HIỆP ĐỊNH
HỢP TÁC BƯU ĐIỆN GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (1992).
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là hai bên ký kết);
Dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và hai bên cùng có lợi ;
Để tăng cường quan hệ giữa hai nước, phát triển và mở rộng việc hợp tác về Bưu điện giữa hai nước;
Đã thỏa thuận như sau:
Chương I:
NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1
a. Hai bên ký kết sẽ dựa theo các điều quy định của hiệp định này và căn cứ theo hiến chương, công ước và hiệp định bưu kiện của UPU cùng với các điều chi tiết thực thi để mở các nghiệp vụ bưu phẩm, bưu kiện.
b. Hai bên ký kết sẽ dựa theo quy định của hiệp định này và căn cứ vào các công ước viễn thông quốc tế và quy tắc viễn thông và Vô tuyến điện của UIT để mở nghiệp vụ viễn thông giữa hai nước.
c. Hai bên ký kết sẽ tìm kiếm và tổ chức hợp tác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghiệp Bưu điện và các lĩnh vực khác.
Điều 2. Hai bên ký kết dựa theo kế hoạch phát triển nghiệp vụ Bưu điện, kỹ thuật và điều kiện kinh tế thuận lợi, qua bàn và thỏa thuận bằng văn bản, áp dụng mọi biện pháp mở rộng, cải thiện và cải tiến hơn nữa mối quan hệ Bưu điện giữa hai nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Điều 3. Xét đến tình hình khai thác nghiệp vụ Bưu điện của hai bên, hai bên ký kết dùng phương tiện thông tin bàn và thỏa thuận nhằm đơn giản hơn nữa việc quản lý khai thác và chế độ cước phí.
Chương II:
NGHIỆP VỤ BƯU CHÍNH
Điều 4. Hai bên ký kết đồng ý mở nghiệp vụ bưu phẩm, bưu kiện hàng không và thủy bộ trao đổi trực tiếp.
a. Bưu phẩm: Thư
Bưu thiếp
Ấn phẩm
Học phẩm người mù
Gói nhỏ
b. Bưu kiện: Bưu kiện thường
a. Trọng lượng tối đa của bưu kiện là 20 ký gửi.
b. Khi cần thiết hai bên ký kết bàn và thỏa thuận mở các nghiệp vụ bưu chính khác.
Điều 5
a. Túi bưu phẩm và bưu kiện được trao đổi trực tiếp tại bưu cục được cơ quan chủ quản hai bên chỉ định.
Hai bên ký kết sẽ thông báo cho nhau bưu cục chỉ định của mỗi bên, khi thay đổi phải kịp thời thông báo cho nhau.
b. Hai bên ký kết sử dụng phương tiện giao thông giữa hai nước để vận chuyển túi thư, địa điểm trao đổi túi thư, phương thức vận chuyển, số lần trao đổi và đường thư sẽ do cơ quan chủ quản Bưu chính hai bên xác định bằng thông tin.
Điều 6. Bất kỳ một bên ký kết nào có quan hệ nghiệp vụ Bưu chính với nước hoặc khu vực thứ ba thì phải chuyển túi bưu phẩm và bưu kiện qúa giang và bưu phẩm và bưu kiện gửi rời của bên kia đến nước thứ ba và sử dụng phương tiện của mình để chuyển đi.
Điều 7. Hai bên ký kết định kỳ gửi cho nhau 30 bộ tem mới phát hành để xúc tiến việc hợp tác và trao đổi tin tức về mặt phát hành tem.
Chương III:
NGHIỆP VỤ VIỄN THÔNG
Điều 8
a. Hai bên ký kết sẽ hợp tác chặt chẽ phát triển sự liên lác điện thoại và điện báo một cách ổn định và có hiệu qủa kinh tế giữa nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Hai bên sẽ tiến hành bàn bạc về tất cả vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ viễn thông hai bên, để khi cần thiết bàn định và áp dụng biện pháp thích đáng khả thi phù hợp với nhu cầu nghiệp vụ.
b. Hai bên ký kết sử dụng đường điện nước mình để chuyển tiếp lưu lượng thông tin của bên ký kết kia đến nước thứ ba. Hai bên cần thông báo cho nhau tài liệu về đường điện chuyển tiếp hiện có và giá cước chuyển qúa giang.
Điều 9. Hai bên ký kết đồng ý mở các loại nghiệp vụ điện thoại, điện báo và telex dưới đây:
a. Nghiệp vụ điện thoại.
Hai bên ký kết dựa vào khả năng của hai nước mở các loại nghiệp vụ điện thoại được quy định trong các khuyến nghị của CCITT. Hai bên ký kết tham chiếu "những điều cần biết về nghiệp vụ điện thoại quốc tế" trong các khuyến loại E của Uỷ ban tư vấn điện báo điện thoại quốc tế; dùng thông tin thương lượng với nhau mở các loại nghiệp vụ điện thoại khác.
b. Nghiệp vụ điện báo.
Hai bên ký kết mở các loại nghiệp vụ điện báo được quy định trong khuyến nghị loại F của Uỷ ban tư vấn điện báo điện thoại quốc tế. Hai bên ký kết tham chiếu các khuyến nghị loại F của Uỷ ban tư vấn điện báo điện thoại quốc tế; dùng thông tin thương lượng với nhau để mở các loại nghiệp vụ đặc biệt khác.
c. Nghiệp vụ Telex.
Hai bên ký kết dựa vào các khuyến nghị loại F của Uỷ ban tư vấn điện báo điện thoại quốc tế mở nghiệp vụ TELEX dùng riêng và TELEX nghiệp vụ.
d. Khi cần thiết hai bên ký kết sẽ bàn và thỏa thuận mở các loại nghiệp vụ viễn thông khác.
e. Hai bên ký kết tùy theo nhu cầu nghiệp vụ sẽ bàn định mở thông tin thẳng khu vực biên giới giữa hai nước.
Điều 10. Hai bên ký kết cung cấp cho nhau những tài liệu khai thác cần thiết cho nghiệp vụ viễn thông giữa hai nước. Những tài liệu này nếu có sự thay đổi cần kịp thời thông báo cho nhau.
Chương IV:
THANH TOÁN BƯU ĐIỆN QUỐC TẾ
Điều 11. Hai bên ký kết dùng thông tin thương lượng và thỏa thuận về thanh toán cước phí quốc tế áp dụng cho nghiệp vụ bưu chính và viễn thông mở giữa hai bên.
Điều 12. Đối với các nghiệp vụ bưu điện quy định trong bản hiệp định này, hai bên ký kết sẽ lập bảng, trao đổi các bảng kết toán công nợ chiếu theo các khuyến nghị có liên quan của hiến chương, công ước, hiệp định bưu kiện của UPU, các thể lệ điện báo điện thoại của UIT và các khuyến nghị của Uỷ ban tư vấn điện báo điện thoại quốc tế.
Chương V:
CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
Điều 13
a. Thư, điện nghiệp vụ trao đổi giữa hai bên ký kết và giữa các cơ sở trực thuộc phải dùng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
b. Những tài liệu nghiệp vụ trao đổi giữa hai bên ký kết và giữa các cơ sở trực thuộc được miễn cước.
Điều 14. Hai bên ký kết có thể dựa theo nhu cầu phát triển hơn nữa việc hợp tác bưu điện giữa nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam và nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trên cơ sở hai bên đồng ý bằng trao đổi văn bản có thể sửa đổi hoặc bổ sung các điều khoản của bản hiệp định này.
Điều 15. Nếu việc áp dụng giải thích hiệp định này có sự bất đồng, hai bên ký kết cần bàn bạc giải quyết thông qua con đường ngoại giao.
Điều 16
a. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
b. Hiệp định này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005. Nếu 6 tháng trước khi hiệp định này hết hiệu lực không bên ký kết nào thông báo bằng văn bản chấm dứt hiệu lực của hiệp định thì hiệp định này mặc nhiên được gia hạn thêm 5 năm nữa.
c. Bất kỳ một bên ký kết nào đều có thể thông báo bằng văn bản cho bên kia hủy bỏ bản hiệp định này.
Bản hiệp định này sẽ mất hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày bất kỳ bên nào nhận được thông báo hủy bỏ của bên kia.
Điều 17. Kể từ ngày ký hiệp định này, những văn kiện dưới đây sẽ hết giá trị:
- Hiệp định bưu chính giữa Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 29 tháng 7 năm 1964.
- Hiệp định điện chính giữa Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 29 tháng 7 năm 1964.
Hiệp định này ký tại Bắc Kinh ngày 08 tháng 03 năm 1992 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung quốc. Cả hai văn bản đều có giá trị ngang nhau.
ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ NƯỚC | ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ NƯỚC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.