo Mc Donald;
vi) Lãnh thổ các quần đảo biển Coral.
Và bao gồm mọi vùng đất đi liền với những giới hạn lãnh thổ của Ôxtrâylia (kể cả các vùng lãnh thổ được chi tiết trong tiểu khoản này) mà trên đó hiện nay luật pháp của Ôxtrâylia có hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, đối với quyền thăm dò hoặc khai thác các nguồn tài nguyên ở đáy biển và lòng đất của thềm lục địa;
c. Thuật ngữ “Nước ký kết” dùng để chỉ Chính phủ Việt Nam hay Chính phủ Ôxtrâylia tham gia ký kết Hiệp định này, tuỳ theo từng ngữ cảnh;
d. Thuật ngữ “Đối tượng”, bao gồm một cá nhân, một công ty và bất kỳ một tổ chức nào khác;
e. Thuật ngữ “Công ty” dùng để chỉ một thực thể được coi là một công ty hay một pháp nhân theo giác độ thuế,
f. Thuật ngữ “Xí nghiệp của một Nước ký kết “ và “xí nghiệp của Nước ký kết kia”, dùng để chỉ xí nghiệp do một đối tượng cư trú của Việt Nam điều hành hay một xí nghiệp do một đối tượng cư trú của Ôxtrâylia điều hành, tuỳ theo từng ngữ cảnh;
g. Thuật ngữ “Thuế” dùng để chỉ thuế của Việt Nam hay thuế của Ôxtrâylia tuỳ theo ngữ cảnh, nhưng không bao gồm bất kỳ khoản tiền phạt, tiền lãi áp dụng theo luật của từng Nước ký kết có liên quan tới các loại thuế thu nhập của nước đó;
h. Thuật ngữ “Thuế của Việt Nam” dùng để chỉ thuế do Việt Nam áp dụng, gồm các loại thuế đã ghi trong Điều 2 của Hiệp định này;
i. Thuật ngữ “Thuế của Ôxtrâylia” dùng để chỉ thuế do Ôxtrâylia áp dụng, gồm các loại thuế đã ghi trong Điều 2 của Hiệp định này;
j. Thuật ngữ “Cơ quan có thẩm quyền” trong trường hợp tại Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Tài chính hay người đại diện được uỷ quyền của Bộ trưởng; và trong trường hợp tại Ôxtrâylia là Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hay người đại diện được uỷ quyền của Tổng cục trưởng
2. Trong khi một Nước ký kết áp dụng Hiệp định này, mọi thuật ngữ chưa được định nghĩa trong Hiệp định, sẽ có nghĩa theo như định nghĩa trong luật pháp của nước đó đối với các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác.
1. Trong Hiệp định này, một đối tượng được coi là người cư trú tại một Nước ký kết nếu:
a. Trong trường hợp tại Việt Nam, đối tượng đó là đối tượng chịu thuế theo như luật pháp của Việt Nam vì lý do đối tượng đó có nhà, địa điểm thường trú, trụ sở điều hành hay những tiêu chuẩn đánh giá tương tự; và ;
b. Trong trường hợp tại Ôxtrâylia, đối tượng đó là người cư trú tại Ôxtrâylia trên phương diện thuế của Ôxtrâylia.
2. Theo như Hiệp định này, một đối tượng sẽ không được coi là người cư trú tại một Nước ký kết nếu như đối tượng đó chỉ phải nộp thuế đối với phần thu nhập phát sinh tại Nước đó.
3. Trường hợp theo những quy định trên của Điều khoản này, một cá nhân là đối tượng cư trú tại cả hai Nước ký kết thì thân phận cư trú của cá nhân đó sẽ được xác định theo những nguyên tắc sau đây:
a. Đối tượng sẽ được coi là người cư trú tại Nước ký kết nơi có gia đình thường trú của mình;
b. Nếu đối tượng có gia đình thường trú tại cả hai Nước ký kết hoặc không có gia đình thường trú ở cả hai nước, lúc này đối tượng sẽ được coi là người cư trú tại Nước ký kết nơi người đó có mối quan hệ kinh tế và cá nhân gần gũi hơn;
4. Trường hợp do những quy định tại khoản 1, một đối tượng, không phải là cá nhân, là đối tượng cư trú của cả hai Nước ký kết, lúc đó, đối tượng trên sẽ được coi là đối tượng cư trú tại Nước ký kết nơi đối tượng này đặt trụ sở điều hành thực tế
1. Theo Hiệp định này, thuật ngữ “Cơ sở thường trú” đối với một xí nghiệp dùng để chỉ cơ sở kinh doanh cố định qua đó xí nghiệp thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình.
2. Thuật ngữ “Cơ sở thường trú” chủ yếu gồm:
a. Trụ sở điều hành;
b. Chi nhánh;
c. Văn phòng;
d. Nhà máy;
e. Phân xưởng;
f. Mỏ, giếng dầu hoặc khí, mỏ đá hoặc bất kỳ địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác;
g Tài sản nông nghiệp, đồng cỏ, rừng; và
h. Địa điểm xây dựng hay các công trình xây dựng, lắp đặt lắp ráp có thời hạn hơn 183 ngày.
3. Xí nghiệp sẽ không được coi là cơ sở thường trú nếu chỉ đơn thuần:
a. Sử dụng những phương tiện riêng cho mục đính lưu kho, trưng bày hoặc chuyển giao hàng hoá hay tài sản của xí nghiệp; hoặc
b. Duy trì kho hàng hoá hoặc tài sản của xí nghiệp chỉ với mục đích để lưu kho, trưng bày hoặc giao hàng; hoặc
c. Duy trì kho hàng hoá hoặc tài sản của xí nghiệp với mục đích chỉ để cho một xí nghiệp khác gia công; hoặc
d. Duy trì một cơ sở kinh doanh cố định chỉ nhằm mục đích mua hàng hoá, tài sản hoặc để thu thập thông tin cho xí nghiệp; hoặc
e. Duy trì một cơ sở kinh doanh cố định chỉ để phục vụ cho các hoạt động có tính chất chuẩn bị hay phụ trợ cho xí nghiệp ví dụ như quảng cáo hay nghiên cứu khoa học.
4. Một xí nghiệp sẽ được coi là có cơ sở thường trú tại một Nước ký kết và có tiến hành kinh doanh thông qua một cơ sở thường trú nếu:
a. Xí nghiệp đó có các hoạt động giám sát công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp tại Nước đó trong một thời gian hơn 183 ngày; hoặc
b. Thiết bị chủ yếu dược sử dụng tại Nước đó theo hoặc cho hợp đồng của xí nghiệp.
5. Một đối tượng hoạt động tại một Nước ký kết đại diện cho một xí nghiệp của Nước ký kết kia - trừ trường hợp đại lý có quy chế độc lập được áp dụng riêng theo khoản 6 - sẽ được coi là cơ sở thường trú của xí nghiệp trên tại Nước thứ nhất nếu:
a. Đối tượng trên thường xuyên thực hiện tại nước đó quyền uỷ thác ký kết hợp đồng đứng tên xí nghiệp trên, trừ trường hợp những hoạt động của đối tượng này chỉ giới hạn trong khuôn khổ mua hộ hàng hoá, tài sản cho xí nghiệp trên; hoặc
b. Trong quá trình hoạt động như vậy, đối tượng này có sản xuất hoặc gia công tại Nước này những hàng hoá hay tài sản của xí nghiệp nói trên.
6. Một xí nghiệp của một Nước ký kết sẽ không bị coi là có cơ sở thường trú tại Nước ký kết kia nếu xí nghiệp đó chỉ tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước kia thông qua một đối tượng là đại lý môi giới, đại lý hoa hồng hay bất kỳ đại lý nào khác có quy chế độc lập và hoạt động kinh doanh bình thường dưới hình thức môi giới hay đại lý.
7. Việc một công ty là đối tượng cư trú tại một Nước ký kết kiểm soát hay chịu sự kiểm soát bởi một công ty khác là đối tượng cư trú tại Nước ký kết kia hay đang tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia (có thể thông qua một cơ sở thường trú hay dưới hình thức khác) sẽ không làm cho bất kỳ Công ty nào trở thành cơ sở thường trú của công ty kia.
8. Những nguyên tắc quy định tại các khoản trên đây của Điều khoản này sẽ áp dụng trong quá trình xác định xem liệu có cơ sở thường trú nào nằm ngoài cả hai Nước ký kết hay không, và liệu một xí nghiệp - không phải là xí nghiệp của một Nước ký kết - có thể có một cơ sở thường trú tại một Nước ký kết hay không, theo như nội dung khoản 5 Điều 1 1 và khoản 5 Điều 12.
Điều 6: Thu nhập từ bất động sản
1. Thu nhập từ bất động sản có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi có các bất động sản nói trên.
2. Trong điều khoản này, từ “bất động sản”:
a. Trong trường hợp tại Việt Nam, dùng để chỉ những tài sản được coi là bất động sản theo luật pháp của Việt Nam và bao gồm:
i) Các tài sản đi kèm với bất động sản;
ii) Các quyền áp dụng theo những quy định tại luật chung về điền sản; và
iii) Quyền hưởng hoa lợi từ bất động sản và các quyền được hưởng các khoản tiền cố định hay khả biến dưới dạng tiền công cho việc khai thác hay quyền khai thác các mỏ, nguồn khoáng sản hay các tài nguyên thiên nhiên khác;
b. Trong trường hợp của Ôxtrâylia, có nghĩa như định nghĩa tại các luật của Ôxtrâylia và bao gồm:
i) Đất cho thuê và các khoản hoa lợi trên đất hay từ đất đã được cải tạo hoặc chưa, kể cả quyền thăm dò khoáng sản, trữ lượng dầu hoặc khí, hay các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, và quyền khai thác các khoáng sản hoặc tài nguyên đó; và
ii) Quyền được hưởng những khoản thanh toán cố định hay khả biến dưới hình thức tiền công hay tiền thanh toán liên quan tới việc khai thác, hay quyền thăm dò hoặc khai thác các mỏ khoáng sản, dầu hoặc khí, các mỏ đá hay các địa điểm khác thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
c. Không bao gồm các loại tàu, thuyền và máy bay.
3. Các lợi ích và quyền ghi trong khoản 2 được coi là phát sinh tại nơi có đất đai, mỏ dầu, khí hoặc khoáng sản, mỏ đá hay nguồn tài nguyên thiên nhiên khác tuỳ theo từng trường hợp hoặc tại nơi đang tiến hành công việc thăm dò.
4. Những quy định tại khoản 1 sẽ áp dụng đối với thu nhập phát sinh từ việc sử dụng trực tiếp, cho thuê hoặc sử dụng dưới các hình thức khác các loại bất động sản.
5. Những quy định tại khoản 1, 3 và 4 cũng sẽ áp dụng đối với thu nhập từ bất động sản của một xí nghiệp và đối với thu nhập từ bất động sản được dùng để thực hiện các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập.
1. Các khoản lợi tức của một xí nghiệp tại một Nước ký kết sẽ chỉ phải nộp thuế tại Nước đó, trừ trường hợp xí nghiệp trên có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Nước kia. Nếu xí nghiệp có hoạt động kinh doanh theo cách trên, thì các khoản lợi tức của xí nghiệp có thể bị đánh thuế tại Nước kia nhưng chỉ trên phần lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú tại Nước đó.
2. Thể theo những quy định tại khoản 3, khi một xí nghiệp của một Nước ký kết tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Nước đó, thì lúc đó tại mỗi Nước ký kết sẽ có những khoản lợi tức được phân bổ cho cơ sở thường trú nói trên mà cơ sở đó có thể thu được nếu nó là một xí nghiệp riêng, tách biệt cùng tham gia vào các hoạt động tương tự, trong cùng những điều kiện và có quan hệ hoàn toàn độc lập với xí nghiệp mà cơ sở đó được coi là cơ sở thường trú hoặc độc lập với các xí nghiệp khác có quan hệ với cơ sở này.
3. Trong khi xác định lợi tức của một cơ sở thường trú, xí nghiệp sẽ được phép trừ các khoản chi phí có tính chất là: các chi phí phát sinh phục vụ cho quá trình hoạt động của cơ sở thường trú này (kể cả các chi phí quản lý và hoạt động chung) và các chi phí được phép trừ nếu cơ sở thường trú trên là một đơn vị độc lập phải trả các chi phí này, cho dù những chi phí đó có thể phát sinh tại Nước có cơ sở thường trú hay bất ký nơi nào khác.
4. Nếu cơ sở thường trú chỉ đơn thuần mua hàng hoá hoặc tài sản cho một xí nghiệp thì sẽ không có bất kỳ khoản lợi tức nào phân bổ cho cơ sở thường trú nói trên.
5. Không có nội dung nào trong Điều này ảnh hưởng tới việc áp dụng luật của một Nước ký kết để xác định trách nhiệm nộp thuế của một đối tượng trong các trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Nước đó không có đầy đủ thông tin thích hợp để xác định các khoản lợi tức được phân bổ cho một cơ sở thường trú, nếu như luật đó được áp dụng đúng với những nguyên tắc của Điều khoản này trong chừng mực những thông tin mà cơ quan có thầm quyền nắm được cho phép.
6. Trường hợp các khoản lợi tức bao gồm cả các khoản thu nhập hay giá trị tăng thêm được quy định riêng trong các Điều khoản khác của Hiệp định này, lúc đó những quy định tại những Điều khoản đó sẽ không ảnh hưởng bởi những quy định tại Điều khoản này.
7. Không có nội dung nào trong Điều khoản này ảnh hưởng đến việc thực hiện luật của một Nước ký kết đối với loại thuế đánh trên các khoản lợi tức từ bảo hiểm đối với các đối tượng không cư trú trừ khi nếu luật hiện hành của từng Nước ký kết tại thời điểm ký kết Hiệp định này có quy định khác đi (trừ những điểm nhỏ không ảnh hưởng đến tính chất chung) thì các Nước ký kết sẽ trao đổi với nhau nhằm thoả thuận mọi điểm sửa đổi nội dung Điều khoản này cho thích hợp.
8. Trong trường hợp khi:
a. Một đối tượng cư trú của một Nước ký kết trực tiếp hoặc thông qua một hay nhiều tài sản uỷ thác trung gian, được hưởng quyền chia lợi tức doanh nghiệp của một xí nghiệp tại Nước ký kết kia được điều hành bởi một đối tượng được uỷ thác tài sản có tính chất khác với tài sản uỷ thác được coi là một công ty theo chính sách thuế, và
b. Trong quan hệ với xí nghiệp trên, đối tượng được uỷ thác có một cơ sở thường trú tại Nước ký kết kia theo những nguyên tắc tại Điều 5 thì xí nghiệp do đối tượng được uỷ thác điều hành đó sẽ được coi là doanh nghiệp hoạt động tại Nước ký kết kia do đối tượng cư trú đó điều hành thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Nước kia, và phần lợi tức doanh nghiệp được chia sẽ được phân bổ cho cơ sở thường trú đó.
Điều 8. Tàu biển và hàng không
1. Các khoản lợi nhuận do một đối tượng cư trú tại một Nước ký kết thu được từ hoạt động tàu biển và máy bay sẽ chỉ phải nộp thuế tại Nước đó.
2. Mặc dù đã có những quy định tại khoản 1, những khoản lợi tức nói trên có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết kia nơi các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động tàu biển và máy bay chỉ giới hạn trong phạm vi ranh giới giữa các địa điểm tại Nước ký kết đó.
3. Những quy định tại khoản 1 và 2 sẽ được áp dụng đối với phần lợi tức từ hoạt động tàu biển hay máy bay do đối tượng cư trú tại một Nước ký kết nhận được thông qua việc tham gia vào một tổ hợp, một tổ chức liên doanh vận tải hay đại lý vận tải quốc tế.
4. Theo như Điều khoản này thì lợi tức phát sinh từ vận tải hành khách, vật nuôi, thư tín, hàng hoá hay tài sản được xếp lên tàu, máy bay tại một Nước ký kết sau đó trả khách hay dỡ hàng tại một địa điểm khác vẫn tại Nước đó, sẽ được coi là các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động tàu biển hoặc máy bay chỉ giới hạn trong phạm vi ranh giới giữa các địa điểm tại Nước ký kết đó.
Điều 9. Những xí nghiệp liên kết
1. Khi:
a. Một xí nghiệp của một Nước ký kết trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào việc điều hành, kiểm soát hoặc tham gia góp vốn của một xí nghiệp của Nước ký kết kia; hoặc
b. Các đối tượng gián tiếp hoặc trực tiếp cùng tham gia vào công tác điều hành, kiểm soát hoặc tham gia góp vốn của một xí nghiệp của một Nước ký kết và của xí nghiệp của Nước ký kết kia;
Và trong cả hai trường hợp, trong quan hệ về tài chính hay thương mại giữa hai xí nghiệp trên có những điều kiện ràng buộc khác với những điều kiện quy định cho các xí nghiệp độc lập, lúc đó mọi khoản lợi tức mà một xí nghiệp lẽ ra có thể thu được nếu không có những điều kiện đặc biệt trên, nhưng nay vì những điều kiện đó mà xí nghiệp trên không thu được, sẽ vẫn được tính vào tổng số các khoản lợi tức xí nghiệp đó phải thu và phải nộp thuế tương ứng.
2. Sẽ không có nội dung nào trong Điều khoản này ảnh hưởng đến việc áp dụng luật pháp của một Nước ký kết đối với quá trình xác định trách nhiệm nộp thuế của một đối tượng, kể cả việc xác định những trường hợp khi thông tin cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền không đủ để xác định thu nhập phân bổ cho một xí nghiệp, với điều kiện là luật đó sẽ được áp dụng đúng theo những nguyên tắc của Điều này, theo như thực tế vẫn cần phải thực hiện.
3. Trong trường hợp các khoản lợi tức mà một xí nghiệp của một Nước ký kết đã phải nộp thuế tại Nước này nhưng đồng thời theo như khoản 1 hoặc 2 cũng được tính gộp vào các khoản lợi tức của một xí nghiệp thuộc Nước ký kết kia và cũng phải nộp thuế tại Nước đó và những khoản lợi tức được tính gộp như vậy là những khoản lợi tức lẽ ra là thuộc xí nghiệp kia của Nước ký kết kia nếu như giữa hai xí nghiệp này có những điều kiện áp dụng như những điều kiện giữa hai xí nghiệp hoàn toàn độc lập với nhau, lúc đó Nước thứ nhất sẽ điều chỉnh mức thuế thích hợp đánh trên các khoản lợi tức trên tại Nước thứ nhất. Trong khi xác định mức điều chỉnh sẽ xem xét tới những quy định khác của Hiệp định này, và để thực hiện được Điều này các cơ quan có thẩm quyền của hai Nước ký kết sẽ trao đổi ý kiến với nhau khi cần thiết.
1. Tiền lãi cổ phần do một công ty là đối tượng cư trú tại một nước ký kết theo chính sách thuế của Nước này trả cho một đối tượng thực hưởng lãi cư trú tại Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
2. Các khoản tiền lãi cổ phần trên có thể phải nộp thuế tại Nước ký kết nơi công ty trả lãi cổ phần là đối tượng cư trú theo như luật của Nước này, song số thuế phải nộp tại Việt Nam sẽ không quá 10% và tại Ôxtrâylia sẽ không quá 15% tổng số tiền lãi cổ phần.
3. Thuật ngữ "Tiền lãi cổ phần" trong Điều khoản này được dùng để chỉ thu nhập từ các loại cổ phần và thu nhập khác giống như thu nhập từ cổ phần theo như luật thuế của Nước ký kết nơi công ty chia lãi là đối tượng cư trú trên giác độ thuế của Nước đó.
4. Những quy định tại khoản 2 sẽ không được áp dụng trong trường hợp đối tượng thực hưởng các khoản lãi cổ phần là đối tượng cư trú tại một Nước ký kết, có tiến hành hoạt động doanh nghiệp tại Nước ký kết kia, nơi công ty trả lãi cổ phần là đối tượng cư trú, thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Nước đó, hay thực hiện tại Nước kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định nằm tại Nước đó, và quyền nắm giữ cổ phần có số tiền lãi được hưởng có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hay cơ sở cố định nói trên. Trong trường hợp nêu trên sẽ áp dụng những quy định tại Điều 7 hoặc Điều 14 .
5. Các khoản tiền lãi cổ phần do một công ty là đối tượng cư trú tại một Nước ký kết trả cho một đối tượng thực hưởng lãi không cư trú tại Nước ký kết kia, sẽ được miễn thuế tại Nước kia, trừ trường hợp quyền nắm giữ cổ phần được hưởng lãi nói trên có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hay cơ sở cố định nằm tại Nước đó. Khoản này sẽ không áp dụng đối với các loại tiền lãi cổ phần do một công ty trả mà công ty đó vừa là đối tượng cư trú tại Việt Nam theo luật thuế của Việt Nam vừa là đối tượng cư trú tại Ôxtrâylia theo luật thuế của Ôxtrâylia.
1. Tiền lãi phát sinh tại một Nước ký kết có tính chất là tiền lãi mà một đối tượng cư trú tại Nước ký kết kia thực sự được quyền hưởng, có thể phải nộp thuế tại Nước kia.
2. Số tiền lãi đó có thể phải nộp thuế tại Nước ký kết nơi phát sinh tiền lãi theo như luật của Nước này, song số thuế phải nộp sẽ không vượt quá 10% tổng số tiền lãi.
3. Thuật ngữ "Tiền lãi" dùng trong Điều này bao gồm cả ,các khoản tiền lãi được hưởng từ các chứng khoán của chính phủ hay từ công trái hay các loại trái khoán, được bảo đảm bằng hình thức thế chấp hoặc không, và có thể kèm theo quyền được chia lợi nhuận hoặc không, tiền lãi được hưởng từ các hình thức vay nợ khác và tất cả các khoản thu nhập giống như thu nhập từ tiền đem cho vay theo như luật thuế của Nước ký kết nơi thu nhập đó phát sinh.
4. Những quy định tại khoản 2 sẽ không được áp dụng trong trường hợp nếu đối tượng thực hưởng số tiền lãi là đối tượng cư trú tại một Nước ký kết, có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia nơi có số tiền lãi được hưởng phát sinh, thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Nước kia, hay thực hiện tại Nước kia những hoạt động dịch vụ, cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định nằm tại Nước này, đồng thời khoản vay nợ có cồ tiền lãi phải trả có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hay cơ sở cố định nói trên. Trong trường hợp như vậy những quy định tại Điều 7 hay Điều 14, tuỳ từng trường hợp sẽ được áp dụng.
5. Tiền lãi sẽ được coi là phát sinh tại một Nước ký kết nếu người trả tiền lãi là bản thân Nhà nước đó hay một cơ quan chính quyền cơ sở hoặc cơ quan địa phương của Nước đó hoặc một đối tượng cư trú tại Nước đó theo như luật thuế của Nước này. Tuy nhiên, trường hợp đối tượng trả tiền lãi, có thể là hoặc không là đối tượng cư trú tại một Nước ký kết có một cơ sở thường trú hay một cơ sở cố định tại một Nước ký kết hoặc nằm ngoài cả hai Nước ký kết mà cơ sở thường trú hay cố định đó có liên quan tới khoản vay nợ có số tiền lãi phải trả, và số tiền lãi nói trên là do cơ sở thường trú hay cố định đó chịu, lúc đó số tiền lãi sẽ dược coi là phát sinh tại Nước nơi cơ sở thường trú hay cơ sở cố định đó đóng.
6. Trường hợp do mối quan hệ đặc biệt giữa đối tượng trả lãi và đối tượng thực hưởng tiền lãi, hay giữa hai đối tượng nói trên với các đối tượng khác, số tiền lãi trả liên quan đến khoản vay nợ, cao hơn số tiền lãi dự định thống nhất giữa đối tượng trả tiền lãi và đối tượng thực hưởng tiền lãi nếu không có mối quan hệ đặc biệt nói trên thì những quy định tại Điều này chỉ áp dụng với số tiền lãi theo dự định ban đầu . Trong trường hợp đó, phần vượt quá số tiền lãi phải trả sẽ vẫn phải nộp thuế theo luật thuế của từng Nước ký kết nhưng tuân theo những quy định khác của Hiệp đinh này
1. Các khoản tiền bản quyền phát sinh tại một Nước ký kết mà đối tượng cư trú tại Nước ký kết kia có quyền thực hưởng, có thể phải nộp thuế tại Nước kia.
2. Các khoản tiền bản quyền có thể phải nộp thuế tại Nước ký kết nơi phát sinh theo như luật của Nước này, song số thuế phải nộp sẽ không vượt quá 10% tổng số bản quyền.
3. Thuật ngữ "tiền bản quyền" tại Điều này dùng để chỉ các khoản thanh toán hay tín dụng theo định kỳ hoặc không định kỳ, và được tính hay diễn đạt dưới mọi hình thức, trong phạm vi có tính chất là tiền trả cho:
a. Việc sử dụng hay quyền sử dụng bản quyền phát minh, sáng chế, thiết kế hay mẫu đồ án, công thức hoặc quy trình bí mật, nhãn hiệu thương mại hay các tài sản hoặc quyền tương tự khác; hoặc
b. Việc sử dụng hay quyền sử dụng các thiết bị khoa học, thương mại hoặc công nghiệp; hoặc
c. Việc cung cấp thông tin hoặc kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghiệp hoặc thương mại; hoặc
d. Việc cung cấp các hoạt động trợ giúp có tính chất phụ thuộc và bổ trợ, tạo điều kiện cho việc áp dụng hoặc sử dụng tài sản và các quyền nêu trong điểm a, các thiết bị nêu trong điểm b hay các kiến thức, hay thông tin nêu trong điểm c; hoặc
e. Việc sử dụng hay quyền sử dụng:
i) Phim điện ảnh, hay;
ii) Các loại phim, hoặc băng video dùng cho vô tuyến truyền hình;
iii) Các loại băng dùng cho phát thanh radiô;
f. Nhượng một phần hay toàn bộ quyền sử dụng hay cung cấp tài sản hay bản quyền ghi trong khoản này.
4. Những quy định tại khoản 2 sẽ không được áp dụng trong trường hợp nếu đối tượng được quyền thực hưởng tiền bản quyền, là đối tượng cư trú tại một Nước ký kết, có tiến hành hoạt động kinh doanh tại nước ký kết kia nơi phát sinh tiền bản quyền đó, thông qua một cơ sở thường trú nằm tại nước kia hay thực hiện tại nước kia những hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập qua một cơ sở cố định nằm tại nước kia, đồng thời những tài sản hoặc quyền đối với số tiền bản quyền được trả hay được thanh toán có mối liên hệ thực tế với thường trú hay cố định đó.Trong trường hợp như vậy những quy định tại Điều 7 và Điều 14, sẽ được áp dụng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
5. Tiền bản quyền sẽ được coi là phát sinh tại Nước ký kết khi đối tượng trả tiền bản quyền là bản thân Nhà nước đó hay một cơ quan chính quyền cơ sở hay một cơ quan địa phương của Nước đó hay một đối tượng cư trú tại Nước đó theo như luật thuế của Nước này.
Tuy nhiên, trường hợp đối tượng trả tiền bản quyền, có thể là hoặc không là đối tượng cư trú tại một Nước ký kết, có một cơ sở thường trú hay một cơ sở cố định nằm tại một Nước ký kết hay nằm ngoài cả hai Nước ký kết, và cơ sở thường trú hay cố định đó có liên quan đến trách nhiệm trả tiền bản quyền, và số tiền bản quyền đó do bản quyền này sẽ được coi là phát sinh tại Nước nơi có cơ sở thường trú hay cơ sở cố định đó đóng.
6. Trường hợp, do mối quan hệ đặc biệt giữa đối tượng trả tiền bản quyền và đối tượng có quyền thực hưởng hay do mối quan hệ đặc biệt giữa cả hai đối tượng trên với những đối tượng khác, số tiền bản quyền được trả hay được thanh toán cao hơn mức dự định thống nhất giữa đối tượng trả tiền bản quyền và đối tượng được hưởng nếu như không có mối quan hệ đặc biệt nói trên, thì những quy định tại Điều này sẽ chỉ áp dụng cho số tiền bản quyền như dự định ban dầu. Trong trường hợp như vậy, phần vượt quá số tiền bản quy phải trả sẽ vẫn phải nộp thuế theo luật thuế của từng Nước ký kết, nhưng tuân theo những quy định khác tại Hiệp định này.
Điều: 13. Thu nhập từ chuyển nhượng lài sản
1. Thu nhập, lợi tức hay các khoản giá trị tăng thêm thu được của một đối tượng cư trú tại Nước ký kết trong việc chuyển nhượng bất động sản nằm tại Nước ký kết kia có thể phải nộp thuế tại Nước kia.
2. Thu nhập, lợi tức hay các khoản giá trị tăng thêm thu được trong việc chuyển nhượng tài sản, trừ bất động sản, là một bộ phận trong tài sản kinh doanh của một cơ sở thường trú mà một xí nghiệp của Nước ký kết đóng tại nước ký kết kia, hay tài sản đó thuộc về cơ sở cố định tại Nước kia của đối tượng cư trú tại Nước thứ nhất phục vụ cho việc thực hiện những hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập, kể cả thu nhập, lợi tức hay giá trị tăng thêm thu được từ việc chuyển nhượng cơ sở thường trú đó (riêng cơ sở đó hay cả xí nghiệp) hoặc cơ sở cố định đó, có thể phải nộp thuế tại Nước kia.
3.Thu nhập, lợi tức hay giá trị tăng thêm trong việc chuyển nhượng tàu thuyền hay máy bay hoạt động trong lĩnh vực vận tải quốc tế, hay việc chuyển nhượng tài sản (trừ bất động sản) đi liền với hoạt động của những tàu thuyền hoặc máy bay đó, sẽ chỉ phải nộp tai Nước ký kết nơi mà xí nghiệp điều vận tàu thuyền hay máy bay đó là đối tượng cư trú.
4. Thu nhập, lợi tức hay giá trị tăng thêm thu được của một đối tượng cư trú tại một Nước ký kết từ việc chuyển nhượng các cổ phần hay các lợi ích tương tự tại một công ty, các tài sản bao gồm toàn bộ hay một phần bất động sản nằm tại Nước ký kết kia có thể phải nộp thuế tại Nước kia.
5. Không có nội dung nào trong Điều này ảnh hưởng đến việc áp dụng luật thuế của một Nước ký kết đối với các khoản hoa lợi do tăng giá trị tài sản thu được từ việc chuyển nhượng những tài sản khác với những loại mà các khoản trên của Điều này áp dụng.
6. Trong Điều này, thuật ngữ "Bất động sản" có cùng ý nghĩa như thuật ngữ dùng tại Điều 6:
7. Theo nội dung của Điều này trường hợp bất động sản sẽ được xác định theo khoản 3 của Điều 6.
Điều 14. Hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập
1. Thu nhập của một cá nhân là đối tượng cư trú tại một Nước ký kết từ các hoạt động dịch vụ ngành nghề hay các hoạt động độc lập khác có tính chất tương tự sẽ chỉ phải nộp thuế tại Nước nói trên trừ khi cá nhân đó thường xuyên có một cơ sở cố định đóng tại Nước ký kết kia để thực hiện các hoạt động cá nhân. Nếu cá nhân có cơ sở cố định như vậy, thu nhập của người đó có thể phải nộp thuế tại Nước kia nhưng chỉ có phần thu nhập ấn định phân bổ cho các hoạt động thực hiện thông qua cơ sở cố định trên.
2. Thuật ngữ "Các hoạt dộng dịch vụ ngành nghề bao gồm các dịch vụ được thực hiện dưới các hình thức hoạt động khoa học, văn học nghệ thuật, giáo dục hay giảng dạy độc lập và các hoạt động ngành nghề độc lập của các bác sĩ, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ nha khoa và các kế toán viên.
Điều 15. Hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc
1. Thể theo những quy định tại Điều 16, 18 và 19, các khoản tiền lương và các khoản tiền công tương tự khác do cá nhân là đối tượng cư trú tại một Nước ký kết thu được từ lao động làm công sẽ chỉ phải nộp thuế tại Nước đó trừ khi công việc của người đó được thực hiện tại Nước ký kết kia. Nếu công việc lao động được thực hiện như vậy, số tiền công trả cho lao động đó có thể phải nộp thuế tại Nước kia.
2. Mặc dù đã có những quy định tại khoản 1, tiền công lao động của một cá nhân là đối tượng cư trú của một Nước ký kết nhận được từ lao động làm công tại Nước ký kết kia sẽ chỉ phải nộp thuế tại Nước thứ nhất nếu:
a. Người nhận tiền công có mặt tại Nước kia trong tổng số thời gian không quá 183 ngày trong năm thu nhập tại Nước đó; và
b. Chủ lao động hay người đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú tại Nước kia; và
c. Số tiền công lao động đó không được trừ khi xác định lợi tức chịu thuế của cơ sở thường trú hay cơ sở cố định mà chủ lao động sở hữu đóng tại Nước ký kết kia; và
d. Số tiền công lao động này hay do vận dụng Điều khoản này sẽ phải nộp thuế tại Nước thứ nhất.
3. Mặc dù đã có những quy định tại Điều khoản này, tiền công từ lao động làm trên một con tàu, hay máy bay hoạt động trong ngành vận tải quốc tế do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết điều hành có thể phải nộp thuế tại Nước đó.
Các khoản thù lao cho giám đốc và các khoản thanh toán tương tự nhận được của một đối tượng cư trú tại một Nước ký kết với tư cách là thành viên của ban giám đốc của công ty là đối tượng cư trú tại Nước ký kết kia có thể phải nộp thuế tại Nước kia.
Điều 17. Người biểu diễn (nghệ sĩ và vận động viên)
1. Mặc dù đã có những quy định tại Điều 14 và 15, thu nhập của các diễn viên, người biểu diễn (như nghệ sĩ sân khấu, nghệ sĩ điện ảnh, nghệ sĩ phát thanh truyền hình và các nhạc sĩ và vận động viên) nhận được từ hoạt động trình diễn cá nhân có thể phải nộp thuế tại Nước ký kết nơi thực hiện các hoạt động trình diễn.
2. Trường hợp thu nhập liên quan đến các hoạt động trình diễn cá nhân của các nghệ sĩ và vận động viên không được trả cho bản thân người trình diễn mà trả cho một đối tượng khác, thì thu nhập đó có thể phải nộp thuế tại Nước ký kết nơi thực hiện các hoạt động của người trình diễn, mặc dù đã có những quy định tại Điều 7, 14 và 15.
Điều 18. Tiền lương hưu và các khoản trợ cấp hàng năm
1. Tiền lương hưu (kể cả lương hưu của chính phủ trả) và các khoản trợ cấp hàng năm trả cho một đối tượng cư trú tại một Nước ký kết sẽ chỉ phải nộp thuế tại Nước đó.
2. Thuật ngữ "tiền trợ cấp hàng năm" dùng để chỉ số tiền ấn định trả định kỳ vào thời điểm nhất định trong cuộc đời, hay trong khoảng thời gian nhất định hay có thể xác định được căn cứ vào nghĩa vụ thanh toán đúng và toàn bộ số tiền công lao động bằng tiền hay dạng khác có trị giá tương đương.
3. Mọi khoản tiền trợ cấp trách nhiệm hay các khoản tiền đảm bảo cuộc sống khác phát sinh tại một Nước ký kết và trả cho đối tượng cư trú tại Nước ký kết kia sẽ chỉ phải nộp thuế tại Nước thứ nhất.
Điều 19. Hoạt động phục vụ chính phủ
1. Tiền công lao động, trừ tiền lương hay các khoản trợ cấp hàng năm, do một Nước ký kết hay một cơ quan chính quyền cơ sở hoặc một cơ quan địa phương của Nước đó trả cho bất kỳ một cá nhân nào liên quan đến hoạt động công vụ trong quá trình thừa hành chức trách của chính phủ sẽ chỉ phải nộp thuế tại Nước đó. Tuy nhiên số tiền công lao động đó sẽ chỉ phải nộp thuế tại Nước ký kết kia, nếu như những công vụ đó được thực hiện tại Nước kia và người được hưởng tiền công lao động là đối tượng cư trú tại Nước kia và
a. Là một công dân hay kiều dân của Nước đó; hay
b. Không trở thành đối tượng cư trú tại Nước đó nếu chỉ đơn thuần vì thực hiện những công vụ trên.
2. Những quy định tại khoản 1 sẽ không được áp dụng cho các khoản tiền công lao động có liên quan đến những công vụ phục vụ cho các hoạt động kinh doanh hay thương mại do một Nước ký kết hay một cơ quan chính quyền cơ sở, hoặc một cơ quan địa phương của Nước đó thực hiện. Trong trường hợp đó, những quy định tại Điều 15 hay 16 sẽ được áp dụng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp một sinh viên là đối tượng cư trú tại một Nước ký kết hay ngay trước khi sang Nước ký kết kia là đối tượng cư trú tại Nước ký kết thứ nhất, và người sinh viên đó tạm thời có mặt tại Nước ký kết kia chỉ với mục đích học tập, đồng thời có nhận được những khoản tiền từ nguồn ngoài Nước ký kết kia nhằm mục đích đảm bảo học tập hay cuộc sống của sinh viên đó, thì những khoản tiền nói trên sẽ được miễn thuế tại Nước ký kết kia.
Điều 21. Các khoản thu nhập khác
1. Các khoản thu nhập của một đối tượng cư trú tại một Nước ký kết mà chưa được đề cập cụ thể tại các Điều khoản trên đây của Hiệp định này thì sẽ chỉ phải nộp thuế tại Nước đó.
2. Tuy nhiên, bất kỳ khoản thu nhập nào do một đối tượng cư trú tại Nước ký kết này nhận được từ các nguồn nằm tại Nước ký kết kia cũng có thể sẽ phải nộp thuế tại Nước kia.
3. Những quy định tại khoản 1 sẽ không áp dụng đối với thu nhập, trừ thu nhập từ bất động sản nhưng được định nghĩa tại khoản 2 Điều 6, do một số đối tượng cư trú tại một số Nước ký kết nhận được khi khoản thu nhập đó có mối liên quan thực tế với một cơ sở thường trú hay một cơ sở cố định nằm tại Nước ký kết kia. Trong trường hợp đó những quy định tại Điều 7 hay Điều 14 sẽ được áp dụng tùy theo từng trường hợp cụ thể.
1. Thu nhập, lợi tức hay các khoản giá trị tăng thêm của một đối tượng cư trú tại một Nước ký kết thu được mà theo như một hay nhiều quy định tại các Điều 6 đến 8, 10 đến 19 và 21 phải nộp thuế tại Nước ký kết kia theo như luật thuế của Nước ký kết kia sẽ được coi là thu nhập từ nguồn tại Nước ký kết kia.
2. Thu nhập, lợi tức hay giá trị tăng thêm của một đối tượng cư trú tại một Nước ký kết thu được mà theo như một hay nhiều quy định tại các Điều 6 và 8, 10 đến 19 và 21 phải nộp thuế tại Nước ký kết kia theo như Điều 23 và luật thuế của Nước ký kết thứ nhất sẽ được coi là thu nhập phát sinh từ nguồn tại Nước ký kết kia.
Điều 23. Các biện pháp xoá bỏ việc đánh thuế hai lần
1. Căn cứ vào những quy định của luật Ôxtrâylia có hiệu lực thi hành liên quan tới việc cho phép trừ các khoản thuế đã nộp ở nước ngoài vào số thuế phải nộp tại Ôxtrâylia (điều này không ảnh hưởng đến nguyên tắc chung của Điều khoản này), số thuế nộp tại Việt Nam theo như luật pháp của Việt Nam và phù hợp với tinh thần của Hiệp định này, có thể bằng hình thức trực tiếp hay bằng cách trừ, đối với khoản thu nhập do một đối tượng là người cư trú tại Ôxtrâylia nhận được từ nguồn thu nhập tại Việt Nam sẽ được trừ vào số thuế nộp tại Ôxtrâylia đối với khoản thu nhập đó.
2. Trường hợp một công ty có đối tượng cư trú tại Việt Nam, và không phải đối tượng cư trú tại Ôxtrâylia theo như chính sách thuế Ôxtrâylia, trả tiền lãi cố phần cho một công ty khác là đối tượng cư trú tại Ôxtrâylia và bản thân công ty này đang trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát 10% quyền bỏ phiếu trở lên tại công ty thứ nhất, số thuế được trừ như đã đề cập tại khoản 1 sẽ bao gồm cả khoản thuế do công ty thứ nhất nộp tại Việt Nam trên phần lợi tức của công ty đó được dùng để trả tiền lãi cổ phần.
3. Theo quy định tại khoản 1 và 2, số thuế nộp tại Việt Nam sẽ bao gồm cả số tiền tương đương với số thuế lẽ ra phải nộp tại Việt Nam được bỏ qua.
4. Thuật ngữ "Số thuế phải nộp được bỏ qua" dùng tại khoản 3 dùng để chỉ số tiền mà theo như luật thuế của Việt Nam và căn cứ vào nội dung Hiệp định này lẽ ra sẽ phải nộp dưới hình thức thuế của Việt Nam đánh trên thu nhập đó, song do chế độ miễn hoặc giảm thuế đánh trên thu nhập của Việt Nam bắt nguồn từ việc vận dụng những quy địng của pháp luật Việt Nam mà trong từng thời điểm đã được Bộ trưởng Tài chính Việt Nam và bộ trưởng Ngân khố Ôxtrâylia thông qua bằng việc trao đổi công hàm hình thành các quy định mà khoản này sẽ áp dụng. Căn cứ vào nội dung của thuật ngữ việc xác định những quy định được áp dụng như trên sẽ có giá trị kể từ ngày xác định cho tới khi những nội dung đó chưa được sửa đổi khác đi, chỉ trừ trong trường hợp hãn hữu có những thay đổi song không ảnh hưởng tới tính chất chung.
5. Khoản 3 và 4 sẽ chỉ được áp dụng trong những năm do Bộ trưởng Tài chính Việt Nam và Bộ trưởng Ngân khố Ôxtrâylia xác định thông qua việc trao đổi công hàm để thực hiện mục đích này.
6. Trong trường hợp một đối tương cư trú tại Việt Nam có những khoản thu nhập, lợi tức hay giá trị tăng thêm mà theo như luật pháp Ôxtrâylia và căn cứ vào Hiệp định này có thể phải nộp thuế tại Ôxtrâylia, phía Việt Nam sẽ cho phép đối tượng đó được trừ số thuế đã nộp tại Ôxtrâylia vào số thuế phải nộp tại Việt Nam.
Điều 24. Các thủ tục thoả thuận song phương
1. Trường hợp một đối tượng là đối tượng cư trú tại một Nước ký kết nhận thấy rằng việc giải quyết xử lý của cơ quan có thẩm quyền tại một hay cả hai Nước ký kết làm cho hay sẽ làm cho đối tượng đó phải nộp thuế không đúng với nội dung Hiệp định này, lúc đó đối tượng này có thể giải trình trường hợp của mình với cơ quan co thẩm quyền của Nước ký kết nơi đối tượng đó đang cư trú, mặc dù trong luạt pháp quốc gia của các Nước ký kết đã quy định những chế độ xử lý khiếu nại. Trường hợp như trên phải được gửi tới cơ quan có thẩm quyền trong vòng 3 năm kể từ khi có thông báo xử lý đầu tiên dẫn đến khoản thuế phải nộp không đúng như theo quy định của Hiệp định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền sẽ cố gắng nếu như trường hợp khiếu nại là hợp lý và bản thân cơ quan đó không thể đi đến một giải pháp thoả đáng, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại Nước ký kết kia để cùng giải quyết trường hợp khiếu nại, nhằm mục đích tránh đánh thuế hai lần không phù hợp với nội dung Hiệp định này. Giải pháp đạt được như trên sẽ được thực hiện không phụ thuộc vào những hạn định thời gian ghi trong luật quốc gia của từng Nước ký kết.
3. Cơ quan có thẩm quyền của các Nước ký kết sẽ cố gắng cùng giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình áp dụng Hiệp định này.
4. Cơ quan có thẩm quyền của các Nước ký kết có thể trực tiếp thông báo cho nhau với mục đích nhằm làm cho những quy định của Hiệp định này có hiệu lực.
1. Cơ quan thẩm quyền của các Nước ký kết sẽ trao đổi với nhau những thông tin cần thiết cho việc triênt khai thực hiện bản Hiệp định này hay các luật trong nước của từng Nước ký kết liên quan tới các loại thuế mà Hiệp định này áp dúngao cho chính sách thuế trong từng bộ luật sẽ không trái với tinh thần của Hiệp định này. VIệc trao đổi thông tin sẽ không bị Điều1 hạn chế. Mọi thông tin do một cơ quan có thẩm quyền tại một Nước ký kết nhận được sẽ giữ bí mật giống như thông tin thu nhận theo luật trong nước của Nước này và chỉ được dùng để cung cấp cho các đối tượng hay các cơ quan chức trách (bao gồm cả toà án, các cơ quan hành chính) có liên quan đến việc tính toán, thu, cưỡng chế hay truy tố trách nhiệm hoặc xác định trường hợp khiếu nại về các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng và sẽ chỉ được sử dụng cho các mục đích trên đây.
2. Không có trường hợp nào những quy định tại khoản 1 được giải thích là buộc một cơ quan có thẩm quyền tại một Nước ký kết có nghĩa vụ:
a. Thực hiện các biện pháp hành chính khác với luật pháp hay thông lệ về quản lý hành chính của Nước đó hay của Nước ký kết kia; hay
b. Cung cấp những chi tiết không thể tiết lộ được theo các bộ luật hay theo như quá trình quản lý hành chính thông thường của Nước đó hay của Nước ký kết kia; hay
c. Cung cấp những thông tin có thể làm tiết lộ bí mật về mậu dịch, thương mại, công nghiệp, thương nghiệp hay bí mật nghề nghiệp hoặc các phương thức kinh doanh; hoặc cung cấp những thông tin trái với chính sách nhà nước.
Điều 26. Các viên chức ngoại giao và lãnh sự
Những nội dung trong Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến những ưu đãi về thuế của các viên chức ngoại giao hay lãnh sự theo những nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế hay những quy định tại các điều ước quốc tế đặc biệt.
Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày hai Nước ký kết trao đổi công hàm bằng đường ngoại giao thông báo cho nhau những thủ tục cần thiết cuối cùng đã được thông qua theo luật pháp của Việt Nam và Ôxtrâylia để Hiệp định này có hiệu lực [1], và trong trường hợp đó, Hiệp định này sẽ có hiệu lực áp dụng:
[1] Hai nước đã trao đổi công hàm về vấn đề này tại Hà Nội ngày 24 và 30/12/1992. Hiệp định đã có hiệu lực từ ngày 30/12/1992.
a. Tại Việt Nam:
i) Đối với các loại thuế khấu trừ tại gốc đánh trên các khoản thu nhập chịu thuế trả từ ngày 1 tháng 1 của năm sau năm dương lịch mà Hiệp định này có hiệu lực;
ii) Đối với các khoản thuế khác tại Việt Nam, đánh trên thu nhập, lợi tức hay giá trị tăng thêm phát sinh trong năm dương lịch sau năm Hiệp định này có hiệu lực và trong những năm dương lịch tiếp theo.
b. Tại Ôxtrâylia:
i) Đối với thuế khấu trừ tại gốc đánh trên thu nhập của đối tượng không cư trú, được tính trên khoản thu nhập phát sinh vào và từ ngày 1 tháng 7 của năm dương lịch sau năm Hiệp định này có hiệu lực.
ii) Đối với các loại thuế khác tại Ôxtrâylia, đánh trên thu nhập, lợi tức và giá trị tăng thêm của năm thu nhập bắt đầu vào và từ 1 tháng 7 năm dương lịch sau năm Hiệp định này có hiệu lực.
Hiệp định này sẽ có hiệu lực vô thời hạn, song một trong hai nước ký kết có thể gửi cho Nước ký kết kia qua đường ngoại giao văn bản thông báo kết thúc hiệu lực của Hiệp định vào trước ngày 30 tháng 6 của bất kỳ năm dương lịch bắt đầu sau thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và trong trường hợp đó bản Hiệp định này sẽ hết hiệu lực thi hành.
a. Tại Việt Nam:
i) Đối với các khoản thuế khấu trừ tại gốc thu trên các khoản thu nhập chịu thuế trả từ ngày 1 tháng 1 vào năm sau năm dương lịch trao văn bản thông báo kết thúc Hiệp định.
ii) Đối với các khoản thuế khác tại Việt Nam thu trên các khoản thu nhập, lợi tức hay giá trị tăng thêm phát sinh trong năm dương lịch sau năm trao văn bản thông báo kết thúc Hiệp định và trong các năm dương lịch tiếp theo.
b. Tại Ôxtrâylia:
i) Đối với loại thuế khấu trừ đánh trên thu nhập của người không cư trú phát sinh từ ngày 1 tháng 7 trở về sau trong năm dương lịch sau năm trao văn bản kết thúc Hiệp định.
ii) Đối với các loại thuế khác tại Ôxtrâylia đánh trên thu nhập, lợi nhuận hoặc giá trị tăng thêm phát sinh tại bất kỳ năm thu nhập nào bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 trở về sau trong năm dương lịch tiếp sau năm trao văn bản thông báo kết thúc Hiệp định.
Để làm bằng, những người được uỷ quyền dưới đây đã ký bản Hiệp định này.
Hiệp định được làm thành hai bản tại Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 1992, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.