BƯU CHÍNH THẾ GIỚI
MỤC LỤC
Phần 1: Những quy định chung đối với dịch vụ bưu chính quốc tế |
| |
Chương duy nhất |
| |
Điều khoản chung |
| |
Điều |
|
|
1 | Dịch vụ bưu chính phổ cập |
|
2 | Quyền tự do quá giang |
|
3 | Quyền sở hữu bưu gửi |
|
4 | Mở dịch vụ mới |
|
5 | Đơn vị tiền tệ |
|
6 | Tem bưu chính |
|
7 | Cước phí |
|
8 | Miễn cước bưu chính |
|
9 | An ninh bưu chính |
|
Phần 2: Các điều khoản về bưu phẩm và bưu kiện |
| |
Chương 1: Cung cấp dịch vụ |
| |
10 | Các dịch vụ cơ bản |
|
11 | Cước bưu chính và phụ cước máy bay |
|
12 | Cước đặc biệt |
|
13 | Bưu phẩm ghi số |
|
14 | Bưu phẩm có chứng nhận gửi |
|
15 | Bưu gửi khai giá |
|
16 | Bưu gửi phát hàng - thu tiền |
|
17 | Bưu gửi phát nhanh |
|
18 | Giấy báo phát |
|
19 | Phát tận tay |
|
20 | Bưu phẩm phát miễn cước và phí |
|
21 | Dịch vụ thu hồi đáp thương mại quốc tế |
|
22 | Phiếu trả lời quốc tế |
|
23 | Bưu kiện dễ vỡ, bưu kiện cồng kềnh |
|
24 | Dịch vụ uỷ thác |
|
25 | Các bưu gửi không được chấp nhận. Cấm gửi |
|
26 | Các chất phóng xạ |
|
27 | Chuyển tiếp |
|
28 | Bưu gửi không phát được |
|
29 | Rút bưu gửi. Thay đổi hoặc sửa chữa địa chỉ theo yêu cầu của người gửi |
|
30 | Khiếu nại |
|
31 | Kiểm soát hải quan |
|
32 | Lệ phí làm thủ tục hải quan |
|
33 | Thuế hải quan và các loại phí khác |
|
Chương 2: Trách nhiệm |
| |
34 | Trách nhiệm của bưu chính các nước. Bồi thường |
|
35 | Không thuộc trách nhiệm của bưu chính các nước |
|
36 | Trách nhiệm của người gửi |
|
37 | Thanh toán tiền bồi thường |
|
38 | Thu tiền bồi thường từ người gửi hoặc người nhận |
|
39 | Việc trao đổi bưu gửi |
|
40 | Trao đổi các chuyến thư thẳng với các đơn vị quân đội |
|
41 | Xác định trách nhiệm giữa bưu chính các nước |
|
| Chương 3: Các điều khoản riêng đối với bưu phẩm |
|
42 | Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ |
|
43 | Gửi bưu phẩm ở nước ngoài |
|
44 | Các chất sinh học cơ thể được chấp nhận |
|
45 | Thư điện tử |
|
46 | Cước quá giang |
|
47 | Cước đầu cuối. Các quy định chung |
|
48 | Cước đầu cuối. Quy định áp dụng đối với trao đổi bưu phẩm giữa các nước công nghiệp phát triển. |
|
49 | Cước đầu cuối. Quy định áp dụng cho luồng bưu phẩm từ các nước đang phát triển tới các nước công nghiệp phát triển |
|
50 | Cước đầu cuối. Quy định áp dụng cho luồng bưu phẩm từ các nước công nghiệp phát triển tới các nước đang phát triển. |
|
51 | Cước đầu cuối. Quy định áp dụng đối với trao đổi bưu phẩm giữa các nước đang phát triển. |
|
52 | Miễn cước quá giang và cước đầu cuối |
|
53 | Cước vận chuyển máy bay |
|
54 | Cước cơ bản và cách tính cước vận chuyển máy bay |
|
Chương 4: Các điều khoản riêng đối với bưu kiện |
| |
55 | Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ | |
56 | Cước đường bộ chiều đến | |
57 | Cước quá giang đường bộ | |
58 | Cước đường biển | |
59 | Cước vận chuyển máy bay | |
60 | Miễn cước | |
Chương 5: EMS | ||
61 | EMS | |
Phần III: Các điều khoản chuyển đổi và điều khoản cuối cùng | ||
61 | Nghĩa vụ cung cấp dịch vụ bưu kiện | |
62 | Cam kết về biện pháp xử phạt | |
63 | Điều kiện phê chuẩn các kiến nghị đối với Công ước và các Thể lệ | |
64 | Hiệu lực thi hành và thời hạn của Công ước |
NGHỊ ĐỊNH THƯ CUỐI CÙNG CỦA CÔNG ƯỚC BƯU CHÍNH THẾ GIỚI
Điều: |
|
1 | Quyền sở hữu bưu gửi |
2 | Cước phí |
3 | Ngoại lệ đối với miễn cước cho học phẩm người mù |
4 | Các dịch vụ cơ bản |
5 | Gói nhỏ |
6 | Ấn phẩm. Khối lượng tối đa |
7 | Cung cấp dịch vụ bưu kiện |
8I | Bưu kiện. Khối lượng tối đa |
9 | Giới hạn tối đa đối với bưi gửi khai giá |
10 | Giấy báo phát |
11 | Dịch vụ thư hồi đáp thương mại quốc tế |
12 | Cấm gửi (bưu phẩm) |
13 | Cấm gửi (bưu kiện) |
14 | Vật phẩm phải chịu thuế hải quan |
15 | Rút bưu gửi. Thay đổi hoặc sửa chữa địa chỉ |
16 | Khiếu nại |
17I | Cước xuất trình hải quan |
18 | Trách nhiệm của bưu chính các nước |
19 | Bồi thường |
20 | Ngoại lệ với nguyên tắc trách nhiệm |
21I | Không thuộc trách nhiệm của bưu chính các nước |
22 | Thanh toán tiền bối thường |
23I | Gửi bưu phẩm ở nước ngoài |
24V | Cước đầu cuối |
25 | Cước vận chuyển máy bay nội địa |
26I | Ngoại lệ về cước đường bộ chiều đến |
27 | Cước đặc biệt. |
CÔNG ƯỚC
BƯU CHÍNH THẾ GIỚI
Những đại diện toàn quyền của Chính phủ các nước thành viên Liên minh bưu chính thế giới cùng ký tên dưới đây chiểu theo Điều 22, đoạn 3 Hiến chương Liên minh bưu chính thế giới đã được thoả thuận tại Viên ngày 10 tháng 7 năm 1964 tuân thủ các quy định tại Điều 25, đoạn 4 của Hiến chương nói trên cùng nhau nhất trí thông qua Công ước này bao gồm những quy định chung áp dụng cho dịch vụ bưu chính quốc tế.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ BƯU CHÍNH QUỐC TẾ
Chương duy nhất:CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1: Dịch vụ bưu chính phổ cập
1- Nhằm mục đích ủng hộ khái niệm một lãnh thổ duy nhất của Liên Bưu, các nước thành viên phải đảm bảo rằng tất cả các khách hàng/ người sử dụng đều có quyền được hưởng các dịch vụ bưu chính phổ cập, đó là việc cung cấp đều đặn các dịch vụ bưu chính cơ bản có chất lượng tại mọi nơi trên lãnh thổ nước mình với giá cả hợp lý.
2- Với mục đích này, các nước thành viên quy định phạm vi cung cấp các dịch vụ Bưu chính, yêu cầu về chất lượng giá cước trong khuôn khổ luật pháp trong nước hoặc các thông lệ khác của nước mình về Bưu chính, có tính đến nhu cầu của dân cư và điều kiện thực tế của nước đó.
3- Các nước thành viên đảm bảo rằng việc cung cấp dịch vụ Bưu chính và tiêu chuẩn chất lượng sẽ được đáp ứng bởi những nhà khai thác chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ bưu chính phổ cập.
1- Nguyên tắc tự do quá giang được quy định tại khoản 1 của Hiến chương. Nguyên tắc này quy định nghĩa vụ của bưu chính mỗi nước phải chuyển tiếp các chuyến thư đóng thẳng và các bưu phẩm gửi rời do bưu chính nước khác chuyển qua họ bằng đường nhanh nhất và với các phương tiện đảm bảo nhất đang được sử dụng để vận chuyển bưu gửi của bưu chính nước mình.
2- Các nước thành viên không tham gia vào việc trao đổi thư có chứa chất sinh học dễ hư hỏng hoặc chất phóng xạ có quyền không nhận những loại thư này gửi rời, quá giang qua lãnh thổ của họ. Những quy định này cũng áp dụng dối với các loại bưu phẩm trừ thư, bưu thiếp, học phẩm người mù không đáp ứng được những yêu cầu pháp lý quy định những điều kiện phát hành hoặc lưu hành những bưu phẩm này tại các nước quá giang.
3- Quyền tự do quá giang đối với các bưu kiện được chuyển tiếp theo đường bộ và đường biển chỉ giới hạn trong lãnh thổ những nước tham gia vào nghiệp vụ này.
4- Tự do quá giang đối với những bưu kiện gửi qua đường bay được bảo đảm trên toàn bộ lãnh thổ của Liên bưu. Tuy nhiên, các nước thành viên không khai thác dịch vụ bưu kiện thì không bắt buộc phải chuyển các bưu kiện này qua đường thuỷ bộ.
5- Nếu bất cứ một nước thành viên nào không tuân thủ các quy định về quyền tự do quá giang thì những nước thành viên khác có quyền cắt đứt quan hệ nghiệp vụ bưu chính với nước đó.
1- Bưu gửi thuộc quyền sở hữu của người gửi cho tới khi được giao cho đúng chủ sở hữu hợp pháp, trừ trường hợp bị tịch thu theo luật pháp của nước nhận.
1- Bưu chính các nước có thể cùng thoả thuận mở một dịch vụ mới chưa được quy định trong các văn kiện của Liên Bưu. Cước của dịch vụ mới do từng cơ quan bưu chính liên quan tự ấn định, có tính đến chi phí để khai thác dịch vụ này.
1- Đơn vị tiền tệ quy định tại Điều 7 của Hiến chương và được sử dụng trong Công ước và các văn kiện khác của Liên Bưu là đồng SDR (quyền rút vốn đặc biệt).
1- Chỉ có bưu chính các nước mới được quyền phát hành tem bưu chính để trả bưu phí theo các quy định trong văn kiện của Liên bưu. Những ký hiệu đã thu cước Bưu chính, dấu của máy thu cước thay tem và dấu thu cước in sẵn hoặc các phương thức in khác hay đóng dấu phù hợp với các quy định của Thể lệ Bưu phẩm chỉ có thể được sử dụng với sự cho phép của cơ quan bưu chính.
2-Chủ đề và mô típ thể hiện của tem bưu chính phải đúng với tinh thần mở đầu của Hiến chương UPU và các quyết định của các cơ quan trong Liên Bưu.
1- Các loại giá cước liên quan đến các dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ đặc biệt sẽ do bưu chính các nước quy định theo các nguyên tắc được quy định trong Công ước và các Thông lệ. Các mức cước phải tuân theo nguyên tắc dựa trên các chi phí cần thiết để cung cấp các dịch vụ này.
2- Các loại giá cước áp dụng, bao gồm cả giá cước khuyến nghị trong các văn kiện ít nhất phải bằng giá cước áp dụng cho các bưi gửi nội địa có cùng những đặc tính (chủng loại, số lượng, thời gian xử lý v.v ).
3- Bưu chính các nước được phép vượt mức giới hạn tất cả các loại giá cước đã được quy định trong các văn kiện, kể cả các mức cước có tính chất khuyến nghị.
3.1- Nếu giá cước mà họ áp dụng cho cùng các dịch vụ trong nước cao hơn giá cước quy định.
3.2- Nếu việc nâng giá cước là cần thiết để bù đắp cho chi phí khai thác dịch vụ của các nước này hoặc vì mọi lý do hợp lý khác.
4- Trên mức cước tối thiểu được quy định tại khoản 2, bưu chính các nước có thể cho phép giảm cước đối với các loại bưu phẩm gửi tại nước mình trên cơ sở các quy định của luật pháp trong nước. Ví dụ: các nước này có thể đưa ra những giá cước ưu đãi cho các khách hàng lớn của bưu chính.
5- Cấm thu ở khách hàng bất kỳ loại cước bưu chính nào khác ngoài các loại cước đã được quy định trong các văn kiện.
6- Trừ những trường hợp đã được quy định trong các văn kiện, bưu chính mỗi nước giữ nguyên phần cước đã thu.
1- Nguyên tắc
1.1- Các trường hợp được miễn cước bưu chính được quy định cụ thể trong Công ước.
2- Nghiệp vụ bưu chính
2.1- Các bưu phẩm liên quan đến các nghiệp vụ bưu chính do bưu chính các nước hoặc các bưu cục của họ gửi bằng đường bay, đường thuỷ bộ hoặc bưu phẩm thuỷ bộ gửi bằng đường bay với mức ưu tiên hạn chế (S.A.L), được miễn các loại cước bưu chính.
2.2- Được miễn mọi loại cước bưu chính, trừ phụ cước máy bay đối với các bưu phẩm nghiệp vụ sau:
2.2.1- Trao đổi giữa các cơ quan của Liên minh Bưu chính thế giới với các cơ quan của các Liên minh bưu chính khu vực.
2.2.2- Giữa các cơ quan của các Liên minh bưu chính khu vực với nhau.
2.2.3- Gửi từ các cơ quan này tới bưu chính các nước hoặc các bưu cục của bưu chính các nước này.
2.3- Bưu kiện liên quan đến nghiệp vụ bưu chính sẽ được miễn tất cả các loại cước nếu được trao đổi giữa các bên sau:
2.3.1- Giữa bưu chính các nước
2.3.2- Giữa bưu chính các nước với Văn phòng quốc tế;
2.3.3- Giữa các bưu cục của các nước thành viên;
2.3.4- Giữa các bưu cục và bưu chính các nước.
2.4- Bưu kiện máy bay, ngoại trừ những bưu kiện do Văn phòng quốc tế gửi, sẽ được miễn phụ cước máy bay.
3- Tù binh chiến tranh và thường dân bị giam giữ.
3.1- Được miễn mọi loại cước bưu chính, trừ phụ cước máy bay đối với bưu phẩm, bưu kiện và các loại ấn phẩm của các dịch vụ tài chính bưu chính gửi cho các tù binh chiến tranh hoặc do tù binh gửi trực tiếp hoặc qua trung gian các văn phòng đã được quy định trong Thể lệ Bưu phẩm. Những người tham gia chiến tranh được tập trung ở một nước trung lập cũng được coi như tù binh chiến tranh và cũng được áp dụng các quy định nêu trên.
3.2- Các quy định tại đoạn 3.1 cũng áp dụng cho bưu phẩm, bưu kiện và ấn phẩm của các dịch vụ tài chính bưu chính từ các nước khác gửi tới những thường dân bị giam giữ đã được quy định trong Công ước Giơ-ne-vơ ngày 12-8-1949 về bảo vệ thường dân trong thời chiến, hoặc do những thường dân này gửi trực tiếp hoặc qua các văn phòng đã được quy định trong Thể lệ Bưu phẩm.
3.3- Các văn phòng thông tin nêu trong Thể lệ Bưu phẩm cũng được hưởng miễn cước bưu chính đối với bưu phẩm, bưu kiện và ấn phẩm của các dịch vụ tài chính bưu chính gửi cho hoặc nhận từ những người đã nêu ở đoạn 3.1 và 3.2 trực tiếp hoặc với danh nghĩa trung gian.
3.4- Bưu kiện có khối lượng tới 5kg được chấp nhận miễn cước bưu chính. Đối với bưu kiện mà nội dung không thể chia nhỏ và bưu kiện được gửi cho một trại tù binh hoặc trại tập trung hoặc gửi cho những người quản lý trại để giao lại cho những người bị giam giữ thì có thể chấp nhận tới 10 kg.
4. Học phẩm người mù
4.1- Các loại học phẩm dành cho người mù được miễn mọi loại cước bưu chính trừ phụ cước máy bay.
1- Bưu chính các nước cần phải ban hành và thực thi một chiến lược an ninh tích cực đối với tất cả nghiệp vụ bưu chính các cấp để duy trì và nâng cao niềm tin của khách hàng vào dịch vụ bưu chính nhằm duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường.
2- Chiến lược này nhằm mục đích:
2.1- Nâng cao chất lượng dịch vụ;
2.2- Tăng cường nhận thức của các nhân viên về tầm quan trọng của an ninh bưu chính;
2.3- Thành lập hoặc củng cố các đơn vị an ninh;
2.4- Chia sẻ thông tin về hoạt động, an ninh và điều tra một cách kịp thời; và
2.5- Trình lên các nhà lập pháp những bộ luật hay quy định khi cần thiết và các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng và an ninh của dịch vụ bưu chính toàn thế giới.
CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ BƯU PHẨM, BƯU KIỆN
1- Bưu chính các nước tổ chức việc chấp nhận, khai thác vận chuyển và phát các loại bưu phẩm. Bưu chính các nước cũng cung cấp các dịch vụ này đối với bưu kiện như đã quy định trong Công ước, hoặc trong trường hợp đối với bưu kiện chiều đi khi có thoả thuận song phương có thể tổ chức bằng các phương thức khác có lợi cho khách hàng của nước mình.
2- Bưu phẩm được phân loại theo một trong hai hệ thống sau. Bưu chính mỗi nước được tự do lựa chọn hệ thống phân loại mà mình áp dụng đối với lưu lượng bưu phẩm gửi đi.
3- Hệ thống thứ nhất dựa trên tốc độ xử lý bưu phẩm. Bưu phẩm thuộc loại này được phân thành:
3.1- Bưu phẩm ưu tiên là bưu phẩm được ưu tiên vận chuyển bằng đường nhanh nhất (đường bay hoặc đường thuỷ bộ), giới hạn khối lượng tối đa 2 kg nói chung, nhưng có thể tới 5 kg trong mối quan hệ giữa các Cơ quan bưu chính có chấp nhận loại bưu gửi này từ khách hàng của nước mình, 5 kg đối với bưu phẩm chứa sách và sách mỏng (dịch vụ không bắt buộc), 7 kg đối với học phẩm người mù.
3.2- Bưu phẩm không ưu tiên là bưu phẩm mà người gửi đã lựa chọn giá cước thấp hơn và chịu thời gian chuyển phát dài hơn; giới hạn khối lượng: tương tự như quy định tại đoạn 3.1.
4- Hệ thống thứ hai dựa trên nội dung của bưu phẩm. Bưu phẩm thuộc loại này phân thành:
4.1- Thư và bưu thiếp gọi chung là "LC"; giới hạn khối lượng: 2 kg; nhưng có thể tới 5 kg trong mối quan hệ giữa các cơ quan bưu chính chấp nhận những bưu phẩm này từ khách hàng của nước mình.
4.2- Ân phẩm, học phẩm người mù và gói nhỏ gọi chung là "AO"; giới hạn khối lượng : 2 kg đối với gói nhỏ, nhưng có thể tới 5 kg trong mối quan hệ giữa các cơ quan bưu chính có chấp nhận những bưu phẩm này từ khách hàng của mình, 5 kg đối với ấn phẩm, 7 kg đối với học phẩm người mù.
5- Các túi ấn phẩm đặc biệt (báo, tạp chí, sách...) gửi cho cùng một người nhận tại cùng một địa chỉ trong cả hai hệ thống phân loại được gọi là túi "M", giới hạn khối lượng 30 kg.
6- Việc trao đổi các bưu kiện có khối lượng mỗi bưu kiện trên 20 kg là không bắt buộc mức khối lượng tối đa cho mỗi bưu kiện là 50 kg.
7- Theo quy định chung, các bưu kiện sẽ được phát tới người nhận với mức độ nhanh nhất có thể được và tuân thủ theo các quy định hiện hành của nước nhận. Khi bưu kiện không phát được đến địa chỉ người nhận, trừ trường hợp bất khả kháng, thì người nhận sẽ được thông báo ngay là bưu kiện đã tới.
8- Bất cứ quốc gia nào khi bưu chính nước đó không thực hiện vận chuyển bưu kiện thì có thể thoả thuận với các hãng vận tải để thực hiện các quy định của Công ước. Đồng thời các nước này có thể giới hạn dịch vụ bưu kiện chiều đến hoặc chiều đi từ các địa phương trong phạm vi phục vụ của các hãng vận tải đó. Cơ quan bưu chính vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện Công ước và Thể lệ Bưu kiện.
Điều 11: Cước bưu chính và phụ cước máy bay
1- Bưu chính nước gốc ấn định các mức cước bưu chính trả cho việc chuyển phát bưu phẩm trên toàn lãnh thổ của Liên Bưu. Cước bưu chính bao gồm vả việc phát bưu phẩm tại địa chỉ của người nhận nếu ở nước nhận có tổ chức dịch vụ phát tại địa chỉ các bưu phẩm đó.
2- Cước áp dụng cho các bưu phẩm ưu tiên bao gồm cả các phí tổn phát sinh do việc vận chuyển nhanh.
3- Bưu chính các nước áp dụng hệ thống phân loại bưu phẩm dựa trên nội dung được phép:
3.1- Thu phụ cước máy bay đối với các bưu phẩm máy bay;
3.2- Thu phụ cước với các bưu phẩm thuỷ bộ được vận chuyển bằng đường bay (bưu phẩm "S.A.L") với phụ cước ưu tiên thấp hơn so với mức phụ cước thu đối với bưu phẩm máy bay.
3.3- Ấn định giá cước tổng hợp đối với việc thanh toán trước cho các bưu phẩm máy bay và bưu phẩm S.A.L có tính đến cước dịch vụ bưu chính của nước họ và cước vận chuyển máy bay.
4- Bưu chính các nước sẽ quy định mức thu phụ cước máy bay đối với bưu kiện máy bay.
5- Các phụ cước sẽ phải tính đến cước vận chuyển máy bay có liên quan và áp dụng đồng nhất trong phạm vi lãnh thổ của nước nhận không phụ thuộc vào hành trình; khi tính phụ cước máy bay đối với các bưu phẩm máy bay, bưu chính các nước được phép tính đến khối lượng các ấn phẩm do khách hàng sử dụng được đính kèm bưu phẩm.
6- Bưu chính nước gốc có thể giảm cước đối với bưu phẩm chứa:
6.1- Báo và tạp chí xuất bản trong nước mình xuống không quá 50% về nguyên tắc cước áp dụng cho loại bưu phẩm này.
6.2- Sách và sách mỏng, các tập nhạc và bản đồ địa lý không chứa nội dung quảng cáo nào khác với nội dung ghi trên bìa của những vật phẩm này với mức giảm tương tự như quy định ở đoạn 6.1.
7- Đối với các bưu phẩm không tiêu chuẩn, bưu chính nước gốc có thể áp dụng giá cước khác với giá cước đã áp dụng cho bưu phẩm tiêu chuẩn. Các bưu phẩm tiêu chuẩn được xác định trong Thể lệ Bưu phẩm.
8- Việc giảm giá cước quy định tại đoạn 6 sẽ được áp dụng cho các bưu phẩm được vận chuyển bằng máy bay, nhưng sẽ không giảm giá cước cho phần dùng để bù đắp chi phí vận chuyển.
1- Đối với gói nhỏ có khối lượng dưới 500g, không được phép thu bất cứ một khoản cước đi phát nào ở người nhận. Nếu thu cước phát đối với gói nhỏ nội địa có trọng lượng trên 500 g thì có thể thu khoản cước phát tương tự đối với các gói nhỏ quốc tế chiều đến.
2- Bưu chính các nước được phép thu trong những trường hợp nêu dưới đây các loại cước tương tự như cước thu đối với dịch vụ trong nước.
2.1- Cước ký gửi bưu phẩm cuối giờ, thu ở người gửi.
2.2- Cước ký gửi bưu phẩm ở ghi sê ngoài giờ mở cửa bình thường, thu ở người gửi.
2.3- Cước đến thu gom bưu phẩm tại địa chỉ người gửi, thu ở người gửi.
2.4- Cước rút bưu phẩm tại ghi sê ngoài giờ mở cửa bình thường, thu ở người nhận.
2.5- Cước bưu phẩm lưy ký thu ở người nhận. Trong trường hợp chuyển hoàn hoặc chuyển tiếp bưu kiện thì mức cước thu không được vượt quá mức quy định trong Thể lệ Bưu kiện.
2.6- Cước lưu kho đối với tất cả các bưu phẩm có khối lượng trên 500g và bưu kiện mà người nhận không lĩnh trong thời hạn quy định. Không thu khoản cước này đối với học phẩm người mù. Đối với các loại bưu kiện, cước lưu kho sẽ do bưu chính nước phát bưu kiện thay mặt thu cho bưu chính nước đã lưu giữ bưu kiện quá thời gian quy định. Trong trường hợp chuyển hoàn hoặc chuyển tiếp, mức cước thu không được phép vượt quá mức cho phép quy định trong Thể lệ Bưu kiện.
3- Khi bưu kiện được phát một cách bình thường tới địa chỉ người nhận, thì không được thu ở người nhận bất kỳ khoản cước phát trả nào. Khi không phát được bưu kiện tới địa chỉ người nhận theo cách bình thường thì gửi miễn phí giấy báo bưu kiện đến cho người nhận. Trong trường hợp này, nếu sau khi nhận được thông báo, người nhận có yêu cầu phát hàng tại địa chỉ người nhận thì sẽ thu thêm khoản cước phát trả từ người nhận. Khoản cước này tương đương với khoản cước đang áp dụng trong nghiệp vụ nội địa.
4- Bưu chính các nước đã có tính đến những rủi ro bất khả kháng sẽ được phép thu một khoản cước phí để phòng chống những rủi ro này với mức tối đa được quy định trong Thể lệ Bưu phẩm.
1- Các bưu phẩm có thể được gửi ghi số.
2- Cước bưu phẩm ghi số phải được trả trước. Cước này bao gồm cước chính của bưu phẩm và một khoản cước bảo đảm cố định với mức tối đa được quy định trong các thể lệ.
3- Trong trường hợp cần có biện pháp an toàn đặc biệt, bưu chính các nước có thể thu có người gửi hoặc người nhận, ngoài khoản cước quy định tại đoạn 2, các khoản cước đặc biệt do pháp luật trong nước quy định.
Điều 14: Bưu phẩm có chứng nhận gửi
1- Các bưu phẩm có thể gửi bằng dịch vụ bưu phẩm có chứng nhận gửi trong quan hệ giữa bưu chính các nước chấp nhận dịch vụ này.
2- Cước bưu phẩm có chứng nhận gửi phải được trả trước. Cước này bao gồm cước chính của bưu phẩm và cước chứng nhận gửi do cơ quan bưu chính nước gốc ấn định. Cước này phải thấp hơn cước ghi số.
1- Bưu gửi ưu tiên và không ưu tiên, thu chứa các loại giấy tờ có giá trị, hoặc các vật phẩm quý, kể cả bưu kiện có thể được trao đổi với sự bảo hiểm giá trị do người gửi kê khai. Việc trao đổi này được giới hạn trong quan hệ giữa bưu chính các nước đã đồng ý chấp nhận bưu gửi khai giá, cả chiều đi và chiều đến hoặc chỉ một chiều,
2- Về nguyên tắc, không giới hạn giá trị khai giá. Bưu chính mỗi nước có thể tuỳ ý giới hạn giá trị khai ở mức không thấp hơn mức đã quy định trong Thể lệ. Tuy nhiên, giới hạn khai giá chấp nhận trong nghiệp vụ nội địa chỉ có thể được áp dụng nếu nó bằng hoặc lớn hơn số tiền bồi thường cho một bưu phẩm ghi số hoặc một bưu kiện có khối lượng 1 kg bị mất. Giới hạn số tiền tối đa trên phải được thông báo cho các thành viên của Liên Bưu bằng đồng SDR.
3- Cước phí của bưu gửi khai giá phải được trả trước. Cước này bao gồm:
3.1- Đối với bưu phẩm, gồm cước bưu phẩm thường cộng với cước ghi số đã ấn định tại điều 13.2 và khoản cước khai giá.
3.2- Đối với bưu kiện, gồm cước chính, cước vận chuyển bưu kiện do khách hàng lựa chọn và cước khai giá thông thường. Các loại phụ cước máy bay và cước dịch vụ đặc biệt sẽ được cộng thêm vào phần cước chính. Cước vận chuyển bưu kiện sẽ không được vượt quá cước ghi số đối với bưu phẩm.
4- Bưu chính các nước có thể thu thêm một khoản cước tương ứng với khoản cước của nghiệp vụ trong nước để thay thế cho khoản cước ghi số đã được ấn định, hoặc trường hợp đặc biệt thu một khoản cước tối đa được quy định trong Thể lệ Bưu phẩm.
5- Mức cước khai giá tối đa được quy định trong Thể lệ Bưu phẩm.
5.1- Đối với thư, mức cước được áp dụng cho bất cứ nước nhận nào, kể cả những nước tính cước để bù đắp rủi ro trong trường hợp bất khả kháng.
5.2- Đối với bưu kiện, bất cứ loại cước đề phòng bù đắp các rủi ro trong trường hợp bất khả kháng phải được tính sao cho tổng phần cước này và phần cước khai giá thông thường không được vượt quá mức cước khai giá tối đa.
6- Trong các trường hợp cần thiết phải có các phương pháp bảo đảm an toàn thì bưu chính các nước có thể thu ở người gửi hoặc người nhận một khoản cước đặc biệt theo quy định của luật pháp trong nước, ngoài các khoản cước đã được nêu ở đoạn 3, 4, 5.
7- Bưu chính các nước có quyền cung cấp dịch vụ bưu gửi khai giá cho khách hàng của nước mình với những quy định khác với các quy định của điều này.
Điều 16: Bưu gửi phát hàng - thu tiền
1- Bưu phẩm và bưu kiện có thể được gửi theo hình thức phát hàng thu tiền. Việc trao đổi các bưu gửi phát hàng - thu tiền phải có sự thoả thuận trước giữa bưu chính nước gốc và bưu chính nước nhận.
1- Để đáp ứng yêu cầu của người gửi, các bưu phẩm gửi tới các nước mà bưu chính có mở dịch vụ phát nhanh sẽ được bưu tá riêng đi phát ngay sau khi bưu phẩm tới bưu cục phát. Tuy nhiên, Bưu chính các nước có quyền hạn chế dịch vụ này đối với bưu phẩm ưu tiên, bưu phẩm máy bay cũng như đối với thư,bưu thiếp thuỷ bộ nếu đó là đường thư duy nhất sử dụng giữa bưu chính hai nước.
2- Bưu chính các nước tổ chức thành nhiều cấp xử lý bưu phẩm phải chuyển các bưu phẩm phát nhanh qua cấp xử lý nội bộ nhanh nhất khi các bưu phẩm này đến bưu cục ngoại dịch và sau đó xử lý những bưu phẩm này bằng cách nhanh nhất có thể.
3- Ngoài khoản cước chính, các bưu phẩm phát nhanh phải chịu một khoản cước ít nhất phải bằng số tiền cước trả trước cho một bưu phẩm thường ưu tiên/bưu phẩm không ưu tiên tuỳ theo trường hợp, hoặc cước một bức thư thường với mức tối da không được vượt quá quy định trong các thể lệ. Cước phí này phải được trả trước. Đối với bưu kiện khi không thể phát nhanh được mà chỉ gửi giấy báo bưu kiện tới người nhận thì khoản cước này vẫn phải được thanh toán.
4- Nếu việc phát nhanh liên quan đến những yêu cầu đặc biệt thì có thể thu thêm một khoản phụ cước theo những quy định liên quan đến các bưu phẩm cùng loại của dịch vụ trong nước. Đối với bưu kiện, khoản phụ cước này vẫn được tính ngay cả trong trường hợp chuyển hoàn hoặc chuyển tiếp. Tuy nhiên, trong những trường hợp như vậy thì khoản phụ cước này không được vượt quá mức cước đã quy định trong Thể lệ Bưu kiện.
5- Nếu quy định của bưu chính nước nhận cho phép thì người nhận có thể yêu cầu bưu cục phát ngay sau khi bưu phẩm gửi cho họ đến nơi. Trong trường hợp này, bưu chính nước nhận được phép thu, vào lúc phát, khoản cước áp dụng trong dịch vụ nội địa.
1- Ngay lúc ký gửi, người gửi bưu phẩm ghi số, bưu phẩm có chứng nhận gửi, bưu kiện hoặc bưu gửi khai giá có thể yêu cầu lập một giấy báo phát đồng thời trả một khoản cước khi gửi với mức tối đa được quy định trong các Thể lệ. Giấy báo phát này được chuyển hoàn cho người gửi bằng đường nhanh nhất (máy bay hoặc thuỷ bộ).
2- Tuy nhiên, đối với bưu kiện, bưu chính các nước có thể hạn chế nghiệp vụ này đối với các loại bưu kiện khai giá nếu sự hạn chế này đang áp dụng với dịch vụ nội địa.
1- Theo yêu cầu của người gửi và trong quan hệ nghiệp vụ giữa bưu chính các nước đã thoả thuận, các bưu phẩm ghi số, bưu phẩm có chứng nhận gửi và bưu gửi khai giá được phát tận tay người nhận. Bưu chính các nước có thể thoả thuận chỉ chấp nhận dịch vụ này đối với bưu phẩm có kèm theo giấy báo phát. Trong mọi trường hợp, người gửi phải trả một khoản cước phát tận tay với mức tối đa được quy định trong Thể lệ Bưu phẩm.
Điều 20: Bưu phẩm phát miễn cước và phí
1- Trong quan hệ giữa Bưu chính các nước công bố chấp nhận dịch vụ này, người gửi có thể cam kết trước tại bưu cục gốc về việc trả toàn bộ cước và lệ phí mà bưu phẩm, bưu kiện phải chịu khi phát. Sau khi kí gửi, chừng nào bưu phẩm chưa phát cho người nhận thì người gửi có thể yêu cầu bưu phẩm được phát miễn cước và lệ phí.
2- Người gửi phải cam kết trả tổng số tiền mà bưu cục nước nhận sẽ đòi. Nếu cần thì phải tạm trả trước một số tiền.
3- Bưu chính nước gốc có thể thu ở người gửi một khoản cước để trả cho dịch vụ ở nước gốc, với mức tối đa được quy định trong các Thể lệ.
4- Ngoài ra, nếu sau khi ký gửi, người gửi mới yêu cầu bưu phẩm sẽ được phát miễn cước và phí thì bưu chính nước gốc cũng phải thu một khoản phụ cước, mức tối đa được quy định trong các Thể lệ.
5- Bưu chính nước nhận được phép thu mỗi bưu phẩm một khoản cước cho dịch vụ này, với mức tối đa được quy định trong các thể lệ. Khoản cước này độc lập với cước xuất trình hải quan. Cước này được thu ở người gửi để trả cho Bưu chính nước nhận.
6- Mỗi cơ quan bưu chính có quyền giới hạn dịch vụ phát miễn cước và phí đối với các bưu phẩm ghi số và bưu gửi khai giá.
Điều 21: Dịch vụ thu hồi đáp thương mại quốc tế
1- Bưu chính các nước có thể thoả thuận với nhau về việc tham gia dịch vụ thu hồi đáo thương mại quốc tế (IBRS) trên cơ sở không bắt buộc. Tuy nhiên, tất cả Bưu chính các nước có nghĩa vụ tham gia dịch vụ IBRS chiều trả về.
Điều 22: Phiếu trả lời quốc tế
1- Bưu chính các nước có thể cho phép bán các phiếu trả lời quốc tế do Văn phòng quốc tế phát hành và giới hạn việc bán phiếu này theo pháp luật nước mình.
2- Giá trị của phiếu trả lời quốc tế được quy định trong Thể lệ Bưu phẩm. Giá bán do bưu chính các nước liên quan ấn định nhưng không được thấp hơn giá trị này.
3- Phiếu trả lời quốc tế có thể được đổi trong phạm vi tất cả các nước thành viên để lấy tem bưu chính và vật phẩm bưu chính hoặc dấu đã thu cước bưu chính nếu pháp luật trong nước cho phép sao cho đủ để trả cước phí tối thiểu cho một bưu phẩm ưu tiên không ghi số hoặc một thư máy bay không ghi số gửi ra nước ngoài.
4- Ngoài ra, Bưu chính các nước thành viên có quyền yêu cầu khi đổi phiếu trả lời quốc tế thì phải ký gửi ngay bưu phẩm trả cước bằng các phiếu đó.
Điều 23: Bưu kiện dễ vỡ, bưu kiện cồng kềnh
1- Bất cứ bưu kiện nào chứa nội dung dễ vỡ và cần phải được xử lý đặc biệt gọi là bưu kiện dễ vỡ.
2- Những yếu tố sau quy định về bưu kiện cồng kềnh.
2.1- Bưu kiện có kích thước vượt quá giới hạn quy định trong Thể lệ Bưu kiện hoặc quy định giữa bưu chính các nước với nhau.
2.2- Bưu kiện có hình khối hoặc cấu trúc quá cỡ không thể để chung cùng với các bưu kiện khác hoặc nếu để chung phải có sự lưu ý đặcbiệt.
3- Các bưu kiện dễ vỡ và cồng kềnh sẽ được tính thêm phụ cước, mức cước tối đa được quy định trong Thể lệ Bưu kiện. Nếu bưu kiện đó vừa là bưu kiện dễ vỡ vừa là bưu kiện cồng kềnh thì phụ cước chỉ được thu một lần. Tuy nhiên, phụ cước máy bay đối với các loại bưu kiện này không được tăng.
4- Việc trao đổi các bưu kiện dễ vỡ và cồng kềnh được giới hạn đối với bưu chính các nước có chấp nhận loại bưu kiện này.
1- Bưu chính các nước có thể thoả thuận với nhau tự nguyện tham gia mở dịch vụ "Uỷ thác" để thu gom bưu gửi từ người gửi để chuyển ra nước ngoài.
2- Nếu có thể, dịch vụ này phải được phân biệt bằng một biểu trưng riêng (logo) được quy định trong Thể lệ Bưu kiện.
3- Những chi tiết cụ thể của dịch vụ này sẽ được quy định song phương giữa Bưu chính nước gốc và bưu chính nước nhận dựa trên những quy định của Hội đồng khai thác bưu chính.
Điều 25: Các bưu gửi không được chấp nhận. Cấm gửi
1- Bưu gửi không đáp ứng được các điều kiện đã nêu trong Công ước và các thể lệ sẽ không được chấp nhận.
2- Trừ các trường hợp ngoại lệ nêu trong các thể lệ, cấm chứa các nội dung sau trong tất cả các loại Bưu gửi.
2.1- Các chất ma tuý và kích thích thần kinh.
2.2- Các chất dễ nổ, dễ cháy hoặc các chất nguy hiểm khác hay chất phóng xạ.
2.2.1- Những nội dung sau không tuân theo điều cấm trên:
2.2.1.1- Các chất sinh học được gửi trong bưu phẩm quy định tại Điều 44.
2.2.1.2- Các chất phóng xạ được gửi trong bưu phẩm hay bưu kiện được nêu ở Điều 26.
2.3- Các vật phẩm dâm ô, đồi bại.
2.4- Động vật sống trừ một số loại đã được quy định ở đoạn 3.
2.5- Các vật phẩm bị cấm nhập và cấm lưu hành trong nước nhận.
2.6- Các vật phẩm do bản chất hoặc do cách gói bọc có thể gây nguy hiểm cho nhân viên hoặc làm hỏng các vật phẩm khác hoặc các thiết bị bưu chính.
2.7- Các tài liệu có tính chất thông tin hiện thời và riêng tư trao đổi giữa những cá nhân không phải là người gửi, người nhận hay những người ở cùng với họ.
3- Tuy nhiên, các trường hợp sau được chấp nhận.
3.1- Trong bưu phẩm trừ bưu phẩm khai giá.
3.1.1- Ong, đỉa, tằm
3.1.2- Các vật ký sinh và các nhân tố diệt trừ sâu bọ có hại dùng vào việc kiểm soát các loại sâu bọ đó trao đổi giữa các Viện nghiên cứu được chính thức công nhận.
3.2- Trong bưu kiện: động vật sống, nếu pháp luật của các nước liên quan cho phép vận chuyển qua đường bưu điện;
4- Cấm chứa những vật phẩm sau đây trong bưu kiện:
4.1- Tài liệu có tính chất thông tin hiện thời và riêng tư trao đổi giữa người gửi và người nhận hay những người ở cùng với họ.
4.2- Thư từ các loại trao đổi giữa các cá nhân không phải là người gửi và người nhận hoặc những người ở cùng với họ.
5- Cấm không được đưa các loại tiền kim loại, tiền giấy, chứng khoán, các loại séc du lịch bạch kim, vàng hoặc bạc đã được gia công hoặc chưa, các loại đá quý, đồ trang sức hoặc các vật phẩm có giá trị khác vào:
5.1- Trong bưu phẩm không khai giá, tuy nhiên, nếu luật pháp nước gửi và nước nhận cho phép thì những vật phẩm trên vẫn có thể được gửi trong phong bì dán kín như một Bưu gửi ghi số;
5.2- Trong bưu kiện không khai giá được trao đổi giữa hai nước chấp nhận mở dịch vụ bưu kiện khai giá; ngoài ra, bưu chính các nước có quyền cấm gửi vàng nén trong các bưu phẩm khai giá hoặc không khai giá đi hoặc đến lãnh thổ nước mình hoặc quá giang gửi rời qua nước đó. Các nước có quyền giới hạn giá trị thực tế đối với các loại vật phẩm này.
6- Ấn phẩm và học phẩm người mù:
6.1- Không được chứa các tài liệu có tính chất thông tin hiện thời và riêng tư cá nhân;
6.2- Không được chứa các tem cước phí hoặc các ấn phẩm trả cước cho dù những ấn phẩm này đã sử dụng hay chưa hoặc bất kỳ loại giấy tờ có giá trị về mặt tiền tệ.
7- Việc xử lý các vật phẩm được chấp nhận nhằm quy định trong các Thể lệ. Tuy nhiên những vật phẩm có chứa nội dung đề cập trong điểm 2.1, 2.2, và 2.3 sẽ không được chuyển tới nước nhận, phát cho người nhận hoặc chuyển hoàn lại nước gốc trong bất kỳ trường hợp nào.
1- Việc chấp nhận các chất phóng xạ được thực hiện và đóng gói theo quy định trong các Thể lệ được giới hạn giữa Bưu chính các nước tuyên bố tự nguyện chấp nhận các chất này trên cơ sở cả chiều đi và đến hoặc một chiều.
2- Khi chất phóng xạ được gửi trong bưu phẩm sẽ phải chịu mức cước như mức cước của bưu phẩm ưu tiên hay mức cước của bưu phẩm ghi số.
3- Chất phóng xạ chứa trong bưu phẩm hay bưu kiện phải được chuyển bằng đường nhanh nhất, thông thường là bằng đường bay và phải chịu các khoản phụ cước tương ứng.
4- Chất phóng xạ chỉ có thể được gửi bởi người gửi có đủ thẩm quyền.
1- Trường hợp người nhận đã đổi địa chỉ thì bưu gửi được chuyển tiếp ngay tới người nhận theo các điều kiện đã được quy định trong các Thể lệ.
2- Tuy nhiên các Bưu gửi sau không được chuyển tiếp:
2.1- Nếu người gửi ghi chú cấm chuyển tiếp bằng ngôn ngữ được biết đến ở nước nhận.
2.2- Nếu trên Bưu gửi có ghi chú "hoặc phát cho người ở tại địa chỉ đó" bên cạnh địa chỉ cho người nhận.
3- Bưu chính nước nào đã thu cước phí đối với yêu cầu chuyển tiếp trong dịch vụ nội địa thì được phép thu khoản cước đó đối với dịch vụ quốc tế.
4- Trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định trong các Thể lệ, các nước không được thu thêm cước chuyển tiếp bưu phẩm gửi từ nước này sang nước khác. Tuy nhiên Bưu chính nước nào có thu cước chuyển tiếp đối với dịch vụ trong nước thì được quyền thu cước đó với bưu phẩm quốc tế được chuyển tiếp trong nội địa nước mình.
Điều 28: Bưu gửi không phát được
1- Bưu chính các nước sẽ chuyển hoàn những Bưu gửi không phát được cho người nhận vì bất cứ lý do gì.
2- Thời gian lưu giữ các bưu gửi này được quy định trong các thể lệ.
3- Nếu bưu kiện không phát được hoặc được giữ lại một cách hợp thức thì các bưu kiện này sẽ được xử lý theo yêu cầu của người gửi trong khuôn khổ các quy định của Thể lệ Bưu kiện.
4- Nếu người gửi từ chối nhận lại bưu kiện không phát được thì bưu kiện đó sẽ do bưu chính nước nhận xử lý theo quy định pháp luật của nước đó. Người gửi cũng như bưu chính các nước không phải bù đắp bất kỳ khoản cước nào, thuế hải quan hoặc các loại phí khác phát sinh liên quan tới bưu kiện này.
5- Vật phẩm có chứa trong bưu kiện có nguy cơ bị hỏng hoặc phân huỷ sớm thì cần phải được bán ngay không cần phải thông báo trước hoặc thông qua các thủ tục pháp lý. Việc bán này được tiến hành thay mặt cho chủ sở hữu hợp pháp kể cả trong quá trình vận chuyển chiều đi hoặc chuyển hoàn. Nếu như không thể bán được thì các vật phẩm này sẽ được huỷ.
6- Ngoài những trường hợp đã được quy định trong Thể lệ Bưu phẩm, không được thu thêm khoản cước phát sinh nào đối với các bưu phẩm không phát được phải chuyển hoàn nước gốc. Tuy nhiên bưu chính các nước áp dụng việc thu cước chuyển hoàn của các bưu phẩm trong dịch vụ nội địa thì cũng được phép thu khoản cước tương tự đối với các bưu phẩm quốc tế chuyển hoàn từ nước ngoài về.
7- Ngoài các quy định tại đoạn 6, khi bưu chính một nước nhận các bưu phẩm được ký gửi từ nước ngoài để chuyển hoàn lại cho người gửi là cư dân đang sống trong lãnh thổ của nước này thì được quyền thu ở người gửi hoặc nhiều người gửi một khoản cước phí xử lý đối với từng bưu phẩm chuyển hoàn, mức cước này không được vượt quá mức cước đã thu khi bưu phẩm đã được ký gửi ở nước có yêu cầu.
7.1- Với mục đích của các quy định nêu tại đoạn 7, người gửi hay những người gửi được hiểu là người hay cơ quan có tên trong phần địa chỉ hoặc các địa chỉ chuyển hoàn.
Điều 29: Rút Bưu gửi. Thay đổi hoặc sửa chữa địa chỉ theo yêu cầu của người gửi.
1- Người gửi bưu phẩm có thể xin rút lại bưu phẩm, thay đổi hoặc sửa chữa địa chỉ của bưu phẩm theo các điều kiện đã được quy định trong các Thể lệ.
2- Nếu pháp luật trong nước cho phép, bưu chính mỗi nước có trách nhiệm chấp nhận đơn yêu cầu rút lại bưu phẩm hoặc thay đổi hoặc sửa chữa địa chỉ của bưu phẩm ký gửi tại bưu chính nước khác.
3- Đối với mỗi đơn yêu cầu chuyển hoàn, người gửi phải trả khoản cước đặc biệt với mức tối đa được quy định trong các Thể lệ.
4- Người gửi bưu kiện có thể yêu cầu chuyển hoàn hoặc thay đổi địa chỉ. Người gửi phải đảm bảo thanh toán các phí tổn vận chuyển.
5- Tuy nhiên, bưu chính các nước có quyền không chấp nhận đơn yêu cầu quy định tại đoạn 4 trong trường hợp nghiệp vụ nội địa của nước này không chấp nhận đơn yêu cầu chuyển hoàn hoặc thay đổi địa chỉ.
1- Các khiếu nại được chấp nhận trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày sau ngày ký gửi bưu gửi.
2- Bưu chính mỗi nước có trách nhiệm chấp nhận các khiếu nại liên quan đến các bưu gửi đã được ký gửi tại bưu chính nước khác.
3- Đối với các bưu kiện khai giá hoặc không khai giá sẽ có những khiếu nại riêng biệt.
4- Việc xử lý các khiếu nại được miễn phí. Tuy nhiên, nếu có yêu cầu chuyển khiếu nại bằng dịch vụ EMS, về nguyên tắc, người khiếu nại phải trả các chi phí bổ sung.
1- Bưu chính nước gốc và bưu chính nước nhận được phép xuất trình các bưu gửi để làm thủ tục kiểm quan theo quy định của luật pháp những nước này.
2- Các bưu gửi phải qua kiểm tra hải quan thì có thể phải chịu cước xuất trình hải quan mức tối đa đã được quy định trong các Thể lệ. Khoản cước này chỉ được thu cho việc xuất trình Hải quan và làm các thủ tục kiểm quan đối với các bưu phẩm phải chịu thuế hải quan hoặc các loại thế tương tự khác.
Điều 32: Lệ phí làm thủ tục Hải quan
1- Bưu chính các nước được phép thay mặt khách hàng làm thủ tục hải quan cho các bưu gửi, có thể thu ở khách hàng lệ phí làm thủ tục hải quan dựa trên các chi phí thực tế.
Điều 33: Thuế hải quan và các loại lệ phí khác
1- Bưu chính các nước được phép thu ở người gửi hoặc người nhận, tuỳ từng trường hợp, thuế hải quan và các loại lệ phí khác nếu có.
Điều 34: Trách nhiệm của bưu chính các nước. Bồi thường
1- Quy định chung:
1.1- Trừ các trường hợp đã được quy định tại Điều 35, bưu chính các nước phải chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau:
1.1.1- Mất mát, suy suyển hoặc hư hỏng đối với các bưu phẩm ghi số, bưu kiện thường và bưu gửi khai giá.
1.1.2- Mất các bưu phẩm có chứng nhận gửi.
1.2- Trong trường hợp các bưu phẩm ghi số, bưu kiện hay bưu gửi khai giá bị mất, bị suy suyển hay hư hỏng hoàn toàn mà không được bồi thường do nguyên nhân bất khả kháng, người gửi sẽ được hoàn trả lại cước phí, trừ phí bảo hiểm.
2.- Bưu phẩm ghi số:
2.1- Trường hợp bưu phẩm ghi số bị mất hay hư hỏng hoàn toàn, người gửi sẽ được hưởng một khoản bồi thưòng theo mức quy định tại Thể lệ Bưu phẩm. Nếu người gửi đòi hỏi một số tiền bồi thường ít hơn số tiền quy định trong Thể lệ Bưu phẩm thì bưu chính các nước có thể trả mức tiền thấp hơn đó và trên cơ sở này, truy đòi khoản tiền bồi hoàn từ bưu chính các nước liên quan.
2.2- Nếu một bưu phẩm ghi số bị suy suyển hay hư hỏng một phần, người gửi sẽ được hưởng một khoản bồi thường, về nguyên tắc, bằng giá trị thực tế của phần bị thiệt hại đó.
Tuy nhiên, số tiền này không vượt quá số tiền bồi thường cho trường hợp suy suyển hoặc hư hỏng toàn bộ được quy định trong Thể lệ Bưu kiện. Những thiệt hại gián tiếp hoặc những khoản lợi nhuận không thu được sẽ không được tính đến.
3- Bưu phẩm chứng nhận gửi:
3.1- Nếu bưu phẩm có chứng nhận gửi bị mất, suy suyển hoặc hư hỏng hoàn toàn, người gửi sẽ được hoàn trả lại các khoản cước phí đã trả.
4- Bưu kiện thường:
4.1- Trường hợp bưu kiện bị mất, suy suyển hoặc hư hỏng hoàn toàn, người gửi sẽ được hưởng một khoản bồi thường theo mức quy định tại Thể lệ Bưu kiện.
4.2- Nếu một bưu kiện bị mất, suy suyển hay hư hỏng một phần, người gửi sẽ được hưởng một khoản bồi thưòng, về nguyên tắc, bằng giá trị thực tế của phần bị thiệt hại này. Tuy nhiên, số tiền này không vượt quá số tiền quy định trong Thể lệ Bưu kiện cho trường hợp bưu kiện bị mất hoặc hư hỏng toàn bộ. Những thiệt hại gián tiếp hoặc những khoản lợi nhuận không thu được sẽ không được tính đến.
4.3- Bưu chính các nước có thể thoả thuận với nhau về mức bồi thường đối với mỗi bưu kiện được quy định trong Thể lệ Bưu kiện mà không tính đến khối lượng của bưu kiện.
5- Bưu gửi khai giá
5.1- Trường hợp bưu gửi khai giá bị suy suyển hay hư hỏng hoàn toàn, người gửi sẽ được hưởng một khoản bồi thường, về nguyên tắc, bằng giá trị đã khai tính theo đồng SDR.
5.2- Trong trường hợp bưu phẩm khai giá bị suy suyển hay hư hỏng một phần, người gửi sẽ được hưởng một khoản bồi thường, về nguyên tắc, bằng giá trị thực tế của phần bị mất hoặc hư hỏng. Tuy nhiên, số tiền này không vượt quá giá trị đã khai bằng đồng SDR. Những thiệt hại gián tiếp hoặc lợi nhuận không thu được sẽ không được tính đến.
6- Trong các trường hợp đã được nêu tại đoạn 4 và đoạn 5, mức bồi thường sẽ được tính theo giá hiện hành, quy đổi ra đồng SDR, đối với các vật phẩm hoặc hàng hoá cùng loại tại địa điểm và thời điểm mà bưu phẩm đó được chấp nhận vận chuyển. Nếu không tính được theo giá hiện hành thì mức bồi thường sẽ được tính theo giá trị vật phẩm hoặc hàng hoá thông thường được đánh giá trên cùng một cơ sở.
7- Mức bồi thường đối với trường hợp bưu phẩm ghi số, bưu kiện thường hoặc bưu gửi khai giá bị mất toàn bộ hoặc hư hỏng hoàn toàn, thì tuỳ từng trường hợp, người gửi hoặc người nhận sẽ được hoàn trả phần cước và phí đã trả trừ cước ghi số hoặc khai giá. Quy định này cũng được áp dụng tương tự trong các trường hợp bưu phẩm ghi số, bưu kiện thường hoặc bưu gửi khai giá mà người nhận từ chối không nhận vì lý do tình trạng bưu phẩm không tốt do lỗi của bưu chính và do bưu chính chịu trách nhiệm.
8- Ngoài những quy định đã được quy định tại đoạn 2, 4, 5, người nhận sẽ được quyền đòi bồi thường sau khi phát các bưu phẩm ghi số, bưu kiện thường, bưu gửi khai giá bị suy suyển hay hư hỏng.
9- Bưu chính nước gốc có quyền thanh toán cho người gửi tại nước này khoản tiền bồi thường theo quy định của pháp luật trong nước đối với các bưu phẩm ghi số, bưu kiện không khai giá với điều kiện mức bồi thường đó không thấp hơn mức bồi thường đã nêu tại đoạn 2.1 và 4.1. Quy định này cũng được áp dụng tương tự cho bưu chính nước nhận khi phải trả bồi thường cho người nhận. Tuy nhiên, các mức bồi thường quy định tại đoạn 2.1 và 4.1 sẽ vẫn được áp dụng trong những điều kiện sau:
9.1- Trong trường hợp truy đòi cơ quan bưu chính có trách nhiệm; hoặc
9.2- Nếu người gửi nhường quyền được bồi thường của mình cho người nhận hoặc ngược lại.
Điều 35: Không thuộc trách nhiệm của bưu chính các nước
1- Bưu chính các nước sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với những bưu phẩm ghi số, bưu phẩm có chứng nhận gửi, bưu kiện và bưu phẩm khai giá đã được phát đúng theo các điều kiện quy định trong Thể lệ của các nước này đối với các loại bưu gửi cùng loại. Tuy nhiên, bưu chính các nước vẫn có thể phải chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau:
1.1- Phát hiện ra việc mất mát hoặc hư hỏng trước hoặc trong khi phát bưu gửi;
1.2- Người nhận hoặc người gửi (nếu là chuyển hoàn) có ý kiến ngay khi phát về bưu gửi bị hư hỏng hoặc suy suyển nếu các quy định trong nưóc cho phép.
1.3- Bưu phẩm ghi số đã được phát tới hộp thư cá nhân và khi khiếu kiện, người nhận khẳng định rằng họ không nhận được bưu phẩm đó, nếu các quy định trong nước cho phép.
1.4- Người nhận hoặc người gửi trong trường hợp bưu gửi được chuyển hoàn về nước gốc của bưu kiện hoặc bưu phẩm khai giá mặc dù đã có ký nhận hợp lệ, nhưng phát hiện bưu gửi bị suy suyển hoặc hư hỏng và thông báo ngay cho bưu chính nước phát về việc này. Người nhận hoặc người gửi phải chứng minh được rằng suy suyển hoặc hư hỏng đó không xảy ra sau khi phát.
2- Bưu chính các nước sẽ không có trách nhiệm trong các trường hợp sau:
2.1- Trong các trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 12.4;
2.2- Khi các tài liệu nghiệp vụ bị tiêu huỷ trong các trường hợp bất khả kháng nên bưu chính các nước không lý giải được về các bưu gửi bị thiệt hại, nếu không có các bằng chứng khác quy định trách nhiệm của họ.
2.3- Khi sự mất mát hoặc hư hỏng là do lỗi hoặc do sự bất cẩn của người gửi hoặc do chính đặc tính của bưu gửi gây nên.
2.4- Trong trường hợp các bưu gửi có nội dung vi phạm các quy định cấm gửi được quy định tại Điều 25, các bưu gửi này bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu hoặc tiêu huỷ do chính nội dung bên trong của bưu gửi.
2.5- Khi các bưu gửi bị tịch thu theo pháp luật của nước nhận và đã được bưu chính các nước đó thông báo;
2.6- Khi khai man giá trị bưu gửi khai giá lớn hơn so với giá trị nội dung thực tế.
2.7- Khi người gửi có yêu cầu khiếu nại trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày sau ngày khi gửi.
2.8- Trong trường hợp đối với bưu kiện của các tù binh chiến tranh hoặc thường dân bị giam giữ.
3- Bưu chính các nước sẽ không chịu trách nhiệm về việc khai báo hải quan trong bất cứ trường hợp nào hoặc về các quyết định của cơ quan Hải quan khi làm thủ tục kiểm quan đối với bưu gửi phải qua kiểm tra hải quan.
Điều 36: Trách nhiệm của người gửi
1- Người gửi phải chịu trách nhiệm về tất cả mọi thiệt hại gây ra cho các bưu gửi khác do đã gửi các vật phẩm vận chuyển hoặc không tuân theo các điều kiện chấp nhận.
2- Người gửi có cùng giới hạn trách nhiệm như các cơ quan bưu chính.
3- Người gửi vẫn phải có trách nhiệm ngay cả khi bưu cục đã chấp nhận bưu gửi nêu trên của người đó.
4- Tuy nhiên, người gửi sẽ không chịu trách nhiệm nếu đó là lỗi hoặc do sự bất cẩn của các cơ quan bưu chính hoặc hãng vận chuyển gây nên.
Điều 37: Thanh toán bồi thường
1- Theo quy định về quyền truy cứu trách nhiệm đối với bưu chính các nước phải chịu trách nhiệm, nghĩa vụ thanh toán tiền bồi thường và hoàn trả cước và phí sẽ thuộc về bưu chính nước gốc hoặc bưu chính nước nhận.
2- Người gửi có quyền nhường quyền được bồi thường cho người nhận. Và ngược lại, người nhận cũng có quyền nhường quyền được bồi thường cho người gửi. Người gửi hoặc người nhận có thể uỷ quyền cho bên thứ ba nhận bồi thường nếu như luật pháp nước đó cho phép.
3- Bưu chính nước gốc hoặc bưu chính nước nhận, tuỳ từng trường hợp, được phép bồi thường cho người khiếu kiện hợp lệ thay cho bưu chính nước đã tham gia vào quá trình vận chuyển hoặc đã được thông báo hợp lệ để giải quyết bồi thường trong vòng hai tháng và, nếu trong trường hợp khẳng định nước đó đã nhận được khiếu nại bằng đường FAX hoặc bằng bất kỳ phương tiện điện tử nào khác, nhưng sau 30 ngày vẫn không giải quyết được dứt điểm hoặc không thông báo.
3.1- Thiệt hại xảy ra do trường hợp bất khả kháng;
3.2- Bưu gửi bị cơ quan có thẩm quyền giữ lại, tịch thu hoặc tiêu huỷ vì lý do nội dung bưu gửi hoặc bị giữ lại theo quy định pháp luật của nước nhận.
4- Bưu chính nước gốc hoặc bưu chính nước nhận, tuỳ từng trường hợp, được phép bồi thường cho người khiếu kiện hợp lệ trong các trường hợp các ấn phẩm khiếu kiện không được khai đầy đủ và buộc phải chuyển hoàn lại để bổ sung thông tin dẫn đến việc vượt quá thời hạn quy định tại khoản 3.
5- Trong trường hợp khiếu nại liên quan đến bưu gửi phát hàng thu tiền (COD), bưu chính nước gốc được phép thay mặt cho bưu chính nước nhận, bồi thường cho người khiếu nại hợp pháp số tiền ứng với khoản tiền COD, sau khi nước nhận đã được thông báo nhưng sau hai tháng vẫn không giải quyết dứt điểm việc bồi thường.
Điều 38: Thu tiền bồi thường từ người gửi hoặc người nhận
1- Nếu sau khi thanh toán bồi thường các bưu phẩm ghi số, bưu kiện, bưu gửi khai giá hoặc một phần nội dung mà trước kia bị coi là mất nay tìm lại được thì người gửi hoặc người nhận trong trường hợp này sẽ được thông báo rằng bưu gửi đó vẫn thuộc quyền sở hữu của họ trong thời hạn 3 tháng nếu họ hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận. Đồng thời họ sẽ phải cho biết bưu gửi đó sẽ được phát cho ai. Trường hợp từ chối hoặc không trả lời trong thời hạn quy định, thì tuỳ theo từng trường hợp mà áp dụng phương thức xử lý tương tự đối với người nhận hoặc người gửi.
2- Nếu người gửi hoặc người nhận từ chối không nhận lại bưu gửi thì bưu gửi sẽ thuộc sở hữu của bưu chính nước đó hoặc bưu chính các nước gánh chịu thiệt hại.
3- Trong trường hợp sau này mới tìm thấy bưu gửi khai giá mà nội dung của bưu gửi này có giá trị thấp hơn so với số tiền bồi thường đã trả thì người gửi hoặc người nhận, tuỳ theo từng trường hợp, sẽ phải hoàn trả lại số tiền bồi thường đó để nhận lại bưu gửi mà không phải chịu hậu quả pháp lý vì hành vi đã khai man giá trị.
Điều 39: Việc trao đổi bưu gửi
1- Bưu chính các nước có thể trao đổi các chuyến thư thẳng, gửi rời, chuyển tiếp qua một hay nhiều lãnh thổ bưu chính các nước khác theo nhu cầu và đòi hỏi của nghiệp vụ.
2- Trong những hoàn cảnh đặc biệt bắt buộc, khi bưu chính một nước tạm ngừng hoạt động một phần hoặc toàn bộ nghiệp vụ thì bưu chính nước này phải thông báo ngay cho bưu chính các nước liên quan.
3- Khi vận chuyển các chuyến thư quá giang qua lãnh thổ một nước mà không có sự tham gia của bưu chính nước này thì phải thông báo trước cho họ. Phương thức chuyển quá giang này không kéo theo trách nhiệm của bưu chính nước quá giang.
4- Bưu chính các nước có thể gửi các chuyến thư thuỷ bộ bằng dường hàng không với mức ưu tiên hạn chế với điều kiện có sự đồng ý của bưu chính các nước về việc nhận các chuyến thư này tại sân bay nước họ.
Điều 40: Trao đổi các chuyến thư thẳng với các đơn vị quân đội
1- Các chuyến bưu phẩm đóng thẳng được trao đổi qua trung gian đường bộ, đường biển và đường hàng không của các nước khác nhau:
1.1- Giữa bưu cục của bất kỳ nước thành viên nào với Sở chỉ huy các đơn vị quân đội trực thuộc Liên hợp quốc.
1.2- Giữa Sở chỉ huy các đơn vị quân đội này với nhau;
1.3- Giữa các bưu cục của bất kỳ nước thành viên nào với Sở chỉ huy các hạm đội hoặc các đơn vị không quân, các tàu chiến hay máy bay quân sự của chính nước này hiện đang đóng ở nước ngoài.
1.4- Giữa các sở chỉ huy của hạm đội hoặc đơn vị không quân, tầu chiến hoặc máy bay quân sự của cùng một nước.
2- Bưu phẩm đóng trong các chuyến thư quy định tại đoạn 1 sẽ được giới hạn để gửi đi hoặc nhận từ thành viên của các đơn vị quân đội hoặc sĩ quan và đội thuỷ thủ trên tàu hoặc đội bay trên máy bay gửi hoặc nhận các chuyến thư đó. Giá cước và điều kiện gửi được áp dụng theo các quy định của bưu chính các nước có các đơn vị quân đội hoặc có các đơn vị thuỷ quân hoặc không quân đóng tại nước này.
3- Trừ trường hợp có thoả thuận đặc biệt, bưu chính nước có các đơn vị quân đội hoặc có các tầu chiến hoặc máy bay quân sự đóng tại nước này phải trả cho bưu chính các nước có liên quan cước quá giang các chuyến thư, cước đầu cuối và cước vận chuyển máy bay.
Điều 41: Xác định trách nhiệm giữa bưu chính các nước
1- Cho tới khi có bằng chứng ngược lại, trách nhiệm thuộc về bưu chính nước đã nhận bưu gửi mà không có ý kiến gì và đã được cung cấp đầy đủ các phương thức điều tra theo quy định nhưng không chứng minh được rằng bưu gửi đã phát cho người nhận hoặc đã chuyển tiếp hợp lệ tới bưu chính một nước khác.
2- Trong trường hợp bưu gửi bị mất, suy suyển hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển mà không thể xác định được nguyên nhân xảy ra trên lãnh thổ hoặc nghiệp vụ của nước nào thì bưu chính các nước có liên quan sẽ cùng chia sẻ sự thiệt hại ngang nhau. Tuy nhiên nếu là bưu kiện không khai giá khi số tiền bồi thường không vượt quá số tiền được quy định tại Điều 34.4.1 đối với bưu kiện có khối lượng là 1 kg thì số tiền này sẽ được chia đều cho bưu chính nước gốc và bưu chính nước nhận cùng chịu, bưu chính các nước trung gian được miễn trách nhiệm.
3- Đối với bưu gửi khai giá, trách nhiệm của bưu chính mỗi nước đối với bưu chính nước khác, trong mọi trường hợp, không được vượt quá mức khai giá tối đa mà nước này đã chấp nhận.
4- Bưu chính các nước không mở dịch vụ khai giá vẫn phải chịu trách nhiệm đối với những bưu gửi loại này khi được vận chuyển trong các chuyến thư đóng thẳng theo quy định như đối với bưu phẩm ghi số hoặc bưu kiện không khai giá. Quy định này cũng được áp dụng khi bưu chính các nước không chấp nhận trách nhiệm đối với các bưu gửi khai giá được vận chuyển trên boong tàu hoặc trên máy bay mà họ sử dụng.
5- Nếu việc mất mát, suy suyển hay hư hỏng các bưu gửi khai giá xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong phạm vi dịch vụ của bưu chính nước trung gian không mở dịch vụ khai giá thì bưu chính nước gốc sẽ chịu phần thiệt hại đã không được bưu chính nước trung gian bồi hoàn. Quy định này cũng sẽ được áp dụng tương tự nếu số tiền bị thiệt hại nhiều hơn so với giá trị khai tối đa đã được bưu chính nước trung gian chấp nhận.
6- Thuế hải quan và các loại phí khác nếu không được bãi miễn thì sẽ do bưu chính nước chịu trách nhiệm về sự mất mát, suy suyển hoặc hư hỏng phải gánh chịu.
7- Bưu chính nước đã thanh toán tiền bồi thường được thay thế quyền của người đã nhận số tiền bồi thường đó để đòi ở người nhận, người gửi hoặc bên thứ ba nếu có.
Chương 3:CÁC ĐIỀU KHOẢN RIÊNG ĐỐI VỚI BƯU PHẨM
Điều 42: Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ
1- Bưu chính các nước phải quy định chỉ tiêu chất lượng dịch vụ để xử lý các bưu phẩm ưu tiên và bưu phẩm máy bay cũng như việc xử lý các bưu phẩm thuỷ bộ và bưu phẩm không ưu tiên đến hoặc đi từ các nước mình. Các chỉ tiêu chất lượng này không được kém hơn so với các chỉ tiêu áp dụng đối với bưu phẩm nội địa tương ứng.
2- Bưu chính nước gốc phải công bố các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ đối với bưu phẩm ưu tiên và bưu phẩm máy bay gửi đi nước ngoài thông qua việc tham khảo chỉ tiêu chất lượng dịch vụ do cả bưu chính nước gốc và bưu chính nước nhận quy định, bao gồm cả thời gian vận chuyển.
3- Bưu chính các nước phải kiểm tra định kỳ việc thực hiện các chỉ tiêu thời gian được quy định trong khuôn khổ các đợt điều tra do Văn phòng quốc tế hoặc do các Liên minh Bưu chính khu vực tổ chức, hoặc trên cơ sở thoả thuận song phương.
4- Bưu chính các nước cũng cần kiểm tra định kỳ việc thực hiện các chỉ tiêu thời gian đã được quy định bằng cách sử dụng các hệ thống kiểm tra chất lượng khác, đặc biệt các hệ thống kiểm tra do các tổ chức bên ngoài bưu chính thực hiện.
5- Khi có thể, bưu chính các nước áp dụng các hệ thống kiểm tra chất lượng dịch vụ đối với các chuyến thư quốc tế (kể cả chiều đến và chiều đi); việc kiểm tra, trong chừng mực có thể thực hiện từ khâu ký gửi cho đến khâu phát (chất lượng toàn trình).
6- Tất cả nước thành viên phải cung cấp cho Văn phòng quốc tế các thông tin cập nhật về thời gian chấp nhận cuối ngày (giờ quy định ký gửi) để phục vụ cho hoạt động khai thác các nghiệp vụ bưu chính quốc tế. Ngay khi có kế hoạch thay đổi về thời gian chấp nhận cuối ngày, bưu chính các nước cần phải thông báo cho Văn phòng quốc tế để có thể thông báo kịp thời về những thay đổi này cho bưu chính các nước khác trước khi thời gian chấp nhận cuối ngày mới đó được áp dụng.
7- Nếu có thể, các thông tin về lưu lượng bưu phẩm ưu tiên và không ưu tiên phải được cung cấp riêng rẽ.
Điều 43: Ký gửi bưu phẩm ở nước ngoài
1- Không một nước thành viên nào được chuyển hoặc phát cho người nhận những bưu phẩm mà người gửi cư trú trong lãnh thổ của họ nhưng lại ký gửi hoặc cho ký gửi bưu phẩm ở một nước khác nhằm hưởng các điều kiện giá cước thuận lợi hơn được áp dụng cho những bưu phẩm đó tại các nước này.
2- Các quy định tại đoạn 1 cũng được áp dụng một cách không phân biệtt đối với cả bưu phẩm đã được chuẩn bị sẵn tại nước mà người gửi đang cư trú, sau đó chuyển qua biên giới và đối với bưu phẩm được chuẩn bị tại nước ngoài.
3- Bưu chính nước nhận có thể yêu cầu người gửi và nếu không được, yêu cầu cơ quan bưu chính nướcký gửi phải trả cước phí trong nước. Nếu người gửi và cơ quan bưu chính ký gửi không chấp thuận trả cước phí nói trên trong thời hạn do bưu chính nước nhận quy định thì bưu chính nước nhận có thể chuyển hoàn các bưu phẩm về bưu chính nước ký gửi đồng thời được quyền đòi bồi hoàn chi phí chuyển hoàn bưu phẩm, hoặc xử lý các bưu phẩm này theo luật pháp riêng của bưu chính nước nhận.
4- Không một nước thành viên nào bắt buộc phải chuyển hoặc phát cho người nhận các bưu phẩm mà người gửi đã ký gửi hoặc cho ký gửi với số lượng lớn tại một nước khác với nước họ đang cư trú nếu khoản tiền cước đầu cuối mà họ nhận được thấp hơn tổng số tiền mà họ đáng lẽ được nhận nếu bưu phẩm đó được gửi tại nước người gửi cư trú. Bưu chính nước nhận có quyền yêu cầu bưu chính nước ký gửi trả một khoản tiền thù lao tương ứng với chi phí bỏ ra; khoản tiền thù lao này không được cao hơn mức tiền được tính theo một trong hai công thức sau: hoặc bằng 80% của cước phí nội địa áp dụng cho bưu phẩm tương ứng, hoặc bằng 0,14 SDR cho một bưu phẩm cộng với 1 SDR cho mỗi kg bưu phẩm. Nếu bưu chính nước ký gửi không chấp nhận trả số tiền yêu cầu trong thời hạn do bưu chính nước nhận quy định thì bưu chính nước nhận có thể hoặc chuyển hoàn các bưu phẩm cho bưu chính nước ký gửi đồng thời được quyền bồi hoàn chi phí chuyển hoàn, hoặc xử lý các bưu phẩm này theo pháp luật riêng của nước mình.
Điều 44: Chấp nhận các chất sinh học
1- Các chất sinh học dễ hư hỏng, các chất gây truyền nhiễm và các chất cacbon dioxide thể rắn sử dụng để bảo quản các chất truyền nhiễm chỉ có thể được trao đổi trong các chuyến thư giữa các phòng thí nghiệm chuyên môn đã chính thức được công nhận. Những loại hàng hoá nguy hiểm này có thể được chấp nhận gửi đi trong các chuyến thư máy bay phải chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật của nước sở tại, các chỉ dẫn kỹ thuật hiện hành của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và Thể lệ về hàng hoá nguy hiểm của IATA.
2- Các chất sinh học dễ hư hỏng và các chất truyền nhiễm đã được đóng gói theo đúng quy cách quy định riêng trong Thể lệ sẽ phải chịu khoản cước đối với các bưu phẩm ưu tiên hoặc cước thư ghi số. Được phép thu khoản cước cộng thêm cho việc xử lý các bưu phẩm loại này.
2.1- Việc chấp nhận các chất sinh học dễ hư hỏng và truyền nhiễm được giới hạn chỉ trong các nước là thành viên của Liên minh Bưu chính đã có tuyên bố chính thức về việc tự nguyện chấp nhận các bưu gửi loại này cả chiều đi và chiều đến hoặc chỉ một chiều.
3.4- Các loại chất này luôn được chuyển theo đường nhanh nhất, thông thường là đường hàng không, với điều kiện phải trả thêm phụ cước máy bay tương ứng và sẽ được ưu tiên trong khâu phát.
1- Bưu chính các nước có thể thoả thuận với nhau về việc tham gia dịch vụ thư điện tử.
2- Thư điện tử là một dịch vụ bưu chính sử dụng đường viễn thông để truyền trong vài giây đồng hồ các thông báo trung thực theo bản gốc do người gửi ký gửi dưới dạng vật chất cụ thể hay tín hiệu điện tử để chuyển tới người nhận dưới dạng vật chất cụ thể hay tín hiệu điện tử. Trong trường hợp chuyển phát dưới dạng vật chất cụ thể, các tin tức nói chung được truyền thông qua các phương tiện điện tử trên một phần dài nhất có thể của đường đi và chúng được tái tạo lại dưới dạng vật chất cụ thể ở càng gần người nhận bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Các thông báo dưới dạng vật chất cụ thể được cho vào phong bì để phát cho người nhận như là một bưu phẩm thông thường.
3- Giá cước áp dụng cho dịch vụ thư điện tử do bưu chính các nước ấn định trên cơ sở giá thành và yêu cầu của thị trường.
1- Chiểu theo Điều 52, các chuyến thư đóng thẳng trao đổi giữa bưu chính hai nước hoặc giữa hai bưu cục của cùng một nước thông qua dịch vụ của bưu chính một hay nhiều nước (dịch vụ của nước thứ ba) sẽ phải chịu cước quá giang. Bưu chính nước quá giang sẽ thu một khoản tiền thù lao cho các dịch vụ quá giang đường bộ, quá giang đường biển và quá giang đường bay.
2- Các bưu phẩm gửi rời cũng phải chịu cước quá giang.
3- Điều kiện áp dụng và mức cước được quy định trong Thể lệ bưu phẩm.
Điều 47: Cước đầu cuối. Các quy định chung
1- Chiều theo Điều 52, bưu chính nước nhận bưu phẩm của bưu chính nước khác có quyền thu từ bưu chính nước gửi một khoản tiền thanh toán cho chi phí phát sinh do việc xử lý các chuyến thư quốc tế chiều đến.
2- Để áp dụng các quy định về việc thanh toán cước đầu cuối,bưu chính các nước sẽ được chia thành nhóm: các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển theo danh sách đã được lập tại đại hội nhằm mục đích thanh toán khoản cước đầu cuối này.
3- Những quy định của Công ước hiện hành liên quan tới việc thanh toán cước đầu cuối chính là thoả thuận quá độ để tiến tới một hệ thống thanh toán dựa trên mức cước cụ thể của từng nước.
4- Truy cập các dịch vụ trong nước.
4.1- Bưu chính mỗi nước sẽ cung cấp cho bưu chính các nước khác về tất cả các mức cước, các điều khoản và điều kiện đối với việc cung cấp các dịch vụ nội địa trong nước mình như các điều kiện mà khách hàng nội địa của nước này đang được hưởng.
4.2- Bưu chính nước gửi có thể yêu cầu bưu chính các nước nhận là các nước công nghiệp phát triển cung cấp các điều kiện tương tự với các điều kiện mà nước nhận đang cung cấp cho khách hàng của nước mình đối với các bưu phẩm cùng loại.
4.3- Bưu chính các nước đang phát triển sẽ thông báo về việc các nước này có cho phép truy nhập các điều kiện quy định tại đoạn 4.1 hay không.
4.3.1- Khi bưu chính nước đang phát triển tuyên bố nước này cho phép truy nhập các điều kiện cung cấp trong hệ thống dịch vụ nội địa của nước mình thì bưu chính của tất cả các nước thành viên trong Liên Bưu đều được phép truy nhập các điều kiện này trên cơ sở không phân biệt đối xử.
4.4- Bưu chính nước nhận có quyền quyết định về các điều kiện để truy nhập dịch vụ nội địa của nước mình đã được bưu chính nước gốc đáp ứng hay chưa.
5- Mức cước đầu cuối đối với bưu phẩm gửi số lượng nhiều không được cao hơn các mức cước ưu đãi nhất được bưu chính nước nhận áp dụng trên cơ sở các thoả thuận song phương hoặc đa phương về cước đầu cuối. Bưu chính nước nhận có quyền quyết định về các điều kiện truy cập dịch vụ đã được bưu chính nước gốc đáp ứng hay chưa.
6- Hội đồng khai thác bưu chính được quyền sửa đổi phương thức thanh toán được quy định tại các Điều 48 đến 51 giữa các kỳ đại hội. Bất kỳ sửa đổi nào được thực hiện phải dựa trên các dữ liệu kinh tế và tài chính mang tính đại diện và tin cậy và phải tính đến tất cả các quy định về cước đầu cuối trong Công ước và Thể lệ Bưu phẩm. Mọi sửa đổi đã được quyết định sẽ có hiệu lực vào ngày do Hội đồng khai thác bưu chính quy định.
7- Bất kỳ bưu chính nước nào đều có thể từ bỏ toàn bộ hoặc một phần số tiền thanh toán quy định tại đoạn 1.
8- Bưu chính các nước liên quan có thể bằng thoả thuận song phưong hoặc đa phương áp dụng các hệ thống thanh toán khác đối với việc thanh toán các tài khoản cước đầu cuối.
1- Việc thanh toán cước đầu cuối đối với bưu phẩm kể cả bưu phẩm gửi số lượng nhiều, trừ túi M, sẽ được xây dựng trên cơ sở áp dụng mức cước tính trên từng bưu phẩm và trên mỗi kg khối lượng có tính đến chi phí khai thác tại nước nhận; các chi phí này phải có liên quan đến các giá cước nội địa. Giá cước sẽ được tính toán theo các điều kiện được quy định cụ thể trong Thể lệ Bưu phẩm.
2- Từ năm 2001 đến 2003, mức cước quy định cho từng bưu phẩm và cho từng kg không được cao hơn mức cước được tính toán trên cơ sở bằng 60% cước thư có khối lượng 20 gram đối với dịch vụ trong nước hoặc có thể vượt các mức cước sau:
2.1- Trong năm 2001, mức cước là 0,158 SDR cho 01 bưu phẩm và 1,684 SDR cho 01 kg.
2.2- Trong năm 2002, mức cước là 0,172 SDR cho 01 bưu phẩm và 1,684 SDR cho 01 kg.
2.3- Trong năm 2003, mức cước là 0,215 SDR cho 01 bưu phẩm và 1,684 SDR cho 01 kg.
3- Trong những năm 2004 và 2005, Hội đồng khai thác bưu chính sẽ quy định tỷ lệ phầm trăm của mức cước cuối cùng phù hợp với từng nước công nghiệp phát triển có tính đến mối quan hệ giữa chi phí và mức cước của từng nước.
4- Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2005, mức cước được áp dụng không được thấp hơn 0,147 SDR cho 01 bưu phẩm và 1,491 SDR cho 01 kg.
5- Đối với túi M, mức cước áp dụng là 0,653 SDR cho 01 kg.
5.1- Các túi M có khối lượng nhỏ hơn 5 kg sẽ được tính như túi có khối lượng 5 kg khi thanh toán cước đầu cuối.
6- Bưu chính nước nhận được quyền thu thêm 0,5 SDR cho việc phát mỗi bưu phẩm ghi số và 1 SDR cho việc phát mỗi bưu phẩm khai giá.
7- Các quy định áp dụng giữa các nước công nghiệp phát triển sẽ áp dụng cho bất kỳ nước đang phát triển nào khi nước này tuyên bố sẽ tuân thủ những quy định nêu trên và muốn được coi như một nước công nghiệp phát triển nhằm thực hiện các quy định tại các Điều từ 48 đến 50 cũng như các điều khoản tương ứng trong Thể lệ Bưu phẩm.
1- Thanh toán
1.1- Mức cước thanh toán cho bưu phẩm, trừ túi M, là 3,427 SDR cho 01 kg.
1.2- Đối với túi M, mức cước áp dụng sẽ là 0,653 SDR cho 01 kg.
1.2.1- Các túi M có khối lượng dưới 5 kg sẽ được tính như túi khối lượng 5 kg để thanh toán cước đầu cuối.
1.3- Bưu chính nước nhận có quyền thu thêm 0,5 SDR cho việc phát mỗi bưu phẩm ghi số và 1 S DR cho việc phát mỗi bưu phẩm khai giá.
2- Cơ chế điều chỉnh
2.1- Trong mối quan hệ xác định, khi bưu chính một nước gửi một lưu lượng bưu phẩm có khối lượng trên 150 tấn/năm có thể được điều chỉnh mức cước nêu trong khoản 1.1 nếu nước này nhận thấy số lượng bình quân các bưu phẩm trong 01 kg bưu phẩm gửi đi là dưới 14 bưu phẩm
2.2- Trong mối quan hệ xác định, khi bưu chính một nước nhận một lưu lượng bưu phẩm có khối lượng trên 150 tấn/năm có thể được điều chỉnh mức cước qui định tại điểm1.1 nếu nước này nhận thấy số lượng bình quân các bưu phẩm trong 01 kg bưu phẩm nhận được trên 21 bưu phẩm.
2.3- Các lý do sẽ được nêu trong các điều khoản cụ thể của Thể lệ Bưu phẩm.
3- Cơ chế hài hoà giữa các hệ thống.
3.1- Khi bưu chính một nước nhận một lưu lượng bưu phẩm có khối lượng trên 50 tấn/năm nhận thấy rằng khối lượng hàng năm của lưu lượng bưu phẩm này vượt quá ngưỡng đã được tính toán theo các điều kiện được quy định trong Thể lệ Bưu phẩm, thì nước này có thể áp dụng hệ thống thanh toán đối với các bưu phẩm vượt trội này theo các quy định tại Điều 48 nếu không áp dụng cơ chế điều chỉnh.
4- Bưu phẩm gửi số lượng nhiều
4.1- Việc thanh toán bưu phẩm gửi số lượng nhiều được chính thức áp dụng mức cước cho mỗi bưu phẩm và cho mỗi kg theo quy định tại Điều 48.1.
1. Thanh toán
1.1- Việc thanh toán đối với các bưu phẩm, trừ túi M, là 3,427 SDR cho 01 kg.
1.1.1- Cước đầu cuối phát sinh từ việc áp dụng mức cước quy định tại đoạn 1.1 sẽ được tăng thêm 7,5% để đưa vào quỹ phát triển nhằm hỗ trợ kinh phí cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ ở các nước đang phát triển.
1.2- Đối với túi M, mức cước áp dụng là 0,653 SDR cho 01 kg.
1.2.1- Các túi M có khối lượng dưới 5 kg sẽ được tính như túi M có khối lượng là 5 kg để thanh toán cước đầu cuối.
1.3- Bưu chính nước nhận có quyền thu một khoản thanh toán thêm là 0,5 SDR cho việc phát mỗi bưu phẩm ghi số và 1 SDR cho việc phát mỗi cho bưu phẩm khai giá.
2- Cơ chế điều chỉnh
2.1- Trong mối quan hệ xác định, bưu chính một nước nhận một luồng bưu phẩm có khối lượng trên 150 tấn/năm có thể điều chỉnh mức cước nếu số lượng bình quân bưu phẩm trong 01 kg bưu phẩm nhận được trên 21 bưu phẩm.
2.2- Việc điều chỉnh được thực hiện theo các điều khoản cụ thể được quy định trong Thể lệ Bưu phẩm.
3- Bưu phẩm gửi số lượng nhiều
3.1- Bưu chính các nước chưa cho phép truy nhập các điều kiện để cung cấp dịch vụ nội địa của mình có thể yêu cầu một khoản thanh toán mức cước là 0,14 SDR cho 01 bưu phẩm và 01 SDR cho 01 kg đối với bưu phẩm gửi số lượng lớn mà nước này nhận được.
3.2- Bưu chính các nước cho phép truy nhập các điều khoản áp dụng trong dịch vụ nội địa của nước mình có thể áp dụng mức cước thanh toán đối với bưu phẩm gửi số lượng nhiều tương ứng với các mức cước trong nước, tăng thêm 9% mức cước áp dụng cho khách hàng trong nước mình đối với bưu phẩm cùng loại nhưng không được vượt quá mức cước quy định tại Điều 48.2.
Điều 51: Cước đầu cuối. Những quy định áp dụng cho việc trao đổi giữa các nước đang phát triển
1. Thanh toán
1.1- Mức thanh toán đối với các bưu phẩm, trừ túi M là 3,427 SDR cho 01 kg.
1.2- Đối với túi M, mức cước được áp dụng là 0,653 SDR cho 01 kg.
1.2.1- Các túi M có trọng lượng dưới 5 kg sẽ được tính như những túi có trọng lượng 5 kg đối với việc thanh toán cước đầu cuối.
1.3- Bưu chính nước nhận có quyền thu thêm 0,5 SDR cho việc phát mỗi bưu phẩm ghi số và 1 SDR cho việc phát mỗi bưu phẩm khai giá.
2- Cơ chế điều chỉnh
2.1- Trong mối quan hệ xác định, bưu chính một nước nhận một luồng bưu gửi có trọng lượng trên 150 tấn/năm có thể điều chỉnh mức cước khi số lượng bình quân bưu phẩm trong 01 kg bưu phẩm nhận được trên 21 bưu phẩm.
2.2- Việc điều chỉnh được thực hiện theo điều khoản cụ thể quy định trong Thể lệ Bưu phẩm.
3- Bưu phẩm gửi số lượng nhiều.
3.1- Bưu chính các nước chưa cho phép truy nhập các điều kiện áp dụng trong cung cấp dịch vụ nội địa tại nước mình có thể yêu cầu một khoản tiền thanh toán là 0,14 SDR cho 01 bưu phẩm và 1 SDR cho 01 kg đối với bưu phẩm gửi số lượng nhiều.
3.2- Bưu chính các nước cho phép truy nhập các điều kiện áp dụng trong cung cấp dịch vụ nội địa tại nước mình có thể áp dụng một khoản thanh toán cước tăng 9% của mức cước trong nước đang áp dụng cho khách hàng trong nước đối với những bưu phẩm cùng loại, nhưng không được vượt quá mức cước đã quy định tại Điều 48.2.
Điều 52: Miễn cước quá giang và cước đầu cuối
1- Những bưu phẩm nghiệp vụ nêu ở Điều 8.2.2 và những bưu phẩm không phát được phải chuyển hoàn về nước gốc trong các chuyến thư đóng thẳng được miễn cước quá giang đường bộ hoặc đường thuỷ và cước đầu cuối. Các chuyến thư đóng túi rỗng sẽ được miễn cước đầu cuối nhưng không được miễn cước quá giang và cước quá giang này sẽ do bưu chính nước có túi rỗng thanh toán.
Điều 53: Cước vận chuyển máy bay
1- Cước vận chuyển cho toàn bộ đường bay.
1.1- Do bưu chính nước gốc phải trả nếu là các chuyến thư đóng thẳng.
1.2- Do bưu chính nước chuyển tiếp các bưu phẩm đó cho bưu chính một nước khác phải trả nếu là bưu phẩm ưu tiên và bưu phẩm máy bay quá giang gửi rời, kể cả bưu phẩm lạc hướng.
2- Các quy định này cũng áp dụng đối với các bưu phẩm được miễn cước quá giang đường bộ và đường biển theo các quy định tại Điều 52 nếu được vận chuyển bằng đường bay.
3- Bưu chính mỗi nước nhận cung cấp việc vận chuyển trong nước bằng đường bay những bưu phẩm quốc tế có quyền đòi thêm những chi phí phát sinh thêm cho việc vận chuyển này, với điều kiện cự ly bình quân gia quyền các đoạn đường bay phải trên 300 km. Trừ khi có thoả thuận miễn trả, cước này phải áp dụng thống nhất đối với tất cả các chuyến thư máy bay và chuyến thư ưu tiên từ nước ngoài gửi đến, dù rằng chuyến thư này có được vận chuyển bằng máy bay hay không.
4- Tuy nhiên, nếu bưu chính nước nhận thu khoản thanh toán cước đầu cuối trên cơ sở chi phí hoặc theo giá cước nội địa cụ thể thì không được thu thêm khoản cước vận chuyển máy bay nội địa này.
5- Để tính cự ly bình quân gia quyền, bưu chính nước nhận phải trừ đi khối lượng của tất cả các chuyến thư mà việc tính toán cước đầu cuối dựa theo chi phí hoặc theo cước phí nội địa cụ thể của nước nhận.
6- Trừ khi có thoả thuận riêng giữa bưu chính các nước có liên quan, ba rem cước quá giang quy định trong các Thể lệ được áp dụng cho bưu phẩm máy bay tương ứng với bất kỳ đoạn quá giang đường bộ hoặc đường biển. Tuy nhiên, không phải trả một khoản cước quá giang đường bộ nào trong các trường hợp sau đây:
6.1- Việc chuyển tải các chuyến thư máy bay giữa hai sân bay của cùng một thành phố;
6.2- Việc vận chuyển các chuyến thư đó giữa sân bay của một thành phố về một kho cũng ở trong thành phố này và vận chuyển ngược lại để chuyển đi tiếp.
Điều 54: Cước cơ bản và cách tính cước vận chuyển máy bay
1- Cước cơ bản áp dụng trong việc thanh toán giữa bưu chính các nước về vận chuyển đường bay do Hội đồng khai thác bưu chính thông qua. Cước cơ bản do Văn phòng quốc tế tính toán theo công thức quy định cụ thể trong Thể lệ Bưu phẩm.
2- Cách tính cước vận chuyển máy bay các chuyến thư đóng thẳng, các bưu phẩm ưu tiên và các bưu phẩm máy bay quá giang gửi rời cũng như phương thức quyết toán liên quan được quy định trong Thể lệ Bưu phẩm.
Chương 4:CÁC ĐIỀU KHOẢN RIÊNG ĐỐI VỚI BƯU KIỆN
Điều 55: Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ
1- Bưu chính các nước nhận phải quy định chỉ tiêu xử lý các bưu kiện máy bay chiều đến. Chỉ tiêu này, có thể trội so với thời gian bình thường cần thiết cho việc kiểm soát hải quan, nhưng không được kém hơn các chỉ tiêu áp dụng cho loại bưu kiện tương tự của nghiệp vụ trong nước.
2- Bưu chính nước nhận, nếu có thể, cũng cần quy định chỉ tiêu cho việc xử lý bưu kiện thuỷ bộ chiều đến.
3- Bưu chính nước gốc, căn cứ vào chỉ tiêu do bưu chính các nước nhận quy định, để xây dựng các chỉ tiêu về chất lượng đối với bưu kiện máy bay và bưu kiện thuỷ bộ gửi ra nước ngoài.
4- Bưu chính các nước phải kiểm tra những kết quả thực tế đạt được so với chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ do các nước này đã quy định.
Điều 56: Cước đường bộ chiều đến
1- Bưu kiện trao đổi giữa bưu chính hai nước đều phải trả các phần cước đường bộ chiều đến cho mỗi nước và cho mỗi bưu kiện được tính bằng cách cộng gộp mức cước khuyến nghị cho từng bưu kiện và mức cước khuyến nghị cho từng kg quy định tại các Thể lệ.
2- Trên cơ sở các mức cước hướng dẫn nêu trên, bưu chính các nước quy định mức cước đường bộ chiều đến của mình sao cho mức cước này liên quan hợp lý đến chi phí dịch vụ tại nước mình.
3- Các mức cước quy định tại đoạn 1 và 2 do bưu chính nước gốc chịu nếu như Công ước không quy định các ngoại lệ đối với nguyên tắc này.
4- Các mức cước đường bộ chiều đến phải thống nhất trên toàn lãnh thổ của mỗi nước.
Điều 57: Cước quá giang đường bộ
1- Bưu kiện trao đổi giữa bưu chính hai nước hoặc giữa hai bưu cục của cùng một nước quá giang đường bộ của một hay nhiều nước khác phải chịu cước quá giang đường bộ trả cho nước đã tham gia vào việc vận chuyển đường bộ bưu kiện được tính theo nấc quãng đường bộ như các quy định trong các Thể lệ.
2- Đối với bưu kiện quá giang gửi rời, bưu chính các nước trung gian được phép thu một khoản cước đơn nhất cho mỗi bưu kiện quy định trong các Thể lệ.
3- Mức cước nêu trong đoạn 1 và 2 do bưu chính nước gốc chịu nếu Công ước không quy định các ngoại lệ trái với nguyên tắc này.
4. Hội đồng khai thác bưu chính được quyền xem xét và sửa đổi mức cước quá giang đường bộ giữa hai kỳ đại hội. Việc rà soát mức cước này được thực hiện theo phương pháp nhằm đảm bảo việc phân bổ cân bằng tiền thù lao cho bưu chính các nước thực hiện việc quá giang, phải dựa trên những số liệu kinh tế và tài chính tin cậy và mang tính đại diện. Mọi sửa đổi đã được quyết định sẽ có hiệu lực vào ngày do Hội đồng khai thác bưu chính quy định.
5- Không phải trả bất kỳ một khoản cước quá giang đường bộ nào cho:
5.1- Việc chuyển tải các chuyến thư máy bay giữa hai sân bay cùng một thành phố;
5.2- Việc vận chuyển những chuyến thư này giữa một sân bay của một thành phố tới một kho hàng ở trong cùng thành phố này và việc vận chuyển trở lại sân bay những chuyến thư này để chuyển đi.
1- Mỗi nước tham gia vào việc vận chuyển bưu kiện bằng đường biển được phép thu cước đường biển quy định ở đoạn 2. Bưu chính nước gốc phải trả cước đường biển này, nếu Công ước không quy định các ngoại lệ khác với nguyên tắc này.
2- Cước đường biển được tính theo từng nấc quãng đường quy định trong Thể lệ Bưu kiện.
3- Bưu chính các nước có thể tăng mức cước đường biển tối đa là 50% được tính theo Điều 58.2. Ngược lại, bưu chính các nước có thể tuỳ ý giảm mức cước này.
4- Hội đồng khai thác bưu chính được quyền rà soát và sửa đổi các mức cước đường biển giữa hai kỳ đại hội. Việc rà soát lại mức cước này được tiến hành theo phương pháp nhằm đảm bảo cho việc phân bổ cân bằng cho bưu chính các nước thực hiện việc chuyển qua, phải căn cứ trên cơ sở các số liệu kinh tế và tài chính tin cậy và mang tính đại diện. Mọi sửa đổi đã được quyết định sẽ có hiệu lực vào ngày do Hội đồng khai thác bưu chính ấn định.
Điều 59: Cước vận chuyển máy bay
1- Cước cơ bản áp dụng vào việc thanh toán giữa bưu chính các nước về vận chuyển bằng đường bay phải được Hội đồng khai thác bưu chính phê duyệt. Cước cơ bản này do Văn phòng quốc tế tính theo công thức được quy định cụ thể trong Thể lệ Bưu phẩm.
2- Việc tính toán cước vận chuyển bằng đường bay cho các chuyến thư đóng thẳng và những bưu kiện máy bay quá giang gửi rời được quy định trong Thể lệ Bưu kiện.
3- Việc chuyển tải trên đường vận chuyển tại cùng một sân bay các bưu kiện máy bay do nhiều cơ quan hàng không khác nhau kế tiếp thực hiện đều không có thù lao.
1- Bưu kiện nghiệp vụ và bưu kiện của tù binh chiến tranh và của các dân thường bị giam giữ không phải trả một khoản cước nào, trừ cước vận chuyển máy bay áp dụng đối với bưu kiện máy bay.
1- Dịch vụ EMS là dịch vụ bưu chính nhanh nhất được thực hiện bằng các phương tiện hữu hình và, trong mối quan hệ giữa bưu chính các nước đã đồng ý cung cấp dịch vụ này, dịch vụ EMS được ưu tiên hơn so với các bưu gửi khác. Dịch vụ này bao gồm từ khâu thu gom vận chuyển và phát thư tín, tài liệu hoặc hàng hoá trong thời gian ngắn nhất.
2- Dịch vụ EMS được quy định trên cơ sở các thoả thuận song phương. Những đặc điểm riêng biệt của dịch vụ không được quy định trong các thoả thuận này thì áp dụng theo những điều khoản tương ứng trong các văn kiện của Liên Bưu.
3- Trong phạm vi cho phép, dịch vụ này được nhận dạng bằng một biểu trưng có các yếu tố dưới đây:
- Chiếc cánh màu da cam;
- Các chữ cái EMS màu xanh lơ;
- Ba dải băng nằm ngang màu da cam.
Biểu trưng có thể được bổ sung tên gọi của nghiệp vụ nội địa.
4- Cước phí của dịch vụ do cơ quan bưu chính nước gốc ấn định, có tính đến giá thành và các yếu tố thị trường.
CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN ĐỔI VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 62: Nghĩa vụ cung cấp dịch vụ bưu kiện
1- Trái với Điều 10.1, những nước không phải là thành viên tham gia Hiệp định bưu kiện trước khi Công ước này có hiệu lực thi hành không có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ bưu kiện.
Điều 63: Cam kết về các biện pháp xử phạt
1- Chính phủ các nước thành viên cam kết áp dụng hoặc đề nghị với các cơ quan lập pháp của nước mình các biện pháp cần thiết.
1.1- Để xử phạt việc làm giả tem bưu chính, kể cả tem đã hết lưu hành và các phiếu trả lời quốc tế;
1.2- Để xử phạt việc sử dụng và lưu hành;
1.2.1- Tem bưu chính giả (kể cả tem đã hết lưu hành) hoặc đã sử dụng rồi, dấu giả hoặc đã sử dụng rồi của máy in cước thay tem hay của máy in.
1.2.2- Phiếu trả lời quốc tế giả
1.3- Để cấm và ngăn chặn mọi hành vi sản xuất hoặc lưu hành gian lận vinhét và tem sử dụng trong dịch vụ bưu chính, làm giả hoặc sao chép làm cho mọi người có thể nhầm lẫn chúng với vinhét và tem do bưu chính của một trong các nước thành viên đã phát hành.
1.4- Để ngăn chặn, nếu cần thì trừng phạt việc gửi kèm chất ma tuý và chất kích thích, chất dễ nổ, chất dễ cháy hoặc các chất nguy hiểm khác vào trong bưu phẩm mà Công ước đã cấm gửi.
1.5- Để ngăn chặn và trừng phạt việc gửi nội dung kích động tình dục hoặc khiêu dâm trẻ em vào trong bưu gửi.
Điều 64: Điều kiện phê chuẩn các kiến nghị đối với Công ước và các Thể lệ
1- Để có hiệu lực, các kiến nghị trình lên đại hội liên quan tới Công ước này phải được đa số các nước thành viên có mặt và biểu quyết phê chuẩn. Ít nhất một nửa số thành viên tham gia đại hội phải có mặt lúc biểu quyết.
2- Để có hiệu lực, các kiến nghị liên quan tới Thể lệ Bưu phẩm và Thể lệ Bưu kiện phải được đa số thành viên của Hội đồng khai thác bưu chính phê chuẩn.
3- Để được thi hành, các kiến nghị đưa ra giữa hai kỳ đại hội liên quan tới Công ước và Nghị định thư cuối cùng phải tập hợp được:
3.1- Hai phần ba số phiếu của ít nhất một nửa số nước thành viên tham gia trả lời ý kiến nếu là sửa đổi các điều khoản.
3.2- Đa số phiếu nếu là giải thích các điều khoản
4- Trái với những quy định nêu trong đoạn 3.1, bưu chính các nước thành viên mà luật pháp trong nước không phù hợp với những sửa đổi đã đưa ra có thể ra tuyên bố bằng văn bản gửi cho ông Tổng giám đốc Văn phòng quốc tế trong vòng 90 ngày kể từ khi ra thông báo sửa đổi nêu rõ nước mình không thể chấp nhận sự sửa đổi này.
Điều 65: Hiệu lực thi hành và thời hạn của Công ước
1- Công ước này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 và sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi các văn kiện của đại hội kỳ tới có hiệu lực.
Để làm tin, đại diện toàn quyền Chính phủ các nước thành viên đã ký vào bản gốc của Công ước này và bản gốc này được lưu giữ tại văn phòng của ông Tổng giám đốc Văn phòng quốc tế. Chính phủ nước đăng cai đại hội sẽ gửi cho mỗi bên tham gia ký kết một bản sao Công ước này.
Ký tại Bắc Kinh, ngày 15 tháng 9 năm 1999
CUỐI CÙNG CỦA CÔNG ƯỚC BƯU CHÍNH THẾ GIỚI
Tại thời điểm ký Công ước bưu chính thế giới ngày hôm nay, đại diện các nước đã thoả thuận những điểm sau:
Nghị định thư Điều 1. Quyền sở hữu đối với bưu gửi
1- Điều 3 sẽ không áp dụng đối với các nước sau: An-ti-gu-a và Ba-but-đa (Angtigua an Barbuda), Úc (Australia), Ba-ranh (Bahrain), Bac-ba-đốt (Barbados), Bê-li-dê (Belize), Bốt-xoa-na (Botswana), Bru-nây Đa-ru-xa-lem (Brunei Darussalam), Ca-na-đa (Canada), Hồng Kông (Hongkong), Trung Quốc (China), Đô-mi-ni-ca (Dominica), Ai-cập (Egypt), Fi-ji (Fiji ), Găm-bi-a (Gambia), Gha-na (Ghana), Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (United Kingdom Great Britain and Northem Ireland), các lãnh thổ hải ngoại phụ thuộc của Vương quốc Anh (Overseas Dependent Territories of the United Kingdom), Grê-na-đa (Grenada), Guy-a-na (Guyana), Ai-len (Ireland), Ja-mai-ca (Jamaica), Kê-ny-a (Kenya), Ki-ri-ba-ti (Kiribati), Cô-oét (Kuwait), Lê-xô-thô (Lesotho), Ma-la-uy (Malawi), Ma-lai-xia (Malaysia), Mau-ri-tuy (Mauritius), Na-u-ru (Nauru), Niu-di-lân (Newzeland), Ni-giê-ri-a (Nigeria), Pa-pua Niu-Ghi-nê (Papua New Guinea), Xanh Cri-xto-phơ và Nê-vi (Saint Christopher and Nevis), Xanh Lu-xi-a (Saint Lucia), Xanh Vanh-xăng và Gơ-rê-nát-đi (Saint Vincent and Grenadines), Xa-moa (Samoa), Xây-sen-lơ (Seychelles), Xi-ê-ra Liôn (Sierra Leone), Xing-ga-po (Singapore), Đảo Xa-lô-mông (Salomon islands), Xoa-di-len (Swaziland), Cộng hoà Tan-da-ni-a (Tanzania United Rep.), Tơ-ri-ni-đát và Tô-ba-gô (Trinidad and Tobago), Tu-va-lu (Tuvalu), U-gan-đa (Uganda), Va-nu-a-tu (Vanuatu), Zăm-bi-a (Zambia) và Zim-ba-bu-ê (Zimbabwe).
2. Điều 3 cũng không áp dụng đối với Đan Mạch (Denmark) vì luật pháp nước này không cho phép rút hoặc thay đổi địa chỉ bưu gửi theo yêu cầu của người gửi kể từ lúc mà người nhận được thông báo bưu gửi đã đến.
Nghị định thư Điều 2.: Cước phí
1- Trái với Điều 7.5, bưu chính Ca-na-đa (Canada) được phép thu các khoản cước bưu chính khác với các khoản cước quy định trong các Thể lệ thi hành khi mà những khoản cước này phù hợp với pháp luật của Ca-na-đa.
Nghị định thư Điều 3:. Ngoại lệ đối với việc miễn cước bưu chính cho học phẩm người mù
1- Trái với Điều 8.4, bưu chính các nước Xanh Vanh-xăng và Gơ-re-nát-đin (Saint Vicent and the Grenadine) và Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) không chấp nhận miễn cước bưu chính cho học phẩm người mù trong nghiệp vụ nội địa nên được quyền thu cước chính và phụ cước đối với các dịch vụ đặc biệt nhưng khoản cước này không được cao hơn cước dịch vụ trong nước.
2- Trái với Điều 8.4, bưu chính nước Áo (Austria), Ca-na-đa (Canađa), Đức (Germany), Vương Quốc Anh và Bắc- Ai-Len (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland), Nhật Bản (Japan), Thuỵ Sĩ (Switzeland) và Mỹ (United States of America) có thể thu cước đối với các dịch vụ đặc biệt áp dụng đối với học phẩm người mù trong nghiệp vụ nội địa nước này.
Nghị định thư Điều 4:. Các dịch vụ cơ bản
1- Trái với những quy định tại Điều 10, bưu chính Úc (Australia) không chấp nhận mở rộng dịch vụ cơ bản bao gồm cả bưu kiện.
Nghị định thư Điều 5:. Gói nhỏ
1- Trái với Điều 10 của Công ước, bưu chính A-rập Xê-út (Saudi Arabia) được phép không chấp nhận gói nhỏ có khối lượng vượt quá 1 kg.
Nghị đinh thư Điều 6: . Ấn phẩm - Khối lượng tối đa
1- Trái với Điều 10.4.2, bưu chính các nước Ca-na-đa (Canada) và Ai-len (Ireland) được phép giới hạn khối lượng tối đa các ấn phẩm chiều đến và chiều đi là 2 kg.
Nghị định thư Điều 7:. Cung cấp dịch vụ bưu kiện
1- Lat-vi-a (Latvia) và Na-uy (Norway) bảo lưu quyền cung cấp dịch vụ bưu kiện như quy định trong Công ước hoặc, theo các phương thức khác có lợi hơn cho khách hàng của họ trong trường hợp đối với bưu kiện chiều đi trên cơ sở thoả thuận song phương.
Nghị định thư Điều 8:. Bưu kiện - Khối lượng tối đa
1- Trái với Điều 10.6, bưu chính Ca-na-đa (Canada) được phép giới hạn khối lượng tối đa các bưu kiện chiều đi và chiều đến là 30 kg.
Nghị định thư Điều 9: . Giới hạn tối đa đối với bưu kiện khai giá
1- Thuỵ Điển (Sweden) bảo lưu quyền giới hạn giá trị nội dung của Bưu phẩm ghi số, bưu phẩm khai giá và bưu kiện không khai giá, bưu kiện khai giá đối với Thuỵ Điển, theo các giới hạn tối đa sau đây:
1- Bưu phẩm chiều đến.
| Giá trị thương mại tối đa của nội dung bưu phẩm | Giá trị khai giá tối đa | Mức bồi thường tối đa |
Bưu phẩm ghi số | 500 SDR |
| 30 SDR (túi M: 150 SDR) |
Bưu phẩm khai giá | 4000 SDR | 4000 SDR | 4000 SDR |
Bưu kiện chiều đến |
|
|
|
Bưu kiện không khai giá | 4500 SDR |
| 40 SDR trên mỗi bưu kiện + 4,50 SDR cho mỗi kg |
Bưu kiện khai giá | 4500 SDR | 4500 SDR | 4500 SDR |
Không được vượt quá giới hạn này bằng cách khai giá từng phần vượt quá 4500 SDR (đối với bưu kiện). Không có giới hạn mới nào về nội dung của bưu phẩm ghi số và bưu gửi khai giá. Bưu gửi có giá trị vượt quá các giới hạn quy định này sẽ được hoàn trả về nước gốc.
1- Bưu chính Ca-na-đa (Canada) được phép không áp dụng Điều 18 liên quan đến bưu kiện vì nước này không cung cấp dịch vụ báo phát đối với bưu kiện theo quy định nghiệp vụ trong nước.
Điều 11: Dịch vụ thư hồi đáp thương mại quốc tế
1- Trái với Điều 21.1, Bưu chính Việt Nam không chấp nhận nghĩa vụ cung cấp dịch vụ hoàn trả Thư hồi đáp thương mại quốc tế (IBRS).
1- Ngoại lệ, bưu chính Cộng hoà nhân dân Triều Tiên (Dem Peoples Rep of Korea) và Li Băng (Lebano) không chấp nhận bưu phẩm ghi số chứa tiền kim loại, giấy bạc ngân hàng, chứng từ giá trị các loại, séc du lịch, bạch kim vàng hoặc bạc đã gia công hoặc chưa, đá quý, đồ nữ trang hoặc các vật phẩm quý khác. Bưu chính các nước này không chịu ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định trong Thể lệ Bưu phẩm về trách nhiệm trong các trường hợp mất mát hoặc hư hỏng hoặc trường hợp các bưu phẩm có chứa vật phẩm thuỷ tinh hoặc dễ vỡ.
2- Ngoại lệ, Bưu chính các nước Bô-li-vi-a (Bolivia), Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (China Peoples Rep), trừ đặc khu hành chính Hồng Kông (Hongkong Special Administrative Region), I-rắc (Irag), Nê-pan (Nepal), Pa-kít-xtan (Pakistan), A-rập Xê-út (Saudi Arabia), Xu-đăng (Sudan) và Việt Nam (Vietnam) không chấp nhận bưu phẩm ghi số chứa tiền kim loại, giấy bạc ngân hàng, tiền giấy hoặc chứng từ giá trị các loại, séc du lịch, bạch kim vàng hoặc bạc đã gia công hoặc chưa, đá quý, đồ nữ trang hoặc các vật phẩm quý khác.
3- Bưu chính Mi-an-ma (Myanmar) bảo lưu quyền không chấp nhận các bưu phẩm khai giá chứa các vật phẩm quý nêu trong Điều 25.5 vì luật pháp trong nước của nước này không cho phép.
4- Bưu chính Nê-pan (Nepan) không chấp nhận các Bưu phẩm ghi số hoặc bưu gửi khai giá chứa tiền giấy hoặc tiền kim loại trừ khi có thoả thuận đặc biệt về việc này.
5. Bưu chính U-zơ-be-ki-xtan (Uzbekistan) không chấp nhận bưu phẩm ghi số hoặc bưu phẩm khai giá có chứa tiền kim loại, tiền giấy, séc, tem bưu chính hoặc ngoại tệ và sẽ không có trách nhiệm trong trường hợp mất mát hoặc hư hỏng đối với các Bưu phẩm trên.
6- Bưu chính Cộng hoà hồi giáo I-ran (Iran) không chấp nhận các bưu phẩm chứa các vật phẩm trái với những nguyên tắc của đạo Hồi.
7- Bưu chính Phi-lip-pin (Philippines) bảo lưu quyền không chấp nhận các loại bưu phẩm (thường, ghi số hay khai giá) có chứa tiền kim loại, tiền giấy hoặc các loại chứng từ có giá trị, séc du lịch, bạch kim, vàng hoặc bạc dù đã gia công hoặc chưa, đá quý và những vật phẩm có giá trị khác.
8- Bưu chính Úc (Australia) không chấp nhận các bưu gửi chứa vàng nén hay giấy bạc ngân hàng. Ngoài ra, bưu chính nước này cũng không chấp nhận các bưu phẩm ghi số, phát tại Úc hay các bưu phẩm gửi rời quá giang chứa các vật có giá trị như đồ kim hoàn, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, tiền kim loại hoặc bất kỳ phương tiện thanh toán tài chính nào. Bưu chính Australia từ chối tất cả trách nhiệm đối với các bưu gửi không phù hợp với điều bảo lưu này.
9- Bưu chính Cộng hoà Dân chủ nhân dân Trung Hoa (China Peoples Rep), ngoại trừ Đặc khu hành chính Hồng Kông (Hongkong Special Administrative Region), không chấp nhận các bưu phẩm khai giá có chứa tiền kim loại, giấy bạc ngân hàng, tiền giấy, chứng từ thanh toán các loại, séc du lịch theo luật trong nước.
10- Bưu chính Lát-vi-a (Latvia) và Mông Cổ (Mongolia) bảo lưu quyền không chấp nhận, theo luật pháp trong nước, thư thường, ghi số hay khai giá có chứa tiền kim loại, giấy bạc ngân hàng, chứng từ thanh toán các loại, và séc du lịch.
11- Bưu chính Bra-xin (Brazil) bảo lưu quyền không chấp nhận thư thường, ghi số và khai giá chứa tiền kim loại, giấy bạc ngân hàng đang lưu hành hoặc chứng từ thanh toán các loại.
12- Bưu chính Việt Nam bảo lưu quyền không chấp nhận thư có chứa vật phẩm hoặc hàng hoá.
Nghị định thư Điều 13. Cấm gửi (bưu kiện)
1- Bưu chính các nước Ca-na-da (Canada), My-an-ma (Myanmar) và Zăm-bi-a (Zambia) được phép không chấp nhận bưu kiện khai giá chứa các vật phẩm quý nói trong Điều 25.5.2 vì trái với pháp luật trong nước.
2- Ngoại lệ, bưu chính Li-băng (Lebano) và Xu-đăng (Sudan) không chấp nhận các bưu kiện chứa tiền kim loại, tiền giấy hoặc chứng từ có giá các loại, séc du lịch, bạch kim, vàng hoặc bạc đã gia công hoặc chưa, các loại đá quý và các vật phẩm có giá trị khác hoặc chứa chất lỏng, các chất liệu dễ hoá lỏng hoặc các vật phẩm bằng thuỷ tinh hoặc các chất tương tự và dễ vỡ. Bưu chính các nước này không bị ràng buộc bởi những quy định trong Thể lệ Bưu kiện.
3- Bưu chính Bra-xin (Brazil) được phép không chấp nhận các bưu kiện khai giá chứa tiền kim loại và tiền giấy đang lưu hành cũng như mọi loại chứng khoán vì trái với pháp luật trong nước.
4- Bưu chính Gha-na (Ghana) được phép không chấp nhận bưu kiện khai giá chứa tiền kim loại và tiền giấy đang lưu hành vì trái với pháp luật trong nước.
5- Ngoài những vật phẩm liệt kê trong Điều 24, bưu chính A-rập Xê-út (Saudi Arabia) không chấp nhận có chứa tiền kim loại, tiền giấy hay chứng khoán có thể thanh toán, séc du lịch, bạch kim, vàng hoặc bạc dù đã được gia công hay chưa, đá quý hay các vật có gía trị khác. Bưu chính A-rập Xê-út cũng không chấp nhận các bưu kiện có chứa dược phẩm các loại trừ khi chúng được gửi kèm theo đơn thuốc của người có đủ thẩm quyền, các sản phẩm thiết kế để dập lửa, hoá chất lỏng hoặc các vật trái với nguyên tắc của đạo Hồi.
6- Ngoài những vật phẩm liệt kê trong Điều 25, bưu chính Ô-man (Oman) không chấp nhận các bưu gửi có chứa:
6.1- Các loại thuốc, trừ khi có đơn thuốc do một cơ quan có thẩm quyền cấp cho các loại này.
6.2- Các sản phẩm sử dụng để dập lửa và các hoá chất lỏng
6.3- Các vật phẩm trái với những nguyên tắc của đạo Hồi.
7- Ngoài những vật phẩm liệt kê trong Điều 25, bưu chính Cộng hoà Hồi giáo Iran không chấp nhận các bưu kiện có chứa những vật trái ngược với nguyên tắc của Đạo Hồi.
8- Bưu chính Phi-lip-pin (Philippines) không chấp nhận bưu kiện chứa tiền kim loại, tiền giấy, chứng khoán có thể thanh toán, séc du lịch, bạch kim, vàng hoặc bạc đã gia công hay chưa, đá quý và các vật có giá trị khác, hoặc có chứa chất lỏng hoặc các chất dễ hoá lỏng, các chất làm từ thuỷ tinh hoặc các chất tương tự hoặc vật dễ vỡ.
9- Bưu chính Úc không chấp nhận bưu kiện chứa vàng nén hoặc giấy bạc ngân hàng.
10- Bưu chính Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (China Peoples Rep) không chấp nhận bưu kiện thường chứa tiền kim loại, tiền giấy hoặc chứng khoán có thể thanh toán, séc du lịch, bạch kim, vàng hoặc bạc được gia công hay chưa, đá quý hay các vật có giá trị khác. Ngoại trừ Đặc khu hành chính Hồng Kông (Hongkong Special Administrative Region) bưu kiện khai giá chứa tiền kim loại và tiền giấy hoặc chứng khoán có thể thanh toán và séc du lịch cũng không được chấp nhận.
11- Bưu chính Mông Cổ (Mongolia) bảo lưu quyền không chấp nhận theo luật trong nước các bưu kiện có chứa tiền kim loại, tiền giấy, chứng khoán có thể thanh toán và séc du lịch.
12- Bưu chính Lat-vi-a (Latvia) không chấp nhận bưu kiện thường và bưu kiện khai giá có chứa tiền kim loại, giấy bạc ngân hàng, chứng khoán (séc) các loại có thể thanh toán hoặc ngoại tệ và sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp mất mát hoặc hư hỏng những bưu kiện loại này.
Nghị định thư cuối cùng Điều 14. Vật phẩm phải chịu thuế hải quan
1. Chiểu theo điều 25 Bưu chính Băng-la-đét (Bangladesh) và En-xan-va-đo (El Salvador) không chấp nhận bưu gửi khai giá chứa các vật phẩm chịu thuế hải quan.
2. Theo điều 25, Bưu chính các nước sau đây không chấp nhận thư thường và thư ghi số chứa các vật phẩm phải chịu thuế hải quan: Áp-ga-ni-xtan (Afghanistan), An-ba-ni (Albania), A-zêch-bai-gian (Azerbaijan), Bê-la-rút (Belarus), Cam-pu-chia (Campuchia), Chi-lê (Chile), Cô-lôm-bia (Colombia), Cu-ba (Cuba), CHDCND Triều Tiên (Dem People's Rep of Korea), En-xan-va-đo (El Salvador), Et-xơ-tô-ni-a (Estonia), Ý (Italy), Lát-via (Latvia), Nê- pan (Nepal), Pê-ru (Peru), San Ma-ri-nô (SanMarino), Tuốc-mê-ni-xtan (Turkmenistan), U- crai -na (Ukraine), U-zơ-bê-ki-xtan ( Uzbekistan) và Vê-nê-duy-ê-la (Venezuela).
3. Chiểu theo điều 25, Bưu chính các nước sau đây không chấp nhận thư thường chứa vật phẩm chịu thuế hải quan: Bê-nanh (Benin), Buốc-ki-na Fa-xô (Burkina Faso), Bờ biển Ngà (Côte d Ivoire), Đơ-zi-bô-ti (Djibouti), Ma-li (Mali), Ma-u-ri-ta-ni-a (Mauritania) và Việt Nam (Vietnam).
4. Trái với các qui định ở đoạn 1 đến đoạn 3 những bưu phẩm có chứa huyết thanh, vắc xin và bưu phẩm chứa thuốc khẩn cấp khó tìm kiếm vẫn được chấp nhận trong mọi trường hợp.
Nghị định thư cuối cùng Điều 15:. Rút bưu gửi. Thay đổi hoặc sửa chữa địa chỉ
1. Điều 29 không áp dụng với các nước dưới đây vì pháp luật của nước họ không cho phép rút hoặc thay đổi địa chỉ của bưu phẩm theo yêu cầu người gửi: An-ti-gu-a và Ba-bu-đa (Antigua and Barbuda), Ba-ha-ma (Bahamas), Ba-ranh (Bahrain), Bác-ba-đốt (Barbados), Bê-li-zê (Belize), Bốt-xoa-na (Bosrwana), Bru-nây Đa-ru-xa-lem (Brunei Darussalam), Ca-na-đa (Canada), Hồng Kông (Hongkong), Trung Quốc (China), CHDCND Triều Tiên (Dem People's Rep of Korea), Đô-mi-ni-ca (Dominica), Fi-ji ( Fiji), Găm-bi-a (Gambia), Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (United Kingdom of Great Britain anđ Northern Ireland), các lãnh thổ phụ thuộc của Anh (Overseas Dependent Temtories of the United Kingdom), Grê-na-đa (Grenada), Guy-an-na (Guyana), I- rắc (Irag), Ai-len (Ireland), Ja-mai-ca (Jamaica), Kê-ny-a (Kenya), Ki-ri-ba-ti (Kiribati), Cô-oét (Kuwait), Lê-xô-tô (Lesotho), Ma-la-uy (Malawi), Ma-lai-xia (Malaysia), Mi-an-ma (Myamar), Na-u-ru (Nauru), Niu-di-lân ( New Zeland), Ni-giê-ri-a (Nigieria), Pa-pua Niu-gi-nê (Papua New Guinea), Xanh Cri-xtô-phơ và Nê-vi-xơ (Saint Christopher and Nevis), Xanh Lu-xi-a (Saint Lucia), Xanh Vanh-xăng và Gơ-rê-na-đi (Saint Vincent and the Grenadines), Sa-moa (Samoa), Xây-sen-lơ (Seycheles), Xi-ê-ra Li-ôn (Sierra Leone), Xing-ga-po (Singapore), Đảo Sa-lô-mông (Salomon Islands), Xoa-zi-len (Swaziland), Cộng hoà thống nhất Tan-za-ni-a (Tanzania United Rep.), Tơ-ri-ni-đát và Tô-ba-gô (Trinidad and Tobago), Tu-va-lu (Tuvalu), U-gan-đa (Uganda), Va-nu-a-tu (Vanuatu) và Zăm-bi-a (Zambia).
2. Điều 29 được áp dụng ở Úc (Australia) nếu vật phẩm được luật pháp nước này chấp nhận.
3. Ngoại trừ qui định tại điều 29.4 Bưu chính các nước En-xan-va-đo (El Salvador), C.H Pa-na-ma (Panama Rep), Phi líp pin (Philipine) và Vê-nê-duy-ê-la (Venezuela) được phép không chuyển hoàn bưu kiện sau khi người nhận đã có yêu cầu làm thủ tục hải quan vì luật lệ Hải quan của các nước này không cho phép.
Nghị định thư cuối cùng Điều 16:. Khiếu nại
1. Ngoại trừ những qui định tại điều 30.4 Bưu chính nước Cáp ve (Cape Verde), Sát (Chad), CHDCND Triều Tiên (Dem People s Rep of Korea), Ai -cập (Egypt), Ga-bông (Gabon), Các lãnh thổ Hải ngoại phụ thuộc Vương quốc Anh (Oversea Dependent Temotories of the United Kingdom), Hy lạp (Greece), Cộng hoà Hồi giáo I-ran (Iran Islamic Rep), Mông Cổ (Mongolia), My-an-ma (Myanmar), Phi-lip-pin (Philippines), A-rập Xê-út (Saudi Arabia), Xu-đăng (Sudan), Cộng hoà A rập Xiry (Syrian Arab Rep), U- crai-na (Ukraine) và Zam-bi-a (Zambia) bảo lưu quyền được thu một khoản cước khiếu nại ở khách hàng đối với bưu phẩm.
2. Ngoại trừ qui định tại điều 30.4 Bưu chính các nước Ác-hen-ti-na (Argentina), Áo (Austria), Cộng hoà Séc (Czech Rep) và Slô-va-ki-a (Slovakia) bảo lưu quyền thu một khoản cước đặc biệt khi kết quả tiến hành cho thấy việc khiếu nại là không chính đáng.
3. Bưu chính Áp-ga-ni-xtan (Afghanistan), Cáp Ve (Cape Verde), Cộng hoà Công-gô (Congo Rep), Ai- cập (Egypt), Ga-bông (Gabon), Cộng hoà Hồi giáo I- ran (Iran Islamic Rep), Mông Cổ (Mongolia), My-an-ma (Myanmar), A-rập Xê-út (Saudi Arabia), Xu-đăng (Suđan), Xu-ri nam (Surinam), Cộng hòa A-rập Xy-ri (Synan Arab Rep), U-crai-na (Ukraina) và Zăm-bi-a (Zambia) bảo lưu quyền được thu cước khiếu nại của khách hàng đối với bưu kiện.
Nghị định thư cuối cùng Điều 17:. Cước xuất trình Hải quan
1. Bưu chính Ga-bông (Gabon) bảo lưu quyền thu một khoản cước xuất trình Hải quan đối với khách hàng.
2. Bưu chính các nước Cộng hoà Công-gô (Congo Rep) và Zam-bi-a (Zambia) bảo lưu quyền được thu cước xuất trình Hải quan của khách hàng đối với bưu kiện.
Nghị định thư cuối cùng Điều 18:. Trách nhiệm của Bưu chính các nước
1. Bưu chính các nước Băng-la-đét (Bangladesh), Bê-nanh (Benin), Buốc-ki-na Fa-xô (Burkina Faso), Cộng hoà Công-gô (Congo Rep), Cộng hoà Bờ Biển Ngà (Côte d'Ivoire Rep), Đơ-ji-bô-ti (Djibouti), Ấn Độ (India), Li-băng (Lebano), Ma-đa-gát-xca (Madagascar), Ma-li (Mali), Ma-ri-ta-ni-a (Maritama), Nê-pan (Nepal), Ni-giê (Niger), Xê-nê-gan (Senegal), Tô-gô (Togo) và Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) được phép không áp dụng qui định tại điều 34.1.1.1 về trách nhiệm trong các trường hợp hư hỏng hoặc mất mát các bưu phẩm ghi số.
2. Trái với điều 34.1.1.1 và 35.1 Bưu chính Chi-lê (Chile), Trung Quốc (China Peoplels Rep), Cô-lôm-bia (Colombia) và Ai-cập (Egypt) chỉ chịu trách nhiệm các trường hợp bưu phẩm ghi số bị mất hoặc hư hỏng hoàn toàn nội dung bên trong.
3. Ngoại trừ các qui định trong điều 34 Bưu chính Ai-cập (Egypt) và A-rập Xê-út (Saudi Arabia) không chịu trách nhiệm trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng các bưu gửi có chứa các vật phẩm qui định tại điều 25.5.
4. Bưu chính Ấn Độ (India) và Nê pan (Nepal) được phép không áp dụng Điều 34.1.1.1 về trách nhiệm trong trường hơp mất mát hoặc hư hỏng bưu kiện thường.
Nghị định thư cuối cùng Điều 19:. Bồi thường thiệt hại
1. Trái với điều 34, Bưu chính các nước dưới đây có quyền không trả tiền bồi thường thiệt hại cho việc bưu kiện không khai giá bị mất, suy suyển hoặc hư hỏng trong phạm vi dịch vụ của họ: Ăng-gô-la (Angola), An-ti-gu-a và Ba-bru-đa (Antigua and Barbruda), Úc (Australia), Ba-ha-ma (Bahamas), Băng-la-đet (Banglades), Bác-ba-đốt (Barbados), Bê-li-zê (Belize), Bô-li-vi-a (Bolivia), Bốt-xoa-na (Botswana), Bru-nây Đa-ru-xa-lem (Brunei Darussalam), Ca-na-đa (Canada), Đô-mi-ni-ca (Dominica). Cộng hoà Đô-mi-ni-ca (Dominica Rep), En-xan-va-đo (El Salvador), Fi-ji ( Fiji), Găm-bi-a (Gambia). Các lãnh thổ hải ngoại phụ thuộc Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (Overseas Teritories Dependent of the United Kingdom of Great Britain and North Ireland) mà luật của nước họ không cho phép, Grê-na-đa (Grenada), Goa-tê-ma-la (Guatemala), Gu-an-na (Guyana), Ki-ri-ba-ti (Kinbati), Lê-xô-thô (Lesotho), Ma-la-uy (Malawi), Man-ta (Malta), Mau-ri-ti-utx (Mauritius), Na-u-ru (Nauru), Ni-giê-ri-a (Nigieria), Pa-pua Niu-gi-nê (Papua New Guinea), Phi-lip-pin (Philippines), Xanh Crít-xtô-phơ và Nê-vi (Saint Christopher and Nevi), Xanh Lu-xi-a (Saint Lucia), Xanh Vanh-xăng và Grê-na-đi-net (Saint Vincent and the Grenadines), Xây-sen-lơ (Seychelles), Xi-ê-ra Li-ôn (Siera Leone), Đảo Xa-lô-mông (Salomon Islands), Xoa-zi-len (Swaziland), Tơ-ri-ni-đa và Tô-ba-gô (Tnmdad và Tobago), Mỹ (United States of America), Zãm-bi-a (Zambia) và Zim-ba-bu-ê ( Zimbabwe).
2. Trái với điều 34, Bưu chính các nước Ác-hen-ti-na (Argentina), Áo (Austria), Bra-xin (Bra xin), Chi-lê (Chile), Hy-lạp (Greece), Kê-ni-a (Kenya), Lát-via (Latvia), Mê-hi-cô (Mexico), Ô-man (Oman), Qua-ta (Qatar), Ru-ma-ni (Romania), A-rập Xê-ut (Saudi Arabia), U-crai-na (Ukraina), U-dơ-bê-kix-tan (Uzebekistan) và Việt Nam có quyền không trả tiền bồi thường thiệt hại đối với bưu kiện không khai giá bị mất, suy suyển hoặc hư hỏng trong phạm vi dịch vụ của họ đối với các nước không trả tiền bồi thường theo qui định của đoạn 1 của điều khoản này.
3. Trái với điều 34.8, Mỹ (United States of America) được quyền duy trì quyền của người gửi về việc bồi thường cho bưu kiện khai giá sau khi đã phát cho người nhận, trừ khi người gửi khước từ quyền này để nhường cho người nhận.
4. Bưu chính Mỹ được quyền không trả tiền bồi thường cho Bưu chính nước khác về việc bưu kiện bị khai giá bị mất mát, suy suyển hoặc hư hỏng khi quá giang gửi rời hoặc gửi trong chuyến thư thẳng mà Bưu chính Mỹ làm nhiệm vụ trung gian chuyển tiếp.
5. Trái với điều 34, Bưu chính Việt Nam có quyền không trả tiền bồi thường cho bưu phẩm ghi số hoặc bưu kiện có chứa tiền, chứng khoán có thể thanh toán, séc du lịch, vàng, bạc hoặc đá quý bị mất hoặc hư hỏng.
6. Trái với những quy định tại điều 34, Ca-na-đa (Canada) có quyền không trả tiền bồi thường hoặc không chịu trách nhiệm về việc các bưu kiện thường bị mất hoặc hư hỏng hoàn toàn, và không hoàn trả các khoản tiền cước và phí đã thanh toán.
Nghị định thư cuối cùng Điều 20:. Ngoại lệ với nguyên tắc trách nhiệm
1. Trái với Điều 34, các nước Bô-li-vi-a (Bolivia), Cộng hoà Dân chủ Công gô (Dem Rep pf the Congo), Ai cập (Egypt), I- rắc (Irag), Phi-líp-pin (Philippines), Arập Xê-út (Saudi Arabia), Xu-đăng (Sudan), Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) và Y-ê-men (Yemen) được quyền không trả tiền bồi thường cho các bưu kiện chứa chất lỏng, các chất dễ bị hoá lỏng, các vật phẩm bằng thuỷ tinh hoặc các vật phẩm tương tự có tính chất dễ vỡ hoặc dễ hư hỏng được gửi tới các nước trên.
2. Trái với điều 34, các nước Arập Xê- út (Saudi Arabia) và Xu-đãng ( Sudan) có quyền không bồi thường thiệt hại đối với các bưu kiện chứa các vật phẩm cấm gửi qui định tại điều 25.5.
Nghị định thư cuối cùng Điều 21: . Không thuộc trách nhiệm của Bưu chính các nước
1. Bưu chính Bô-li-vi-a (Bolivia) không phải tuân theo điều 35.1 về việc duy trì trách nhiệm của nước này trong trường hợp bưu phẩm ghi số bị mất toàn bộ hoặc bị hư hỏng hoàn toàn.
2. Bưu chính Nê-pan (Nepal) được phép không áp dụng điều 35.1.4 đối với bưu kiện.
Nghị định thư cuối cùng Điều 22: . Trả tiền bồi thường
1. Bưu chính các nước Băng-la-đet (Bangladesh), Bô-li-vi-a (Bolivia), Ghi-nê (Guinea), Nê-pan (Nepal) và Ni-giê-ri-a (Nigieria) không có nghĩa vụ tuân theo điều 37.3 về việc giải quyết dứt điểm trong một thời hạn 2 tháng hoặc tuỳ theo trường hợp thông báo cho Bưu chính nước gốc hoặc nước nhận biết về việc bưu phẩm đã bị cơ quan có thẩm quyền giữ, tịch thu hoặc tiêu huỷ vì lý do nội dung của bưu phẩm, hoặc đã bị giữ lại theo luật pháp trong nước của các nước này.
2. Bưu chính các nước Cộng hoà Côngô (Congo Rep), Đơ-ji-bô-ti (Djibouti), Ghi nê (Guinea), Li-băng (Lebano), Ma-đa-gát-xca (Madagascar) và Arập Xê-út (Saudi Arabia) không có nghĩa vụ tuân theo điều 37.3 về việc giải quyết dứt điểm cho một vụ khiếu lại liên quan tới bưu phẩm trong thời hạn 2 tháng. Bưu chính các nước này cũng không chấp nhận việc Bưu chính các nước khác thay mặt họ đền bù cho người có quyền nhận tiền bồi thường sau khi hết thời hạn nói trên.
3. Bưu chính các nước Ăng-gô-la (Angola), Ghi-nê (Guinea), Li-băng (Lebanon) và Arập Xê-út (Sraudi Arabia) không có nghĩa vụ tuân theo điều 37.3 về việc giải quyết dứt điểm cho một khiếu nại liên quan tới bưu kiện trong vòng hai tháng. Bưu chính các nước này cũng không chấp nhận việc bưu chính các nước khác thay mặt họ bồi thường cho người có quyền nhận tiền khi hết thời hạn nói trên.
4. Bưu chính Ni-giê (Niger) và Thái Lan (Thailand) không có nghĩa vụ tuân theo điều 37.3 về việc giải quyết dứt điểm một vấn đề gửi tới họ bằng fax trong thời hạn ba mưoi ngày. Bưu chính các nước này cũng không chấp nhận Bưu chính nước khác thaỵ mặt họ bồi thưòng cho người khiếu nại hợp pháp khi hết thời hạn nêu trên.
5. Trái với những quy định của điều 37.3, Ma-lai-xi-a (Malaysia) và Mỹ (United States of America) bảo lưu quyền giải quyết dứt điểm các khiếu nại trong vòng hai tháng từ ngày khiếu nại bất kể khiếu nại được chuyển bằng phương tiện nào.
Nghị định thư cuối cùng Điều 23:. Ký gửi bưu phẩm ở nước ngoài
1. Bưu chính các nước Hy-lạp (Greece), Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (United Kingdom of Great Britain and North Irelanđ), Mỹ (United States of America) bảo lưu quyền thu ở bất kỳ Bưu chính nước nào một khoản phí tương đương với chi phí xử lý đối với các bưu phẩm được gửi tới các nước này như qui định theo điều 43.4 nhưng các bưu phẩm này không được đóng trong các chuyến thư gửi đi như đối với các bưu phẩm trong dịch vụ của các nước đó.
2. Trái với điều 43.4, Bưu chính Canađa bảo lưu quyền thu ở Bưu chính nước gốc một khoản tiền cho phép họ bù đắp tối thiểu phần chi phí bỏ ra để xử lý những bưu phẩm như vậy.
3. Điều 43.4 cho phép Bưu chính nước nhận đòi ở Bưu chính nước gửi một khoản thù lao tương xứng cho việc phát các bưu phẩm kí gửi với số lượng lớn ở nước ngoài. Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (United Kingdom of Great Britain and North Ireland) bảo lưu quyền giới hạn mức trả khoản tiền thù lao đó tương ứng với giá cước trong nước của nước nhận hiện đang áp dụng cho bưu phẩm cùng loại.
4. Điều 43.4 cho phép Bưu chính nước nhận đòi ở Bưu chính nước gửi một khoản tiền thù lao tương xứng cho việc phát các bưu phẩm kí gửi với số lượng lớn ở nước ngoài. Những nước sau đây bảo lưu quyền được giới hạn việc trả khoản tiền thù lao đó theo mức giới hạn cho phép được qui định trong các Thể lệ đối với bưu phẩm gửi số lượng nhiều: Úc (Australia), Ba-ha-ma (Bahamas), Bác-ba-đốt (Barbados). Bru-nây Đa-ru-xa-lem (Brunei Darussalam), CHND Trung Hoa (China People's Rep), Vương quốc Anh và Bắc Ailen (United Kingdom of Great Britain and North Ireland), các lãnh thổ hải ngoại phụ thuộc của Vương quốc Anh (Oversea Territor dependent of United Kingdom),Gơ-rê-na-đa (Grenada), Guy-a-na (Guyana), Ấn Độ (India), Ma-lay-xi-a (Malaysia), Nê-pan (Nepal), Hà Lan (Netherland), Nê-dơ-len An-ti và A-ru-ba (Netherlands Antilles and Aruba), Niu-di-lan (New Zealand), Xanh Lu-xi-a (Saint Lucia), Xanh Vanh-xăng và Grê-na-din (Saint Vincent and Grenadines), Xing-ga-po (Singapore), Sri-lan-ca (Sri Lanka), Su-ri-nam (Suriname), Thái-lan (Thailand) và Mỹ (United States of America).
5- Trái với những bảo lưu tại điểm 4, những nước sau đây bảo lưu quyền áp dụng toàn bộ những quy định tại Điều 43 của Công ước đối với bưu phẩm nhận của các nước thành viên của Liên Bưu: Ác-hen-ti-na(Argentina), Bê-nanh (Benin), Bra-xin (Brazil), Buốc-ki-na Fa-sô (Burkina Faso), Ca-mơ-run (Cameroon), Cộng hoà Bờ Biển Ngà (Cote D`Ivoire Rep), Síp (Syprus), Ai cập (Egypt), Pháp (France), Đức (Germany), Hy lạp (Greece), Ghi-nê (Guines), Ít-xra-en (Israel), Ý (Itali), Nhật Bản (Japan), Gióoc-đa-ni (Jordan), Li-băng (Lebanon), Ma-u-ri-ta-ni-a (Mauritania), Mô-na-cô (Monaco), Ma-rốc (Morocco), Bồ Đào Nha (Portugal), A-rập Xê-út (Saudi Arabia), Sê-nê-gan (Senegal), Cộng hoà A Rập Sê-ri (Syrian Arab Rep), Tô-gô (Togo).
6. Về việc áp dụng Điều 43.4, bưu chính Đức (Germany) bảo lưu quyền yêu cầu bưu chính nước gửi chấp nhận bồi thường số tiền mà nước này có thể nhận được từ bưu chính của nước nơi người gửi cư trú.
Nghị định thư cuối cùng Điều 24: Cước đầu cuối
1. Trái với điều 49.1.3 and 51.1.3 bưu chính Ai Cập (Egypt), Cô-oét (Kuwait), Lat-vi-a (Látvia), Ô-man (Oman), Qua-ta (Qatar), A-rập Xê-út (Saudi Aabia), Cộng hoà A Rập Sê-ri(Syrian Arab Rep), các tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (United Aral Emirates) và Việt Nam không chấp nhận việc trả các khoản phụ phí cho việc phát các bưu phẩm ghi số được gửi đi từ các nước này.
2. Trái với Điều 49.1.3 và 51.1.3, bưu chính Đơ-ji-bu-ti (Djibouti), Gan-na (Ghana), Ấn Độ (India), Nê-pan (Nepal) và Y-ê-men (Yemen) không chấp nhận việc trả thêm các khoản phụ phí cho việc phát những bưu phẩm ghi số và bưu phẩm khai giá được gửi đi từ các nước này.
3. Trái với những bảo lưu của bất kỳ nước nào đối với Điều 49.1.3 và Điều 51.1.3, bưu chính Úc ((Australia) sẽ không lấy chữ ký khi phát bưu phẩm ghi số khi chưa thu được khoản phụ phí cho việc phát những bưu phẩm này.
4. Đối với các nước bảo lưu nghĩa vụ của các nước phải trả thêm phụ phí cho việc phát các bưu phẩm ghi số và bưu phẩm khai giá theo quy định tại Điều 49.1.3 và 51.1.3, bưu chính Mỹ bảo lưu quyền xử lý các bưu phẩm này như bưu phẩm thường và không bồi thường đối với bất kỳ sự mất mát, hư hỏng nào trong phạm vi dịch vụ của nước mình.
5. Trái với những bảo lưu tại Điều 24 Vương quốc Anh (United Kingdom of Great Britain), Bắc Ai Len (North Ireland) và các lãnh thổ hải ngoại phụ thuộc Vương quốc Anh (Overseas Teritories Dependent of the United Kingdom) bảo lưu quyền áp dụng toàn bộ các quy định được phê chuẩn tại Đại hội Bắc Kinh về tiền thù lao bổ sung cho việc phát bưu phẩm ghi số và bưu phẩm khai giá trong mối quan hệ với các nước khác.
6- Trái với những bảo lưu tại Điều 24.1 và 2, các nước thành viên sau đây bảo lưu quyền áp dụng toàn bộ những quy định được phê chuẩn tại Đại hội Bắc Kinh liên quan tới tiền thù lao bổ sung cho việc phát các bưu phẩm ghi số trong mối quan hệ tương hỗ với những nước đã ký bảo lưu này: Áo (Austria), Ba-ha-ma (Bahamas), Bác-ba-đốt (Barbados), Bê-li-zê (Belize), Bê Nanh (Benin), Bô-li-via (Bolivia), Bra-xin (Brazil), Cộng hoà Bun-ga-ri (Bulgana Rep), Buốc-ki-na Fa-xô (Burkina Faso), Ca-mơ-run (Cameroon), Ca-na-đa (Canada), Cáp Ve (Cape Verde), Chi-lê (Chile), Cô-xta Ri-ca (Costa Rica), Cộng hoà Bờ Biển Ngà (Côte d'Ivoire), Cuba, Cộng hoà Séc (Czech Rep), Đô-mi-ni-ca (Dominica), Cộng hoà Đô-mi-ni-ca (Dominica Rep), Ai cập (Egypt), En-xa-va-đo (El Salvador), Et-xtô-ni-a (Estonia), Phần Lan (Finland), Pháp, (France), Ga-bon (Gabon), Hy-lạp (Greece), Grê-na-đa (Grenada), Goa-ta-mê-la (Guatemala), Guya-na (Guyana), Ha-i-ti (Haiti), Cộng hoà Hon-đu-ra (Hondura Rep), Ai-xơ-len (Aceland), I-ta-li-a (Italy), Ja-mai-ca (Jamaica), Nhật Bản (Japan), Lich-tên-xta-in (Liechtenstain), Ma-lai-xi-a (Malaysia), Ma-li (Mali), Ma-u-ri-ta-ni-a (Mauritania), Mê-xi-cô (Mexico), Môn-đô-va (Moldova), Ma-rốc (Morocco), Hà Lan (Netherland), Ni-ca-ra-goa (Nicaragua), Pê-ru (Peru), Cộng hoà Ba Lan (Poland Rep), Xanh Cri-xtô-phơ và Nê-vi (Saint Christopher and Nevis), Xanh Lu-xi-a (Saint Lucia), Xanh Vanh-xăng và Grê-nát-đin (Saint Vincent and Greadines), Sê-nê-gan (Senegal), Xing-ga-po (Singapore), Slô-va-ki-a (Slovakia), Nam Phi (South Airica), Tây Ban Nha (Spain), Xu-đăng (Sudan), Su-ri-nam ( Suriname), Thuỵ Điển (Sweden), Thuỵ Sĩ (Switzeland), Tơ-ri-ni-đa và Tôbagô (Trinidad and Tobago), Tuy-ni-di-a (Tunisia), Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (United Kingdom of Great Britain and North Ireland), Các lãnh thổ hải ngoại phụ thuộc Vương quốc Anh (Oversea Teritories Dependent or the United Kingdom), U-ru-goay (Urugoay) và Vê-nê-duy-ê-la (Venezuela).
7. Trong nghị quyết C 46/1999, Đại hội đã yêu cầu Hội đồng Khai thác Bưu chính trước năm 2002 phải đưa ra đưọc phương pháp chuyển đổi cước trong nước và/hoặc các chi phí của Bưu chính các nước thành cước đầu cuối, và xác định tỷ lệ phần trăm cuối cùng của cước trong nước cho các năm 2004 và 2005. Nếu yêu cầu này không được triển khai đúng thời hạn, Bưu chính Đức bảo lưu quyền tự xác định tỷ lệ phần trăm này cho các năm 2004 và 2005 như điều 48.3 theo đúng với các nguyên tắc được qui định tại điều này.
8. Trong nghị quyết C 46/1999, Đại hội đã yêu cầu Hội đồng Khai thác Bưu chính trước năm 2002 phải đưa ra được phương pháp chuyển đổi cước trong nước và/ hoặc các chi phí của Bưu chính các nưóc thành cước đầu cuối, và xác định tỷ lệ phần trăm cụ thể của các mức cước cho các năm 2004 và 2005. Trái với điều XXIV.7, bảo lưu quyền xác định tỷ lệ phần trăm đơn nhất cho các năm 2004 và 2005 như qui định của điều 48.3 nếu Hội đồng Khai thác Bưu chính không triển khai được yêu cầu nêu trong Nghị quyết C 46/1999 đúng thời hạn; Bưu chính Hà lan (Netherland), Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai len (The Unileđ Kingdom ot Great Britain and Northern Ireland) và Mỹ (The Uniteđ States of America) bảo lưu quyền tiếp tục áp dụng mức cước đầu cuối dựa trên phương pháp và tỷ lệ phần trăm để chuyến đổi mức cước trong nước sang mức cước đầu cuối thực tế áp dụng cho các năm 2001 tới 2003, trừ khi đạt được thoả thuận áp dụng mức cước đầu cuối khác trên cơ sở các bên đều nhất trí hoặc khi Hội đồng Khai thác Bưu chính quyết định một tỷ lệ phần trăm mới của mức cước trong nước áp dụng cho các năm năm 2004 và 2005.
9. Bưu chính Đức (Germany) bảo lưu quyền tự quản lý nguồn tài chính cung cấp cho Quỹ tài chính để nâng cao chất lượng dịch vụ ở những nước đang phát triển theo qui định tại điều 50.1.1 cho tới khi các nguyên tắc và tiêu chí về quản lý, cấp vốn và cơ cấu thủ tục của Quỹ này do Hội đồng Khai thác Bưu chính đưa ra được triển khai.
10. Mỹ ủng hộ hệ thống cước đầu cuối quy định tại điều 47 tới điều 51. Tuy nhiên, đối với những thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Mỹ bảo lưu quyền triển khai các thoả thuận về cước đầu cuối theo đúng những quy định của các cuộc đàm phán trong tương lai liên quan tới Thoả thuận chung về Thương mại Dịch vụ.
11. Trái với những bảo lưu tại điều 24, các Nước thành viên sau đây bảo lưu quyền áp dụng đầỵ đủ các quy định được phê chuẩn tại Đại hội Bắc kinh về cước đầu cuối trong mối quan hệ tưong hỗ với các nước đã ký bảo lưu này: Áo (Austria), Ba-ha-ma (Bahamas), Bê-li-zê (Behze), Bê-nanh (Benin), Bô-li-vi-a (Bolivia), Bra-xin (Brazil), Cộng hoà Bun-ga-ri (Bulgaria. Rep), Buốc-ki-na Fa-sô (Burkina Faso), Ca-mơ-run (Cameroon), Ca-na-đa (Canada), Chi-lê (Chile), Cộng hoà Công gô (Congo Rep), Cô-xta Rica (Costa Rica), Cộng hoà Bờ Biển Ngà (Côte d'Ivoire Rep.), Cuba, Cộng hoà Séc (Czech Rep), Đô-mi-ni-ca (Dominica), Cộng hoà Đô-mi-ni-ca (Dominica Rep), Ê-cu-a-đo (Ecuador), Ai- cập (Egypt), En Xan-va-đo (El Salvador), Et-xtô-ni-a (Estonia), Phần Lan (Finland), Pháp (France), Ga-bon (Gabon), Hy Lạp (Greece), Grê-na-đa (Grenada), Goa-tê-ma-la (Guatemala), Guy-a-na (Guyana), Ha-i-ti (Haiti), Cộng hoà Hon-đu-rat (Honduras Rep), I-ta-li-a (Italy), Ja-mai-ca (,lamaica), Kê-ni-a (Kenya), Lich-ten-xta-in (Liechtenstein), Ma-li (Mali), Ma-u-ri-ta-ni-a (Mauritianiạ), Mê-xi-cô (Mexico), Môn-đô-va (Moldova), Ma-rốc (Morocco), Hà Lan (Netherland), Ni-ca-ra-goa (Nicaragua), Pê-ru (Peru), Cộng hoà Ba lan (Poland Rep), Bồ Đào Nha (Portugal), Xanh Cri-xtô-phơ và Nê-vi (Saint Christopher and Nevis), Xanh Lu-xi-a (Saint Lucia), Xanh Vanh-xăng và Grê-na-đin (Saint vincent và Grenadines), Sê-nê-gan (Senegal), Slô-va-ki-a (Slovakia), Nam Phi (South Africa), Tây Ban Nha (Spain), Xu-đăng (Sudan), Su-ri-nam (Suriname), Thuỵ Điển (Sweden), Thuỵ Sĩ (Swizeland), Tri-ni-đa và Tô-ba-gô (Trinidad and Tobago), Tuy- ni-di (Tunisia), U-ru-goay (Urugoay) và Vê-nê-duy-ê-la (Venezuela).
Nghị định thư cuối cùng Điều 25:. Cước vận chuyển máy bay nội địa
1. Trái với điều 53.3, Bưu chính các nước Ba-ha-ma (Bahamas), Cáp Ve (Cape Verde), Cộng hoà Công-gô (Congo Rep), Cu-ba (Cuba), CHDCND Triều Tiên (Dem People's Rep or Korea), Cộng hoà Đô-mi-ni-ca (Domimcan Rep), Ê-cu-a-đo (Ecuador), En Xan-va-đo (El Salvador), Ga-bon (Gabon), Hy lạp (Greece), Goa-tê-ma-la (Guatemala), Guy-a-na (Guyana), Cộng hoà Hon-đu-rat (Honduras Rep), Mông-gô-li-a (Mongolia), Nê-pan (Nepal), Pa-pua Niu-gi-nê (Papua New Gutnea), Pê-ru (Peru), Phi-lip-pin (Philippines), Arập Xê-út (Saudi Arabia), Đảo Sa-lô-môn (Salomon Islands) và Va-nu-a-tu (Vanuatu) bảo lưu quyền được thu cước vận chuyển máy bay các chuyến thư quốc tế trong phạm vi nước họ.
2. Trái với điều 53.3, bưu chính My-an-ma (Myanmar) bảo lưu quyền thu cước vận chuyển các chuyến thư quốc tế trong phạm vi lãnh thổ Myanmar cho dù chúng có được chuyển tiếp bằng đường bay hay không.
3. Trái với điều 53.3, bưu chính Băng-la-đét (Bangladesh) bảo lưu quyền thu cước vận chuyển các chuyến thư quốc tế trong phạm vi lãnh thổ của nước này cho dù chúng có được chuyển tiếp bằng đường bay hay không và không tính đến quãng đường vận chuyển.
4. Trái với điều 53.4 và 53.5, Bưu chính các nước Ca-na-đa (Canada), Cộng hoà hồi giáo I- ran (Iran Islamic Rep), Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) và Mỹ (The United States of America) có quyền bù đắp, bằng tỷ giá thống nhất, những chi phí vận chuyển máy bay trong nước phát sinh đối với bưu phẩm nhận từ bưu chính bất kỳ nước nào mà họ có áp dụng phương thức thanh toán bù trừ phí tổn đầu cuối dựa trên chi phí giá thành hoặc dựa trên cước phí trong nước.
5. Trên cơ sở có đi có lại, bưu chính Ô-man (Oman) có quyền bù đắp từ Bưu chính các nước qui định tại đoạn 1 và 2 nêu trên một khoản phụ phí để bù đắp cho việc vận chuyển bằng máy bay trong lãnh thổ nước họ các bưu phẩm nhận từ Bưu chính các nước nói trên cho dù các bưu phẩm đó được vận chuyển bằng máy bay hay các phương tiện khác.
Nghị định thư cuối cùng Điều 26:. Ngoại lệ về cước đường bộ chiều đến
1. Trái với điều 56, bưu chính Áp-ga-ni-xtan (Afganistan) bảo lưu quyền thu một khoản phụ cước ngoại lệ của cước đường bộ chiều đến là 7,5 SDR cho một bưu kiện.
Nghị định thư cuối cùng Điều 27: Các loại thuế đặc biệt
1. Bưu chính Bỉ (Belgum), Na-uy (Norway) và Mỹ (The United States of America) có thể thu cước bán cảnh đường bộ đối với bưu kiện máy bay cao hơn mức cước bán cảnh của bưu kiện thuỷ bộ.
2. Bưu chính Li-Băng (Lebanon) được phép thu cước đối với bưu kiện có khối lượng đến lkg mức bằng cước áp dụng cho bưu kiện có khối lượng trên lkg đến 3kg.
3. Bưu chính Cộng hoà Pa-na-ma (Panama Rep) được phép thu 0,20 SDR cho mỗi kg đối với bưu kiện thuỷ bộ vận chuyển bằng đường bay quá giang (SAL)
Để làm tin, các đại diện toàn quyền có tên dưới đây đã soạn thảo Nghị định thư này có hiệu lực và giá trị như các điều khoản qui định được đưa vào nội dung của Công ước và đã ký vào một bản gốc để lưu giữ tại văn phòng của ông Tổng giám đốc Văn phòng quốc tế. Chính phủ nước đăng cai Đại hội sẽ gửi tới mỗi bên ký kết một bản sao của Nghị định thư này.
Ký tại Bắc Kinh 15/09/1999.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.