HIỆP ĐỊNH
VỀ KHUYẾN KHÍCH VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN BANG NGA (1994).
Chính phủ cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga sau đây gọi là các " Bên ký kết".
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đầu tư của các nhà đầu tư của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.
Cho rằng việc khuyến khích và bảo hộ đầu tư sẽ thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi về kinh tế- thương mại và khoa học - kỹ thuật.
Đã thoả thuận như sau:
Điều 1
1. Trong Hiệp định này:
a. Thuật ngữ "nhà đầu tư”´có nghĩa là bất kỳ thể nhân nào là công dân của một Bên ký kết và bất kỳ pháp nhân nào được thành lập phù hợp với luật pháp của Bên ký kết đó.
b. Thuật ngữ "đầu tư" bao gồm tất cả các dạng giá trị tài sản mà các nhà đầu tư của một Bên ký kết đầu tư trên lãnh thổ của Bên ký kết kia phù hợp với luật pháp của Bên ký kết đó , cụ thể là
Tài sản ( nhà cửa, công trình, thiết bị và các giá trị vật chất khác ) và những quyền tài sản tương ứng, kể cả quyền cầm cố;
Các phương tiện về tiền, cũng như các công ty cổ phần, các khoản đóng góp và những hình thức tham gia khác:
Quyền yêu cầu về tiền đóng góp để tạo ra những giá trị kinh tế, hoặc các dịch vụ có giá trị kinh tế:
Quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hàng hoá hoặc nhãn dịch vụ, tên hàng cũng như quy trình kỹ thuật và "know- how";
Quyền thực hiện các hoạt động kinh tế trên cơ sở luật hay hợp đồng, bao gồm cả quyền thăm dò, tìm kiếm và khai thác tài nhuyên thiên nhiên.
c. Thuật ngữ "thu nhập" có nghĩa là các khoản thu được do kết quả đầu tư theo điểm b mục 1 của điều này, cụ thể là lợi nhuận ( phần lợi nhuận ) lãi cổ phần, lãi, phí bản quyền và phí hoa hồng. các khoản trả do trợ giúp kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật và các phí trả khác.
2. Hiệp định này có hiệu lực trên lãnh thổ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga. Nó cũng có hiệu lực đối với các đối tượng nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà ở đó các Bên ký kết thực hiện phù hợp với luật pháp quốc tế về quyền chủ quyền và quyền tài phán nhằm thăm dò , khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Điều 2
1. Mỗi bên ký kết sẽ khuyến khích các nhà đầu tư của Bên ký kết kia tiến hành đầu tư trên lãnh thổ của mình và cho phép thực hiện các đầu tư đó phù hợp với luật pháp của mình.
2. Mỗi Bên ký kết, theo luật pháp của mình, bảo đảm một sự bảo hộ hoàn toàn và vô điều kiện về mặt pháp lý đối với đầu tư của các nhà đầu tư của các nhà đầu tư của Bên ký kết kia.
Điều 3
Mỗi bên ký kết, theo luật pháp của mình đối với đầu tư của nhà đầu tư Bên ký kết kia và các hoạt động có liên quan đến đầu tư một chế độ công bằng, thoả đáng, loại trừ việc áp dụng những biện pháp có tính chất phân biệt mà có thể cản trở việc quản lý và thực hiện các đầu tư.
Chế độ được nêu ở mục 1 điều này sẽ không kém thuận lợi so với chế độ dành cho đầu tư và hoạt động liên quan đến đầu tư của các nhà đầu tư của nước mình phù hợp với luật pháp của Bên ký kết mà trên lãnh thổ của Bên ký kết đó đang tiến hành đầu tư hoặc so với bất kỳ nhà đầu tư nước thứ ba nào.
Mỗi bên ký kết dành cho mình quyền quyết định các ngành và quyết định các ngành và lĩnh vực hoạt động đó có thể loại trừ hoặc hạn chế sự hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài.
Chế độ nước được hưởng quyền ưu đãi nhất được quy định phù hợp với mục 2 điều này sẽ không áp dụng cho những ưu đãi mà Bên ký kết đang dành cho hoặc sẽ dành cho:
Do việc tham gia khu vực tự do thương mại, liên minh thuế quan hoặc liên minh kinh tế :
Hiệp định đang còn hiệu lực giữa Liên bang Nga với các nước thuộc Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết trước đây;
Trên cơ sở các Hiệp định về tránh đánh thuế trùng hoặc các thoả thuận khác về các vấn đề thuế.
Điều 4
Đầu tư của các nhà đầu tư của một Bên ký kết tiến hành trên lãnh thổ của Bên ký kết kia. Sẽ không bị quốc hữu hoá hoặc chịu các biện pháp có hậu quả tương tự như quốc hữu hoá ( sau đây gọi là " quốc hữu hoá "), trừ các trường hợp khi các biện pháp đó được áp dụng vì lợi ích xã hội, theo trình tự luật pháp, không phân biệt đối xử và được bồi thường nhanh chóng, tương ứng có hiệu quả. Việc bồi thường phải phù hợp với gía trị thực tế của đầu tư bị quốc hữu hoá ngay trước thời điểm khi đã thông báo chính thức về việc thực sự thực hiện hoặc sẽ đưa ra quốc hữu hoá. Khoản bồi thường sẽ được trả không chậm trễ bằng đồng tiền tự do chuyển từ lãnh thổ bên ký kết này sang lãnh thổ của Bên ký kết kia. Trong thời gian trước khi trả bồi thường, sẽ tính lãi theo lãi suất của Bên ký kết mà ở đó đầu tư thực hiện.
Điều 5
Mỗi Bên ký kết bảo đảm cho các nhà đầu tư của Bên ký kết kia, sau khi trả các thuế và lệ phí tương ứng, được chuyển tự do ra ngoài lãnh thổ các thanh toán liên quan tới đầu tư bằng bất kỳ đồng tiền tự do chuyển đổi nào, cụ thể là :
a. Các thu nhập như đã quy định ở điểm c mục 1 điều 1 của Hiệp định này:
b. Các khoản trả tiền vay mà hai Bên ký kết công nhận là đầu tư:
c. Các khoản mà nhà đầu tư thu được do việc thanh lý toàn bộ hoặc một phần, hoặc do chuyển nhượng đầu tư:
d. Các khoản bồi thường được quy định ở điều 4 Hiệp định này.
Điều 6
Các tranh chấp giữa một Bên ký kết và nhà đầu tư của Bên ký kế kia phát sinh từ việc thực hiện đầu tư: Bao gồm cả những tranh chấp về phạm vi, điều kiện hoặc trình tự trả bồi thường, sẽ có thể được giải quyết thông qua thương lượng.
Nếu bằng cách đó, việc tranh chấp không được giải quyết trong vòng 6 tháng kể từ khi phát sinh thì việc tranh chấp đó có thể đưa ra :
a. Toà án có thẩm quyền hay trọng tài của Bên ký kết mà tại đó đầu tư đang thực hiện.
b. Cơ quan trọng tài của Phòng Thương mại Stockholm;
c. Toà án trung gian "ad- hoc" phù hợp với quy chế Trọng tài của Uỷ ban Liên Hợp quốc về luật thương mại quốc tế ( UNCITRAL).
Điều 7
Các bên ký kết, theo đề nghị của bất kỳ Bên ký kết nào, có thể tiến hành tư vấn về các vấn đề liên quan tới việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này.
Điều 8
1. Các tranh chấp giữa các Bên ký kết về việc giải thích và áp dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua thương lượng.
Nếu như bằng cách đó, vụ tranh chấp không được giải quyết thì theo đề nghị của một Bên ký kết, vụ tranh chấp sẽ được chuyển xem xét ở một toà án trung gian.
2. Toà án trung gian được thành lập riêng cho mỗi một trường hợp cụ thể. Mỗi Bên ký kết chỉ định một thành viên của toà án, đồng thời cùng cử một công dân của nước thứ 3 làm chủ tịch toà án. Các thành viên của toà án. Các thành viên của toà án cần được cử trong vòng hai tháng. Còn chủ tịch toà án trong vòng ba tháng kể từ thời điểm khi một Bên ký kết thông báo về ý định chuyển việc tranh chấp ra xem xét toà án trung gian.
3. Nếu những thời hạn được quy định trong mục 2 điều này không được tuân thủ và nếu không có một sự thoả thuận nào khác, thì mỗi Bên ký kết có thể đề nghị Chủ tịch Toà án quốc tế tiến hành việc chỉ định cần thiết.
4. Toà án trung gian ra quyết định của mình bằng biểu quyết theo đa số. Quyết định này có hiệu lực bắt buộc, Mỗi bên ký kết chịu chi phí liên quan đến hoạt động của thành viên toà án mà họ chỉ định. Các chi phí liên quan đến hoạt động của thành viên toà án mà họ chỉ định. Các chi phí liên quan đến hoạt động của Chủ tịch toà án và các chi phí khác, các Bên chịu bằng nhau, về tất cả các vấn đề khác, toà án trung gian quy định trình tự làm việc của mình một cách độc lập.
Điều 9
Hiệp định này sẽ được áp dụng đối với tất cả các đầu tư thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực, kể cả những đầu tư được thực hiện trên lãnh thổ của các Bên ký kết có từ trước khi Hiệp định này có hiệu lực với điều kiện các đầu tư như vậy được đăng ký phù hợp với luật pháp đầu tư nước ngoài của Bên ký kết mà trên lãnh thổ Bên ký kết đó nhưng đầu tư thực hiện.
Điều 10
1. Hiệp định này có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau khi các Bên ký kết thông báo cho nhau bằng văn bản về việc hoàn thành những thủ tục cần thiết cho thủ tục pháp lý này.
2. Hiệp định này được ký kết với thơì hạn 15 năm. Hiệp định này mặc nhiên được gia hạn thêm 5 năm mỗi lần, nếu một Bên ký kết không thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết kia chậm nhất là 12 tháng trước khi hết thời hạn tương ứng về ý định của mình kết thúc Hiệp định này.
3. Đôi với các đầu tư được thực hiện trước ngày kết thục Hiệp định này thì các quy định của Hiệp định này sẽ còn có hiệu lực trong vòng 15 năm tiếp theo kể từ ngày kết thúc Hiệp định này.
Làm tại Matxcơva ngày 16 tháng 6 năm 1994 thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Nga, cả hai bản có giá trị ngang nhau.
CHÍNH PHỦ | CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.