HIỆP ĐỊNH
VỀ THANH TOÁN VỀ HỢP TÁC GIỮA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG NHÂN DÂN TRUNG QUỐC - NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (1993)
Căn cứ vào Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ký ngày 7 tháng 11 năm 1991, để tăng cường thúc đẩy phát triển về mậu dịch, kinh tế và hợp tác tiền tệ, thực hiện tốt công tác thanh toán giữa hai nước, hai bên đã thỏa thuận như sau:
Điều 1. Mọi trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước, do các tổ chức ngoại thương và các thực thể kinh tế khác thực hiện đều phải được các cơ quan hữu trách của Chính phủ mỗi nước cho phép và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được hai bên chấp thuận.
Điều 2. Mọi thanh toán hàng hóa và dịch vụ thực hiện thông qua các ngân hàng thương mại của hai nước theo thông lệ quốc tế, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Điều 3. Việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ giữa các tổ chức ngoại thương và các thực thể kinh tế khác thuộc vùng biên giới của hai nước được thực hiện qua các Ngân hàng thương mại với các phương thức sau:
1. Thanh toán trả bằng ngoại tệ chuyển đổi hoặc bằng đồng tiền khác do hai bên bàn bạc chấp thuận.
2. Thanh toán trả bằng hàng. Trường hợp có chênh lệch giữa xuất và nhập thì việc thanh toán do các doanh nghiệp hai nước thỏa thuận.
Điều 4. Để phục vụ cho dân cư vùng biên giới đi lại, trao đổi, mua bán, hệ thống ngân hàng thương mại của hai bên tùy theo điều kiện của từng nước sẽ quyết định thành lập quầy đổi tiền. Căn cứ tình hình cụ thể, hai bên cho phép sử dụng đồng tiền được hai bên bàn bạc chấp thuận.
Điều 5. Hai bên nhận thấy cần thực hiện những biện pháp cụ thể, thiết thực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hai nước, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng hai nước trên các lĩnh vực như: đào tạo cán bộ, trao đổi kinh nghiệm và thông tin về các hoạt động Tài chính - Ngân hàng.
Điều 6. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hai nước, các Ngân hàng thương mại của hai nước khi thấy cần thiết có thể thiết lập các quan hệ đại lý.
Điều 7. Việc sửa đổi bản Hiệp định này phải được sự nhất trí bằng văn bản của cả hai bên.
Điều 8. Bản Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thời gian hiệu lực là 3 năm. Trước khi hết hạn hiệu lực 60 ngày nếu không có bên nào đề nghị bằng văn bản với bên kia chấm dứt Hiệp định , thì hiệp định này được tự động kéo dài theo cách đó.
Bản Hiệp định này ký tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 5 năm 1993, được làm thành hai bản, mỗi bản được viết bằng tiếng Việt Nam và tiếng Trung Quốc, cả hai bản đều có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN | ĐẠI DIỆN |
BỘ NGOẠI GIAO | SAO Y BẢN CHÍNH |
Số: 58/LPQT | Hà Nội, ngày tháng năm 1993 |
Nơi gửi: | TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.