CÔNG ƯỚC
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ GIỮA CÁC QUỐC GIA VÀ CÁC CÔNG DÂN QUỐC GIA KHÁC
Ðiều 1: Ðịnh nghĩa
(1) "Công ước" có nghĩa là Công ước về Giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia khác được chuyển đến các chính phủ bởi Ban Giám đốc điều hành của Ngân hàng quốc tế về xây dựng lại phát triển ngày 18-3-1965 và có hiệu lực từ ngày 14-10-1965.
(2) "Trung tâm" có nghĩa là Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư được thành lập theo Ðiều 1 của Công ước.
(3) "Ban Thư ký" có nghĩa là Ban Thư ký của Trung tâm.
(4) "Quốc gia thành viên" là Quốc gia mà Công ước có hiệu lực áp dụng.
(5) "Tổng Thư ký" có nghĩa là Tổng Thư ký hoặc Phó Tổng Thư ký của Trung tâm.
(6) "Công dân của quốc gia khác" nghĩa là người không phải là công dân của quốc gia là một bên tranh chấp hoặc là người mà các bên tranh chấp thỏa thuận không coi là công dân của quốc gia là một bên tranh chấp.
Ðiều 2: Cơ chế bổ trợ
Ban thư ký của Trung tâm được ủy quyền quản lý theo các quy định của các quy tắc này các tiến trình tố tụng (xét xử) giữa một quốc gia (hoặc cơ quan, tổ chức địa diện của quốc gia) và công dân của quốc gia khác, thuộc các trường hợp sau đây:
(a) Các tiến trình tố tụng hòa giải và trọng tài giải quyết các tranh chấp mang tính pháp lý phát sinh trực tiếp từ việc đầu tư mà nó không thuộc thẩm quyền của Trung tâm bởi lý do một trong các bên tranh chấp không phải là quốc gia thành viên của Công ước;
(b) Các tiến trình tố tụng hòa giải và trọng tài giải quyết các tranh chấp mang tính pháp lý phát sinh trực tiếp từ việc đầu tư mà nó không thuộc thẩm quyền của Trung tâm bởi lý do các tranh chấp đó không phát sinh trực tiếp từ việc đầu tư nhưng một trong các bên tranh chấp hoặc quốc gia có công dân là bên tranh chấp là quốc gia thành viên của Công ước; và
(c) Các tiến trình tố tụng được điều chỉnh bởi các Quy tắc này sau đây được gọi là Cơ chế bổ trợ.
Bình luận
(i) Quy định này xác định phạm vi điều chỉnh của Cơ chế bổ trợ không qua việc đưa ra 3 loại tiến trình tố tụng có thể được điều hành bởi Ban Thư ký của Trung tâm. Có một yêu cầu chung đối với cả ba loại tiến trình đó, cụ thể là các bên của tiến trình tố tụng phải là quốc gia (hoặc là cơ quan, tổ chức đại diện của quốc gia) là một bên và bên kia là công dân của quốc gia khác. Cả ba loại này đều chia sẻ chung một điểm chung nữa là chúng không thuộc thẩm quyền của Trung tâm bởi vì những yêu cầu về ratione personae [đối tượng điều chỉnh] đã không được đáp ứng hoặc tranh chấp đó không phải là tranh chấp đầu tư hoặc loại hình tố tụng đó, cụ thể là về việc tìm kiếm tình tiết khách quan, không được Công ước điều chỉnh.
(ii) Cần lưu ý rằng trong trường hợp tiến trình hòa giải hoặc trọng tài theo các điểm (a) và (b) thì quốc gia đương sự của tranh chấp hoặc quốc gia có công dân của mình là đương sự của tranh chấp phải là quốc gia thành viên của Công ước.
(iii) Ðiểm (b) cần được giải thích phù hợp với các quy định tại các Điều 4 (3) và (4).
Ðiều 3: Không áp dụng Công ước
Vì các tiến trình tố tụng quy định tại Ðiều 2 là nằm ngoài thẩm quyền của Trung tâm, do đó không một quy định nào của Công ước được áp dụng đối với chúng hoặc đối với các khuyến nghị, các phán quyết hoặc các báo cáo có thể được đưa ra trong qúa trình giải quyết tranh chấp.
Bình luận
Cần lưu ý rằng các quy định của Công ước không được áp dụng đối với các tiến trình tố tụng của Cơ chế bổ trợ. Liên quan đến các tiến trình tố tụng trọng tài thì, không giống như những phần phán quyết được đưa ra theo các quy định của Công ước, những phán quyết đó không bắt nguồn từ pháp luật trong nước và việc công nhận và thi hành chúng sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế, bao gồm những Công ước quốc tế liên quan.
Ðiều 4: Việc tiếp cận với Cơ chế bổ trợ về các tiến trình tố tụng hòa giải và trọng tài phải được sự đồng ý của Tổng Thư ký.
(1) Bất kỳ thỏa thuận nào về tiến trình tố tụng hòa giải hoặc trọng tài theo Cơ chế bổ trợ này liên quan đến những tranh chấp hiện hành hoặc trong tương lai cần phải được sự chấp thuận của Tổng Thư ký. Các bên có thể nạp đơn yêu cầu sự phê chuẩn đó vào bất kỳ lúc nào trước khi khởi kiện vụ việc thông qua việc gửi cho Ban Thư ký một bản sao thỏa thuận đã được ký kết hoặc dự định sẽ được ký kết giữa các bên cùng với những tài liệu liên quan và những thông tin bổ sung mà Ban Thư ký có thể yêu cầu.
(2) Trong trường hợp có đơn yêu cầu theo Ðiều 2 (a) thì Tổng Thư ký sẽ chấp thuận chỉ khi:
(a) Tổng Thư ký cho rằng các điều kiện của điều khoản đó đã được đáp ứng đầy đủ tại thời điểm đó, và
(b) hai bên đồng ý về thẩm quyền của Trung tâm theo Ðiều 25 của Công ước (thay vì Biện pháp Bổ sung) trong trường hợp các yêu cầu về thẩm quyền về mặt đối tượng chủ thể theo Ðiều đó sẽ được đáp ứng tại thời điểm khi tiến trình tố tụng đã được bắt đầu.
(3) Trong trường hợp có đơn yêu cầu theo Ðiều 2 (b) thì Tổng Thư ký sẽ chấp thuận chỉ khi
(a) Tổng Thư ký cho rằng các điều kiện của điều khoản đó đã được đáp ứng đầy đủ, và
(b) Những giao dịch đó có những điểm khác so với những giao dịch thương mại thông thường.
(4) Nếu trong trường hợp có đơn yêu cầu theo Ðiều 2(b), các yêu cầu về thâmr quyền mang tính đối tượng chủ thể theo Ðiều 25 của Công ước được đáp ứng và Tổng Thư ký cho rằng có khả năng Uỷ ban Hòa giải hoặc Uỷ ban Trọng tài, tùy trường hợp tương ứng, sẽ quyết định rằng tranh chấp là phát sinh trực tiếp từ việc đầu tư, thì Tổng thư ký sẽ chỉ chấp thuận đơn yêu cầu nếu có sự đồng ý của các bên đưa tranh chấp ra Trung tâm giải quyết ở cấp sơ thẩm.
(5) Tổng Thư ký sẽ thông báo một cách sớm nhất cho các bên biết về việc Tổng Thư ký có chấp thuận hay không thỏa thuận của các bên. Tổng Thư ký có thể trao đổi với các bên hoặc mời các bên tham dự cuộc họp với các cán bộ của Ban Thư ký theo yêu cầu của một trong các bên hoặc theo sáng kiến của mình. Tổng Thư ký, theo yêu cầu của các bên hoặc một trong các bên, có thể giữ bí mật một phần hoặc toàn bộ thông tin mà các bên cung cấp cho Tổng Thư ký liên quan đến các quy định của Ðiều này.
(6) Tổng Thư ký sẽ lưu trữ sự phê chuẩn thỏa thuận của mình theo quy định của Ðiều này cùng với tên và địa chỉ của các bên tại Phòng đăng ký của Ban Thư ký. Việc phê chuẩn được coi là việc xác định cuối cùng và duy nhất về việc các tiến trình tố tụng mà các bên thỏa thuận sẽ thuộc sự điều chỉnh của các Quy tắc này.
Bình luận
(i) Các điểm (1) và (6): Cơ chế bổ trợ không có mục đích nhằm trở thành biện pháp lựa chọn bổ sung cho Công ước hoặc những cơ chế hiện hành về giải quyết tranh chấp đầu tư. Việc yêu cầu phải có sự phê chuẩn trước là nhằm ngăn ngừa việc tiếp cận đến Cơ chế bổ trợ ngoài phạm vi của nó. Ðể tránh những sự ngạc nhiên hoặc thất vọng có thể của việc thực hiện các tiến trình tố tụng hòa giải hoặc trọng tài thì một điều được khuyến khích mang tính thực tế là những việc thực hiện đó (những điều khoản nhượng bộ hoặc sự nhượng bộ) phải được phê chuẩn trước khi ký kết. Một khi đã có được sự phê chuẩn thì sự phê chuẩn đó được coi là việc xác định rằng các tiến trình tố tụng do các bên lựa chọn là nằm trong phạm vi điều chỉnh của Cơ chế bổ trợ, và không cho phép các bên đưa ra sự phản đối về thẩm quyền về vấn đề đó khi tiến trình tố tụng đã được bắt đầu.
(ii) Ðiểm (2): Ðiểm này quy định phương thức lựa chọn thay thế trong trường hợp tại thời điểm khi tiến trình tố tụng được triển khai mà quốc gia là đương sự của tranh chấp và quốc gia có công dân mình là đương sự của tranh chấp sẽ là thành viên của Công ước thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo Công ước. Mục đích của quy định này là nhằm khuyến khích việc áp dụng Công ước trong bất kỳ tình huống nào có thể.
(iii) Ðiểm (3): Quy định này là nhằm chống lại việc sử dụng Cơ chế bổ trợ đối với các tranh chấp phát sinh từ những "giao dịch thương mại thông thường". Khi điều khoản không được định nghĩa hoặc khó có thể đưa ra được định nghĩa chính xác thì Hội đồng Hành chính khi phê chuẩn quy định đó sẽ quy định như sau: "Các giao dịch kinh tế mà chúng
(a) Có thể hoặc không có thể, phụ thuộc vào các điều khoản của chúng, được các bên coi là đầu tư theo nghĩa của Công ước này mà chúng
(b) Liên quan đến quan hệ dài hạn hoặc cam kết của các nguồn lực cơ bản của bất kỳ một trong các bên, và chúng (c) có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế của quốc gia là đương sự của tranh chấp, có thể được phân biệt rõ ràng đối với những giao dịch thương mại thông thường. Ví dụ về những giao dịch loại đó có thể là những hợp đồng/thỏa thuận hợp tác công nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau hoặc các hợp đồng về các công việc dân sự chủ yếu.
(iv) Ðiểm (4): Thuật ngữ "đầu tư" không được định nghĩa tại Công ước và là một trong lý do để đưa ra dự kiến thành lập Cơ chế bổ trợ đã là một mối quan tâm về việc các thỏa thuận hòa giải hoặc trọng tài có thể bị thất vọng nếu Uỷ ban Hòa giải hoặc Uỷ ban Trọng tài tuyên bố mình không có thẩm quyền với lý do rằng theo quan điểm của Uỷ ban thì giao dịch đang tranh chấp không phải là về "đầu tư". Mục đích của điểm (4) một mặt là để tránh những thất vọng đó và mặt khác là để tránh sự từ chối không cần thiết việc sử dụng Công ước. Việc sử dụng thẩm quyền giao cho Tổng Thư ký theo điểm này có thể là hợp lý trong những vụ án khó xác định ranh giới.
Ðiều 5
Trách nhiệm của Ban Thư ký trong việc điều hành hoạt động của Biện pháp Bổ xung và các quy định về tài chính liên quan đến các hoạt động đó sẽ được quy định tại các Bảng A về những quy tắc hành chính và tài chính.
Ðiều 6
Các tiến trình hòa giải, trọng tài hoặc tìm kiếm tình tiết khách quan của vụ việc theo các quy định của Cơ chế bổ trợ này sẽ được thực hiện theo các quy tắc về hòa giải, trọng tài, tìm kiếm tình tiết khách quan tương ứng được nêu tại các Bảng B, C và D.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.