HIỆP ĐỊNH
VỀ THƯƠNG MẠI VÀ THANH TÓAN GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ RUMANI (1991)
Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Rumani (dưới đây được gọi là "các Bên ký kết") mong muốn mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, đã thoả thuận như sau:
Điều 1
Các Bên ký kết sẽ giành cho nhau chế độ tối huệ quốc tất cả các vấn đề về trao đổi mậu dịch song biên như các các vấn đề về vận tải.
Quy định trên không áp dụng cho:
a. Nhưng ưu đãi mà mỗi Bên ký kết đã và có thể sẽ giành cho các nước láng giềng để tạo thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán qua biên giới.
b. Những ưu đãi phát sinh từ việc tham gia của bất kỳ nước nào vào một tổ chức kinh tế khu vực song hoặc đa phương hoặc khu vực thương mại tự do.
Điều 2
Việc mua bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ giữa hai nước trong khuôn khổ Hiệp định này, sẽ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng sẽ được ký kết giữa các tự nhiện nhân tư pháp nhân của hai nước được quyền hoạt động ngoại giao (dưới đây được gọi là "chủ thể kinh tế") phù hợp với những quy định và tập quán thương mại quốc tế và luật pháp nhà nước của mỗi nước.
Điều 3
Nhằm mục đích phát triển trao đổi hàng hoá giữa hai nước, các bên sẽ ủng hộ các chủ thể kinh tế trong các ký kết hợp đồng và các thoả thuận.
Điều 4
Các hợp đồng về cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho nhau được các thể kinh tế của hai nước ký kết bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, trên cơ sở giá cả thế giới.
Điều 5
Việc thanh toán các hàng hoá và dịch vụ giữa hai nước từ ngày 1 tháng 1 năm 1991 sẽ được tiến hành bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thoả thuận theo những thông lệ trên thế giới và phù hợp với luật pháp về tài chính - ngoại hối hiện hành của Nhà nước của các Bên ký kết.
Điều 6
Ngoài việc trao đổi thương mại thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, các chủ thể kinh tế có thể áp dụng các hình thức buôn bán khác (đổi hàng, gia công và các hình thức khác) phù hợp với luật pháp nhà nước của mỗi nước.
Việc theo dõi diễn biến của các dịch vụ nói trên sẽ được các chủ thể kinh tế tương ứng và các ngân hàng được họ có trách nhiệm ghi nhận trong các tài khoản đặc biệt bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi quy định trong hợp đồng.
Điều 7
Hàng hoá do các chủ thể kinh tế nhập khẩu từ nước bên cạnh theo Hiệp định này chỉ được tái xuất với sự thoả thuận trước của chủ thể xuất khẩu.
Điều 8
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1991, việc thanh toán phí mậu dịch giữa hai nước sẽ được tiến hành bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo phương thức chuyển tiền trực tiếp.
Điều 9
Việc xử lý các khoản nợ bằng Rúp chuyển nhượng của phía Việt Nam đối với phía Rumani phù hợp với các quy ước vay nợ giữa hai chính phủ trong các năm 1956, 1961, 1974, 1974, 1977 - 1979 sẽ được các Bên thoả thuận và ký một văn bản riêng.
Điều 10
Các Bên ký kết sẽ ủng hộ hoạt động trao đổi thông tin về các vấn đề thương mại, tài chính - ngoại hối, pháp lý và các vấn đề khác.
Điều 11
Nhằm tiếp tục phát triển mối quan hệ thương mại - kinh tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Rumani các bên sẽ ủng hội việc tổ chức hoạt động của các đại diện, các cơ quan thương mại và các trung tâm giúp đỡ kỹ thuật, cũng như việc tham gia của các chủ thể kinh tế tại các hội trợ và triển lãm được tổ chức ở cả hai nước, phù hợp với luật pháp Nhà nước của mỗi nước.
Điều 12
Các đại diện được uỷ nhiệm của hai bên sẽ gặp nhau vài năm một lần tại Bucarest hoặc Hà Nội nhằm xem xét tình hình thực hiện các điều khoản của hiệp định này và thuận những biện pháp mới nhằm phát triển các mối quan hệ thương mại - kinh tế giữa hai nước.
Điều 13
Mỗi bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp với luật pháp nhà nước của mỗi nước việc chuyển hàng hoá quá cảnh qua lãnh thổ của mình:
a. Hàng hoá có xuất xứ từ lãnh thổ của một trong hai nước và được chuyển tới nước thứ ba.
b. Hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ ba và được chuyển đến một trong hai nước.
Điều 14
Hiệp định này có hiệu lực từ ngày các Bên trao đổi công hàm phê duyệt, phù hợp với luật pháp mỗi nước và có giá trị đến ngày 31 tháng 12 năm 1993.
Sau khi hiệp định này hết hiệu lực, các điều khoản của hiệp định vẫn có giá trị đối với tất cả các hợp đồng được ký kết trong thời gian Hiệp định có hiệu lực và chưa được thực hiện xong khi Hiệp định hết hiệu lực.
Nếu 3 tháng trước khi hết hiệu lực của Hiệp định nếu không bên nào có văn bản cho bên kia ý định thay đổi hoặc huỷ bỏ Hiệp định này thì hiệu lực của nó tự nhiên được gia hạn thêm mỗi lần là 01 năm.
Hiệp định này được ký tại Hà Nội ngày 4 tháng 12 năm 1991 thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Rumani và tiếng Pháp, cả hai bản đều có giá trị ngang nhau.
Trong trường hợp có sự hiểu khác nhau về Hiệp định này thì bản tiếng Pháp sẽ là quyết định.
THỪA UỶ QUYỀN CHÍNH PHỦ | THỪA UỶ QUYỀN CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.