CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ
1 1. (1) Đại hội toàn quyền được triệu tập theo những qui định tại Điều 8 của Hiến chương Liên minh viễn thông quốc tế (sau đây gọi là Hiến chương).
2 (2) Nếu có thể được, địa điểm và thời gian chính xác triệu tập một Đại hội toàn quyền được ấn định tại đại hội toàn quyền lần trước; trường hợp ngược lại, địa điểm và thời gian này do Hội đồng quyết định với sự nhất trí của đa số các thành viên của Liên minh.
3 2. (1) Địa điểm, thời gian chính xác của đại hội toàn quyền hoặc thời gian hay địa điểm, có thể thay đổi:
4 a/ khi có ít nhất một phần tư số Thành viên của Liên minh riêng rẽ đề nghị với Tổng thư ký.
5 b/ theo đề nghị của Hội đồng.
6 (2) Những thay đổi này phải được đa số Thành viên của Liên minh nhất trí .
Bầu cử và những vấn đề liên quan
- Hội đồng
7 1. Trừ những trường hợp có ghế khuyết theo quy định tại Điểm 10 đến 12 dưới đây, những Thành viên của Liên minh được bầu vào Hội đồng sẽ làm việc tại đây cho đến khi một Hội đồng mới được bầu lên. Họ có quyền được tái cử.
8 2. (1) Trường hợp có ghế khuyết trong Hội đồng giữa hai kỳ Đại hội thì ghế của Thành viên đó sẽ đương nhiên được trao cho một Thành viên khác cùng khu vực, có số phiếu bầu cao nhất trong kỳ Đại hội trước nhưng không trúng cử.
9 (2) Trường hợp ghế khuyết không được thay thế theo qui định tại điểm 8 trên đây, Chủ tịch Hội đồng thông báo mời những thành viên khác trong cùng khu vực ghi tên ứng cử. Thời hạn ghi tên là 1 tháng kể từ ngày thông báo ứng cử. Hết thời hạn trên, Chủ tịch Hội đồng mời những Thành viên của Liên minh bầu thành viên mới của Hội đồng bằng cách gửi phiếu kín. Thành viên được đa số phiếu bầu như qui định trên sẽ trúng cử và làm việc tại Hội đồng cho tới khi một Hội đồng mới được bầu tại đại hội toàn quyền tiếp theo.
10 3. Một ghế của Hội đồng được xem như khuyết:
11 a/ khi một Thành viên của Hội đồng không tham dự hai kỳ họp thường kỳ liên tiếp của Hội đồng.
12 b/ khi một Thành viên của Liên minh tự bỏ chức vụ Thành viên Hội đồng của mình.
- Viên chức được bầu
13 1. Tổng thư ký, phó Tổng thư ký và Giám đốc các Văn phòng nhậm chức vào ngày được Đại hội toàn quyền định ra lúc tiến hành bầu cử. Họ duy trì nhiệm vụ của mình đến ngày do Đại hội toàn quyền tiếp sau quyết định. Họ có thể được tái cử nhưng không quá một lần.
14 2. Nếu khuyết ghế Tổng thư ký thì Phó tổng thư ký sẽ là người kế nhiệm và duy trì chức vụ của mình cho đến ngày do Đại hội toàn quyền lần sau quyết định. Kể từ ngày phó Tổng thư ký kế nhiệm Tổng thư ký, ghế của phó Tổng thư ký coi như khuyết và sẽ được áp dụng theo qui định của điểm 15 dưới đây.
15 3. Nếu khuyết ghế phó Tổng thư ký quá 180 ngày trước ngày khai mạc đại hội toàn quyền tiếp theo, Hội đồng bổ nhiệm một phó Tổng thư ký mới cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ.
16 4. Nếu các ghế của Tổng thư ký và phó Tổng thư ký cùng khuyết một lúc, Giám đốc có thâm niên cao nhất thực thi các chức năng của Tổng thư ký trong một thời hạn không quá 90 ngày. Hội đồng bổ nhiệm một Tổng thư ký và, nếu các ghế đó khuyết sớm hơn 180 ngày so với ngày khai mạc Đại hội toàn quyền lần sau thì Hội đồng cũng bổ nhiệm cả một phó Tổng thư ký. Một viên chức được hội đồng bổ nhiệm như thế sẽ làm việc cho đến hết nhiệm kỳ của người tiền nhiệm.
17 5. Trường hợp khuyết Giám đốc, Tổng thư ký phải tiến hành những biện pháp cần thiết đảm bảo cho các chức năng Giám đốc này được thực hiện đầy đủ cho đến khi một Giám đốc được Hội đồng bổ nhiệm tại phiên họp thường kỳ gần nhất. Giám đốc được bổ nhiệm sẽ giữ nguyên chức vụ cho đến đại hội toàn quyền lần sau.
18 6. Hội đồng tiến hành bổ nhiệm người vào ghế Tổng thư ký hay phó Tổng thư ký theo qui định hiện hành tại Điều 27 của Hiến chương và những qui định có liên quan trong Điều này. Việc bổ nhiệm phải được tiến hành tại một trong các phiên họp thường kỳ của Hội đồng sau 90 ngày kể từ khi ghế bị khuyết hoặc tại một phiên họp do Chủ tịch Hội đồng triệu tập trong thời gian cụ thể qui định tại Điều này.
19 7. Thời kỳ làm việc của một viên chức được bổ nhiệm theo những qui định ghi tại các Điểm 14 đến 18 trên đây không ảnh hưởng đến quyền ứng cử hoặc tái cử của viên chức đó.
- Thành viên Ủy ban soạn thảo Thể lệ thông tin vô tuyến
20 1. Những thành viên của Ủy ban soạn thảo thể lệ thông tin vô tuyến nhậm chức vụ vào những ngày do đại hội toàn quyền ấn định khi tiến hành bầu cử. Nhiệm kỳ của họ tính đến ngày do Đại hội toàn quyền lần sau ấn định. Họ có thể được tái ứng cử nhưng không quá một lần.
21 2. Nếu trong khoảng thời gian giữa hai đại hội toàn quyền, một thành viên của Ủy ban xin từ chức hoặc bị bãi nhiệm thì sau khi tham khảo ý kiến của Giám đốc Văn phòng thông tin vô tuyến, Tổng thư ký mời những Thành viên của Liên minh thuộc khu vực có liên quan đề xuất những ứng cử viên để Hội đồng bầu một người thay thế tại phiên họp sau đó. Tuy nhiên, nếu thời điểm khuyết thành viên đó xảy ra quá 90 ngày trước một phiên họp của Hội đồng hoặc sau phiên họp của Hội đồng gần thời gian Đại hội toàn quyền lần sau thì Thành viên có liên quan cử càng sớm càng tốt, trong vòng 90 ngày, một người khác thay thế. Tuỳ theo từng trường hợp, người thay thế này giữ nguyên chức vụ đến khi người được Hội đồng bổ nhiệm lên thay hoặc đến khi đại hội toàn quyền lần sau bầu ra Ủy ban mới. Người thay thế được quyền ứng cử tại Hội đồng hoặc Đại hội toàn quyền khi thích hợp.
22 3. Một thành viên của Ủy ban soạn thảo thể lệ thông tin vô tuyến được xem như không còn đủ tư cách thực hiện chức năng nếu vắng mặt nhiều lần liên tiếp tại các cuộc họp của Ủy ban. Sau khi tham khảo ý kiến của Chủ tịch Ủy ban, của chính thành viên đó và của Quốc gia Thành viên liên quan, Tổng thư ký tuyên bố có một vị trí khuyết tại Ủy ban và tiến hành các thủ tục như qui định ở Điểm 21 trên đây.
23 1. Phù hợp với những qui định thích hợp của Hiến chương, những hội nghị thế giới sau đây của Liên minh được triệu tập trong thời gian giữa hai Đại hội toàn quyền:
24 a/ hai hội nghị thế giới về thông tin vô tuyến;
25 b/ một hội nghị thế giới về tiêu chuẩn hóa viễn thông;
26 c/ một hội nghị thế giới về phát triển viễn thông;
27 d/ hai khoá họp về thông tin vô tuyến kết hợp địa điểm và thời gian với các hội nghị thế giới về thông tin vô tuyến.
28 2. Các hội nghị có thể được triệu tập bất thường trong thời gian giữa hai đại hội toàn quyền:
29 - hội nghị thế giới lần thứ hai về thông tin vô tuyến và khoá họp được kết hợp với hội nghị này có thể cùng bị hủy bỏ hoặc chỉ huỷ bỏ một trong hai.
30 - một hội nghị về tiêu chuẩn hoá viễn thông có thể được triệu tập bổ sung.
31 3. Điều đó tùy thuộc:
32 a/ theo quyết định của một Đại hội toàn quyền;
33 b/ theo khuyến nghị của hội nghị thế giới lần trước về lĩnh vực liên quan, nếu được Hội đồng thông qua;
34 c/ theo yêu cầu của ít nhất là 1/4 số Thành viên của Liên minh gửi yêu cầu riêng rẽ đến Tổng thư ký;
35 d/ theo đề nghị của Hội đồng;
36 4. Một hội nghị khu vực về thông tin vô tuyến được triệu tập:
37 a/ theo quyết định của một Đại hội toàn quyền;
38 b/ theo khuyến nghị của một hội nghị thế giới hay khu vực lần trước về thông tin vô tuyến, nếu được Hội đồng thông qua;
39 c/ theo yêu cầu của ít nhất 1/4 số Thành viên của Liên minh thuộc khu vực đó gửi yêu cầu riêng rẽ đến Tổng thư ký;
40 d/ hoặc theo đề nghị của Hội đồng.
41 5. (1) Địa điểm và thời gian chính xác của một hội nghị thế giới hay khu vực hoặc của một khoá họp thông tin vô tuyến có thể được một Đại hội toàn quyền ấn định .
42 (2) Khi thiếu quyết định về vấn đề này, địa điểm và thời gian chính xác được Hội đồng qui định và được đa số Thành viên Liên minh nhất trí nếu đó là một hội nghị thế giới hay một khoá họp thông tin vô tuyến, hoặc được đa số Thành viên Liên minh trong khu vực nhất trí nếu đó là một hội nghị khu vực. Trong cả hai trường hợp đều phải tuân thủ những qui định ghi tại Điểm 47 dưới đây.
43 6. (1) Địa điểm và thời gian của một hội nghị thế giới hay một khoá họp có thể thay được thay đổi:
44 a/ theo yêu cầu của ít nhất 1/4 số Thành viên của Liên minh nếu đó là một hội nghị thế giới hay một khoá họp thông tin vô tuyến, hoặc của 1/4 số Thành viên của Liên minh thuộc khu vực liên quan nếu đó là một hội nghị khu vực. Những yêu cầu được gửi một cách độc lập đến Tổng thư ký để đưa ra Hội đồng xem xét thông qua;
45 b/ hoặc theo đề nghị của Hội đồng.
46 (2) Trong những trường hợp nói ở các Điểm 44 và 45 trên đây, những đề nghị thay đổi chỉ được chấp nhận khi đa số Thành viên Liên minh thông qua nếu đó là một hội nghị thế giới hay một khoá họp, hoặc đa số Thành viên của Liên minh thuộc khu vực thông qua nếu đó là một hội nghị khu vực và đều phải tuân thủ những qui định ghi tại Điểm 47 dưới đây.
47 7. Trong các cuộc tham khảo ý kiến như nói ở các Điều 42, 46, 118, 123, 138, 302, 304, 305, 307 và 312 của Công ước này, những Thành viên Liên minh không trả lời trong thời hạn như Hội đồng đã qui định coi như không tham gia các cuộc tham khảo ý kiến đó và do đó không được xem xét khi tính đa số. Nếu số Thành viên trả lời thông qua không quá 1/2 số Thành viên Liên minh được tham khảo thì có thể tiến hành một cuộc tham khảo mới mà kết quả sẽ là quyết định dù số Thành viên trả lời không quá bán.
48 8. (1) Những hội nghị thế giới về viễn thông quốc tế được triệu tập theo quyết định của Đại hội toàn quyền.
49 (2) Những qui định liên quan đến việc triệu tập một hội nghị thế giới về thông tin vô tuyến, việc thông qua chương trình nghị sự và những điều kiện tham gia cũng được áp dụng cho những hội nghị thế giới về viễn thông quốc tế khi thích hợp.
50 1. Số Thành viên của Hội đồng sẽ được xác định bỡi Đại hội toàn quyền, triệu tập 4 năm một lần.
50A 1. Số này không được vượt quá 25 tổng số Thành viên của Liên minh.
51 2. (1) Hội đồng họp phiên họp thường kỳ mỗi năm một lần tại trụ sở của Liên minh.
52 (2) Trong phiên họp này, Hội đồng có thể quyết định triệu tập một phiên họp bổ sung.
53 (3) Trong thời gian giữa những phiên họp thường kỳ, Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập phiên họp tại trụ sở của Liên minh theo yêu cầu của đa số Thành viên Hội đồng, hay theo sáng kiến của Chủ tịch theo những điều kiện như ghi ở Điểm 18 của Công ước này.
54 3. Hội đồng chỉ đưa ra quyết định trong phiên họp. Trường hợp đặc biệt, trong phiên họp, Hộiđồng, có thể nhất trí là các vấn đề cụ thể có thể quyết định bằng thư.
55 4. Mở đầu một phiên họp thường kỳ, Hội đồng bầu Chủ tịch và Phó chủ tịch trong số các đại biểu của các Thành viên có mặt theo nguyên tắc luân phiên giữa các khu vực. Chủ tịch và Phó chủ tịch giử chức vụ cho đến lúc khai mạc phiên họp thường kỳ lần sau và không được bầu lại. Phó chủ tịch thay thế khi Chủ tịch vắng mặt.
56 5. Trong phạm vi có thể được, người được một Thành viên cử đại diện tại Hội đồng là một viên chức của cơ quan chính phủ về viễn thông của Thành viên đó, hoặc chịu trách nhiệm trực tiếp đối với cơ quan đó hay nhân danh cơ quan đó; người này phải tinh thông và có nhiều kinh nghiệm về những dịch vụ viễn thông.
57 6. Liên minh chỉ đài thọá chi phí đi đường, ăn uống và bảo hiểm, cho đại diện mỗi Thành viên của Hội đồng khi thực hiện chức năng của mình tại các khóa họp của Hội đồng.
58 7. Đại diện của mỗi thành viên Hội đồng có quyền, với tư cách quan sát viên, dự tất cả những cuộc họp của các Bộ phận của Liên minh.
59 8. Tổng thư ký đảm nhận chức năng Thư ký của Hội đồng.
60 9. Tổng thư ký, Phó tổng thư ký và Giám đốc các Văn phòng có toàn quyền tham dự những cuộc thảo luận của Hội đồng nhưng không được tham gia bỏ phiếu. Tuy nhiên, Hội đồng có quyền triệu tập các buổi họp dành riêng cho những đại diện của Thành viên trong Hội đồng.
61 10. Hàng năm, Hội đồng xem xét báo cáo của Tổng thư ký về chính sách và kế hoạch hóa chiến lược được kiến nghị của Liên minh phù hợp với những hướng dẫn của Đại hội toàn quyền và cho thi hành nếu thấy thích hợp.
62 11. Trong thời gian giữa các đại hội toàn quyền, Hội đồng giám sát công việc quản lý và quản trị trong toàn Liên minh. Đặc biệt là:
63 (1) chuẩn y và sửa đổi Qui chế nhân sự và Thể lệ tài chính của Liên minh và những thể lệ khác xét thấy cần thiết, căn cứ vào thực tế hiện hành của Tổ chức Liên hợp quốc và của những cơ quan chuyên môn đang áp dụng chế độ chung về lương, phụ cấp và lương hưu;
64 (2) chỉnh lý nếu cần thiết:
65 a/ những thang lương cơ bản của nhân viên chuyên nghiệp cao cấp , trừ thang lương của những chức vụ do bầu cử, để phù hợp với những thay đổi trong những thang lương cơ bản đã định của Liên hợp quốc cho những loại tương ứng theo chế độ chung.
66 b/ những thang lương cơ bản của nhân viên thuộc loại những công việc thông thường, để cho phù hợp với các thay đổi trong mức lương đã được áp dụng bởi Liên hợp quốc và những cơ quan chuyên môn tại trụ sở Liên minh;
67 c/ những chức vụ hạng chuyên nghiệp và cao cấp và cả các chức vụ do bầu cử, theo những quyết định của Liên hiệp quốc được áp dụng tại trụ sở Liên minh;
68 d/ những phụ cấp mà toàn thể nhân viên của Liên minh được hưởng, phù hợp với với sự thay trong chế độ chung của Liên hợp quốc;
69 (3) đưa ra những quyết định cần thiết để bảo đảm việc phân bố công bằng nhân viên của Liên minh theo vùng địa lý và kiểm tra việc thi hành những quyết định đó;
70 (4) quyết định thông qua những đề nghị thay đổi cơ bản về tổ chức trong Văn phòng Tổng thư ký và các Văn phòng của của các Bộ phận của Liên minh, do Tổng thư ký trình lên Hội đồng sau khi đã được Ủy ban điều phối xem xét, phù hợp với Hiến chương và Công ước này.
71 (5) xem xét và quyết định những kế hoạch dài hạn liên quan đến chức vụ công tác và nhân viên cũng như đến những chương trình phát triển nguồn nhân lực của Liên minh trong một số năm, và đưa ra hướng dẫn giải quyết về biên chế của Liên minh - cả trình độ lẫn cấu trúc của số biên chế đó - có tính đến những hướng dẫn của Đại hội toàn quyền và những qui định tại Điều 27 của Hiến chương.
72 (6) chỉnh lại, nếu cần thiết, những đóng góp của Liên minh và của nhân viên vào Quĩ trợ cấp hưu trí cho nhân viên của Liên hợp quốc theo Qui chế và Thể lệ của Quĩ này cũng như phụ cấp đắt đỏ cho những người của Liên minh được hưởng Quĩ bảo hiểm theo thực tế cho phép áp dụng.
73 (7) xem xét và thông qua ngân sách hai năm của Liên minh và xem xét ngân sách dự kiến cho chu kỳ hai năm tiếp theo, căn cứ vào những quyết định của Đại hội toàn quyền phù hợp với Điểm 50 của Hiến chương và giới hạn về chi tiêu đã được Đại hội toàn quyền xác định phù hợp với qui định ghi tại Điểm 51 của Hiến chương. Phải chi tiêu hết sức tiết kiệm nhưng cũng phải có trách nhiệm giúp Liên minh đạt được những kết quả mỹ mãn càng nhanh càng tốt. Khi làm việc này, Hội đồng tính đến những ý kiến của Ủy ban điều phối trình bày trong báo cáo của Tổng thư ký được nêu ở Điểm 86 của Công ước này và cả báo cáo quản lý tài chính quy định tại Điểm 101 của Công ước này.
74 (8) thu xếp để thẩm tra hàng năm các khoản chi tiêu của Liên minh do Tổng thư ký đưa ra và duyệt các khoản chi tiêu đó, nếu thích hợp, để trình lên Đại hội toàn quyền lần sau.
75 (9) thu xếp việc triệu tập các hội nghị của Liên minh và chỉ đạo Tổng thư ký cũng như các Bộ phận của Liên minh về việc trợ giúp kỹ thuật, việc chuẩn bị và tổ chức các hội nghị, với sự nhất trí của đa số Thành viên Liên minh nếu là một hội nghị thế giới, hay của đa số Thành viên của Liên minh thuộc khu vực liên quan nếu là hội nghị khu vực.
76 (10) quyết định những gì liên quan đến Điểm 28 của Công ước này.
77 (11) quyết định về việc thi hành những quyết định của các hội nghị có dự trù về tài chính.
78 (12) trong những giới hạn được ghi trong Hiến chương, Công ước này và Thể lệ hành chính dùng tất cả những biện pháp xét thấy cần thiết bảo đảm cho hoạt động thông suốt của Liên minh.
79 (13) tiền hành tất cả các biện pháp cần thiết với sự nhất trí của đa số Thành viên của Liên minh để giải quyết tạm thời những vấn đề không dự kiến trong Hiến chương, Công ước, Thể lệ hành chính và các phụ lục mà không thể chờ đến hội nghị có thẩm quyền lần sau giải quyết.
80 (14) chịu trách nhiệm bảo đảm sự phối hợp với tất cả những tổ chức quốc tế khác nói ở Điều 49 và 50 của Hiến chương và cuối cùng là đại diện cho Liên minh để ký kết những hiệp định tạm thời với những tổ chức quốc tế nói ở Điều 50 của Hiến chương và nói ở các Điểm 260 và 261 của Công ước, và với Liên hợp quốc trong việc áp dụng Hiệp định giữa tổ chức Liên hợp quốc và Liên minh viễn thông quốc tê; những hiệp định tạm thời này phải được đệ trình lên Đại hội toàn quyền theo qui định tại Điều 8 của Hiến chương.
81 (15) gửi đến tất cả các Thành viên của Liên minh, càng sớm càng tốt, sau mỗi phiên họp, những bản tường trình ngắn gọn về công việc của Hội đồng cũng như những tài liệu xét thấy có lợi.
82 (16) đệ trình lên Đại hội toàn quyền bản báo cáo về hoạt động của Liên minh từ Đại hội toàn quyền lần trước cũng như những kiến nghị thích hợp.
83 1. Tổng thư ký:
84 a/ chịu trách nhiệm về quản lý toàn bộ tài sản của Liên minh; có thể ủy nhiệm cho Phó Tổng thư ký cũng như Giám đốc các Văn phòng quản lý một phần tài sản đó, sau khi tham khảo ý kiến Ủy ban điều phối nếu cần thiết.
85 b/ điều phối các hoạt động của Văn phòng tổng hợp và của các Bộ phận của Liên minh có tính đến ý kiến của Ủy ban điều phối để bảo đảm việc sử dụng tài sản của Liên minh một cách có hiệu quả và kinh tế nhất.
86 c/ sau khi tham khảo ý kiến của Ủy ban điều phối và căn cứ theo những ý kiến của Ủy ban này, chuẩn bị và đệ trình lên Hội đồng bản báo cáo hàng năm về những thay đổi của môi trường viễn thông và có những khuyến nghị liên quan đến chính sách và chiến lược tương lai của Liên minh như quy định tại Điểm 61 Công ước này cũng như những dự trù tài chính.
87 d/ tổ chức công việc của Văn phòng Tổng thư ký và bổ nhiệm nhân viên Văn phòng phù hợp với chỉ thị của đại hội toàn quyền và thể lệ do Hội đồng đề ra.
88 e/ tiến hành sắp xếp hành chính trong các Văn phòng của Liên minh và bổ nhiệm nhân viên của các Văn phòng đó dựa vào sự lựa chọn và đề nghị của Giám đốc các Văn phòng. Quyết định cuối cùng về bổ nhiệm và thải hồi thuộc về TổÍng thư ký.
89 f/ thông báo cho Hội đồng biết mọi quyết định của tổ chức Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn tác động đến điều kiện công việc, phụ cấp và bảo hiểm xã hội chung.
90 g/ đảm bảo việc áp dụng mọi thể lệ mà Hội đồng thông qua.
91 h/ cung cấp những ý kiến tư vấn pháp lý cho Liên minh.
92 i/ giám sát nhân viên của Liên minh theo nhu cầu quản lý hành chính để bảo đảm việc sử dụng nhân viên này một cách có hiệu quả nhất và áp dụng những điều kiện hợp đồng nhân viên theo chế độ chung của Liên minh. Nhân viên được chỉ định trực tiếp giúp Giám đốc các Văn phòng đặt dưới sự quản lý của Tổng thư ký và trực tiếp làm việc theo chỉ đạo của những Giám đốc đó, nhưng phải tuân thủ những chỉ thị hành chính chung của Hội đồng.
93 j/ vì lợi ích chung của Liên minh và có sự tham khảo ý kiến của Giám đốc các Văn phòng liên quan, bổ dụng tạm thời những viên chức vào các vị trí khác vị trí trước đây khi cần thiết để đáp ứng những biến động của công việc tại trụ sở của Liên minh.
94 k/ với sự nhất trí của Giám đốc các Văn phòng, tiến hành những chuẩn bị về hành chính và tài chính cần thiết cho các hội nghị và các cuộc họp từng Bộ phận.
95 l/ bảo đảm công việc thư ký thích hợp thích hợp trước và sau những hội nghị của Liên minh trên cơ sở trách nhiệm của mỗi Bộ phận.
96 m/ chuẩn bị những khuyến nghị cho cuộc họp đầu tiên của các trưởng đoàn đại biểu như nêu ở Điểm 342 của Công ước này, có tính đến những kết quả của các cuộc tham khảo ý kiến tại các khu vực.
97 n/ bảo đảm đội ngũ cho thư ký hội nghị của Liên minh, và nơi thích hợp có sự hợp tác của Chính phủ nước mời đồng thời cung cấp những phương tiện và dịch vụ cần thiết cho việc tổ chức những hội nghị của Liên minh và khi thích hợp, phối hợp với Giám đốc liên quan trong việc sử dụng nhân viên Liên minh như ghi tại Điểm 93 trên đây. Nếu được yêu cầu, Tổng thư ký cũng có thể cung cấp đội ngũ thư ký cho mọi cuộc họp liên quan đến viễn thông trên cơ sở hợp đồng.
98 o/ tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm việc công bố và phân phát kịp thời những tài liệu, bản tin, hồ sơ do Văn phòng Tổng thư ký và các bộ phận soạn thảo hoặc từ nơi khác gửi đến Liên minh hoặc do các hội nghị hay Hội đồng yêu cầu công bố. Hội đồng đưa ra danh mục các tài liệu mà hội nghị yêu cầu công bố, sau khi tham khảo ý kiến hội nghị về các tài liệu này.
99 p/ xuất bản định kỳ một tờ báo cung cấp thông tin và tư liệu chung về viễn thông trên cơ sở những thông tin Tổng thư ký nhận được và/ hoặc thu thập được, kể cả thông tin được thu nhận từ các tổ chức quốc tế khác.
100 q/ sau khi tham khảo ý kiến của Ủy ban điều phối và thực hiện chính sách tiết kiệm, chuẩn bị và đệ trình lên Hội đồng một dự án ngân sách hai năm bảo đảm chi tiêu của Liên minh nằm trong giới hạn đã định của Đại hội toàn quyền. Dự án này gồm có ngân sách tổng thể bao gồm các ngân sách riêng được tính toán theo chỉ đạo của Tổng thư ký dựa trên cơ sở chi tiêu của ba Văn phòng và được lập thành hai bản. Một bản không có phần bổ sung vào một đơn vị đóng góp, bản kia với mức bổ sung thấp hơn hoặc bằng giới hạn do Đại hội toàn quyền ấn định sau khi đã trích vào tài khoản dự phòng. Nghị quyết liên quan đến ngân sách được Hội đồng thông qua sẽ được thông báo cho tất cả Thành viên của Liên minh.
101 r/ với sự giúp đỡ của Ủy ban điều phối, lập báo cáo hàng năm về quản lý tài chính theo các qui định của Thể lệ tài chính và trình lên Hội đồng. Một báo cáo về quản lý tài chính và một bản kế toán tổng hợp được lập và đệ trình lên Đại hội toàn quyền lần sau để xem xét và thông qua.
102 s/ với sự giúp đỡ của Ủy ban điều phối, lập báo cáo hàng năm về hoạt động của Liên minh và sau khi Hội đồng thông qua báo cáo này được chuyển đến tất cả các Thành viên.
103 t/ thực hiện tất cả các chức năng thư ký của Liên minh.
104 u/ thực hiện mọi chức năng khác mà Hội đồng giao cho.
105 2. Tổng thư ký hay Phó Tổng thư ký có thể dự, với tư cách tư vấn, những hội nghị của Liên minh; Tổng thư ký hay người đại diện của mình có thể, với tư cách tư vấn, dự tất cả các cuộc họp khác của Liên minh.
106 1. (1) Ủy ban điều phối giúp đỡ và cố vấn cho Tổng thư ký về tất cả những vấn đề được qui định tại Điều 26 của Hiến chương cũng như tại các Điều khoản thích hợp của Công ước này.
107 (2) Ủy ban có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp với tất cả các tổ chức quốc tế nêu ở các Điều 49 và 50 của Hiến chương về việc đại diện của Liên minh tại những hội nghị của các tổ chức đó.
108 (3) Ủy ban xem xét kết quả những hoạt động của Liên minh và giúp Tổng thư ký chuẩn bị báo cáo như nói ở Điểm 86 của Công ước này để trình lên Hội đồng.
109 2. Ủy ban phải cố gắng thống nhất về kết luận của mình. Trường hợp đặc biệt không được đa số nhất trí, Chủ tịch ủy ban có thể đưa ra những quyết định với trách nhiệm của chính mình, nếu thấy vấn đề khẩn cấp, không thể chờ phiên họp lần sau của Hội đồng. Trong trường hợp này, Tổng thư ký báo cáo bằng văn bản ngay cho các Thành viên Hội đồng về các vấn đề đó, chỉ rõ những lý do đưa đến những quyết định trên và cả ý kiến của những thành viên khác trong Ủy ban. Nếu những vấn đề không khẩn cấp nhưng có phần quan trọng, thì phải đệ trình Hội đồng xem xét vào khóa họp lần sau.
110 3. Chủ tịch triệu tập Ủy ban ít nhất mỗi tháng một lần; Ủy ban cũng có thể họp trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của hai thành viên Ủy ban.
111 4. Một báo cáo về công việc của Ủy ban điều phối được lập và gửi đến các Thành viên Hội đồng theo yêu cầu.
Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới
112 1. Theo Điều 90 của Hiến chương, một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới được triệu tập để xem xét những vấn đề thông tin vô tuyến đặc biệt. Một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới giải quyết các vấn đề ghi trong chương trình nghị sự được chấp nhận theo những qui định thích hợp tại Điều này.
113 2. (1) Chương trình nghị sự của một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới gồm có:
114 a/ việc sửa đổi một phần hay toàn bộ Thể lệ thông tin vô tuyến nêu ở Điều 4 của Hiến chương;
115 b/ các vấn đề quốc tế khác thuộc thẩm quyền của hội nghị;
116 c/ vấn đề liên quan đến những chỉ thị cho Ủy ban soạn thảo Thể lệ thông tin vô tuyến và cho Văn phòng thông tin vô tuyến về những hoạt động của họ và việc xem xét những hoạt động đó;
117 d/ thông qua những vấn đề mà Khoá họp thông tin vô tuyến phải nghiên cứu cũng như những vấn đề liên quan đến những hội nghị thông tin vô tuyến trong tương lai mà Khoá họp này sẽ phải xem xét.
118 (2) Phạm vi chung của chương trình nghị sự phải được định trước bốn năm, và chương trình nghị sự chính thức phải được Hội đồng quyết định khoảng hai năm trước hội nghị và được đa số Thành viên nhất trí, phù hợp qui định tại Địểm 47 của Công ước này. Cả hai chương trình nghị sự nói trên đều phải được lập dựa trên những khuyến nghị của hội nghị thông tin vô tuyến phù hợp với Điểm 126 của Công ước này.
119 (3) Chương trình nghị sự này bao gồm mọi vấn đề đã được một Đại hội toàn quyền quyết định đưa vào chương trình nghị sự
120 3. (1) Chương trình nghị sự có thể thay đổi:
121 a/ theo yêu cầu của ít nhất là 1/4 số Thành viên của Liên minh gửi độc lập đến Tổng thư ký và được Hội đồng thông qua;
122 b/ hoặc theo đề nghị của Hội đồng.
123 (2) Những dự kiến sửa đổi chương trình nghị sự một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới chỉ được chấp nhận chính thức với sự thỏa thuận của đa số Thành viên Liên minh, theo đúng những qui định tại Điểm 47 của Công ước này.
124 4. Ngoài ra, hội nghị:
125 (1) xem xét và thông qua báo cáo của Giám đốc Văn phòng về những hoạt động của Bộ phận kể từ hội nghị lần trước.
126 (2) chuyển các khuyến nghị liên quan đến chương trình nghị sự của hội nghị sắp tới đến Hội đồng, trình bày ý kiến về chương trình nghị sự của những hội nghị trong một chu kỳ ít nhất 4 năm và đánh giá về tài chính của những hội nghị đó.
127 (3) đưa vào quyết định của hội nghị những chỉ thị hay những yêu cầu tùy theo trường hợp, gửi cho Tổng thư ký và các Bộ phận của Liên minh.
128 5. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch của khoá họp thông tin vô tuyến, của các nhóm nghiên cứu có thể tham dự hội nghị thông tin vô tuyến.
129 1. Khoá họp thông tin vô tuyến giải quyết và đưa ra, khi thích hợp những khuyến nghị liên quan đến những vấn đề được thông qua theo thủ tục riêng của mình hoặc, được Đại hội toàn quyền, một hội nghị khác, Hội đồng hay Ủy ban soạn thảo thể lệ thông tin vô tuyến đề cập tới.
130 2. Về vấn đề liên quan đến Điểm 129 trên đây, khoá họp thông tin vô tuyến:
131 (1) xem xét báo cáo của các nhóm nghiên cứu theo những qui định ở Điểm 157 dưới đây và duyệt, sửa đổi hay bác bỏ những dự kiến khuyến nghị trong những báo cáo đó.
132 (2) tính đến sự cần thiết phải giới hạn đến một mức tối thiểu những đòi hỏi đối với nghĩa vụ của Liên minh để thông qua chương trình làm việc về những vấn đề tồn tại và những vấn đề mới, xác định các vấn đề ưu tiên, cấp bách dự trù tài chính và cuối cùng là định ra thời hạn để các nhóm nghiên cứu hoàn thành các chương trình nghiên cứu của mình.
133 (3) dựa vào chương trình làm việc nói ở Điểm 132 trên đây để quyết định giữ lại, giải thể hoặc thành lập các nhóm nghiên cứu và xác định phạm vi nghiên cứu của từng nhóm.
134 (4) phân loại càng nhiều càng tốt những vấn đề liên quan đến các nước đang phát triển để tạo điều kiện dễ dàng cho các nước đó tham gia nghiên cứu.
135 (5) góp ý kiến về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình theo các yêu cầu của một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới.
136 (6) làm báo cáo tại hội nghị vô tuyến viễn thông thế giới được tổ chức kết hợp về những tiến triển trong các vấn đề có thể sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của các hội nghị vô tuyến viễn thông sắp tới.
137 3. Khoá họp thông tin vô tuyến thế giới dưới quyền chủ tọa của một người được chính phủ của nước đăng cai chỉ định hay của một người được chính khoá họp cử ra nếu hội nghị này họp tại trụ sở của Liên minh. Chủ tịch hội nghị có các Phó chủ tịch được khoá họp cử ra giúp việc.
Các Hội nghị thông tin vô tuyến khu vực
138 Chương trình nghị sự của một hội nghị thông tin vô tuyến khu vực chỉ có thể bàn về những vấn đề thông tin vô tuyến đặc trưng có tính chất khu vực, kể cả những chỉ thị gửi cho Ủy ban soạn thảo thể lệ thông tin vô tuyến và cho Văn phòng thông tin vô tuyến về những hoạt động của họ có liên quan đến khu vực nói trên, với điều kiện là những chỉ thị trên không trái với lợi ích của những khu vực khác. Chỉ những vấn đề ghi trong chương trình nghị sự có thể được hội nghị thảo luận. Những qui định ghi tại các Điểm từ 118 đến 123 của Công ước này được áp dụng cho những hội nghị thông tin vô tuyến khu vực, nhưng chỉ với những Thành viên của khu vực liên quan.
Ủy ban soạn thảo Thể lệ thông tin vô tuyến
139 1. Ủy ban gồm có 9 thành viên được bầu tại đại hội toàn quyền.
140 2. Ngoài những chức năng được trình bày ở Điều 14 của Hiến chương , Ủy ban xem xét các báo cáo của Giám đốc Văn phòng thông tin vô tuyến liên quan đến việc điều tra những trường hợp nhiễu gây tổn hại do một hay nhiều cơ quan chính phủ yêu cầu và soạn thảo những khuyến nghị cần thiết.
141 3. Những thành viên của Ủy ban, với tư cách tư vấn, có nghĩa vụ tham gia các hội nghị và các khoá họp thông tin vô tuyến. Chủ tịch và Phó Chủ tịch hay những người đại diện có nghĩa vụ tham gia các Đại hội toàn quyền với tư cách tư vấn. Trong tất cả các trường hợp, những thành viên có nghĩa vụ trên không được phép tham gia các hội nghị đó với tư cách thành viên của đoàn đại biểu quốc gia.
142 4. Chỉ có chi phí đi đường, tiền ăn và bảo hiểm mà những thành viên ủy ban cần để thực hiện các chức năng của mình phục vụ Liên minh mới được Liên minh đài thọ.
143 5. Các phương pháp làm việc của Ủy ban như sau:
144 (1) Các thành viên Ủy ban bầu trong số thành viên đó một Chủ tịch và một Phó Chủ tịch giữ chức năng của mình trong thời gian một năm. Hàng năm, Phó Chủ tịch kế vị Chủ tịch và một Phó Chủ tịch mới sẽ được bầu. Trong trường hợp chủ tịch và phó chủ tịch vắng mặt, những thành viên Ủy ban phải bầu một chủ tịch tạm thời từ số thành viên đó.
145 (2) Ủy ban họp thường kỳ nhiều nhất là bốn lần mỗi năm, thường là tại trụ sở của Liên minh. Trong những cuộc họp đó, ít nhất là 2/3 thành viên Ủy ban phải có mặt. Ủy ban có thể thực hiện nhiệm vụ của mình qua phương tiện thông tin hiện đại.
146 (3) Ủy ban phải cố gắng thống nhất khi ra các quyết định. Trường hợp ngược lại, một quyết định chỉ được coi là có giá trị nếu ít nhất 2/3 thành viên biểu quyết tán thành. Mỗi thành viên Ủy ban chỉ được một phiếu. Cấm không được bỏ phiếu thay.
147 (4) Ủy ban có thể ra những quyết định nội bộ nếu thấy cần thiết nhưng phải tuân thủ những qui định của Hiến chương, Công ước này và Thể lệ thông tin vô tuyến. Những qui định này được công bố như một phần của Nội quy.
Các Nhóm nghiên cứu về thông tin vô tuyến
148 1. Các ban nghiên cứu thông tin vô tuyến được thành lập bỡi một khoá họp thông tin vô tuyến.
149 2. (1) Các ban nghiên cứu thông tin vô tuyến nghiên cứu những vấn đề được giao và dự thảo các khuyến nghị có liên quan như qui định tại Điều 7 Công ước. Những Khuyến nghị dự thảo này được trình lên khoá họp thông tin vô tuyến nếu có hoặc gửi bằng thư đến các cơ quan chính phủ nếu là thời gian giữa hai khoá họp theo những thủ tục của khoá họp để thông qua các khuyến nghị được tán thành theo một trong hai thể thức trên đều có giá trị như nhau.
150 (2) Tuân thủ các qui định của Điều 158 dưới đây, vấn đề nghiên cứu nói trên đề cập đến:
151 a/ việc sử dụng tần phổ của tần số vô tuyến điện trong thông tin vô tuyến mặt đất và thông tin vô tuyến không gian (và việc sử dụng những quĩ đạo vệ tinh địa tĩnh);
152 b/ những đặc điểm và chất lượng hoạt động của các hệ thống vô tuyến điện;
153 c/ hoạt động của các trạm thông tin vô tuyến;
154 d/ những khía cạnh "thông tin vô tuyến" của các vấn đề liên quan đến tai nạn và cứu hộ.
155 (3) Theo thường lệ, việc nghiên cứu trên không đề cập đến vấn đề kinh tế, nhưng trong những trường hợp cần so sánh giữa nhiều giải pháp kỹ thuật, những yếu tố kinh tế có thể được xem xét.
156 3. Các nhóm nghiên cứu thông tin vô tuyến cũng nghiên cứu chuẩn bị các vấn đề về kỹ thuật, khai thác và thủ tục mà sẽ được xem xét tại các hội nghị thông tin vô tuyến thế giới và khu vực và soạn thảo báo cáo về chủ đề đó theo chương trình làm việc đã được một khoá họp thông tin vô tuyến thông qua hoặc theo những chỉ thị của Hội đồng.
157 4. Mỗi ban nghiên cứu soạn thảo một báo cáo về sự tiến triển của công việc, những Khuyến nghị đã được thông qua theo chỉ dẫn của khoá họp thông tin vô tuyến theo thủ tục tham khảo ghi tại Điểm 149 trên đây và những Khuyến nghị mới hay sửa đổi để Khoá họp xem xét.
158 5. Căn cứ những qui định ghi tại Điểm 79 của Hiến chương, Bộ phận thông tin vô tuyến và Bộ phận tiêu chuẩn hoá viễn thông thường xuyên xem lại nhiệm vụ trình bày ở các Điểm từ 151 đến 154 trên đây và ở Điểm 193 của Công ước này về những gì liên quan đến Bộ phận tiêu chuẩn hoá viễn thông để quyết định những thay đổi cần thiết liên quan đến việc phân chia các vấn đề đang được nghiên cứu theo một thoả thuận chung. Hai Bộ phận này cộng tác chặt chẽ với nhau và thông qua các thủ tục cho việc xem xét lại đó và thông qua các thỏa thuận chung một cách kịp thời và cóá hiệu quả. Nếu có một vấn đề không thể thống nhất thì có thể thông qua Hội đồng, trình lên Đại hội toàn quyền quyết định.
159 6. Trong khi tiến hành nghiên cứu các ban nghiên cứu thông tin vô tuyến phải chú ý thích đáng đến việc nghiên cứu những vấn đề và soạn thảo những Khuyến nghị trực tiếp liên quan đến việc thiết lập, phát triển và cải tiến viễn thông trên phạm viä khu vực và quốc tế ở các nước đang phát triển. Trong khi thực thi công việc của mình các nhóm phải chú ý thích đáng đến công việc của những tổ chức quốc gia, khu vực và những tổ chức quốc tế khác liên quan đến thông tin vô tuyến và hợp tác với họ vì sự cần thiết để Liên minh giữ được vị trí ưu việt của mình trong lĩnh vực viễn thông.
160 7. Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đánh giá các hoạt động của Bộ phận thông tin vô tuyến, nên tiến hành mọi biện pháp nhằm tăng cường sự hợp tác và phối hợp với những tổ chức khác liên quan đến thông tin vô tuyến, với Bộ phận tiêu chuẩn hoá viễn thông và Bộ phận phát triển viễn thông. Một khoá họp thông tin vô tuyến quyết định nghĩa vụ, điều kiện tham gia và những qui tắc áp dụng các biện pháp nói trên.
161 1. Giám đốc Văn phòng thông tin vô tuyến tổ chức và điều phối công việc của Bộ phận thông tin vô tuyến. Chức năng của Văn phòng này được cụ thể hoá trong các điều khoản của Thể lệ thông tin vô tuyến.
162 2. Đặc biệt, giám đốc:
163 (1) về các hội nghị thông tin vô tuyến:
164 a/ điều phối công việc chuẩn bị của các ban nghiên cứu và của Văn phòng, thông báo những kết quả đó cho các Thành viên, thu thập ý kiến của họ và trình hội nghị một bản báo cáo tổng hợp trong đó có thể có những đề nghị có tính chất qui chế;
165 b/ có quyền tham gia, nhưng với tư cách tư vấn, những cuộc thảo luận của khoá họp thông tin vô tuyến và của các ban nghiên cứu thông tin vô tuyến. Giám đốc sẽ tiến hành các công việc chuẩn bị cần thiết cho các hội nghị thông tin vô tuyến và các cuộc họp của Bộ phận thông tin vô tuyến có tham khảo ý kiến Văn phòng Tổng thư ký theo qui định ghi tại Điểm 94 của Công ước này, và khi thích hợp, tham khảo ý kiến của các Bộ phận khác của Liên minh và có chú ý thích đáng đến những chỉ thị của Hội đồng liên quan đến việc chuẩn bị đó;
166 c/ giúp đỡ các nước đang phát triển trong việc chuẩn bị những hội nghị thông tin vô tuyến.
167 (2) về Ủy ban soạn thảo thể lệ thông tin vô tuyến:
168 a/ dự thảo những Qui tắc về thủ tục và trình Ủy ban soạn thảo thông tin vô tuyến thông qua. Những qui tắc đó bao hàm cả những phương pháp tính và những số liệu cần thiết cho việc áp dụng những qui định của Thể lệ thông tin vô tuyến;
169 b/ thông báo cho các Thành viên Liên minh những qui tắc của Ủy ban và thu thập những nhận xét của những cơ quan chính phủ các nước về vấn đề này;
170 c/ xử lý những thông tin nhận từ những cơ quan chính phủ về việc áp dụng những qui định ghi trong Thể lệ thông tin vô tuyến, những hiệp định khu vực, và, chuẩn bị phổ biến những thông tin đó dưới dạng một văn bản thích hợp cho việc ấn hành;
171 d/ áp dụng những qui tắc được Ủy ban thông qua, chuẩn bị và công bố những kết luận trên cơ sở những qui tắc đó, và trình Ủy ban xem xét lại theo yêu cầu của một cơ quan chính phủ hoặc trường hợp không thể kết luận dựa trên qui tắc đó;
172 e/ dựa vào những qui định hiện hành của Thể lệ thông tin vô tuyến để đăng ký và phân định tần số và nếu cần thiết cả những đặc tính quĩ đạo kết hợp đồng thời cập nhật vào Bộ phiếu tham chiếu tần số quốc tế; kiểm tra lại những dữ liệu trong Bộ phiếu này để tùy trường hợp, sửa đổi hay loại trừ những dữ liệu không phản ánh được việc sử dụng thực tế của tần số sau khi có thỏa thuận với cơ quan chính phủ của nước có liên quan;
173 f/ giúp đỡ cơ quan chính phủ các nước có liên quan khi họ yêu cầu giải quyết những trường hợp nhiễu gây tổn hại và nếu cần điều tra, lập báo cáo trong đó có trình bày những khuyến nghị để Ủy ban xem xét.
174 g/ bảo đảm chức năng thư ký điều hành của Ủy ban.
175 (3) điều phối công việc của các ban nghiên cứu thông tin vô tuyến và chịu trách nhiệm tổ chức những công việc đó.
176 (4) ngoài ra, Giám đốc:
177 a/ nghiên cứu để cung cấp ý kiến tư vấn cho các Thành viên nhằm khai thác một số lớn nhất có thể được các kênh vô tuyến điện trong các miền của phổ tần số mà ở đó nhiễu gây tổn hại có thể xảy ra nhằm sử dụng công bằng, có hiệu quả và tiết kiệm quĩ đạo các vệ tinh địa tĩnh, có xét đến nhu cầu cần trợ giúp của các Thành viên, những nhu cầu đặc biệt của những nước đang phát triển cũng như hoàn cảnh địa lý đặc biệt của một số nước;
178 b/ trao đổi với các thành viên về những dữ liệu dưới một hình thức đọc tự động và những hình thức khác, lập và cập nhật những tài liệu và cơ sở dữ liệu của Bộ phận thông tin vô tuyến đồng thời dùng mọi biện pháp cần thiết để cùng Tổng thư ký cho in ấn và phát hành tài liệu trong những ngôn ngữ làm việc của Liên minh như qui định tại Điểm 172 của Hiến chương;
179 c/ duy trì những hồ sơ thiết yếu khi được yêu cầu;
180 d/ trình hội nghị thông tin vô tuyến thế giới báo cáo về hoạt động của Bộ phận thông tin vô tuyến từ hội nghị lần trước; nếu không một hội nghị thông tin vô tuyến thế giới nào được dự kiến thì làm báo cáo về hoạt động của Bộ phận trong thời kỳ hai năm sau hội nghị lần trước để trình Hội đồng và các Thành viên của Liên minh;
181 e/ lập dự trù ngân sách dựa trên chi phí tương ứng với nhu cầu của Bộ phận thông tin vô tuyến và chuyển đến Tổng thư ký để Ủy ban điều phối xem xét và đưa vào ngân sách của Liên minh.
182 3. Giám đốc lựa chọn nhân viên kỹ thuật và hành chính của Văn phòng trong phạm vi ngân sách được Hội đồng thông qua. Việc bổ nhiệm nhân viên kỹ thuật và hành chính này được Tổng thư ký quyết định sau khi thỏa thuận với Giám đốc. Quyết định chính thức về bổ nhiệm hay thải hồi thuộc về Tổng thư ký.
183 4. Giám đốc cung cấp sự giúp đỡ về kỹ thuật cho Bộ phận phát triển viễn thông trong khuôn khổ những qui định của Hiến chương và Công ước hiện hành.
Bộ phận tiêu chuẩn hóa viễn thông
Hội nghị thế giới về tiêu chuẩn hóa viễn thông
184 1. Theo Điểm 104 của Hiến chương, một hội nghị thế giới về tiêu chuẩn hóa viễn thông được triệu tập để xem xét những vấn đề chỉ liên quan đến tiêu chuẩn hóa viễn thông.
185 2. Những vấn đề mà một hội nghị thế giới về tiêu chuẩn hóa viễn thông nghiên cứu, theo đó trên các khuyến nghị được nêu lên là những vấn đề đã được thông qua theo những thủ tục của hội nghị đó hoặc được Đại hội toàn quyền, một hội nghị khác hoặc Hội đồng đưa ra trước hội nghị,
186 3. Theo những qui định ghi tại Điểm 104 của Hiến chương, hội nghị:
187 a/ xem xét các báo cáo của các ban nghiên cứu trình lên theo những qui định ghi tại Điểm 194 của Công ước và chuẩn y, sửa đổi hoặc bác bỏ những dự thảo khuyến nghị trong những báo cáo đó;
188 b/ xét thấy sự cần thiết phải hạn chế chi phí đến mức tối thiểu nguồn vốn của Liên minh để thông qua chương trình làm việc từ việc xem xét những vấn đề tồn tại đến những vấn đề mới và xác định mức độ ưu tiên, sự khẩn cấp cũng như đánh giá hậu quả về tài chính và chọn lịch trình cần thiết để thực hiện đạt kết quả;
189 c/ dựa vào chương trình làm việc đã được thông qua như nói ở Điểm 188 trên đây để quyết định về sự cần thiết của việc duy trì hoặc giải thể các ban nghiên cứu hiện thời hay thành lập những ban nghiên cứu mới và giao nhiệm vụ cho các ban đó;
190 d/ tập hợp những vấn đề một cách thực tế mà các nước đang phát triển quan tâm để tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đó tham gia nghiên cứu những vấn đề nói trên;
191 e/ xem xét và thông qua bản báo cáo của Giám đốc về những hoạt động của Bộ phận kể từ hội nghị lần trước.
Các Ban nghiên cứu về tiêu chuẩn hóa viễn thông
192 1. (1) Các ban nghiên cứu về tiêu chuẩn hóa viễn thông nghiên cứu những vấn đề và dự thảo những các khuyến nghị về các vấn đề đã được giao như những qui định ghi tại Điều 13 của Công ước này. Những khuyến nghị này được trình để thông qua hoặc tại hội nghị thế giới về tiêu chuẩn hóa viễn thông hoặc được gửi đến các cơ quan chính phủ Thành viên nếu là thời gian giữa hai hội nghị tùy theo thủ tục được hội nghị chấp nhận. Những khuyến nghị dù được thông qua bằng cách này hay cách khác đều có giá trị như nhau.
193 (2) Phù hợp với những qui định ghi ở Điểm 195 dưới đây, các ban nghiên cứu nghiên cứu vấn đề về kỹ thuật, khai thác, cước phí và dự thảo những khuyến nghị về các vấn đề đó nhằm mục đích chuẩn hóa viễn thông toàn cầu, trong đó có những khuyến nghị về kết nối những hệ thống vô tuyến điện trong những mạng viễn thông công cộng và chất lượng của những kết nối đó. Những vấn đề kỹ thuật hay khai thác chuyên về thông tin vô tuyến được trình bày ở các Điểm từ 151 đến 154 của Công ước này thuộc quyền của Bộ phận thông tin vô tuyến.
194 (3) Mỗi ban nghiên cứu soạn thảo để phục vụ cho hội nghị về tiêu chuẩn hoá viễn thông một báo cáo chỉ rõ sự tiến triển công việc của ban, những khuyến nghị được chấp nhận theo thủ tục tham khảo nói ở Điểm 192 trên đây và những khuyến nghị mới hay sửa đổi mà hội nghị cần xem xét.
195 2. Căn cứ theo những qui định ghi tại Điểm 105 của Hiến chương, Bộ phận tiêu chuẩn hoá viễn thông và Bộ phận thông tin vô tuyến thường xuyên xem lại những nhiệm vụ trình bày ở Điểm 193 và các Điểm từ 151 đến 154 của Công ước hiện hành đối với những gì liên quan đến Bộ phận thông tin vô tuyến để có một thỏa thuận chung về những thay đổi trong việc phân bổ những vấn đề nghiên cứu của hai Bộ phận. Hai Bộ phận này phải cộng tác chặt chẽ với nhau và thông qua những thủ tục cho phép xem xét và ký kết những thỏa hiệp chung một cách kịp thời và có hiệu quả. Nếu không đạt được sự thỏa thuận chung về một vấn đề thì có thể thông qua Hội đồng trình Đại hội toàn quyền quyết định.
196 3. Để hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của mình, các ban nghiên cứu về tiêu chuẩn hóa viễn thông phải quan tâm nghiên cứu một cách thích đáng những vấn đề và soạn thảo những khuyến nghị trực tiếp liên quan đến việc thành lập, sự phát triển và sự hoàn thiện viễn thông của các nước đang phát triển trên phạm vi quốc tế và khu vực. Họ tiến hành công việc của mình có xét đến một cách thích đáng công việc của các tổ chức quốc gia và khu vực cũng như các tổ chức quốc tế khác về tiêu chuẩn hóa và hợp tác với các tổ chức đó vì sự cần thiết phải giữ vị trí ưu việt của Liên minh về mặt tiêu chuẩn hóa viễn thông trên toàn thế giới.
197 4. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét các hoạt động của Bộ phận tiêu chuẩn hóa viễn thông, nên dùng những biện pháp hữu hiệu để cổ vũ việc hợp tác, phối hợp với những tổ chức tiêu chuẩn hóa viễn thông khác, với Bộ phận thông tin vô tuyến và với Bộ phận phát triển viễn thông. Một hội nghị thế giới về tiêu chuẩn hóa viễn thông quyết định những nghĩa vụ chuyên môn, những điều kiện tham gia và những Quy định về thủ tục cho việc tiến hành những biện pháp đó.
Văn phòng tiêu chuẩn hóa viễn thông
198 1. Giám đốc Văn phòng tiêu chuẩn hóa viễn thông tổ chức và điều phối công việc của Bộ phận tiêu chuẩn hóa viễn thông.
199 2. Đặc biệt, Giám đốc:
200 a/ tham khảo với chủ tịch các ban nghiên cứu về tiêu chuẩn hóa viễn thông để lập chương trình làm việc hàng năm mà hội nghị thế giới về tiêu chuẩn hóa viễn thông đã thông qua.
201 b/ có quyền tham gia nhưng với tư cách tư vấn trong các cuộc thảo luận của hội nghị thế giới và của các ban nghiên cứu về tiêu chuẩn hóa viễn thông. Giám đốc sẽ tiến hành mọi chuẩn bị cần thiết cho các hội nghị và các cuộc họp của Bộ phận tiêu chuẩn hóa viễn thông có sự tham khảo Văn phòng Tổng thư ký theo những qui định ở Điểm 94 của Công ước này và nếu cần thì tham khảo những Bộ phận khác của Liên minh đồng thời xem xét một cách thích đáng đến những chỉ thị của Hội đồng về việc chuẩn bị đó;
202 c/ xử lý thông tin của các cơ quan chính phủ Thành viên trong việc áp dụng những qui định liên quan của Thể lệ viễn thông thế giới hoặc áp dụng những quyết định của hội nghị thế giới về tiêu chuẩn hóa viễn thông và chuẩn bị, ở những nơi thích hợp, những thông tin đó dưới dạng thích hợp cho việc xuất bản;
203 d/ trao đổi với các nhân viên về những số liệu dưới dạng có thể đọc tự động hay dưới những dạng khác, lập và khi cần thiết, cập nhật những tài liệu và các cơ sở dữ liệu của Bộ phận tiêu chuẩn hóa viễn thông và dùng những biện pháp thích hợp để trao đổi với Tổng thư ký nếu cần nhằm mục đích để những tài liệu và cơ sở số liệu đó được phát hành bằng các ngôn ngữ làm việc của Liên minh phù hợp với Điểm 172 của Hiến chương;
204 e/ tường trình một báo cáo tại hội nghị thế giới về tiêu chuẩn hóa viễn thông về hoạt động của Bộ phận mình phụ trách từ hội nghị lần trước và trình Hội đồng cũng như các Thành viên của Liên minh một báo cáo về hoạt động của Bộ phận này trong thời kỳ hai năm sau hội nghị lần trước, trừ trường hợp một hội nghị thứ hai được triệu tập;
205 f/ lập dự trù ngân sách dựa trên chi phí theo nhu cầu của Bộ phận tiêu chuẩn hóa viễn thông và trình Tổng thư ký để Ủy ban điều phối xem xét và đưa vào ngân sách của Liên minh.
206 3. Giám đốc lựa chọn nhân viên kỹ thuật và hành chính của Văn phòng tiêu chuẩn hóa viễn thông trong khuôn khổ ngân sách được Hội đồng chuẩn y. Việc bổ nhiệm nhân viên kỹ thuật và hành chính do Tổng thư ký quyết định sau khi có sự thỏa thuận với Giám đốc. Quyết định chính thức về bổ nhiện hay miễn nhiệm thuộc về Tổng thư ký.
207 4. Giám đốc cung cấp sự giúp đỡ về kỹ thuật cần thiết cho Bộ phận phát triển viễn thông trong phạm vi những qui định của Hiến chương và Công ước.
Các hội nghị phát triển viễn thông
208 1. Phù hợp với những qui định ghi tại Điểm 118 của Hiến chương, vai trò của các hội nghị phát triển viễn thông là:
209 a/ các hội nghị thế giới về phát triển viễn thông lập những chương trình làm việc và chỉ thị để xác định những vấn đề và sự ưu tiên liên quan đến việc phát triển viễn thông và đề xuất phương hướng về chương trình làm việc cho Bộ phận phát triển viễn thông. Có thể thành lập các ban nghiên cứu nếu có nhu cầu;
210 b/ các hội nghị khu vực về phát triển viễn thông có thể cung cấp ý kiến tư vấn cho Văn phòng phát triển viễn thông về nhu cầu và đặc điểm riêng về viễn thông của khu vực liên quan; các hội nghị khu vực có thể trình những khuyến nghị lên các hội nghị thế giới về phát triển viễn thông;
211 c/ các hội nghị về phát triển viễn thông phải định ra những mục tiêu và chiến lược phát triển cân đối của viễn thông thế giới và khu vực, chú ý đặc biệt đến việc mở rộng và hiện đại hóa những mạng và dịch vụ viễn thông của các nước đang phát triển cũng như việc huy động những nguồn vốm cần thiết để đạt mục đích đó. Các hội nghị đó là một diễn đàn để xem xét những vấn đề về chính sách, về tổ chức, khai thác, về qui chế, kỹ thuật, tài chính và về những mặt có liên quan khác kể cả việc tìm kiếm những nguồn tài chính mới và cách sử dụng;
212 d/ Các hội nghị thế giới và khu vực về phát triển viễn thông xem xét những báo cáo và đánh giá những hoạt động của Bộ phận phát triển viễn thông theo thẩm quyền của hội nghị; các hội nghị đó cũng có thể xem xét những vấn đề phát triển viễn thông liên quan đến hoạt động của những Bộ phận khác trong Liên minh.
213 2. Dự thảo chương trình nghị sự của các hội nghị phát triển viễn thông do Giám đốc Văn phòng phát triển viễn thông lập ra; dự thảo chương trình này được Tổng thư ký trình Hội đồng chuẩn y với sự tán thành của đa số Thành viên của Liên minh nếu là hội nghị thế giới, hoặc đa số Thành viên Liên minh thuộc khu vực liên quan nếu là hội nghị khu vực nhưng phải phù hợp với những qui định của Điểm 47 của Công ước.
Các Ban nghiên cứu phát triển viễn thông
214 1. Các ban nghiên cứu phát triển viễn thông nghiên cứu những vấn đề phát triển viễn thông kể cả những vấn đề nêu ở Điểm 211 của Công ước mà các nước đang phát triển quan tâm. Các ban nghiên cứu có số lượng hạn chế và được thành lập trong một thời kỳ nhất định phù hợp với nguồn tài chính có sẵn. Các ban này có những nhiệm vụ riêng, giải quyết những vấn đề có một lợi ích ưu tiên đối với các nước đang phát triển và hướng theo nhiệm vụ được giao.
215 2. Căn cứ theo những qui định ghi ở Điểm 119 của Hiến chương, Bộ phận thông tin vô tuyến, Bộ phận tiêu chuẩn hóa viễn thông và Bộ phận phát triển viễn thông thường xuyên xem lại những vấn đề được nghiên cứu để có sự thống nhất trong việc bố trí công việc, điều hòa nỗ lực và nâng cao việc phối hợp giữa các Bộ phận. Các Bộ phận đó thông qua những thủ tục để tiến hành xem xét đó và để đạt được sự thống nhất nói trên một cách kịp thời và có hiệu quả.
Văn phòng phát triển viễn thông và Ủy ban tư vấn về phát triển viễn thông
216 1. Giám đốc Văn phòng phát triển viễn thông tổ chức và điều phối công việc của Bộ phận phát triển viễn thông.
217 2. Đặc biệt, Giám đốc:
218 a/ có quyền tham gia nhưng với tư cách tư vấn trong các cuộc thảo luận của hội nghị phát triển viễn thông và các ban nghiên cứu phát triển viễn thông. Giám đốc tiến hành những chuẩn bị cần thiết cho các hội nghị và các cuộc họp của Bộ phận phát triển viễn thông có sự tham khảo Văn phòng tổng hợp theo những qui định ở Điểm 94 của Công ước này và khi thích hợp, tham khảo những Bộ phận khác của Liên minh với sự chú ý thích đáng đến những chỉ thị của Hội đồng để tiến hành các chuẩn bị trên;
219 b/ xử lý thông tin của các cơ quan chính phủ Thành viên trong việc áp dụng những nghị quyết và quyết định liên quan của Đại hội toàn quyền và các hội nghị thế giới về phát triển viễn thông và chuẩn bị, ở những nơi thích hợp, những thông tin đó dưới một dạng thích hợp để phát hành;
220 c/ trao đổi với các nhân viên về những số liệu dưới dạng có thể đọc tự động hay dưới những dạng khác, lập và khi cần thiết, cập nhật những tài liệu và các cơ sở dữ liệu của Bộ phận phát triển viễn thông và dùng những biện pháp thích hợp để trao đổi với Tổng thư ký nếu cần nhằm mục đích để những tài liệu và cơ sở số liệu đó được phát hành bằng các ngôn ngữ làm việc của Liên minh phù hợp với Điểm 172 của Hiến chương;
221 d/ cùng cộng tác với Văn phòng tổng hợp và những Bộ phận khác của Liên minh để thu thập và chuẩn bị phát hành những thông tin về kỹ thuật và hành chính đặc biệt có lợi cho những nước đang phát triển để giúp đỡ họ cải tiến mạng viễn thông. Hướng những nước đó quan tâm đến những khả năng có thể nhận được trợ giúp của các chương trình quốc tế đặt dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc;
222 e/ tường trình một báo cáo tại hội nghị thế giới về phát triển viễn thông về hoạt động của Bộ phận mình phụ trách từ hội nghị lần trước và trình Hội đồng cũng như các Thành viên của Liên minh một báo cáo về hoạt động của Bộ phận này trong thời kỳ hai năm sau hội nghị lần trước;
223 f/ lập dự trù ngân sách dựa trên chi phí theo nhu cầu của Bộ phận phát triển viễn thông và trình Tổng thư ký để Ủy ban điều phối xem xét và đưa vào ngân sách của Liên minh.
224 3. Giám đốc cộng tác với những viên chức khác đã được bầu để tăng cường vai trò xúc tác của Liên minh nhằm mục đích khuyến khích sự phát triển viễn thông; Giám đốc tiến hành các thảo thuận cần thiết và cộng tác với Giám đốc Văn phòng liên quan để triệu tập những cuộc họp thông tin liên quan đến các hoạt động của Bộ phận đó.
225 4. Theo yêu cầu của các Thành viên liên quan cũng như với sự giúp đỡ của Giám đốc các Văn phòng khác và nếu có thể, của Tổng thư ký, Giám đốc tiến hành nghiên cứu và cho ý kiến về những vấn đề liên quan đến viễn thông quốc gia của họ. Trong trường hợp có nhiều giải pháp tương đương về kỹ thuật thì những yếu tố kinh tế có thể được xem xét.
226 5. Giám đốc lựa chọn nhân viên kỹ thuật và hành chính của Văn phòng phát triển viễn thông trong khuôn khổ ngân sách được Hội đồng chuẩn y. Việc bổ nhiệm nhân viên kỹ thuật và hành chính do Tổng thư ký quyết định sau khi có sự thỏa thuận với Giám đốc. Quyết định chính thức về bổ nhiện hay miễn nhiệm thuộc về Tổng thư ký.
227 6. Một ủy ban tư vấn về phát triển viễn thông được thành lập và những thành viên ủy ban do Giám đốc bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của Tổng thư ký. Ủy ban gồm những nhân vật được chọn theo một sự phân bổ rộng rãi và công bằng về lợi ích và khả năng phát triển viễn thông; Ủy ban bầu Chủ tịch trong số các thành viên của mình. Ủy ban tư vấn cho Giám đốc-người tham gia các cuộc họp của Ủy ban về những vấn đề ưu tiên và chiến lược cần vận dụng trong phạm vi phát triển những hoạt động viễn thông của Liên minh. Đặc biệt Uỷ ban kiến nghị những biện pháp nhằm cổ vũ việc hợp tác và phối hợp với những tổ chức khác chịu trách nhiệm về việc phát triển viễn thông.
Những qui định chung cho ba Bộ phận
228 1. Tổng thư ký và Giám đốc các Văn phòng khuyến khích những thực thể và những tổ chức sau đây tham gia rộng rãi vào hoạt động của Liên minh:
229 a/ các tổ chức khai thác, cơ quan khoa học hay công nghiệp và cơ quan tài chính hay phát triển được Thành viên liên quan chuẩn y;
230 b/ các tổ chức khác liên quan đến vấn đề viễn thông được Thành viên liên quan chuẩn y;
231 c/ các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế khác về viễn thông, về tiêu chuẩn hoá, về tài chính hay về phát triển.
232 2. Giám đốc các Văn phòng làm việc có sự cộng tác chặt chẽ với các thực thể và các tổ chức được chấp nhận tham gia vào công việc của một hay nhiều Bộ phận của Liên minh.
233 3. Đơn xin tham gia công việc của một Bộ phận do một thực thể trình bày như nêu ở Điểm 229 trên đây theo những qui định hiện hành của Hiến chương và Công ước này, được Thành viên liên quan chuẩn y và gửi đến Tổng thư ký.
234 4. Đơn của một thực thể nêu ở Điểm 230 trên đây do thành viên liên quan giới thiệu được giải quyết theo thủ tục của Hội đồng. Đơn phù hợp với thủ tục nói trên sẽ được Hội đồng xem xét.
235 5. Đơn xin tham gia công việc của một Bộ phận do một thực thể hay một tổ chức nêu Điểm 231 trên đây trình bày (trừ những tổ chức nói ở các Điểm 260 và 261 của Công ước này) được chuyển đến Tổng thư ký và giải quyết theo thủ tục do Hội đồng qui định.
236 6. Đơn xin tham gia công việc của một Bộ phận do một tổ chức nêu ở các Điểm từ 260 đến 262 của Công ước này trình bày được chuyển đến Tổng thư ký và tổ chức liên quan được ghi vào danh sách nêu ở Điểm 237 dưới đây.
237 7. Tổng thư ký lập và cập nhật cho mỗi Bộ phận, danh sách của tất cả các thực thể và tổ chức nói ở Điểm từ 229 đến 231 cũng như ở các Điểm từ 260 đến 262 của Công ước này đã được chấp nhận tham gia công việc của các Bộ phận. Tổng thư ký công bố từng danh sách vào những khoảng thời gian thích hợp và báo cho tất cả các Thành viên và Giám đốc các Văn phòng liên quan được biết. Giám đốc này báo cho các thực thể và tổ chức liên quan biết việc giải quyết đơn của họ.
238 8. Các thực thể và tổ chức ghi trong danh sách nói tại Điểm 237 trên đây cũng được gọi là "thành viên" các Bộ phận của Liên minh; điều kiện tham gia công việc của các Bộ phận được trình bày trong Điều này, trong Điều 33 và trong những qui định hiện hành khác của Công ước này. Những qui định ghi trong Điều 3 của Hiến chương không được áp dụng cho họ.
239 9. Một thực thể hay một tổ chức nói tại Điểm 229 hoặc 230 có thể hoạt động nhân danh Thành viên đã thừa nhận thực thể hay tổ chức đó nếu Thành viên này thông báo cho Giám đốc Văn phòng liên quan biết họ đã ủy quyền cho tổ chức nói trên.
240 10. Mọi thực thể hay tổ chức được phép tham gia công việc của một Bộ phận có quyền bãi bỏ việc tham gia bằng một thông báo gửi đến Tổng thư ký. Thành viên liên quan cũng có quyền đề nghị bãi bỏ sự tham gia của thực thể nói trên. Việc bãi bỏ này có hiệu lực sau thời hạn một năm kể từ ngày Tổng thư ký nhận được thông báo.
241 11. Tổng thư ký loại bỏ khỏi danh sách nói trên các thực thể và tổ chức không còn được phép tham gia công việc của một Bộ phận, theo những tiêu chuẩn và thủ tục đã được Hội đồng đề ra.
Điều khiển công việc của các Ban nghiên cứu
242 1. Khoá họp thông tin vô tuyến, hội nghị thế giới về tiêu chuẩn hóa viễn thông và hội nghị thế giới về phát triển viễn thông bổ nhiệm một chủ tịch cho mỗi ban nghiên cứu và, theo nguyên tắc, chỉ một phó chủ tịch. Khi bổ nhiệm những chủ tịch và phó chủ tịch, cần căn cứ đặc biệt theo tiêu chuẩn năng lực và yêu cầu phân bổ công bằng theo vùng địa lý cũng như căn cứ sự cần thiết giúp cho các nước đang phát triển tham gia một cách có hiệu quả.
243 2. Nếu khối lượng công việc của các ban nghiên cứu đòi hỏi, các khóa họp hoặc hội nghị bổ nhiệm những phó chủ tịch nếu xét thấy cần thiết nhưng theo nguyên tắc, không được quá hai người.
244 3. Nếu trong thời gian giữa hai khóa họp hoặc hai hội nghị của Bộ phận liên quan, chủ tịch một ban nghiên cứu không có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình và nếu chỉ có một phó chủ tịch thì phó chủ tịch giữ vị trí của chủ tịch. Trường hợp một ban nghiên cứu có nhiều phó chủ tịch thì trong phiên họp tiếp sau, ban bầu ra trong số họ một chủ tịch và, nếu cần thiết, một phó chủ tịch mới. Ban nghiên cứu cũng bầu một phó chủ tịch mới nếu một trong các phó chủ tịch không thực hiện được công việc được giao trong thời kỳ đó.
245 4. Những công việc giao cho các ban nghiên cứu, trong phạm vi có thể, được giải quyết qua thư, nhờ những phương tiện thông tin hiện đại.
246 5. Sau khi tham khảo ý kiến Tổng thư ký và sau khi điều phối công việc như đã nói trong Hiến chương và Công ước, Giám đốc Văn phòng từng Bộ phận, căn cứ theo những quyết định của hội nghị hoặc khóa họp có thẩm quyền, thiết lập một kế hoạch tổng quát về những cuộc họp của các ban nghiên cứu.
247 6. Các ban nghiên cứu dùng những biện pháp có thể để đạt được sự thông qua của các Thành viên về những khuyến nghị đưa ra giữa hai hội nghị. Những thủ tục cần áp dụng để đạt được sự thông qua này là những thủ tục được khóa họp hay hội nghị có thẩm quyền thông qua. Những khuyến nghị được thông qua như vậy có giá trị như các khuyến nghị được chính hội nghị chuẩn y.
248 7. Nếu cần thiết, những nhóm làm việc hỗn hợp có thể được thành lập để nghiên cứu những vấn đề đòi hỏi việc tham gia của nhiều chuyên gia thuộc nhiều ban nghiên cứu.
249 8. Giám đốc Văn phòng liên quan gửi báo cáo cuối cùng của các ban nghiên cứu, kể cả danh sách những khuyến nghị đã được thông qua phù hợp với Điểm 247 trên đây đến các cơ quan chính phủ Thành viên, tổ chức và thực thể tham gia công việc của Bộ phận. Những bản báo cáo đó được gửi trong thời hạn càng sớm càng tốt và, trong mọi trường hợp, kịp để đến tay người nhận ít nhất một tháng trước ngày có cuộc họp có thẩm quyền tiếp theo.
ĐIỀU 21
Những khuyến nghị từ một hội nghị gửi đến một hội nghị khác
250 1. Mọi hội nghị có thể trình những khuyến nghị thuộc lĩnh vực thẩm quyền của mình đến một hội nghị khác của Liên minh.
251 2. Những khuyến nghị đó được gửi đúng thời hạn đến Tổng thư ký để được tập hợp, sắp xếp và chuyển đi phù hợp với các điều kiện ghi tại Điểm 320 của Công ước này.
ĐIỀU 22
Quan hệ giữa các Bộ phận với nhau và với các Tổ chức quốc tế
252 1. Sau khi có những tham khảo thích hợp và điều phối công việc như đã nói trong Hiến chương, Công ước và trong những quyết định của các hội nghị hoặc các khóa họp có thẩm quyền, Giám đốc các Văn phòng có thể quyết định tổ chức những cuộc họp hỗn hợp của các ban nghiên cứu thuộc hai hay ba Bộ phận nhằm mục đích tiến hành những nghiên cứu và chuẩn bị những khuyến nghị về các vấn đề có lợi ích chung. Những khuyến nghị đó được trình lên các hội nghị hoặc các khóa họp có thẩm quyền của các Bộ phận liên quan.
253 2. Tại những hội nghị hoặc cuộc họp của một Bộ phận, với tư cách tư vấn Tổng thư ký, phó Tổng thư ký, Giám đốc các Văn phòng của các Bộ phận khác hay những đại diện của họ cũng như những thành viên Uỷ ban dự thảo Thể lệ thông tin vô tuyến có thể tham dự. Khi cần thiết, các hội nghị hay cuộc họp có thể mời với tư cách tư vấn, những đại diện của Văn phòng tổng hợp hay của mọi Bộ phận khác mà trước đó họ không xét thấy cần thiết phải tham gia.
254 3. Khi một Bộ phận được mời tham gia một cuộc họp của một tổ chức quốc tế, Giám đốc Bộ phận đó được phép, căn cứ theo những qui định tại Điểm 107 của Công ước này, để bảo đảm việc đại diện của mình với tư cách tư vấn.
CHƯƠNG II
Những qui định chung về các hội nghị
ĐIỀU 23
Việc mời và tham gia các Đại hội toàn quyền khi có một chính phủ mời
255 1. Sau khi tham khảo ý kiến của chính phủ đứng ra mời, địa điểm và thời gian chính xác của hội nghị được xác định phù hợp với những qui định ở Điều 1 của Công ước này.
256 2. (1) Một năm trước ngày khai mạc hội nghị, chính phủ mời gửi giấy mời đến chính phủ của mỗi Thành viên Liên minh.
257 (2) Những giấy mời đó có thể được gửi trực tiếp đến các chính phủ hoặc thông qua Tổng thư ký hoặc qua một chính phủ trung gian.
258 3. Tổng thư ký sẽ mời những cơ quan sau đây gửi quan sát viên đến dự:
259 a/ Tổ chức Liên hiệp quốc;
260 b/ những tổ chức viễn thông khu vực đã nêu ở Điều 43 của Hiến chương;
261 c/ những tổ chức liên chính phủ khai thác các hệ thống vệ tinh;
262 d/ những cơ quan chuyên môn hóa của Liên hiệp quốc cũng như tổ chức quốc tế về năng lượng nguyên tử.
262bis e/ những thực thể và tổ chức nói tại Điểm 229 của Công ước này và những tổ chức của một nhân vật quốc tế đại diện cho những thực thể và tổ chức như thế.
263 4. (1) Thư trả lời của các Thành viên phải được gửi đến chính phủ mời một tháng trước ngày khai mạc hội nghị;nội dung thư cho biết càng nhiều càng tốt về các chi tiết của thành phần đoàn.
CHƯƠNG II
Những qui định chung về các hội nghị
ĐIỀU 23
Việc mời và tham gia các Đại hội toàn quyền khi có một chính phủ mời
255 1. Sau khi tham khảo ý kiến của chính phủ đứng ra mời, địa điểm và thời gian chính xác của hội nghị được xác định phù hợp với những qui định ở Điều 1 của Công ước này.
256 2. (1) Một năm trước ngày khai mạc hội nghị, chính phủ mời gửi giấy mời đến chính phủ của mỗi Thành viên Liên minh.
257 (2) Những giấy mời đó có thể được gửi trực tiếp đến các chính phủ hoặc thông qua Tổng thư ký hoặc qua một chính phủ trung gian.
258 3. Tổng thư ký mời những tổ chức sau đây gửi quan sát viên đến dự:
259 a/ Tổ chức Liên hiệp quốc;
260 b/ những tổ chức viễn thông khu vực đã nêu ở Điều 43 của Hiến chương;
261 c/ những tổ chức liên chính phủ khai thác các hệ thống vệ tinh;
262 d/ những cơ quan chuyên môn hóa của Liên hiệp quốc cũng như tổ chức quốc tế về năng lượng nguyên tử.
263 4. (1) Thư trả lời của các Thành viên phải được gửi đến chính phủ mời một tháng trước ngày khai mạc hội nghị;nội dung thư cho biết càng nhiều càng tốt về các chi tiết của thành phần đoàn.
264 (1) Thư trả lời của các Thành viên có thể được gửi trực tiếp đến chính phủ mời hoặc thông qua Tổng thư ký hoặc qua một chính phủ trung gian.
265 (3) Thư trả lời của các tổ chức và các cơ quan nói ở các Điểm từ 259 đến 262 trên đây phải được gửi đến Tổng thư ký một tháng trước ngày khai mạc hội nghị.
266 5. Văn phòng tổng hợp cũng như ba Văn phòng chuyên môn của Liên minh có quyền dự hội nghị với tư cách tư vấn.
267 6. Được tham gia các Đại hội toàn quyền gồm có:
268 a/ các đoàn đại biểu;
269 b/ những quan sát viên của các tổ chức và cơ quan được mời phù hợp với các Điểm từ 259 đến 262bis trên đây.
ĐIỀU 24
Việc mời và tham gia các hội nghị thông tin vô tuyến khi có một chính phủ mời
270 1. Sau khi tham khảo ý kiến của chính phủ đứng ra mời, địa điểm và thời gian chính xác của hội nghị được xác định phù hợp với những qui định ở Điều 3 của Công ước này.
271 2. (1) Những qui định ở các Điểm từ 256 đến 265 của Công ước này, trừ Điểm 262bis được áp dụng cho các hội nghị thông tin vô tuyến.
272 (2) Các Thành viên của Liên minh thông báo cho các tổ chức khai thác được mình thừa nhận về giấy mời tham dự một hội nghị thông tin vô tuyến mà Thành viên đã nhận.
273 3. (1) Sau khi thỏa thuận với Hội đồng hoặc theo đề nghị của Hội đồng, chính phủ mời có thể gửi thư mời các tổ chức quốc tế không phải là những tổ chức nói ở các Điểm từ 259 đến 262 của Công ước này cử quan sát viên tham dự hội nghị với tư cách tư vấn.
274 (2) Các tổ chức quốc tế nói ở Điểm 273 trên đây gửi đến chính phủ mời một đơn xin dự hội nghị trong một thời hạn hai tháng kể từ ngày thông báo.
275 (3) Chính phủ mời tập hợp các đơn xin tham dự và chính hội nghị quyết định cho dự hay không.
276 4. Được tham gia các hội nghị thông tin vô tuyến gồm có:
277 a/ các đoàn đại biểu;
278 b/ những quan sát viên của các tổ chức và cơ quan được mời như nói tại các Điểm từ 259 đến 262 của Công ước này.
279 c/ các quan sát viên của các tổ chức quốc tế được chấp nhận theo những qui định ghi tại các Điểm từ 273 đến 275 trên đây;
280 d/ các quan sát viên đại diện các tổ chức khai thác được chấp nhận tham gia các ban nghiên cứu thông tin vô tuyến theo những qui định ghi ở Điều 19 của Công ước này và được Thành viên liên quan cho phép;
281 e/ những viên chức được bầu khi hội nghị giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền của họ và những thành viên Ủy ban soạn thảo Thể lệ thông tin vô tuyến được phép tham gia với tư cách tư vấn;
282 f/ những quan sát viên của các Thành viên Liên minh tham dự nhưng không có quyền bầu cử hội nghị khu vực về thông tin vô tuyến của một khu vực khác với khu vực của những Thành viên nói trên.
ĐIỀU 25
283 1. Sau khi tham khảo ý kiến của chính phủ đứng ra mời, địa điểm và thời gian chính xác của khóa họp hoặc hội nghị được xác định phù hợp với những qui định ở Điều 3 của Công ước này.
284 2. Sau khi tham khảo ý kiến của Giám đốc Văn phòng liên quan, Tổng thư ký gửi giấy mời trước một năm so với ngày khai mạc khóa họp hay hội nghị đến:
285 a/ cơ quan chính phủ của từng Thành viên Liên minh;
286 b/ mọi thực thể và tổ chức được chấp nhận tham gia công việc của Bộ phận liên quan theo những qui định ghi tại Điều 19 Công ước này;
287 c/ các tổ chức viễn thông khu vực nêu ở Điều 43 của Hiến chương;
288 d/ những tổ chức liên chính phủ khai thác các hệ thống vệ tinh;
289 e/ mọi tổ chức khu vực hay tổ chức quốc tế khác chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề mà khóa họp hay hội nghị quan tâm.
290 3. Ngoài ra, Tổng thư ký mời những tổ chức hay cơ quan sau đây gửi quan sát viên đến dự:
291 a/ Tổ chức Liên hiệp quốc;
292 b/ các cơ quan chuyên môn của Liên hiệp quốc và tổ chức quốc tế về năng lượng nguyên tử.
293 4. Thư trả lời phải được gửi đến Tổng thư ký ít nhất một tháng trước ngày khai mạc khóa họp hay hội nghị; nội dung thư phải thông báo càng nhiều chi tiết càng tốt về thành phần đoàn đại biểu hay đại diện.
294 5. Văn phòng tổng hợp và các viên chức được bầu của Liên minh có quyền tham gia khóa họp hay hội nghị nhưng chỉ với tư cách tư vấn.
295 6. Được tham gia khóa họp hay hội nghị bao gồm:
296 a/ các đoàn đại biểu;
297 b/ những quan sát viên của các tổ chức hay cơ quan được mời theo những qui định của các Điểm từ 287 đến 289, 291 và 292 trên đây;
298 c/ đại diện các thực thể và các tổ chức nói ở Điểm 286 trên đây.
ĐIỀU 26
Thủ tục triệu tập hay hủy bỏ những hội nghị hay khóa họp thông tin vô tuyến thế giới
theo yêu cầu của Thành viên Liên minh hay theo đề nghị của Hội đồng
299 1. Những thủ tục trình bày trong những qui định sau đây được áp dụng cho việc triệu tập một hội nghị thế giới thứ hai về chuẩn hóa viễn thông trong khoảng thời gian giữa hai đại hội toàn quyền liên tiếp, và cho việc xác định địa điểm và thời gian chính xác của hội nghị đó, hay cho việc hủy bỏ một hội nghị thứ hai hoặc một khoá họp thứ hai về thông tin vô tuyến.
300 2. (1) Những Thành viên của Liên minh mong muốn triệu tập một hội nghị thứ hai về tiêu chuẩn hóa viễn thông phải thông báo cho Tổng thư ký đồng thời cũng chỉ rõ địa điểm và thời gian của hội nghị.
301 (2) Tổng thư ký khi nhận được những đơn đề nghị của ít nhất 1/4 số Thành viên Liên minh phải thông báo cho tất cả các Thành viên bằng những phương tiện thông tin thích hợp nhất để yêu cầu họ cho biết, trong một thời hạn 6 tuần, họ có chấp nhận đề nghị đó hay không.
302 (3) Nếu đa số Thành viên, được xác định theo những qui định ghi ở Điểm 47 của Công ước này đồng ý với đề nghị nói trên, có nghĩa là cùng chấp nhận địa điểm và thời gian đã đưa ra, Tổng thư ký thông báo ngay cho tất cả các Thành viên bằng những phương tiện viễn thông thích hợp nhất.
303 (4) Nếu đề nghị được chấp nhận và hội nghị họp tại một địa điểm ngoài trụ sở của Liên minh thì Tổng thư ký, sau khi thỏa thuận với chính phủ đứng ra mời, tiến hành các biện pháp cần thiết để triệu tập hội nghị.
304 (5) Nếu toàn bộ đề nghị (địa điểm và thời gian) không được đa số Thành viên nói tại Điểm 47 của Công ước này chấp nhận, Tổng thư ký chuyển các thư trả lời đến các Thành viên Liên minh và mời họ phát biểu một lần cuối cùng, trong một thời hạn 6 tuần tính từ ngày nhận được thông báo về điểm hay những điểm tranh luận.
305 (6) Những điểm tranh luận này coi như được chấp nhận nếu đa số Thành viên nói tại Điểm 47 của Công ước thông qua.
306 3. (1) Mọi Thành viên của Liên minh muốn một hội nghị thế giới thứ hai hay một khóa họp thứ hai về thông tin vô tuyến bị hủy bỏ, phải thông báo cho Tổng thư ký. Tổng thư ký, khi nhận được những đơn đề nghị của ít nhất 1/4 số Thành viên Liên minh phải thông báo cho tất cả các Thành viên bằng những phương tiện thông tin thích hợp nhất để yêu cầu họ cho biết, trong một thời hạn 6 tuần, họ có chấp nhận đề nghị đó hay không.
307 (2) Nếu đa số Thành viên, được xác định theo những qui định ghi ở Điểm 47 của Công ước này đồng ý với đề nghị nói trên, Tổng thư ký thông báo ngay cho tất cả các Thành viên bằng những phương tiện viễn thông hợp lý nhất và hội nghị hay khóa họp sẽ bị hủy.
308 4. Những thủ tục được trình bày ở các Điểm từ 301 đến 307 trên đây, trừ Điểm 306 đều được áp dụng khi đề nghị triệu tập một hội nghị thế giới thứ hai về tiêu chuẩn hóa viễn thông hoặc hủy bỏ một hội nghị thế giới thứ hai hay một khóa họp thứ hai về thông tin vô tuyến do Hội đồng đề nghị.
309 5. Mọi Thành viên của Liên minh muốn một hội nghị thế giới về viễn thông quốc tế được triệu tập phải có đề nghị trình lên Đại hội toàn quyền; chương trình nghị sự, địa điểm và thời gian chính xác của hội nghị được xác định theo những qui định của Điều 3 Công ước này.
ĐIỀU 27
Thủ tục triệu tập những hội nghị khu vực theo yêu cầu của
Thành viên Liên minh hay theo đề nghị của Hội đồng
310 Đối với các hội nghị khu vực, thủ tục nói ở các Điểm từ 300 đến 305 của Công ước được áp dụng chỉ cho những Thành viên thuộc khu vực liên quan. Nếu việc triệu tập hội nghị tiến hành theo sáng kiến của Thành viên khu vực, chỉ cần Tổng thư ký nhận được những đơn đề nghị từ 1/4 Thành viên khu vực. Thủ tục trình bày ở các Điểm từ 301 đến 305 của Công ước này cũng được áp dụng khi đề nghị triệu tập một hội nghị khu vực do Hội đồng đề nghị.
ĐIỀU 28
Những qui định đối với các hội nghị khi không có chính phủ mời
311 Khi một hội nghị được triệu tập mà không có chính phủ mời thì những qui định của các Điều 23, 24 và 25 của Công ước này được áp dụng. Tổng thư ký, sau khi có sự thỏa thuận với chính phủ Liên bang Thụy sĩ, sử dụng những qui định cần thiết để triệu tập và tổ chức hội nghị tại trụ sở của Liên minh.
ĐIỀU 29
Thay đổi địa điểm và thời gian hội nghị
312 1. Những qui định của các Điều 26 và 27 Công ước này liên quan đến việc triệu tập một hội nghị được áp dụng tương tự khi phải thay đổi địa điểm hay thời gian của một hội nghị theo yêu cầu của Thành viên Liên minh hay theo đề nghị của Hội đồng. Tuy nhiên những thay đổi như vậy chỉ có thể được chấp nhận nếu đa số Thành viên nói ở Điểm 47 của Công ước này thông qua.
313 2. Mọi thành viên đề nghị thay đổi địa điểm hoặc thời gian của một hội nghị phải có sự ủng hộ của một số lượng cần thiết các Thành viên khác.
314 3. Nếu được, Tổng thư ký cho biết trong thông báo nói ở Điểm 301 của Công ước này, những hậu quả về tài chính có thể có do việc thay đổi địa điểm hay thời gian, chẳng hạn như những chi phí đã đặt để chuẩn bị hội nghị tại địa điểm đã dự kiến ban đầu.
ĐIỀU 30
Thời hạn và điều kiện để gửi đề nghị và báo cáo đến các hội nghị
315 1. Những qui định của Điều này được áp dụng cho các đại hội toàn quyền, hội nghị thế giới và khu vực về thông tin vô tuyến và hội nghị thế giới về viễn thông quốc tế.
316 2. Ngay sau khi gửi giấy mời, Tổng thư ký yêu cầu các Thành viên gửi những đề nghị của họ về công việc chuẩn bị hội nghị ít nhất là 4 tháng trước ngày khai mạc.
317 3. Mọi đề nghị liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung văn bản của Hiến chương hay Công ước này, hay việc sửa đổi thể lệ hành chính, phải có những tham chiếu về các phần của văn bản cần sửa đổi hay bổ sung. Những lý do để đề nghị sửa đổi, bổ sung phải được chỉ rõ trong từng trường hợp và càng ngắn gọn càng tốt.
318 4. Mọi đề nghị nhận được từ một Thành viên Liên minh được Tổng thư ký ghi chú để chỉ rõ nguồn gốc văn bản bằng ký hiệu được Liên minh đặt cho Thành viên đó. Khi một đề nghị được nhiều Thành viên đồng trình thì trong phạm vi cho phép, đề nghị đó được ghi chú bằng ký hiệu của mỗi Thành viên.
319 5. Tổng thư ký lần lượt thông báo những đề nghị trên đến tất cả Thành viên khi nhận được văn bản đề nghị đó.
320 6. Tổng thư ký tập hợp và sắp xếp những đề nghị của Thành viên và lần lượt gửi đến tất cả các Thành viên sau khi nhận được văn bản đề nghị nhưng ít nhất là hai tháng trước ngày khai mạc hội nghị. Các viên chức được bầu cũng như các viên chức của Liên minh, các quan sát viên và các đại diện được phép tham dự hội nghị theo những qui định hiện hành của Công ước này nhưng không được trình những đề nghị đó lên hội nghị.
321 7. Tổng thư ký cũng tập hợp những bản báo cáo của các Thành viên, của Hội đồng và của các Bộ phận của Liên minh cũng như những khuyến nghị của các hội nghị và chuyển đến các Thành viên cùng với báo cáo của Tổng thư ký ít nhất là 4 tháng trước ngày khai mạc hội nghị.
322 8. Những đề nghị nhận được sau ngày giới hạn nói ở Điểm 316 trên đây được Tổng thư ký thông báo cho tất cả các Thành viên nếu thấy kịp thời gian.
323 9. Những qui định của Điều này được áp dụng không làm phương hại đến những qui định liên quan đến thủ tục sửa đổi, bổ sung ghi trong Điều 55 của Hiến chương và Điều 42 của Công ước này.
ĐIỀU 31
324 1. Đoàn đại biểu được một Thành viên của Liên minh cử đến dự một Đại hội toàn quyền, một hội nghị thông tin vô tuyến hay một hội nghị thế giới về viễn thông quốc tế phải được ủy quyền phù hợp với những qui định ghi tại các Điểm từ 325 đến 331 dưới đây.
325 2. (1) Các đoàn đại biểu dự đại hội toàn quyền phải có ủy nhiệm thư do Nguyên thủ quốc gia hay Người đứng đầu chính phủ hay Bộ trưởng Bộ ngoại giao ký.
326 (2) Các đoàn đại biểu dự các hội nghị khác như nói tại Điểm 324 trên đây phải có ủy nhiệm thư do Nguyên thủ quốc gia hay Người đứng đầu chính phủ hay Bộ trưởng Bộ ngoại giao hoặc do Bộ trưởng có thẩm quyền về các vấn đề sẽ giải quyết tại hội nghị ký.
327 (3) Với điều kiện có xác nhận của một trong các nhà chức trách nêu ở Điểm 325 hay 326 trên đây trước khi ký Văn kiện cuối cùng, một đoàn đại biểu có thể tạm thời được ủy quyền bỡi Trưởng phái đoàn ngoại giao của Thành viên liên quan bên cạnh chính phủ chủ nhà hay do Trưởng phái đoàn đại diện thường trực của Thành viên liên quan bên cạnh Liên hợp quốc ở Geneve nếu hội nghị được tổ chức tại Liên bang Thụy sĩ.
328 3. Những uỷ nhiệm thư được chấp nhận nếu chúng được một trong những nhà chức trách có thẩm quyền nói ở các Điểm từ 325 đến 327 trên đây ký đồng thời đáp ứng được một trong những tiêu chuẩn sau đây:
329 - giao toàn quyền cho đoàn đại biểu;
330 - cho phép đoàn được đại diện toàn quyền cho chính phủ của mình;
331 - cho phép đoàn hay một số thành viên của đoàn được quyền ký Văn kiện cuối cùng.
332 4. (1) Một đoàn đại biểu có uỷ nhiệm thư được phiên họp toàn thể thừa nhận đúng thủ tục thì có đủ tư cách thực hiện quyền bầu cử của Thành viên liên quan theo những qui định nói ở các Điểm 169 và 210 của Hiến chương và có quyền ký những Văn kiện cuối cùng.
333 (2) Một đoàn đại biểu có uỷ nhiệm thư không được phiên họp toàn thể thừa nhận đúng thủ tục thì không đủ tư cách thực hiện quyền bầu cử cũng như ký Văn kiện cuối cùng cho đến khi được thừa nhận đúng thủ tục.
334 5. Ủy quyền thư phải được gửi đến ban thư ký hội nghị càng sớm càng tốt. Ban kiểm tra nói ở Điểm 361 Công ước này chịu trách nhiệm thẩm tra; ban này báo cáo lên phiên họp toàn thể về những kết luận của mình trong một thời hạn do phiên họp này qui định. Trong khi chờ đợi quyết định của phiên họp toàn thể về vấn đề này, mọi đoàn đại biểu có đủ tư cách tham gia công việc và thực hiện quyền bầu cử của Thành viên liên quan.
335 6. Theo thường lệ, các Thành viên Liên minh cố gắng cử những đoàn đại biểu của chính họ đến dự các hội nghị của Liên minh. Tuy nhiên, nếu vì những lý do đặc biệt, một Thành viên không thể cử đoàn đại biểu của chính mình, họ có thể ủy quyền cho đoàn đại biểu của một Thành viên khác bầu cử và ký thay cho mình. Việc chuyển giao quyền hạn này phải có một chứng thư do một trong những nhà chức trách nêu ở Điểm 325 hay 326 trên đây ký tên.
336 7. Một đoàn đại biểu có quyền bầu cử có thể ủy quyền cho một đoàn đại biểu khác cũng có quyền bầu cử thực hiện quyền này trong một hay nhiều phiên họp mà mình không thể tham dự. Tương tự như trên, đoàn đại biểu đó phải báo cho chủ tịch hội nghị đúng lúc và bằng văn bản.
337 8. Một đoàn đại biểu không thể thực hiện việc bầu cử theo ủy quyền quá một lần.
338 9. Ủy quyền thư và chứng thư gửi bằng điện báo không được chấp nhận. Tuy nhiên, việc trả lời qua điện báo theo yêu cầu của chủ tịch hay của ban thư ký hội nghị để làm rõ thêm về ủy quyền thư hay chứng thư thì được chấp nhận.
339 10. Một thành viên hay một thực thể hay một tổ chức đã được chấp nhận tham dự một hội nghị tiêu chuẩn hóa viễn thông, một hội nghị phát triển viễn thông hay một khóa họp thông tin vô tuyến có trách nhiệm thông báo cho Giám đốc Văn phòng Bộ phận liên quan thành phần đoàn đại biểu hay những đại diện trong đó ghi rõ tên và chức vụ của thành viên đoàn đại biểu hay những người đại diện đó.
Qui định về thủ tục của các hội nghị và các cuộc họp khác
340 Qui định về thủ tục được áp dụng không làm phương hại đến những qui định liên quan đến thủ tục sửa đổi, bổ sung nói ở Điều 55 của Hiến chương và Điều 42 của Công ước này.
1. Thứ tự chỗ ngồi:
341 Tại các phiên họp, các đoàn đại biểu được xếp theo thứ tự abc...tên viết bằng tiếng Pháp của những Thành viên được dự.
2. Khai mạc hội nghị
342 1. (1) Trước phiên họp khai mạc của hội nghị, có một cuộc họp các trưởng đoàn đại biểu để lập chương trình nghị sự của phiên họp toàn thể, đề nghị về những vấn đề như việc tổ chức, chỉ định các chủ tịch, phó chủ tịch và các ban của hội nghị theo nguyên tắc luân phiên, phân bổ theo địa lý, theo thẩm quyền cần thiết và theo những qui định của Điểm 346 dưới đây.
343 (2) Chủ tịch cuộc họp các trưởng đoàn đại biểu được chỉ định theo qui định của các Điểm 344 và 345 dưới đây.
CHƯƠNG III
Nội qui
ĐIỀU 32
Qui định về thủ tục của các hội nghị và các cuộc họp khác
340 Qui định về thủ tục được áp dụng không làm phương hại đến những qui định liên quan đến thủ tục sửa đổi, bổ sung nói ở Điều 55 của Hiến chương và Điều 42 của Công ước này.
1. Thứ tự chỗ ngồi:
341 Tại các phiên họp, các đoàn đại biểu được xếp theo thứ tự abc...tên viết bằng tiếng Pháp của những Thành viên được dự.
2. Khai mạc hội nghị
342 1. (1) Trước phiên họp khai mạc của hội nghị, có một cuộc họp các trưởng đoàn đại biểu để lập chương trình nghị sự của phiên họp toàn thể, đề nghị về những vấn đề như việc tổ chức, chỉ định các chủ tịch, phó chủ tịch và các ban của hội nghị theo nguyên tắc luân phiên, phân bổ theo địa lý, theo thẩm quyền cần thiết và theo những qui định của Điểm 346 dưới đây.
343 (2) Chủ tịch cuộc họp các trưởng đoàn đại biểu được chỉ định theo qui định của các Điểm 344 và 345 dưới đây.
344 2. (1) Một nhân vật được chính phủ mời chỉ định đứng ra khai mạc hội nghị.
345 (2) Nếu không có chính phủ đứng ra mời, trưởng đoàn đại biểu cao tuổi nhất khai mạc hội nghị.
346 3. (1) Phiên họp toàn thể đầu tiên tiến hành thủ tục bầu chủ tịch mà thông thường là một nhân vật do chính phủ đứng ra mời đề nghị.
347 (2) Nếu không có chính phủ mời, chủ tịch được chọn căn cứ theo đề nghị của các trưởng đoàn đại biểu trong hội nghị nói ở Điểm 342 trên đây.
348 4. Phiên họp toàn thể đầu tiên cũng tiến hành thủ tục:
349 a/ bầu các phó chủ tịch hội nghị;
350 b/ thành lập các uỷ ban của hội nghị và bầu các chủ tịch và các phó chủ tịch của các uỷ ban;
351 c/ chỉ định ban thư ký của hội nghị căn cứ theo Điểm 97 của Công ước này; ban thư ký có thể được tăng cường bằng cách bổ sung các nhân viên của chính phủ mời.
3. Quyền của Chủ tịch hội nghị
352 1. Ngoài việc thực hiện tất cả những quyền đã được nêu trong Qui định về thủ tục này này, chủ tịch còn tuyên bố khai mạc và bế mạc mỗi phiên họp toàn thể, điều khiển các cuộc thảo luận, đảm bảo các qui định về thủ tục được áp dụng , cho phép phát biểu, đưa những vấn đề ra biểu quyết và công bố những quyết định đã được chấp nhận.
353 2. Chủ tịch chỉ đạo chung mọi công việc của hội nghị, bảo đảm nội qui trong các buổi họp toàn thể. Chủ tịch có quyền cho các đoàn phát biểu và trả lời và đặc biệt có quyền đề nghị hoãn hay dừng buổi thảo luận về một vấn đề, tạm hoãn hay hủy bỏ một phiên họp. Chủ tịch cũng có quyền hủy bỏ việc triệu tập một phiên họp toàn thể nếu xét thấy cần thiết.
354 3. Chủ tịch bảo vệ quyền của tất cả các đoàn đại biểu được diễn đạt tự do và đầy đủ ý kiến của mình về chủ đề đang được thảo luận.
355 4. Chủ tịch chú ý để các cuộc thảo luận được giới hạn trong vấn đề được nêu ra và có thể ngắt lời mọi diễn giả khi họ có chiều hướng đi lạc đề để nhắc nhở họ đi vào vấn đề đang thảo luận.
4. Thành lập các Uỷ ban
356 1. Phiên họp toàn thể có thể thành lập các uỷ ban để xem xét những vấn đề được đưa ra thảo luận tại hội nghị. Các ban này có thể thành lập các tiểu ban. Các uỷ ban và tiểu ban cũng có thể tổ chức các nhóm làm việc.
357 2. Các tiểu ban và các nhóm làm việc được thành lập nếu cần thiết.
358 3. Phù hợp với những qui định ghi ở các Điểm 356 và 357 trên đây, các uỷ ban sau sẽ được thành lập:
4.1. Uỷ ban chỉ đạo
359 a/ Thông thường ban này bao gồm chủ tịch hội nghị hay cuộc họp làm trưởng ban, các phó chủ tịch hội nghị, các chủ tịch và phó chủ tịch của các uỷ ban.
360 b/ Ban chỉ đạo điều phối tất cả những vần đề liên quan đến việc thực hiện trôi chảy của công việc, đề ra số lượng và sắp xếp thứ tự các phiên họp, tránh được càng nhiều càng tốt các cuộc họp cùng triệu tập một lúc vì thành phần hạn chế của một số đoàn đại biểu.
4.2. Uỷ ban kiểm tra tư cách các đoàn đại biểu
361 Một đại hội toàn quyền, một hội nghị thông tin vô tuyến hay một hội nghị thế giới về viễn thông quốc tế thành lập một uỷ ban chịu trách nhiệm thẩm tra tư cách của các đoàn đại biểu dự hội nghị đó. Ban này trình bày kết qủa kiểm tra lên phiên họp toàn thể trong thời hạn do phiên họp này định ra.
4.3. Uỷ ban biên tập
362 a/ Các văn bản do các uỷ ban khác hoàn thiện càng nhiều càng tốt căn cứ theo những ý kiến phát biểu đều được gửi đến ban biên tập và ban này có trách nhiệm hoàn thiện hình thức nhưng không làm thay đổi ý nghĩa và nếu điều kiện cho phép thì tập hợp lại cùng với những văn bản chưa được sửa đổi trứơc đây.
363 b/ Những văn bản đó được uỷ ban biên tập trình lên phiên họp toàn thể để thông qua hay trả lại các ban có thẩm quyền để xem xét tiếp.
4.4. Ban kiểm tra ngân sách
364 a/ Mỗi lần khai mạc hội nghị, phiên họp toàn thể chỉ định một ban kiểm tra ngân sách có trách nhiệm đánh giá việc tổ chức và các phương tiện hoạt động dành cho các đại biểu sử dụng, xem xét và chuẩn y dự trù chi tiêu trong suốt thời gian hội nghị. Ban này gồm những thành viên các đoàn đại biểu muốn tham gia, một đại diện của Tổng thư ký và Giám đốc Văn phòng liên quan và, nếu có một chính phủ mời, thì có thêm một đại diện của chính phủ đó.
365 b/ Trước khi chi tiêu hết ngân sách đã được Hội đồng chuẩn y cho hội nghị, ban kiểm tra ngân sách cộng tác với ban thư ký hội nghị trình lên phiên họp toàn thể một bản quyết toán tạm thời. Phiên họp toàn thể căn cứ theo đó và dựa trên tiến bộ đã đạt được để quyết định cần kéo dài hội nghị quá ngày hết ngân sách đã được duyệt hay không.
366 c/ Cuối mỗi hội nghị, ban kiểm tra ngân sách trình phiên họp toàn thể một báo cáo chỉ rõ, càng chính xác càng tốt, số tiền ước lượng về chi phí của hội nghị cũng như những chi phí vượt qúa qui định mà cần hội nghị này quyết định.
367 d/ Sau khi xem xét và chuẩn y báo cáo này, phiên họp toàn thể chuyển đến Tổng thư ký cùng với những ý kiến nhận xét để Tổng thư ký đưa ra Hội đồng vào khóa họp thường kỳ sắp đến.
5. Thành phần của các Uỷ ban
5.1. Đại hội toàn quyền
368 Các uỷ ban gồm có những đại diện của các Thành viên và những quan sát viên nói ở Điểm 269 Công ước này đã làm đơn yêu cầu hay được phiên họp toàn thể chỉ định.
5.2. Hội nghị thông tin vô tuyến và hội nghị thế giới
về viễn thông quốc tế.
369 Các uỷ ban gồm có những đại diện của các Thành viên, những quan sát viên và những đại diện nói ở các Điểm 278, 279 và 280 Công ước này đã làm đơn yêu cầu hay được phiên họp toàn thể chỉ định.
5.3. Khóa họp thông tin vô tuyến,
hội nghị tiêu chuẩn hóa viễn thông
và hội nghị phát triển viễn thông.
370 Ngoài những đại biểu của các Thành viên và những quan sát viên nói ở các Điểm từ 259 đến 262 của Công ước này, những đại diện của mọi thực thể hay tổ chức có trong danh sách nêu ở Điểm 237 của Công ước này có thể tham gia các khóa họp thông tin vô tuyến, hội nghị tiêu chuẩn hóa viễn thông và hội nghị phát triển viễn thông.
6. Chủ tịch và phó chủ tịch các Tiểu ban
371 Chủ tịch của mỗi uỷ ban đề nghị uỷ ban này chọn các chủ tịch và phó chủ tịch của các tiểu ban do uỷ ban đã thành lập.
7. Triệu tập các phiên họp
372 Các phiên họp toàn thể và những phiên họp của các uỷ ban, tiểu ban và nhóm làm việc đều được thông báo kịp thời tại địa điểm họp ở hội nghị.
8. Những đề nghị được trình bày trước khi hội nghị khai mạc
373 Những đề nghị trình trước khi hội nghị khai mạc được phiên họp toàn thể phân bổ giữa các uỷ ban có thẩm quyền thành lập theo những qui định ở phần 4 của nội qui này. Tuy nhiên, phiên họp toàn thể có quyền giải quyết trực tiếp bất cứ đề nghị nào.
9. Những đề nghị hay sửa đổi được trình bày trong thời gian hội nghị
374 1. Những đề nghị hay sửa đổi trình sau khi hội nghị khai mạc được chuyển đến chủ tịch hội nghị, chủ tịch của uỷ ban có thẩm quyền hay đến ban thư ký hội nghị để in ấn và phân phát như tài liệu của hội nghị.
375 2. Không một đề nghị hay sửa đổi bằng văn bản nào được chấp nhận nếu không được trưởng đoàn đại biểu liên quan hay người thay thế ký.
376 3. Chủ tịch của hội nghị, của một uỷ ban, của một tiểu ban hay của một nhóm làm việc có thể trình bất cứ lúc nào, những đề nghị có khả năng thúc đẩy tiến trình thảo luận.
377 4. Mọi đề nghị hay sửa đổi phải mang nội dung cần xem xét bằng những từ ngữ cụ thể và chính xác.
378 5. (1) Chủ tịch hội nghị, chủ tịch uỷ ban, tiểu ban hay nhóm làm việc có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp xem là một đề nghị hay một sửa đổi sẽ được trình trong phiên họp bằng miệng hay bằng văn bản để in ấn hoặc phát hành theo qui định tại điểm 374 trên đây
379 (2) Văn bản của mọi đề nghị quan trọng cần được bỏ phiếu phải được phân phát kịp thời bằng các ngôn ngữ làm việc của hội nghị, bảo đảm đủ thời gian để nghiên cứu vấn đề trước khi thảo luận.
380 (3) Ngoài ra, chủ tịch hội nghị khi nhận được những đề nghị hay sửa đổi nói ở Điểm 374 trên đây thì tùy từng trường hợp phải chuyển đến các ban có thẩm quyền hay đến phiên họp toàn thể.
381 6. Người được ủy quyền có thể đọc hay yêu cầu cho đọc tại phiên họp toàn thể mọi đề nghị hay sửa đổi mà người được ủy quyền đó đưa ra trong thời gian hội nghị và có thể trình bày lý do về việc đó.
10. Điều kiện cần thiết để xem xét quyết định hay bỏ phiếu
về một đề nghị hay một sửa đổi
382 1. Không một đề nghị hay sửa đổi nào có thể đưa ra thảo luận nếu trong thời gian xem xét, không được ít nhất là một đoàn đại biểu khác ủng hộ.
383 2. Mọi đề nghị hay sửa đổi được ủng hộ phải được đưa ra xem xét và sau đó để quyết định nếu cần thiết phải bỏ phiếu.
11. Đề nghị hay sửa đổi bị bỏ sót hay hoãn lại
384 Khi một đề nghị hay một sửa đổi bị bỏ sót hoặc khi việc xem xét phải hoãn lại thì đoàn đại biểu đưa ra đề nghị hay sửa đổi đó phải lưu ý để đề nghị hay sửa đổi này được xem xét về sau.
12. Qui định thảo luận tại các phiên họp toàn thể
12.1 Số đại biểu cần thiết
385 Để việc bỏ phiếu được xem là có giá trị trong một phiên họp toàn thể, phải có quá bán số đoàn đại biểu được ủy quyền dự hội nghị và có quyền bỏ phiếu phải có mặt hay được đại diện tại phiên họp.
12.2. Thứ tự thảo luận
386 (1) Những người muốn phát biểu chỉ có thể được nói sau khi có sự đồng ý của chủ tịch. Theo thường lệ họ phải bắt đầu bằng việc chỉ rõ họ định nói về nội dung gì.
387 (2) Người phát biểu phải diễn đạt chậm và rành mạch, tách rõ các từ và nghỉ ở các điểm cần thiết để cho mọi người hiểu rõ ý của mình.
12.3. Đề nghị ngắt lời hoặc yêu cầu ngắt lời
388 (1) Trong khi tranh luận, khi thấy thích hợp một đoàn đại biểu có thể trình đề nghị ngắt lời hoặc yêu cầu ngắt lời và Chủ tịch phải lập tức chấp nhận yêu cầu đó theo đúng qui định về thủ tục. Mọi đoàn đại biểu có thể chống lại quyết định của chủ tịch nhưng quyết định đó vẫn có giá trị nếu đa số đoàn đại biểu có mặt không bỏ phiếu chống lại
389 (2) Đoàn đại biểu trình đề nghị ngắt lời trong diễn văn của mình không được thảo luận về nội dung của vấn đề đang tranh luận.
12.4. Thứ tự ưu tiên của đề nghị ngắt lời và yêu cầu ngắt lời å
390 Thứ tự ưu tiên cho các đề nghị ngắt lời và yêu cầu ngắt lời nói tại điểm 388 trên đây là:
391 a/ mọi đề nghị ngắt lời liên quan đến việc áp dụng nội qui này, kể cả những thủ tục bò phiếủ;
392 b/ tạm ngừng phiên họp;
393 c/ bế mạc phiên họp;
394 d/ hoãn việc thảo luận về vấn đề đang tranh luận;
395 e/ kết thúc việc thảo luận về vấn đề đang tranh luận;
396 f/ mọi đề nghị ngắt lời hoặc yêu cầu ngắt lời khác có thề được trình bày mà sự ưu tiên tương ứng do chủ tịch định ra
12.5. Kiến nghị về tạm ngừng hay bế mạc phiên họp
397 Trong khi tranh luận một vấn đề, một đoàn đại biểu có thể đề nghị tạm ngừng hay bế mạc phiên họp và chỉ rõ lý do về đề nghị của mình. Nếu đề nghị này được ủng hộ, hai diễn giả được nói để phản biện đề nghị và chỉ riêng về chủ đề này, sau đó kiến nghị được đưa ra bỏ phiếu
12.6. Kiến nghị hoãn việc thảo luận
398 Trong khi tranh luận một vấn đề, một đoàn đại biểu có thể đề nghị hoãn việc thảo luận trong một thời kỳ nhất định. Trong trường hợp một kiến nghị như vậy được đưa ra tranh luận, chỉ ba diễn giả ngoài tác giả của kiến nghị, một bảo vệ và hai phản biện, được tham gia và sau đó kiến nghị được đưa ra bỏ phiếu.
12.7. KIến nghị về kết thúc thảo luận
399 Vào một thời điểm bất kỳ, một đoàn đại biểu có thể đề nghị kết thúc việc thảo luận về một vấn đề đang tranh luận. Trong trường hợp này, chỉ hai diễn giả phản đối việc kết thúc được phát biểu, sau đó kiến nghị được đưa ra bỏ phiếu. Nếu kiến nghị được chấp thuận, chủ tịch yêu cầu phải bỏ phiếu vấn đề đang tranh luận ngay lập tức.
12.8. Hạn chế tham luận
400 (1) Phiên họp toàn thể có thể tùy tình hình mà hạn định thời gian và số lần tham luận của cùng một đoàn đại biểu về một vấn đề nhất định.
401 (2) Tuy nhiên, về những vấn đề thủ tục, chủ tịch hạn định thời gian của mỗi tham luận tối đa là năm phút.
402 (3) Khi một diễn giả nói quá thời gian cho phép, chủ tịch báo cho hội nghị biết và yêu cầu diễn giả kết thúc sớm bản thuyết trình của mình.
12.9. Khóa sổ danh sách diễn giả
403 (1) Khi có một vấn đề thảo luận, chủ tịch có thể cho đọc danh sách diễn giả đã ghi tên; chủ tịch hỏi và ghi thêm tên của những đoàn đại biểu muốn phát biểu và với sự nhất trí của hội nghị, có thể tuyên bố khóa sổ danh sách. Tuy vậy, với trường hợp thật đặc biệt và nếu xét thấy cần thiết, chủ tịch có thể cho phép giải đáp các tham luận trước, kể cả sau khi đã khóa sổ danh sách.
404 (2) Nếu danh sách diễn giả đã hết, chủ tịch tuyên bố kết thúc vấn đề đang tranh luận
12.10. Vấn đề thẩm quyền
405 Những vấn đề về thẩm quyền có thể xảy ra phải được giải quyết trước khi biểu quyết nội dung của vấn đề đang tranh luận.
12.11. Việc rút và trình lại một kiến nghị
406 Tác giả kiến nghị có thể rút kiến nghị trước khi được đưa ra bỏ phiếu. Mọi kiến nghị được sửa đổi hay không dù đã được rút lại đều có thể được đoàn đại biểu tác giả của sửa đổi hoặc do một đoàn đại biểu khác trình bày lại .
13. Quyền bỏ phiếu
407 1. Tại tất cả các phiên họp của hội nghị, đoàn đại biểu của một Thành viên Liên minh được Liên minh chấp nhận có ủy quyền hợp lệ để tham gia hội nghị, có quyền bầu cử với một phiếu bầu phù hợp với Điều 3 của Hiến chương.
408 2. Đoàn đại biểu của một Thành viên thực hiện quyền bầu cử trong những điều kiện ghi ở Điều 3 Công ước này.
409 3. Nếu một Thành viên Liên minh không do một cơ quan chính phủ đại diện tại một hội nghị thông tin vô tuyến, một hội nghị thế giới về tiêu chuẩn hóa viễn thông hay một hội nghị phát triển viễn thông, những đại diện của các tổ chức khai thác được Thành viên đó xác nhận có quyền bỏ phiếu nhưng chỉ có một phiếu không kể số lượng đại diện của các tổ chức đó phù hợp với những qui định ghi tại Điểm 239 của Công ước này. Những qui định ghi tại các Điểm từ 335 đến 338 Công ước này liên quan đến những giấy ủy quyền được áp dụng cho những hội nghị kể trên.
14. Bầu cử
14.1. Định nghĩa về đa số
410 (1) Đa số được định nghĩa là quá một nửa số đoàn đại biểu có mặt và có bỏ phiếu.
411 (2) Những phiếu trắng không được tính vào những phiếu cần thiết để hình thành đa số.
412 (3) Trong trường hợp ngang phiếu, việc đề nghị hay sửa đổi một vấn đề bị bác bỏ.
413 (4) Trong thể lệ này, "đoàn đại biểu có mặt và bỏ phiếu" là mọi đoàn phát biểu ý kiến tán thành hay phản đối một đề nghị.
14.2. Không tham gia bỏ phiếu
414 Những đoàn đại biểu có mặt mà không tham gia bỏ phiếu một vấn đề hoặc tuyên bố dứt khoát không muốn tham gia thì không coi là vắng mặt khi tính tổng số như nội dung của Điểm 385 Công ước này và cũng không coi là bỏ phiếu trắng khi áp dụng những qui định ghi tại Điểm 416 dưới đây.
14.3. Đa số đặc biệt
415 Đối với những trường hợp liên quan đến việc kết nạp những thành viên mới của Liên minh, đa số cần thiết được qui định ở Điều 2 của Hiến chương.
14.4. Hơn 50% phiếu trắng
416 Khi số lượng phiếu trắng vượt quá một nửa tổng số phiếu bầu (tán thành, phản đối, phiếu trắng), việc xem xét vấn đề đang tranh luận được chuyển lại cho phiên họp lần sau, trong phiên đó những phiếu trắng sẽ không được tính.
14.5. Thủ tục bầu cử
417 (1) Những thủ tục bầu cử â như sau:
418 a/ giơ tay theo thường lệ trừ khi có một sự biểu quyết bằng gọi tên theo thủ tục b/ hay bằng cách bỏ phiếu kín theo thủ tục c/ đã được yêu cầu;
419 b/ bằng gọi tên theo thứ tự a,b,c...tên các Thành viên viết bằng tiếng Pháp có mặt và đủ tư cách bỏ phiếu:
420 1. nếu ít nhất hai đoàn đại biểu có mặt và đủ tư cách bỏ phiếu yêu cầu trước khi bắt đầu bầu cử, trừ khi việc bầu cử bằng phiếu kín theo thủ tục c) đã không được yêu cầu trước, hay
421 2. nếu vấn đề đa số không được rõ ràng qua việc biểu quyết theo thủ tục a);
422 c/ bằng cách bỏ phiếu kín nếu ít nhất là 5 đoàn đại biểu có mặt và có quyền bỏ phiếu yêu cầu trước khi bắt đầu bỏ phiếủ.
423 (2) Trước khi tiến hành bỏm phiếu, chủ tịch xem xét đến mọi yêu cầu liên quan đến cách thức bỏ phiếu rồi thông báo chính thức thủ tục bỏ phiếu sẽ được áp dụng và vấn đề đưa ra bỏ phiếu. Sau đó chủ tịch tuyên bố việc bỏ phiếu bắt đầu và khi kết thúc, chủ tịch lại công bố kết quả.
424 (3) Trường hợp bỏ phiếu kín, Ban thư ký tiến hành ngay những biện pháp để đảm bảo bí mật của việc bỏ phiếu.
425 (4) Nếu sẵn có một hệ thống điện tử thích hợp và nếu hội nghị quyết định sử dụng hệ thống này, việc bỏ phiếu có thể tiến hành bằng phương tiện hệ thống điện tử.
14.6. Cấm dừng lại khi việc bỏ phiếu đã bắt đầu
426 Khi việc bỏ phiếu đã bắt đầu, không một đoàn đại biểu nào có thể dừng việc bỏ phiếu lại, trừ khi có một kiến nghị liên quan đến phương thức tiến hành bỏ phiếu Kiến nghị này không được có đề nghị đưa đến một sửa đổi việc bỏ phiếu này trong khi đang tiến hành hay một sửa đổi của vấn đề đưa ra bỏ phiếu. Việc bỏ phiếu bắt đầu bằng tuyên bố của chủ tịch nói rõ việc bỏ phiếu bắt đầu và bầu cử kết thúc bằng việc chủ tịch công bố kết quả bỏ phiếu.
14.7. Giải thích về bỏ phiếu
427 Chủ tịch nhường lời cho các đoàn đại biểu muốn giải thích việc bỏ phiếu của họ ngay sau khi bầu cử.
14.8.Biểu quyết một đề nghị theo từng phần
428 (1) Khi tác giả của một đề nghị yêu cầu hoặc khi Hội nghị xét thấy cần thiết hoặc khi chủ tịch đề nghị với sự tán thành của tác giả, vấn đề được chia nhỏ và những phần khác nhau được đưa ra bỏ phiếu riêng rẽ. Những phần của đề nghị đã được thông qua được đưa ra bỏ phiếu sau đó như một tổng thể.
429 (2) Nếu tất cả các phần của đề nghị bị bác bỏ, đề nghị cũng xem như bị bác bỏ.
14.9. Thứ tự bỏ phiếu của những đề nghị về một vấn đề
430 (1) Nếu có nhiều đề nghị về cùng một vấn đề, những đề nghị này được đưa ra bỏ phiếu theo thứ tự đã được trình bày trừ khi Hội nghị quyết định một cách khác.
431 (2) Sau mỗi lần bỏ phiếu, Hội nghị quyết định cần hay không cần đưa ra bỏ phiếu những đề nghị tiếp theo.
14.10. Sửa đổi
432 (1) Mọi đề ngị sửa đổi bổ sung chỉ bao gồm việc gạt bỏ, phụ thêm vàohay thay đổi một phần cùa đề nghị ban đầu được xem là đề nghị sửa đổi.
433 (2) Mọi sửa đổi bổ sung vào một đề nghị được đoàn đại biểu trình bày chấp nhận được đưa ngay vào văn bản của đề nghị ban đầu.
434 (3) Không một đề nghị sửa đổi nào được xem là một sửa đổi bổ sung nếu hội nghị có ý kiến là trái với đề nghị ban đầu.
14.11. Biểu quyết về sửa đổi bổ sung
435 (1) Nếu một đề nghị là đối tượng của một sửa đổi bổ sung thì việc sửa đổi bổ sung được đưa ra bỏ phiếu trước tiên.
436 (2) Nếu một đề nghị là đối tượng của nhiều sửa đổi bổ sung thì sửa đổi nào khác văn bản gốc nhất được đưa ra bỏ phiếu trước tiên. Nếu sửa đổi này không nhận được đa số phiếu thì sửa đổi nào trong số còn lại mà khác nội dung văn bản gốc nhất, được đưa ra bỏ phiếu sau đó, và cứ như thế cho đến khi một trong những sửa đổi nhận được đa số phiếu; nếu tất cả những sửa đổi đề nghị được xem xét mà không một sửa đổi nào nhận được đa số phiếu thì đưa đề nghị gốc chưa được sửa đổi bổ sung ra bỏ phiếu.
437 (3) Nếu một hay nhiều sửa đổi bổ sung được chấp nhận thì sau đó đưa đề nghị đã sửa đổi bổ sung ra bỏ phiếu.
14.12. Việc bỏ phiếu lại
438 (1) Tại các ban, tiểu ban và nhóm làm việc của một hội nghị hay một cuộc họp, một đề nghị, một phần các đề nghị hay một sửa đổi bổ sung đã được đem ra bỏ phiếu và đã có quyết định xử lý thì không thể đưa ra bỏ phiếu lại trong ban, tiểu ban hay nhóm làm việc đó. Qui định này được áp dụng với bất cứ thủ tục bỏ phiếu nào đã được lựa chọn.
439 (2) Tại các phiên họp toàn thể, một đề nghị, một phần của đề nghị hay một sữa đổi, không phải đưa ra bỏ phiếu lại, trừ khi hai điều kiện sau đây được đáp ứng đầy đủ:
440 a/ đa số Thành viên đủ tư cách bỏ phiếu yêu cầu;
441 b/ yêu cầu bỏ phiếu lại được đưa ra ít nhất một ngày sau khi bỏ phiếu.
15. Qui định thủ tục thảo luận và bỏ phiếu
tại các Uỷ ban và Tiểu ban
442 1. Chủ tịch các uỷ ban và tiểu ban có những quyền hạn tương tự với quyền được dành cho chủ tịch hội nghị như nói ở phần 3 của nội qui này.
4432. Những qui định nói ở phần 12 của nội qui này về việc điều khiển những cuộc thảo luận trong phiên họp toàn thể được áp dụng cho những cuộc thảo luận của các ban hay tiểu ban, trừ qui định về số đại biểu cần thiết.
444 3. Những qui định ở phần 14 của nội qui này đều có thể áp dụng cho các cuộc bỏ phiếu trong các uỷ ban hoặc tiểu ban
16. Các ý kiến bảo lưu
445 1. Theo thường lệ, những đoàn đại biểu không được các đoàn khác chia sẻ quan điểm với mình, phải cố gắng trong phạm vi có thể được, theo ý kiến của đa số.
446 2. Tuy nhiên, nếu một đoàn đại biểu thấy rằng một quyết định nào đó mà thực chất sẽ ngăn cản chính phủ mình đồng ý về những sửa đổi bổ sung cho Hiến chương hay Công ước này, hoặc về việc sửa đổi thể lệ hành chính, đoàn đó có thể có những ý kiến bảo lưu tạm thời hay chính thức về quyết định đó; những ý kiến bảo lưu đó có thể được một đoàn đại biểu đại diện cho một Thành viên không tham gia hội nghị trình bày và Thành viên đó sẽ ủy nhiệm cho đoàn này ký những Văn kiện cuối cùng phù hợp với những qui định của Điều 31 Công ước này.
17. Biên bản của những phiên họp toàn thể
447 1. Những biên bản của những phiên họp toàn thể do ban thư ký hội nghị soạn thảo và bảo đảm việc phân phát cho các đoàn đại biểu càng sớm càng tốt, trong mọi trường hợp chậm nhất là 5 ngày làm việc sau mỗi phiên họp.
448 2. Khi những biên bản đã được phân phát, các đoàn đại biểu có thể gửi đề nghị sửa chữa mà mình xét thấy đúng về ban thư ký hội nghị càng sớm càng tốt hoặc cũng có thể trình bày miệng những sửa đổi tại phiên họp mà ở đó các biên bản được thông qua.
449 3. (1) Theo thường lệ, các biên bản chỉ chứa đựng những đề nghị và kết luận cùng với những luận chứng chính làm căn cứ, được soạn thảo càng súc tích càng tốt.
450 (2) Tuy nhiên mọi đoàn đại biểu có quyền yêu cầu bổ sung phần tóm tắt hay toàn văn những ý kiến họ đã trình bày trong quá trình thảo luận. Trong trường hợp này, theo thường lệ, đoàn phải thông báo việc đó khi bắt đầu tham luận để tạo điều kiện thuận lợi cho những người làm báo cáo thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, đoàn phải cung cấp nội dung cho ban thư ký hội nghị trong vòng hai giờ sau khi kết thúc phiên họp.
451 4. Trong mọi trường hợp, chỉ sử dụng một cách thận trọng quyền đã được thừa nhận ở Điểm 450 trên đây về việc đưa các tuyên bố vào trong các văn bản.
18. Tường trình và báo cáo của các Uỷ ban và Tiểu ban
452 1. (1) Những cuộc thảo luận của các uỷ ban và tiểu ban được tóm tắt, từng phiên một, trong những bản tường trình được ban thư ký hội nghị soạn thảo và phân phát cho các đoàn đại biểu, chậm nhất là 5 ngày làm việc sau mỗi phiên họp. Các bản tường trình ghi lại những điểm chính của các cuộc tranh luận, những quan điểm khác nhau cần lưu ý cũng như những đề nghị và kết luận rút ra từ toàn bộ cuộc thảo luận.
453 (2) Tuy nhiên mọi đoàn đại biểu cũng có quyền sử dụng quyền nói ở Điểm 450 trên đây.
454 (3) Trong mọi trường hợp, chỉ nên sử dụng một cách thận trọng quyền được thừa nhận nói ở Điểm 453 trên đây.
455 2. Các ban và tiểu ban có thể soạn những bản báo cáo từng phần nếu xét thấy cần thiết và nếu hoàn cảnh cho phép sau khi xong công việc, họ có thể trình một báo cáo cuối cùng tổng hợp toàn bộ dưới một dạng súc tích, những đề nghị và kết luận từ kết quả của những nghiên cứu mà họ được giao.
19. Chuẩn y các biên bản, tường trình và báo cáo
456 1. (1) Theo thường lệ, khi bắt đầu mỗi phiên họp toàn thể hay mỗi phiên họp của ban hay tiểu ban, chủ tịch hỏi xem những đoàn đại biểu nào có những nhận xét cần trình bày về phần biên bản hay nếu vấn đề là của ban hay tiểu ban thì phần tường trình của phiên họp trước. Những biên bản và tường trình xem như được chuẩn y nếu không có một sửa chữa nào được thông báo cho ban thư ký hay nếu không một ý kiến nào được trình bày miệng. Trong trường hợp ngược lại, những sửa chữa cần thiết được đưa vào biên bản hay tường trình.
457 (2) Mọi báo cáo tạm thời hay cuối cùngí phải được uỷ ban hay tiểu ban liên quan thông qua.
458 2. (1) Các biên bản của những phiên họp toàn thể cuối cùng được Chủ tịch xem xét và chuẩn y.
459 (2) Những tường trình về những phiên họp cuối cùng của một ban hay tiểu ban được chủ tịch của ban hay tiểu ban này xem xét và chuẩn y.
20. Việc đánh số
460 1. Số của các chương, điều và mục trong văn bản đưa ra để sửa đổi được giữ cho đến cuộc thảo luận đầu tiên của phiên họp toàn thể. Những phần được thêm vào mang tạm thời số của mục trước đó và người ta thêm vào "A", "B",...
461 2. Việc đánh số chính thức của các chương, điều và mục thông thường được giao cho ban biên tập sau khi được chấp nhận tại buổi thảo luận thứ nhất, nhưng có thể được giao cho Tổng thư ký theo quyết định của phiên họp toàn thể.
21. Việc thông qua chính thức
462 Những văn bản của Văn kiện cuối cùng của một đại hội toàn quyền, một hội nghị thông tin vô tuyến hay một hội nghị thế giới về viễn thông quốc tế được xem như chính thức khi đã được chuẩn y tại cuộc thảo luận thứ hai của phiên họp toàn thể
22. Việc ký
463 Những văn bản của Văn kiện cuối cùng mà các hội nghị nói ở Điểm 462 trên đây đã chuẩn y được trình để những đại biểu có quyền hạn xác định ở Điều 31 Công ước này ký theo thứ tự a,b,c của tên các Thành viên bằng tiếng Pháp.
23. Các quan hệ với báo chí và công chúng
464 1. Những thông báo chính thức về công việc của hội nghị chỉ có thể chuyển cho báo chí khi chủ tịch hội nghị cho phép.
465 2. Trong phạm vi thực tế có thể được, báo chí và công chúng có thể tham dự các hội nghị theo những hướng dẩn được chuẩn y tại hội nghị các trưởng đoàn đại biểu nói ở Điểm 342 trên đây và theo những sắp xếp thực tế của Tổng thư ký. Sự có mặt của nhà báo và của công chúng không được làm ảnh hưởng đến tiến trình bình thường của công việc một phiên họp bất kỳ lúc nào.
466 3. Các hội nghị khác của Liên minh không để cho nhà báo và công chúng tham dự, trừ khi những người tham dự hội nghị quyết định một cách khác.
24. Việc miễn phí
467 Trong thời gian hội nghị, những thành viên các đoàn đại biểu, những đại diện các Thành viên của Hội đồng, những thành viên Ủy ban soạn thảo thể lệ thông tin vô tuyến, những viên chức cao cấp của Văn phòng tổng hợp và của các Bộ phận của Liên minh dự hội nghị và nhân viên văn phòng của Liên minh biệt phái đến hội nghị, có quyền được miễn phí bưu chính, điện báo cũng như điện thoại và telex trong chừng mực mà chính phủ chủ nhà có thể nhất trí về vấn đề này với các chính phủ khác và các tổ chức khai thác được thừa nhận có liên quan.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU 33
468 1. (1) Thang đóng góp mà trong đó mỗi thành viên chọn hạng đóng góp của mình theo những qui định hiện hành của Điều 28 của Hiến chương là:
Hạng 40 đơn vị
Hạng 35 -
Hạng 30 -
Hạng 28 -
Hạng 25 -
Hạng 23 -
Hạng 20 -
Hạng 18 -
Hạng 15 -
Hạng 13 -
Hạng 10 -
Hạng 8 -
Hạng 5 -
Hạng 4 -
Hạng 3 -
Hạng 2 -
Hạng 1 1/2 -
Hạng 1 -
Hạng 1/2 -
Hạng 1/4 -
Hạng1/8 - *
Hạng 1/16 - *
(* Đối với những nước chậm tiến theo thống kê của Liên hợp quốc và với những Thành viên khác được Hội đồng xác định )
469 (2) Ngoài những hạng đóng góp nêu ở Điều 468 nói trên, mọi Thành viên có thể chọn hạng đóng góp cao hơn 40 đơn vị.
470 (3) Tổng thư ký thông báo đến tất cả Thành viên Liên minh quyết định của mỗi Thành viên về hạng đóng góp đã chọn.
471 (4) Các thành viên có thể chọn bất kỳ lúc nào một hạng đóng góp cao hơn hạng mà họ đã chấp nhận trước kia.
472 2. (1) Thành viên mới gia nhập Liên minh đóng góp tính từ ngày đầu của tháng gia nhập trong năm đó.
473 (2) Trong trường hợp một Thành viên bãi bỏ Hiến chương và Công ước này, phần đóng góp phải được trả đến ngày cuối cùng của tháng mà việc bãi bỏ có hiệu lực.
474 3. Những qui định sau đây được áp dụng đối với sự đóng góp của các tổ chức nói ở các Điểm từ 259 đến 262 và của những thực thể được phép tham gia các hoạt động của Liên minh phù hợp với những qui định ghi tại Điều 19 của Công ước này.
475 4. Những qui định sau đây được áp dụng đối với sự đóng góp của các tổ chức nói ở các Điểm từ 259 đến 262 và của những thực thể được phép tham gia các hoạt động của Liên minh phù hợp với những qui định ghi tại Điều 19 của Công ước này.
476 (1) Các tổ chức nói ở các Điểm từ 259 đến 262 của Công ước này và các tổ chức của một nhân vật quốc tế tham gia một đại hội toàn quyền, tham gia vào một Bộ phận của Liên minh hay một hội nghị thế giới về viễn thông quốc tế có trách nhiệm đóng góp vào chi phí của hội nghị hay của Bộ phận đó phù hợp với các Điểm từ 479 đến 481 dưới đây tùy theo từng trường hợp, trừ khi các tổ chức đó được Hội đồng cho phép miễn đóng góp với điều kiện có đi có lại.
477 (2) Mọi thực thể hay tổ chức có trong danh sách nêu ở Điểm 237 Công ước này sẽ đóng góp vào chi phí của Bộ phận phù hợp với các Điểm 479 và 480 sau đây.
478 (3) Mọi thực thể hay tổ chức có trong danh sách nêu ở Điểm 237 của Công ước này tham gia một hội nghị thông tin vô tuyến, một hội nghị thế giới về viễn thông quốc tế hoặc một hội nghị hay một khóa họp của một Bộ phận mà họ không phải là thành viên có trách nhiệm đóng góp vào chi phí của hội nghị hoặc khóa họp đó phù hợp với các Điểm 479 và 481 dưới đây.
479 (4) Các phần đóng góp nêu ở các Điểm 476, 477 và 478 được dựa trên việc tự do chọn một hạng đóng góp của thang đóng góp nói ở Điểm 468 trên đây, trừ những hạng 1/4, 1/8 và 1/16 đơn vị dành cho các Thành viên của Liên minh (trường hợp ngoại lệ này không áp dụng cho Bộ phận phát triển viễn thông); hạng đóng góp lựa chọn được thông báo cho Tổng thư ký; thực thể hay tổ chức liên quan có thể chọn bất kỳ lúc nào một hạng đóng góp trên hạng họ đã chấp nhận trước kia.
480 (5) Tiền của mỗi đơn vị đóng góp vào chi phí của một Bộ phận liên quan được qui định bằng 1/5 đơn vị đóng góp của Thành viên Liên minh. Các phần đóng góp được xem như là nguồn thu nhập của Liên minh. Lãi suất được áp dụng theo những qui định tại Điểm 474 trên đây.
481 (6) Tiền của mỗi đơn vị đóng góp vào chi phí của một hội nghị hay một khóa họp được qui định bằng cách chia tổng số ngân sách hội nghị hay khóa họp đó cho tổng số đơn vị mà các Thành viên đóng góp vào chi phí của Liên minh. Các phần đóng góp được xem là nguồn thu nhập của Liên minh. Lãi suất được áp dụng kể từ ngày thứ 60 sau ngày gửi ghi trong hóa đơn theo mức lãi suất qui định tại Điểm 474 trên đây.
482 (7) Việc giảm số đơn vị đóng góp chỉ có thể được thực hiện phù hợp với những nguyên tắc trình bày theo những qui định hiện hành ở Điều 28 của Hiến chương.
483 (8) Trong trường hợp bãi bỏ việc tham gia công việc của một Bộ phận hay nếu việc tham gia này đã chấm dứt (xem Điểm 240 Công ước này), phần đóng góp phải được trả đến ngày cuối cùng của tháng mà việc bãi bỏ có hiệu lực, hay ngày cuối cùng của tháng mà việc tham gia được chấm dứt.
484 5. Giá bán các tài liệu do Tổng thư ký qui định qua dự trù bình thường phải trang trải chi phí về sao và phân phát tài liệu.
485 6. Liên minh lập vốn dự trữ bằng cách tạo ra một vốn lưu động dành cho những chi phí chủ yếu và để dự trữ tiền mặt đầy đủ để tránh phải vay tiền. Hàng năm, Hội đồng định ra nguồn vốn dự trữ tương ứng với những nhu cầu được dự kiến. Cuối mỗi kỳ sử dụng ngân sách hai năm, tất cả những khoản của ngân sách chưa được chi tiêu hay chưa chi theo hợp đồng đều được đưa vào vốn dự trữ. Những chi tiết khác liên quan đến vốn dự trữ này được nói rõ trong Thể lệ tài chính.
486 7. (1) Cùng với thỏa thuận của Ủy ban điều phối, Tổng thư ký có thể chấp nhận các phần đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt hay bằng hiện vật với điều kiện là những qui định áp dụng cho các phần đóng góp đó phải phù hợp với mục đích và chương trình của Liên minh cũng như với Thể lệ tài chính, ở đó có những qui định đặc biệt liên quan đến việc chấp nhận và sử dụng những đóng góp tình nguyện này.
487 (2) Tổng thư ký tường trình về những phần đóng góp tình nguyện cho Hội đồng trong một báo cáo quản lý tài chính và trong một tài liệu nêu vắn tắt nguồn gốc và việc đề nghị sử dụng của mỗi phần đóng góp và việc giải quyết tiếp tục.
ĐIỀU 34
Trách nhiệm tài chính của các hội nghị
488 1. Trước khi chấp nhận các đề nghị hay trước khi ra những quyết định có liên quan đến tài chính, các hội nghị của Liên minh phải xem xét tất cả những dự kiến ngân sách của Liên minh để bảo đảm không gây nên chi phí cao hơn kinh phí đã được Hội đồng phê duyệt.
489 2. Không một quyết định nào của một hội nghị được thi hành nếu quyết định đó làm tăng chi phí trực tiếp hay gián tiếp vượt quá kinh phí đã được Hội đồng phê duyệt.
ĐIỀU 35
490 1. (1) Tại các hội nghị và các cuộc họp của Liên minh, những ngôn ngữ khác với ngôn ngữ đã được chỉ rõ trong những qui định hiện hành của Điều 29 Hiến chương có thể được sử dụng:
491 a/ nếu có yêu cầu Tổng thư ký hay Giám đốc Văn phòng liên quan về việc dùng một hay nhiều ngôn ngữ bổ sung để nói và viết, với điều kiện là những chi phí bổ sung về việc này do những Thành viên đã yêu cầu hay các Thành viên ủng hộ phải gánh chịu.
492 b/ nếu một đoàn đại biểu tự trả chi phí cho việc dịch miệng từ ngôn ngữ nước mình ra một trong những ngôn ngữ đã chỉ rõ trong qui định hiện hành ở Điều 29 của Hiến chương.
493 (2) Trong trường hợp nói ở Điểm 491 trên đây, Tổng thư ký hay Giám đốc Văn phòng liên quan thực hiện yêu cầu này trong phạm vi có thể được, sau khi đã được các Thành viên liên quan cam kết rằng họ sẽ hoàn trả một cách hợp lệ những chi phí đó cho Liên minh.
494 (3) Trong trường hợp nói ở Điểm 492 trên đây, đoàn đại biểu liên quan cũng có thể chi phí để yêu cầu dịch miệng sang ngôn ngữ nước mình từ một trong các ngôn ngữ được chỉ rõ trong qui định hiện hành ở Điều 29 của Hiến chương.
495 2. Tất cả những tài liệu nói đến trong những qui định hiện hành ở Điều 29 của Hiến chương có thể xuất bản bằng một ngôn ngữ khác những ngôn ngữ đã định với điều kiện là những Thành viên yêu cầu việc xuất bản cam kết chịu toàn bộ chi phí về việc dịch và xuất bản.
CHƯƠNG V
Những qui định khác nhau về khai thác các dịch vụ viễn thông
ĐIỀU 36
496 Những qui định liên quan đến lệ phí viễn thông và những trường hợp miễn phí khác đã được qui định trong Thể lệ hành chính.
ĐIỀU 37
Việc lập và thanh toán các khoản
497 1. Thể lệ thanh toán quốc tế là những giao dịch hàng ngày và được thực hiện theo những nghĩa vụ quốc tế hiện hành của những Thành viên liên quan khi chính phủ của họ đã ký thoả thuận về vấn đề này. Nếu không có các thoả thuận hay những hiệp định đặc biệt, ký kết trong những điều kiện nói ở Điều 42 của Hiến chương, thể lệ thanh toán quốc tế được tiến hành theo những qui định của Thể lệ hành chính.
498 2. Những cơ quan chính phủ của các Thành viên và các tổ chức khai thác được thừa nhận đang khai thác những dịch vụ quốc tế về viễn thông phải thỏa thuận về số tiền bên nợ và bên có.
499 3. Những bản thanh toán về bên nợ và bên có nói ở Điểm 498 trên đây được lập đúng theo những qui định của Thể lệ hành chính, trừ khi có những thương lượng đặc biệt giữa các bên liên quan.
ĐIỀU 38
500 Khi không có những thoả thuận đặc biệt giữa các Thành viên, đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cước phí phân chia cho dịch vụ viễn thông quốc tế và để lập các bản thanh toán quốc tế là:
- hoặc đơn vị của Quĩ Tiền tệ quốc tế;
- Hoặc đồng Frăng vàng,
như đã được xác định trong Thể lệ hành chính. Các thể thức áp dụng được định ra trong phụ lục 1 trong Thể lệ viễn thông quốc tế.
ĐIỀU 39
501 1. Những trạm bảo đảm thông tin vô tuyến về dịch vụ thông tin lưu động có trách nhiệm trao đổi hai chiều thông tin vô tuyến không phân biệt hệ thống vô tuyến điện đã chấp nhận trong giới hạn của hoạt động thông thường.
502 2. Tuy nhiên, để không gây trở ngại cho tiến bộ khoa học, những qui định ở Điểm 501 trên đây không ngăn cản việc sử dụng một hệ thống vô tuyến điện không có khả năng liên lạc với hệ thống khác, miễn là việc không có khả năng nói trên là do tính chất đặc thù của hệ thống này chứ không phải chấp nhận thiết bị để ngăn cản thông tin hai chiều.
503 3. Mặc dầu có những qui định ở Điểm 501 trên đây, một trạm có thể sử dụng vào một dịch vụ quốc tế hạn chế về viễn thông được xác định vì mục đích của dịch vụ này hay vì những trường hợp khác độc lập với hệ thống được sử dụng.
ĐIỀU 40
504 1. Điện báo quốc vụ cũng như điện báo nghiệp vụ có thể được thảo bằng ngôn ngữ mật trong tất cả mọi quan hệ.
505 2. Điện báo tư bằng ngôn ngữ mật có thể được chấp nhận giữa tất cả các Thành viên, trừ những Thành viên đã thông báo trước thông qua Tổng thư ký, rằng họ không chấp nhận ngôn ngữ mật cho loại điện báo này.
506 3. Những thành viên không chấp nhận điện báo tư bằng ngôn ngữ mật đi hay đến lãnh thổ của mình vẫn phải chấp nhận điện báo đó đi qua nước mình trừ trường hợp không sử dụng dịch vụ như nói tại Điều 35 của Hiến chương.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU 41
(Xem Điều 56 của Hiến chương)
507 1. Bên nào cần đến trọng tài thì tiến hành thủ tục bằng cách chuyển cho bên khác một thông báo yêu cầu trọng tài.
508 2. Các bên phải có một hiệp định chung quyết định việc trọng tài được giao cho những người, những cơ quan chính phủ hay những chính phủ. Trong trường hợp các bên không thể đi đến một thoả thuận chung về việc này trong thời hạn một tháng tính từ ngày thông báo yêu cầu trọng tài, việc trọng tài được giao cho các chính phủ.
509 3. Nếu việc trọng tài được giao cho một số người, các trọng tài không được là những người xuất thân từ một nước là một bên của tranh chấp, cũng không được là người cư trú tại một trong các nước đó và, cũng không được là người làm việc cho những nước đó.
510 4. Nếu việc trọng tài được giao cho các chính phủ hay cho các cơ quan chính phủ của họ thì những trọng tài này phải được chọn trong số những Thành viên không có tranh chấp nhưng phải là những bên có trong hiệp định mà việc áp dụng đã gây nên tranh chấp.
511 5. Trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nhận được thông báo yêu cầu trọng tài, hai bên liên can chỉ định mỗi bên một trọng tài.
512 6. Nếu các bên tranh chấp lớn hơn hai, hai nhóm có quyền lợi chung của hai bên tranh chấp chỉ định mỗi bên một trọng tài phù hợp với thủ tục nói ở các Điểm 510 và 511 trên đây.
513 7. Hai trọng tài được chỉ định cùng đề cử một trọng tài thứ ba phù hợp với những qui định nói ở Điểm 509 trên đây nếu hai trọng tài đầu không phải là những chính phủ hay cơ quan chính phủ và phải khác quốc tịch của hai trọng tài đầu. Nếu hai trọng tài đầu không thống nhất về trọng tài thứ ba , mỗi trọng tài chọn một người thứ ba không có quyền lợi gì trong vụ tranh chấp. Tổng thư ký làm thủ tục bốc thăm đối với hai người được chọn để chỉ định người trọng tài thứ ba.
514 8. Các bên có mâu thuẫn có thể cùng nhau thống nhất chọn một trọng tài duy nhất qua bản thỏa thuận chung để giải quyết vụ tranh chấp; mỗi bên cũng có thể chỉ định một trọng tài và yêu cầu Tổng thư ký rút thăm để chỉ định trọng tài chung duy nhất.
515 9. Trọng tài hay các trọng tài tự do quyết định địa điểm và những thủ tục để áp dụng cho việc trọng tài đó.
516 10. Quyết định của trọng tài duy nhất là chính thức và ràng buộc các bên với vụ tranh chấp. Nếu việc trọng tài giao cho nhiều trọng tài, quyết định do đa số phiếu của các trọng tài nhất trí là chính thức và ràng buộc các bên.
517 11. Mỗi bên chịu những chi phí thuộc phía mình trong khi điều tra và trình bày tại trọng tài đó. Những chi phí về trọng tài ngoài các khoản do các bên tự chịu được phân chia đồng đều cho các bên tranh chấp.
51812. Liên minh cung cấp tất cả những thông tin liên quan đến vụ tranh chấp mà trọng tài hay các trọng tài có thể cần đến. Nếu các bên tranh chấp chấp nhận, quyết định của trọng tài hay các trọng tài được thông báo cho Tổng thư ký để tham khảo sau này.
ĐIỀU 42
Những qui định để sửa đổi bổ sung Công ước
519 1. Mọi Thành viên của Liên minh có thể đề nghị mọi sửa đổi bổ sung cho Công ước. Một đề nghị như thế phải được chuyển đến Tổng thư ký chậm nhất là 8 tháng trước ngày khai mạc đã định của đại hội toàn quyền để có thể chuyển đến tất cả các thành viên của Liên minh và để họ có đủ thời gian xem xét. Tổng thư ký chuyển đề nghị đó cho tất cả Thành viên của Liên minh càng sớm càng tốt và chậm nhất là 6 tháng trước ngày nói trên.
520 2. Mọi đề nghị sửa đổi một sửa đổi bổ sung nói ở Điểm 519 trên đây có thể được một Thành viên của Liên minh hay đoàn đại biểu của họ trình bất cứ lúc nào lên đại hội toàn quyền.
521 3. Số đại biểu cần thiết tại các phiên họp toàn thể của đại hội toàn quyền để xem xét mọi đề nghị sửa đổi bổ sung Công ước hoặc mọi sửa đổi một đề nghị như vậy, phải chiếm quá nửa số đoàn đại biểu được ủy quyền hợp pháp đến dự đại hội toàn quyền.
522 4. Để được chấp nhận, mọi đề nghị sửa đổi của một sửa đổi bổ sung đã được đề nghị cũng như chính toàn bộ đề nghị sửa đổi bổ sung đó cho dù có được sửa đổi hay không đều phải được chuẩn y tại một phiên họp toàn thể với quá nửa số đoàn đại biểu được ủy quyền dự đại hội toàn quyền và có quyền bỏ phiếu.
523 5. Những qui định chung liên quan đến các hội nghị và nội qui các hội nghị cũng như các cuộc họp nói trong Công ước này được áp dụng, trừ khi những mục trước của Điều này có giá trị hơn lại qui định khác.
524 6. Tất cả những sửa đổi bổ sung Công ước này mà đã được một đại hội toàn quyền chấp nhận, có hiệu lực hoàn toàn và dưới hình thức một văn kiện sửa đổi bổ sung duy nhất vào ngày do đại hội qui định giữa các Thành viên đã phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hay gia nhập Công ước hiện hành và văn bản sửa đổi bổ sung trước ngày đó. Việc phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hay gia nhập một phần của văn bản sửa đổi bổ sung không được chấp nhận.
525 7. Mặc dù có Điểm 524 trên đây, đại hội toàn quyền có thể quyết định nếu một sửa đổi bổ sung của Công ước là cần thiết để áp dụng một sửa đổi trong Hiến chương. Trong trường hợp đó, việc sửa đổi bổ sung Công ước không có hiệu lực trước khi việc sửa đổi bổ sung Hiến chương có hiệu lực.
526 8. Tổng thư ký thông báo cho tất cả các Thành viên khi nhận được văn bản phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hay gia nhập.
527 9. Sau khi văn bản sửa đổi bổ sung có hiệu lực, việc phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hay gia nhập phù hợp với những Điều 52 và 53 của Hiến chương được áp dụng cho Công ước được sửa đổi bổ sung.
528 10. Sau khi một văn bản sửa đổi bổ sung như thế có hiệu lực, Tổng thư ký đăng ký văn bản đó tại văn phòng tổ chức Liên hợp quốc theo những qui định của Điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc. Điểm 241 của Hiến chương cũng được áp dụng cho mọi văn bản sửa đổi bổ sung.
Phần II: Ngày có hiệu lực
Những sửa đổi bổ sung ghi trong văn bản này, tất cả được coi là một văn bản duy nhất, sẽ có hiệu lực ngày 01/01/2000 giữa các Quốc gia Thành viên sẽ là các bên tham gia Hiến chương và Công ước của Liên minh Viễn thông Quốc tế (Geneve 1992) và đã lưu chiểu văn bản phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt Văn kiện này hay tham gia Văn kiện đó trước ngày nói trên
ĐỂ LÀM TIN, Các đại diện toàn quyền đã ký vào bản gốc của văn bản sửa đổi bổ sung Công ước của Liên minh Viễn thông Quốc tế (Geneve 1992) đã được sửa đổi bởi Hội nghị Toàn quyền (Kyoto, 1994).
Làm tại Minneapolis, ngày 6 tháng 11 năm 1998
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.