CÔNG ƯỚC SỐ 175
CÔNG ƯỚC
VỀ LAO ĐỘNG BÁN CÔNG, 1994
Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,
Được Hội đồng quản trị Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 7 tháng 6 năm 1994, trong kỳ họp thứ tám mươi mốt, và
Lưu ý tính thích đáng, đối với những Người lao động.bán công, của các điều khoản của Công ước về Trả công Bình đẳng, 1951, của Công ước về Sự phân biệt (việc làm và nghề nghiệp), 1958, và của Công ước và Khuyến nghị về Những người lao động có các trách nhiệm Gia đình, 1981, và
Cũng lưu ý tính thích đáng, đối với những người lao động này, của Công ước về Sự hỗ trợ việc làm và bảo vệ chống thất nghiệp, 1988, và của Khuyến nghị Liên quan tới chính sách việc làm (các điều khoản bổ sung), 1984, và
Thừa nhận tầm quan trọng của một việc làm có lợi, được tự do lựa chọn đối với tất cả những người lao động, tầm quan trọng của việc làm bán công đối với nền kinh tế, sự cần thiết để các chính sách việc làm có tính tới vai trò của việc làm bán công trong việc tạo ra các khả năng việc làm bổ sung và sự cần thiết đảm bảo sự bảo vệ những người lao động bán công trong các lĩnh vực tiếp cận được việc làm, điều kiện lao động và an toàn xã hội, và
Sau khi đã quyết định chấp thuận các đề nghị khác nhau về lao động bán công, là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong Chương trình nghị sự của kỳ họp, và
Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị này sẽ mang hình thức của một Công ước quốc tế,
Thông qua ngày hôm nay 28 tháng 6 năm 1994, Công ước dưới đây, gọi là Công ước về Lao động bán công, 1994.
Điều 1
Trong Công ước này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) "Người lao động bán công" là chỉ một người lao động được trả lương mà thời gian lao động thông thường thấp hơn Thời gian làm việc của những người lao động trọng thời gian trong điều kiện tương đương;
b) Thời gian lao động thông thường được Quy định tại khoản a) có thể được tính toán dựa trên một căn cứ tuần lễ hay trung bình trong một giai đoạn việc làm nhất định;
c) "Người lao động trọn thời gian trong điều kiện tương đương” dựa theo một người lao động trọn thời gian:
i) Có cùng loại quan hệ việc làm;
ii) Thực hiện cùng một loại lao động, hay một loại lao động tương tự, hay thực hiện cùng một loại ngành nghề, hay cùng một loại ngành nghề tương tự;
iii) Và được thuê mướn trong cùng một cơ sở hay trong sự vắng mặt của những người lao động trọn thời gian có mặt trong điều kiện tương đương trong Doanh nghiệp này, trong cùng một ngành hoạt động mà người lao động bán công được quy định;
d) Những người lao động trọn thời gian khi thất nghiệp một phần, có nghĩa là bị ảnh hưởng bởi một sự cắt giảm tập thể và tạm thời về thời gian lao động thông thường vì những lí do kinh tế, kỹ thuật hay cơ cấu, không được coi như những người lao động bán công.
Điều 2
Công ước này không ảnh hưởng đến những điều khoản thuận lợi hơn có thể áp dụng được với những người lao động bán công căn cứ theo các Công ước quốc tế về lao động khác.
Điều 3
1. Công ước này được áp dụng với tất cả những người lao động bán công, thoả thuận rằng một Nước thành viên có thể, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện của những Người sử dụng lao động và của những người lao động có liên quan, ngoại trừ toàn bộ hoặc một phần phạm vi áp dụng của nó đối với các loại lao động hay cơ sở đặc biệt khi việc thực hiện theo quan điểm của nó nảy sinh các vấn đề đặc biệt với một tầm quan trọng không thể thờ ơ được.
2. Mọi Nước thành viên Phê chuẩn Công ước này và dựa theo khả năng được quy định tại Đoạn trên, phải, trong các báo cáo của mình về việc áp dụng Công ước này theo Diều 22 của Điều lệ của Tổ chức lao động quốc tế, chỉ rõ mọi loại lao động hay cơ sở đặc biệt được loại trừ như vậy và những lý do mà việc loại trừ này được quyết định.
Điều 4
Các biện pháp phải được thực hiện để những người lao động bán Công nhận được sự bảo vệ tương tự như sự bảo vệ của những người lao động trọn thời gian có mặt trong điều kiện tương đương được về:
a) Quyền tổ chức, quyền thương lượng tập thể và quyền hành động với tư cách đại diện của những người lao động;
b) An toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc;
c) Sự phân biệt trong việc làm và nghề nghiệp.
Điều 5
Các biện pháp thích hợp với luật pháp và thực tiễn Quốc gia phải được thực hiện để những người lao động bán công sẽ khôngi phải nhận, với một lí do duy nhất là họ làm việc bán công, một Tiền lương cơ bản, là lương được tính toán theo tỉ lệ dựa vào một căn cứ giờ, theo năng suất hoặc theo Sản phẩm, thấp hơn lương cơ bản, được tính theo cùng phương pháp, của những người lao động trọn thời gian có mặt. trong điều kiện tương đương được.
Điều 6
Các chế độ an toàn xã hội Hợp pháp được gắn với việc thực thi một hoạt động nghề nghiệp, phải được thông qua bằng cách những người lao động bán công được hưởng các điều kiện tương đương với các điều kiện của những người lao động trọn thời gian có mặt trong điều kiện tương đương được, các điều kiện này sẽ có thể được quyết định theo tỉ lệ của thời gian lao động, của các khoản đóng phí hay của các khoản thu nhập hay bằng các phương pháp khác đúng với luật pháp và thực tiễn quốc gia.
Điều 7
Các biện pháp được thực hiện để những người lao động bán công được hưởng các điều kiện tương đương với các điều kiện của những người lao động trọn thời gian có mặt trong điều kiện tương đương trong nhũng lĩnh vực sau đây:
a) Bảo vệ thai sản;
b) Ngừng Quan hệ lao động;
c) Kỳ nghỉ phép hàng năm có trả lương và những ngày nghỉ lễ tết có trả lương;
d) Kỳ nghỉ ốm,
thoả thuận rằng các khoản Trợ cấp bằng tiền sẽ có thể được quyết định theo tỉ lệ của thời gian lao động hay các khoản thu nhập.
Điều 8
1. Những người lao động bán công mà thời gian lao động hay các khoản thu nhập thấp dưới các ngưỡng được xác định sẽ có thể bị một Nước thành viên loại ra khỏi:
a) Phạm vi áp dụng của một trong các chế độ an toàn xã hội hợp pháp được quy định tại Điều 6, trừ các khoản trợ cấp Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp;
b) Phạm vi áp dụng của một trong các biện pháp được thông qua trong những lĩnh vực được quy định tại Điều 7, ngoại trừ các biện pháp bảo vệ thai sản không phải là các biện pháp được các chế độ an toàn xã hội hợp pháp quy định.
2. Các ngưỡng được đề cập ở Đoạn 1 phải đủ thấp để không loại ra một tỉ lệ phần trăm lớn bất hợp lý người lao động bán công.
3. Một Nước thành viên khả năng được quy định tại Đoạn 1 ở trên đây nhải:
a) Xem xét lại theo từng giai đoạn các ngưỡng có hiệu lực;
b) Cụ thể hoá, trong các báo cáo của mình về việc áp dụng Công ước được giới thiệu tại Điều 22 của Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế, những ngưỡng đang có hiệu lực và lí do của chúng và chỉ rõ xem nó có quy định mở rộng dần sự bảo vệ tới những người lao động đã bị loại trừ.
4. Các tổ chức mang tính đại diện nhất của những người sử dụng lao động và của những người lao động phải được tham khảo về vấn đề xác định, Kiểm tra lại và sửa đổi các ngưỡng được quy định tại Điều này.
Điều 9
1. Các biện pháp phải được thực hiện để tạo thuận lợi cho sự tiếp cận với lao động bán công, có lợi và được tự do lựa chọn, là loại lao động đáp ứng được các nhu cầu cả của những người sử dụng lao động và những người lao động, với lí do là sự bảo vệ được quy định tại các Điều 4 đến 7 trên đây được đảm bảo.
2. Các biện pháp này phải bao gồm:
a) Kiểm tra lại các điều khoản của luật pháp có khả năng cản trở hay gây khó khăn cho việc hỗ trợ cho lao động bán công hay việc Chấp nhận loại lao động này;
b) Sử dụng Dịch vụ việc làm, khi có tồn tại, để xác định và làm cho nhận biết được các khả năng của việc làm bán công trong các hoạt động thông tin và bố trí việc làm;
c) Một sự chú ý đặc biệt trong khuôn khổ của các chính sách việc làm, theo các nhu cầu và theo nguyện vọng của các nhóm đặc thu như là những Người thất nghiệp có các trách nhiệm gia đình, những người lao động lớn tuổi, những người lao động tàn tật và những người lao động nghiên cứu học tập hay đang trong quá trình đào tạo.
3. Các biện pháp này có thể cũng bao gồm các nghiên cứu và việc phổ biến thông tin về biện pháp trong đó lao động bán công đáp ứng được các mục tiêu kinh tế và xã hội của những người sử dụng lao động và những người lao động.
Điều 10
Trong các trường hợp thích hợp, các biện pháp phải được thực hiện để việc chuyển giao một lao động trọn thời gian sang một lao động bán công, hay ngược lại, là tự nguyện, theo quy định của luật pháp và thực tiễn quốc gia.
Điều 11
Các điều khoản của Công ước này phải được thực hiện bằng luật pháp, trừ trường hợp mà có hiệu lực cho chúng qua con đường các thoả ước tập thể hay qua bất kỳ cách nào theo thực tiễn quốc gia. Các tổ chức mang tính đại diện nhất của những người sử dụng lao động và của những người lao động phải được tham khảo ý kiến trước khi thông qua một luật pháp như vậy.
Điêu 12
Việc phê chuẩn chính thức Công ước này sẽ được thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế và qua Tổng giám đốc được vào sổ đăng ký.
Điều 13
1. Công ước này sẽ chỉ ràng buộc những Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế mà việc phê chuẩn đã được Tổng giám đốc vào sổ đăng ký.
2. Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau khi các phê chuẩn của hai Nước thành viên đã được Tổng giám đốc vào sổ đăng ký.
3. Sau đó, Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với mỗi Nước thành viên sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của Nước thành viên đó được vào sổ đăng ký.
Điều 14
1. Mọi Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này có thể bãi ước sau khi kết thúc một Thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực lần đầu tiên bằng một thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế và qua ông ấy được vào sổ đăng ký. Việc bãi ước Công ước sẽ chỉ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày dược vào sổ đăng ký.
2. Mọi Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này, trong thời hạn một năm kể từ ngày kết thúc thời hạn 10 năm được đề cập ở đoạn trên, mà không sử dụng quyền bãi ước được quy định tại Điều này, sẽ bị ràng buộc tiếp với một thời hạn 10 năm tiếp theo và sau đó mới có thể bãi ước mỗi khi kết thúc thời hạn 10 năm trong những điều kiện được quy định ở Điều này.
Điều 15
1. Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo tới tất cả các Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế việc vào sổ đăng ký tất cả các phê chuẩn và bãi bỏ đã được các Nước thành viên thông báo tới cho mình.
2. Bằng cách thông báo tới các Nước thành viên rỉa Tổ chức việc vào sổ đăng ký sự phê chuẩn của Nước thành viên thứ hai được gửi tới mình, Tổng giám đốc sẽ lưu ý các Nước thành viên của Tổ chức về thời hạn mà Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Điều 16
Với mục tiêu đăng ký, theo Điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo tới Tổng thư ký Liên hợp quốc tất cả những thông tin về mọi sự phê chuẩn và bãi bỏ đã được ông ấy vào sổ đăng ký theo các điều quy định trên.
Điều 17
Mỗi khi cho là cần thiết, Hội đồng quản trị Văn phòng Lao động quốc tế sẽ trình bày tại Hội nghị toàn thể một báo cáo về việc áp dụng Công ước này và sẽ xem xét xem liệu có cần thiết đưa vào chương trình nghị sự của kỳ họp vấn đề sửa đổi toàn bộ hay một phần Công ước này hay không.
Điều 18
1. Trong trường hợp mà hội nghị toàn thể thông qua một Công ước mới về sửa đổi toàn bộ hay một phần Công ước này, và trừ khi Công ước mới về sửa đổi có quy định khác đi, thì:
a) Việc phê chuẩn Công ước về Sửa đổi của một Nước thành viên sẽ đương nhiên dẫn đến quyền, bất chấp Điều 14 trên đây, bãi bỏ ngay lập tức Công ước này, với lí do là Công ước mới về sửa đổi đã bắt đầu có hiệu lực;
b) Kể từ ngày Công ước mới về sửa đổi bắt đầu có hiệu lực, Công ước này sẽ ngừng để ngỏ cho các Nước thành viên phê chuẩn.
2. Công ước này sẽ nguyên hiệu lực của nó cả về hình thức lẫn nội dung đối với những Nước thành viên nào đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước môi về sửa đổi.
Điều 19
Các bản tiếng Pháp và tiếng Anh của Công ước này đều có giá trị như nhau.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.