CÔNG ƯỚC SỐ 164
CÔNG ƯỚC
VỀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ VÀ CHĂM SÓC Y TẾ (THUYỀN VIÊN), 1987
Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,
Được Hội đồng quản trị Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 24 tháng 9 năm 1987, trong kỳ họp lần thứ bảy mươi tư, và
Đã lưu ý những điều khoản của Công ước về Kiểm tra sức khoẻ của Thuyền viên, 1946; của Công ước về Nơi ở của các thuỷ thủ đoàn (đã sửa đổi), 1949; của Công ước về Nơi ở của các thuỷ thủ đoàn (các điều khoản bổ sung), 1970 của Khuyến nghỉ về Các hộp Dược phẩm trên tàu, 1958; của Khuyến nghị về Tư vấn y tế trên biển, 1958; và của Công ước và Khuyến nghị về Phòng ngừa tai nạn (thuyền viên), 1970, và
Đã lưu ý những thuật ngữ của Công ước quốc tế 1978 về các Tiêu chuẩn đào tạo thuyền viên, cung cấp các văn bằng và việc canh gác liên quan tới việc đào tạo về cấp cứu y tế trong trường hợp tai nạn hay ốm đau có thể xảy ra trên tàu, và đã lưu ý những tiêu chuẩn sau đây do đó đã được biên soạn với sự hợp tác của Tổ chức Hàng hải quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới, và đã quy định tiếp tục sự hợp tác với các tổ chức này liên quan tới việc áp dụng các tiêu chuẩn này, và
Sau khi đã quyết định chấp thuận các điều khoản khác nhau về bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế cho thuyền viên, là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong Chương trình nghị sự của kỳ họp, và
Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị này sẽ mang hình thức của một Công ước quốc tế,
Thông qua, ngày hôm nay 8 tháng 10 năm 1987, Công ước dưới đây, gọi là Công ước về Bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế (thuyền viên),
Điều 1
1. Công ước này được áp dụng với mọi tàu biển, thuộc sở hữu Nhà nước hoặc tư nhân, đã đăng ký trong lãnh thổ của mọi Nước thành viên nào mà Công ước này có hiệu lực và được sử dụng trong ngành giao thông hàng hải thương mại.
2. Trong trường hợp mà sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức đại điện của các cá nhân những người chủ tàu đánh cá và những người đánh cá, cơ quan có Thẩm quyền cho rằng điều đó có thể thực hiện được, thì cơ quan đó sẽ phải áp dụng những điều khoản của Công ước này với ngành đánh cá biển thương mại.
3. Trong trường hợp nghi vấn liệu một tàu biển nào phải được coi là được sử dụng cho ngành giao thông hàng hải thương mại hay ngành đánh cá biển thương mại trong Công ước này, thì vấn đề này phải được cơ quan có thẩm quyền giải quyết sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức những người chủ tàu, những thuỷ thủ, và những người đánh cá có liên quan.
4. Trong Công ước này, thuật ngữ "thuyền viên" chỉ những người được thuê mướn, cho một chức danh nào đó, trên một tàu biển mà Công ước này được áp dụng.
Điều 2
Công ước này sẽ có hiệu lực thông qua luật pháp hoặc quy định quốc gia, các thoả ước tập thể, các quy tắc nội bộ, những quyết định của trọng tài hay những quyết định xét xử, hay bất kỳ phương tiện nào thích hợp với các điều kiện của quốc gia.
Điều 3
Mọi Nước thành viên thông qua luật pháp hoặc quy định quốc gia, phải quy định rằng những người chủ tàu sẽ có trách nhiệm giám sát sao cho các tàu biển được duy trì trong những điều kiện y tế và vệ sinh thoả đáng.
Điều 4
Mọi Nước thành viên phải giám sát sao cho các biện pháp là phù hợp, đảm bảo cho thuyền viên ở trên tàu sự bảo vệ về sức khoẻ và những chăm sóc y tế. Những biện pháp này phải:
a) Đảm bảo việc áp dụng với thuyền viên mọi điều khoản chung nào liên quan tới sự bảo vệ sức khoẻ tại nơi làm việc và những chăm sóc y tế liên quan tới thuyền viên, cũng như là mọi điều khoản nào liên quan tới nơi làm việc ở trên tàu;
b) Nhằm đảm bảo cho thuyền viên được bảo vệ sức khoẻ và được chăm sóc y tế tương xứng ở mức có thể với chế độ chăm sóc y tế mà Người lao động trên bờ được hưởng;
c) Đảm bảo cho thuyền viên quyền được khám bệnh ngay tại các Bến cảng trong điều kiện có thể;
d) Đảm bảo rằng, theo luật pháp và thực tiễn quốc gia, các thuyền viên làm việc theo Hợp đồng thoả thuận được chăm sóc y tế và bảo vệ sức khoẻ miễn phí;
e) Không chỉ hạn chế trong việc điều trị cho thuyền viên bị ốm hay bị thương, mà còn bao gồm những biện pháp dự phòng và đặc biệt chú ý tới việc xây dựng các chương trình nâng cao sức khoẻ và giáo dục y tế, để cho bản thân thuyền viên có thể góp phần tích cực vào việc hạn chế nguy cơ bệnh tật;
Điều 5
1. Mọi tàu biển mà Công ước này được áp dụng phải có một tủ thuốc trên tàu.
2. Nội dung của tủ thuốc trên tàu và dụng cụ y tế cần bảo quản trên tàu phải được cơ quan có thẩm quyền quy định, đồng thời có tính đến các yếu tố như là loại tàu biển, số lượng người trên tàu và bản chất, nơi đến và độ dài của các chuyến đi.
3. Để thông qua hay sửa đổi các điều khoản quốc gia liên quan tới nội đung của tủ thuốc trên tàu và dụng cụ y tế cần bảo quản trên tàu, cơ quan có thẩm quyền phải tính đến những khuyến nghị quốc tế về, như là lần xuất bản mới nhất cuốn Hướng dẫn y tế quốc tế trên tàu và Danh sách những loại Thuốc chủ yếu, được Tổ chức Y tế thế giới Phát hành, cũng như là những tiến bộ dã thực hiện được trong những kiến thức y tế và những biện pháp điều trị đã được thông qua.
4. Tủ thuốc trên tàu và nội dung của nó cũng như dụng cụ y tế cần bảo quản trên tàu phải được duy trì một cách thoả đáng và được thanh tra theo các chu kỳ thường xuyên, không quá 12 tháng, bởi những người chịu trách nhiệm, do cơ quan có thẩm quyền chỉ định, là những người giám sát việc kiểm tra các Thời hạn huỷ bỏ và những điều kiện bảo quản tất cả mọi loại thuốc.
5. Cơ quan có thẩm quyền phải giám sát sao cho nội dung của tủ thuốc trên tàu là một danh sách và có các nhãn tiêu đề cùng với các tên thông thường và các tên nhãn mác, các thời hạn huỷ bỏ và các điều kiện bảo quản, và làm sao cho nó theo đúng sự hướng dẫn y tế được sử dụng trong phạm vi quốc gia.
6. Cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo rằng trong khi một chuyến hàng được xếp vào loại nguy hiểm mà không được quy định trong lần xuất bản mới nhất của cuốn Hướng dẫn các chăm sóc y tế khẩn cấp dùng cho trường hợp tai nạn do các hàng hoá nguy hiểm, được Tổ chức Hàng hải quốc tế phát hành, thì Thuyền trưởng, thuyền viên và những người khác có liên quan phải có được những thông tin cần thiết về bản chất của các hợp chất, những nguy cơ có thể có, những thiết bị bảo hộ cá nhân cần thiết, những quy trình y tế thích hợp và những Thuốc giải độc đặc biệt. Các thuốc giải độc đặc biệt và những thiết bị bảo hộ cá nhân phải có ở trên tàu trong khi hàng hoá nguy hiểm được vận chuyển.
7. Trong Trường hợp khẩn cấp, và khi mà một thứ thuốc nào đó mà cán bộ y tế có chuyên môn đã chỉ định dùng cho một thuỷ thủ nào đó không có trong tủ thuốc trên tàu, người chủ tàu phải thực hiện tất cả những biện pháp cần thiết để có được chúng ngay khi có thể.
Điều 6
1. Mọi tàu biển mà Công ước này được áp dụng phải có một cuốn Hướng dẫn y tế trên tàu do cơ quan có thẩm quyền thông qua.
2. Cuốn hướng dẫn y tế phải Giải thích việc sử dụng nội dung của tủ thuốc trên tàu và được nhận biết bằng cách cho phép những người không phải là bác sĩ đưa ra những chăm sóc y tế cho những ngtyời bị ốm và những người bị thương trên tàu, mà có hoặc không có tư vấn y tế qua ra-đi-ô hoặc qua vệ tinh.
3. Để thông qua hay sửa đổi cuốn Hướng dẫn y tế thực hành trên tàu trong cả nước, cơ quan có thẩm quyền phải tính đến những khuyến nghị quốc tế về vấn đề này, kể cả lần xuất bản gần đây nhất của cuốn Hướng dẫn y tế quốc tế trên tàu biển và cuốn Hướng dẫn chăm sóc y tế khẩn cấp trong trường hợp tai nạn do hàng hoá nguy hiểm.
Điều 7
1. Cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo, bằng cách bố trí trước, rằng những tư vấn y tế qua ra-đì-ô và qua vệ tinh, kể cả những lời khuyên của các chuyên gia, là có thể có đối với các tàu trên biển vào bất cứ lúc nào đêm cũng như ngày.
2. Những tư vấn y tế, kể cả việc phát qua ra-đi-ô hay qua vệ tinh những thông điệp y tế giữa một con tàu và những người trên đất liền đưa ra những lời khuyên, phải được đảm bảo miễn phí với tất cả các tàu biển bất kể lãnh thổ nào mà các tàu đã đăng ký.
3. Nhằm đảm bảo một sự sử dụng khả quan những khả năng tư vấn y tế qua ra-đi-ô và qua vệ tinh:
a) Tất cả những tàu mà Công ước này được áp dụng và được trang bị lắp đặt ra-đi-ô phải có trên tàu một danh sách những trạm ra-đi-ô, qua trung gian của những trạm này những tư vấn y tế có thể được nhận;
b) Tất cả những tàu biển mà công ước này được áp dụng và được trang bị một Hệ thống thông tin vệ tinh, phải có trên tàu một danh sách đầy đủ những trạm hoa tiêu bờ biển đất liền, qua trung gian của những trạm này, các tư vấn y tế có thể được nhận;
c) Những danh sách này phải được duy trì hàng ngày và được đặt dưới sự cảnh gác của người có trách nhiệm về việc thông tin liên lạc trên tàu.
4. Thuyền viên yêu cầu ý kiến y tế qua ra-đi-ô hay qua vệ tinh phải được chuẩn bị cho việc sử dụng cuốn Hướng dẫn y tế trên tàu và sử dụng phần về y tế của lần xuất bản gần đây nhất của cuốn Bộ luật quốc tế về những ký hiệu, do Tổ chức Hàng hải quốc tế phát hành, để cho họ có thể hiểu loại thông tin cần thiết với bác sĩ được tư vấn cũng như những lời khuyên mà họ nhận được.
5. Cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo rằng các bác sĩ đưa ra những lời khuyên y tế trong khuôn khổ của Điều này có được một sự đào tạo thích hợp và được thông tin về những điều kiện hiện có trên các tàu biển.
Điều 8
1. Mọi tàu nào mà Công ước này được áp dụng có từ 100 thuỷ thủ lên tàu hoặc nhiều hơn và thường thực hiện những chuyến đi quốc tế dài hơn ba ngày phải có một bác sĩ chịu trách nhiệm về chăm sóc y tế cho các thành viên của thuỷ thủ đoàn.
2. Luật pháp hoặc quy định quốc gia phải quy định, đặc biệt có tính đến những yếu tố như là độ dài, bản chất và những điều kiện của chuyến đi và con số các thuỷ thủ, những tàu biển nào khác phải có một bác sĩ trong thuỷ thủ đoàn của tàu.
Điều 9
1. Mọi tàu biển nào mà Công ước này được áp dụng và không có bác sĩ trên tàu phải tính đến trong thuỷ thủ đoàn của mình một hay nhiều người được chỉ định để đảm bảo trách nhiệm chăm sóc y tế và quản lý thuốc men trong số các chức trách thông thường của họ.
2. Những người chịu trách nhiệm đảm bảo việc chăm sóc y tế trên tàu và không phải là bác sĩ, phải đã qua các khoá đào tạo lí thuyết và thực hành về chăm sóc y tế được cơ quan có thẩm quyền Chấp nhận. Những khoá đào tạo này phải bao gồm:
a) Đối với những tàu trọng tải thô dưới 1.600 tấn thường xuyên có thể tiếp cận trong tám tiếng với những chăm sóc y tế có chuyên môn và những thiết bị y tế, trong một khoá đào tạo cơ bản cho phép những Người có liên quan, thực hiện ngay lập tức những biện pháp hiệu quả trong trường hợp tai nạn hay ốm đau có khả năng xảy ra trên tàu và thực hành tốt những lời khuyên y tế qua ra-đi-ô hay qua vệ tinh.
b) Đối với tất cả những tàu khác, trong một khoá đào tạo về y tế ở một cấp độ cao hơn, bao gồm một khoá đào tạo thực hành trong dịch vụ cấp cứu hay tai nạn của một bệnh viện trong khi điều đó có thể thực hiện được và một khoá đào tạo về những kỹ thuật sống sót, như là liệu pháp trong tĩnh mạch; khoá đào tạo này phải cho phép những người có liên quan tham gia một cách hiệu quả vào các chương trình phối hợp sự trợ giúp y tế giữa các con tàu trên biển và đảm bảo cho những người ốm đau và những người bị thương một mức độ chăm sóc y tế đầy đủ trong suất quá trình mà họ có khả năng tồn tại trên tàu. Trong khi điều đó là có thể, khoá đào tạo này phải được đảm bảo dưới sự kiểm tra của một bác sĩ có kiến thức và hiểu biết sâu về những vấn đề y tế của thuyền viên và về nghề nghiệp của họ, kể cả một kiến thức chuyên môn hoá về dịch vụ y tế qua ra-đi-ô và vệ tinh.
3. Các khoá đào tạo đề cập tại Điều này phải được dựa trên nội dung của lần xuất bản gần đây nhất của cuốn Hướng dẫn ~ tế quốc tế trên tàu, cuốn Hướng dẫn những chăm sóc y tế khẩn cấp dành cho trường hợp tai nạn do hàng hoá nguy hiểm, của cuốn Tài liệu dành để giúp hướng dẫn - Hướng dẫn công tác đào tạo hàng hảo quốc tế do Tổ chức Hàm tải quốc tế ban hành, và phần về y tế của Bộ luật các tín hiệu quốc tế cũng như là những hướng dẫn tương tự của quốc gia.
4. Những người mà với họ đã có sự tham khảo tại khoản 2 của Công ước này và tất cả những người lao động trên biển được cơ quan có thẩm quyền chỉ định phải theo các khoá đào tạo cho phép họ duy trì và tăng cường những kiến thức và năng lực của họ và tự trang bị cho mình những kiến thức mới, gần như cứ 5 năm một lần.
5. Tất cả thuyền viên phải nhận được trong suất khoá đào tạo chuyên ngành hàng hải của họ một sự chuẩn bị về những biện pháp để thực hiện ngay lập tức trong trường hợp tai nạn hay cấp cứu y tế khác xảy ra ở trên tàu.
6. Ngoài người hay những người chịu trách nhiệm về chăm sóc y tế trên tàu, một hay nhiều thành viên của thuỷ thủ đoàn được chỉ định phải nhận được một khoá đào tạo cơ bản về chăm sóc y tế, cho phép họ thực hiện ngay lập tức những biện pháp hiệu quả trong trường hợp khẩn cấp hay ốm đau có thể xảy ra trên tàu.
Điều 10
Bất kỳ tàu nào mà Công ước này được áp dụng, trong khi điều đó là có thể thực hiện được, phải cung cấp mọi sự hỗ trợ y tế có thể có cho các tàu khác có thể đề xuất với mình.
Điều 11
1. Một phòng y tế riêng biệt phải được quy định ở trên mọi con tàu có trọng tải từ 500 tấn hoặc hơn, có từ 15 thuỷ thủ hoặc hơn lên tàu và được dành cho một chuyến đi dài hơn ba ngày, cơ quan có thẩm quyền có thể chấp nhận những sự vi phạm điều khoản này liên quan tới những con tàu dành cho giao thông miền duyên hải.
2. Điều này sẽ được áp dụng, trong trường hợp mà điều đó là hợp lý và có thể thực hiện được, với những con tàu có trọng tải từ 200 đến 500 tấn và với những tàu kéo.
3. Điều này sẽ không áp dụng với những tàu mà cánh buồm là phương tiện đẩy chính.
4. Phòng y tế phải được bố ta làm sao cho việc tiếp cận nó được dễ dàng, những người ở đó được thoải mái và họ có thể nhận được những chăm sóc cần thiết vào bất cứ lúc nào.
5. Phòng y tế phải được nhận biết theo cách tạo điều kiện cho các cuộc tư vấn và cho các chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp.
6. Lối vào, các giường nằm, hệ thống chiếu sáng, quạt, lò sưởi và máy nước phải được bố trí theo cách đảm bảo sự tiện nghi và tạo điều kiện cho việc điều trị của những người phải nằm ở đó.
7. Số giường nằm được đặt trong phòng y tế phải được cơ quan có thẩm quyền quy định.
8. Những người đến phòng y tế phải được Sử dụng độc quyền các vòi nước của phòng y tế hoặc được đặt ngay gần phòng này.
9. Việc sử dụng phòng y tế theo các mục tiêu khác với mục tiêu y tế phải bị nghiêm cấm.
Điều 12
1. Cơ quan có thẩm quyền phải thông qua một mẫu báo cáo y tế cho thuyền viên để các bác sĩ trên tàu, các thuyền trưởng hay những người chịu trách nhiệm về chăm sóc y tế trên tàu cũng như các bệnh viện hay các bác sĩ trên đất liền sử dụng.
2. Mẫu báo cáo phải được nhận biết, đặc biệt là để tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin y tế và thông tin kết nối liên quan tới thuyền viên giữa con tàu và đất liền trong trường hợp ốm đau hay tai nạn.
3. Các thông tin chứa đựng trong các báo cáo y tế phải được giữ bí mật và chỉ được sử dụng để tạo điều kiện cho việc điều trị của thuyền viên.
Điều 13
1. Các Nước thành viên mà Công ước này có hiệu lực phải hợp tác với nhau để thúc đẩy việc bảo vệ sức khoẻ của thuyền viên và thúc đẩy việc chăm sóc y tế trên các tàu biển.
2. Sự hợp tác này phải nhằm:
a) Phát triển và điều phối những cố gắng tìm kiếm và cứu hộ và tổ chức một sự trợ giúp và một sự sơ tán y tế nhanh chóng trên biển, trong trường hợp ốm đau hay tai nạn nghiêm trọng trên một con tàu, đặc biệt nhờ vào hệ thống báo hiệu định kỳ từ vị trí của các tàu, nhờ vào những trung tâm điều phối các hoạt động cứu hộ hàng hải, cũng như nhờ vào cuốn sách giáo khoa về tìm kiếm và cứu hộ dùng cho các tàu thương mại và cuốn sách giáo khoa về tìm kiếm và cứu hộ của OMI, do Tổ chức Hàng hải quốc tế biên soạn;
b) Sử dụng theo hướng lạc quan những con tàu đánh cá có một bác sĩ và những con tàu đỗ trên biển có thể cung cấp những dịch vụ bệnh viện và những phương tiện cứu hộ;
c) Biên soạn và duy trì hàng ngày một danh sách các bác sĩ quốc tế và các cơ sở y tế có thể có trên thế giới để đảm bảo những chăm sóc y tế khẩn cấp cho thuyền viên;
d) Cập bến một cảng cho thuyền viên lên bờ để điều trị khẩn cấp;
e) Hồi hương thuyền viên Người nước ngoài, ngay khi điều đó có thể thực hiện được, theo ý kiến của bác sĩ điều trị trường hợp này có tính đến những mong muốn và nhu cầu của thuỷ thủ;
f) Có những sự chuẩn bị nhằm mang đến một sự hỗ trợ cá nhân cho thuyền viên trong việc hồi hương của họ, theo ý kiến của các bác sĩ điều trí trường hợp này có tính đến những mong muốn và nhu cầu của thuỷ thủ;
g) Cố gắng xây dựng những trung tâm y tế để thuyền viên sẽ chịu trách nhiệm:
i) Thực hiện những cuộc nghiên cứu về sức khoẻ, về điều trị y tế và về việc chăm sóc sức khoẻ có tính phòng ngừa của thuyền viên;
ii) Đào tạo về y học hàng hải cho nhân sự về y tế và nhân sự về sức khoẻ;
h) Thu nhận và đánh giá những thống kê liên quan tới các Tai nạn lao động, các Bệnh nghề nghiệp và đến những cái chết của thuyền viên và tập hợp chúng vào hệ thống thống kê quốc gia về các tai nạn lao động, các bệnh nghề nghiệp và những cái chết của các loại lao động khác nhau, đồng thời điều hoà chúng cùng với hệ thống này.
i) Tổ chức những cuộc trao đổi thông tin kỹ thuật quốc tế và phương tiện giảng dạy và giảng viên cũng như những khoá đào tạo, những hội thảo và những nhóm làm việc quốc tế;
j) Đảm bảo cho tất cả thuyền viên các dịch vụ sức khoẻ, dịch vụ y tế, có tính chất trị bệnh và phòng ngừa, đặc biệt được dành cho họ ở các cảng hoặc để cho họ được sử dụng những dịch vụ y tế chung về sức khoẻ và đào tạo lại;
k) Thực hiện những việc chuẩn bị để hồi hương, ngay khi có thể, thi thể hay hài cốt của thuyền viên đã bị chết, theo mong muốn của cha mẹ họ những người thân nhất;
3. Sự hợp tác quốc tế, trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế của thuyền viên, phải được dựa trên những thoả thuận song phương hay đa phương hay các cuộc tư vấn giữa các Nước thành viên.
Điều 14
Việc Phê chuẩn chính thức Công ước này sẽ được thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế và qua Tổng giám đốc được vào sổ đăng ký.
Điều 15
1. Công ước này sẽ chỉ ràng buộc những Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế mà việc phê chuẩn đã được vào sổ đăng ký qua Tổng giám đốc.
2. Công ước sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của hai Nước thành viên đã được vào sổ đăng ký qua Tổng giám đốc.
3. Sau đó, Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực với mỗi Nước thành viên sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của nước đó đã được vào sổ đăng ký.
Điều 16
1. Mọi Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này có thể bãi bỏ Công ước sau khi kết thúc thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực lần đầu tiên, bằng một thông báo tới Tổng giám đốc Văn nhòng Lao động quốc tế và qua ông ấy được vào sổ đăng ký. Việc bãi bỏ Công ước sẽ chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày được vào sổ đăng ký.
2. Mọi Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này, trong thời hạn một năm kể từ sau khi kết thúc thời hạn 10 năm được đề cập ở đoạn trên, mà không sử dụng quyền bãi bỏ được quy định tại Điều này, thì sẽ bị ràng buộc với một thời hạn 10 năm tiếp theo và sau đó, sẽ có thể bãi bỏ Công ước mỗi khi kết thúc thời hạn 10 năm trong những điều kiện quy định tại Điều này.
Điều 17
1. Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo cho tất cả các Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế việc vào sổ đăng ký tất cả những việc phê chuẩn và bãi bỏ Công ước này đã được các Nước thành viên thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế.
2. Bằng cách thông báo tới các Nước thành viên của Tổ chức việc đăng ký phê chuẩn thứ hai đã được thông báo tới mình, Tống giám đốc sẽ lưu ý các Nước thành viên của Tổ chức về thời hạn mà Công ước này bắt đầu có hiệu lực.
Điều 18
Với mục tiêu đăng ký, theo Điều 102 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo tới Tổng thư ký Liên hợp quốc, những thông tin đầy đủ về tất cả những việc phê chuẩn và bãi bỏ Công ước này mà mình đã vào sổ đăng ký theo các điều nói trên.
Điều 19
Mỗi khi cho là cần thiết, Hội đồng quản trị Văn phòng Lao động quốc tế sẽ trình bày tại Hội nghị toàn thể một báo cáo về việc áp dụng Công ước này và sẽ xem xét xem liệu có cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể vấn đề sủa đổi toàn bộ hay một phần Công ước này hay không.
Điều 20
1. Trong trường hợp Hội nghị toàn thể thông qua một Công ước mới về sửa đổi toàn bộ hay một phần Công ước này, và trừ khi Công ước mới có quy định khác đi, thì:
a) Việc phê chuẩn Công ước mới về sửa đổi toàn bộ hay một phần Công ước này sẽ đương nhiên dẫn đến, bất chấp Điều 16 trên đây, việc bãi bỏ ngay lập tức Công ước này, với lí do là Công ước mới đã bắt đầu có hiệu lực;
b) Kể từ ngày Công ước mới về sửa đổi bắt đầu có hiệu lực, Công ước này sẽ ngừng việc mở ra để các Nước thành viên phê chuẩn.
2. Công ước này sẽ vẫn giữ nguyên tính hiệu lực của nó cả về hình thức và nội dung đối với các Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước mới về sửa đổi.
Điều 21
Các bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này đều có giá trị như nhau.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.