HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ U-DƠ-BÊ-KI-XTAN VỀ VIỆC THÀNH LẬP UỶ BAN LIÊN CHÍNH PHỦ VIỆT NAM U-DƠ-BÊ-KI-XTAN VỀ HỢP TÁC KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VÀ KHOA HỌC KỸ THUẬT (1996).
Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ Cộng hòa U-dơ-bê-ki-xtan dưới đây gọi tắt là "các Bên",
Mong muốn củng cố và phát triển sự hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam và Cộng hòa U-dơ-bê-ki-xtan,
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1.
Nhằm thực hiện có kết qủa nhiệm vụ phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực quan hệ kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam và Cộng hòa U-dơ-bê-ki-xtan các Bên thành lập Uỷ ban liên chính phủ Việt Nam- U-dơ-bê-ki-xtan về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật, dưới đây gọi tắt là "Uỷ ban".
Điều 2.
Uỷ ban hoạt động phù hợp với Hiệp định này và theo Quy chế về Uỷ ban được thông qua tại khóa họp đầu tiên của Uỷ ban.
Điều 3.
Uỷ ban:
1. Soạn thảo các kiến nghị và thực hiện các biện pháp nhằm phát triển và hoàn thiện sự hợp tác kinh tế-thương mại song phương, trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi có tính đến sự quan tâm của cả hai nước.
2. Hỗ trợ việc đề ra các kiến nghị nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn sự hợp tác khoa học-kỹ thuật giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam và Cộng hòa U-dơ-bê-ki-xtan, chuyển giao cho nhau tài liệu kỹ thuật, trao đổi thông tin thích ứng về các thành tựu khoa học-kỹ thuật của hai nước trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật.
3. Hỗ trợ việc đề ra và thực hiện các chương trình hợp tác ở các cấp giữa các bộ, các ngành, các tổ chức, các cơ quan, các khu vực và các chủ thể kinh tế của hai quốc gia về các vấn đề cùng quan tâm.
4. Kiểm tra tình hình thực hiện các Hiệp định về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật được ký kết giữa hai nước, cũng như các nghị quyết của Uỷ ban trong các lĩnh vực đã nêu, áp dung các biện pháp nhằm thực hiện kết qủa các hiệp định và nghị quyết trên.
Điều 4.
Uỷ ban bao gồm hai Phân Ban quốc gia, đứng đầu là các Chủ tịch do mỗi Bên bổ nhiệm.
Trong thành phần Uỷ ban có thể thành lập các tiểu ban và các tổ công tác chuyên trách các hướng hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học - kỹ thuật.
Các Chủ tịch Phân ban Quốc gia thông báo cho nhau về thành phần Phân ban của mình và những thay đổi thành phần tiếp sau đó.
Điều 5.
Các Bên thỏa thuận rằng:
- Uỷ ban tiến hành các khóa họp của mình vào thời gian được thỏa thuận theo con đường làm việc, thông thường không ít hơn một lần trong năm; luân phiên ở Việt Nam và U-dơ-bê-ki-xtan, Bên đăng cai làm Chủ tịch các khóa họp.
- Nước đăng cai chi phí cho việc tiến hành khóa họp Uỷ ban tại nước mình.
- Mỗi Bên tự chi tiền đi đường và tiền ăn, ở khách sạn cho các thành viên đoàn đại biểu của mình đi dự khóa họp Uỷ ban, cũng như cho các thành viên của mình trong các cơ quan thường trực và lâm thời của Uỷ ban.
Điều 6.
Theo sự thỏa thuận của các Bên Hiệp định có thể thay đổi và bổ sung. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày ký và mất hiệu lực sau 6 tháng kể từ khi một trong hai Bên nhận được thông báo bằng văn bản của Bên kia bầy tỏ ý muốn của mình chấm dứt hiệu lực của Hiệp định.
Làm tại Hà nội, ngày 28 tháng 3 năm 1996, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng U-dơ-bếch và tiếng Nga, cả ba văn bản đều có giá trị như nhau.
Văn bản tiếng Nga sẽ được dùng để giải thích các điều khoản của Hiệp định này.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
BỘ NGOẠI GIAO | SAO Y BẢN CHÍNH |
Số: 27/LPQT | Hà Nội, ngày 8 tháng 4 năm 1996 |
Nơi gửi: | TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.