BỘ NGOẠI GIAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2014/TB-LPQT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2014 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Khoản 3, Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Thỏa thuận đối tác chiến lược giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hà Lan về nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực, ký tại Hà Nội ngày 16 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 6 năm 2014.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao thỏa thuận theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG |
Một tầm nhìn mới cho quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp, an ninh lương thực giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hà Lan.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hà Lan (sau đây gọi là “các Bên ký kết”);
DỰA TRÊN tình hữu nghị tốt đẹp, lợi ích chung và quan hệ hợp tác lâu dài đã có giữa hai nước;
TIN TƯỞNG RẰNG Việt Nam và Hà Lan có một lợi ích bổ sung lẫn nhau để cải thiện nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam trở nên bền vững hơn;
CÔNG NHẬN CHUYÊN MÔN của khu vực tư nhân và nhà nước của Hà Lan trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương thực;
THỪA NHẬN RẰNG cộng đồng thế giới đã đều chú trọng đến an ninh lương thực và cả Hà Lan và Việt Nam cũng đã chủ động và có nhiều sáng kiến để thúc đẩy an ninh lương thực trong nước cũng như trên phạm vi toàn cầu;
THỪA NHẬN RẰNG Việt Nam và Hà Lan đã phát triển quan hệ song phương bền chặt trong những năm qua, tập trung thực hiện một chương trình làm việc về hợp tác công-tư trong các chuỗi giá trị nông nghiệp, có sự tham gia của các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu và các công ty của cả hai bên trong các lĩnh vực thủy sản, cà phê, ca cao, lâm nghiệp, năng lượng tái tạo, lương thực và các hệ sinh thái, chăn nuôi và sản xuất bơ sữa.
QUYẾT ĐỊNH thành lập một quan hệ đối tác chiến lược như một cấu trúc mới dạng ô bao trùm tất cả các lĩnh vực hợp tác mới và hiện có trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực. Quan hệ đối tác này nhấn mạnh chiều sâu và tính chân thành của quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hà Lan, và nhằm mục đích để phát triển một mối quan hệ đối tác thực sự, cùng có lợi và dựa trên cơ sở bình đẳng. Quan hệ này liên kết và phối hợp cùng quan hệ đối tác chiến lược hiện có về biến đổi khí hậu và quản lý nguồn nước. Thỏa thuận này không thay thế hoặc ảnh hưởng đến các thỏa thuận trước đó giữa các Bên ký kết;
TUYÊN BỐ SẴN SÀNG tăng cường và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực;
Đã đi đến những thỏa thuận sau đây:
LĨNH VỰC HỢP TÁC
Điều 1. Phạm vi và mục đích của Thỏa thuận Đối tác Chiến lược
1.1. Mục đích của Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này là để xác định bối cảnh và các mục tiêu chiến lược của việc hợp tác ưu tiên giữa Việt Nam và Hà Lan trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, bao gồm trồng trọt, thủy hải sản, lâm nghiệp, rau quả, chăn nuôi, bao gồm chế biến sữa, chế biến thực phẩm và hậu cần, bảo quản sau thu hoạch, bằng cách tạo ra một khuôn khổ cho hợp tác song phương dài hạn.
1.2. Thỏa thuận Đối tác Chiến lược, do Việt Nam và Hà Lan cùng hợp tác phát triển, xác định các ưu tiên chiến lược tập trung cho hợp tác song phương trong giai đoạn quan hệ đối tác. Khuôn khổ cũng xác định những mối liên kết giữa các khu vực khác nhau, các bên liên quan thuộc khu vực nhà nước và tư nhân, với mục đích tăng cường tính gắn kết và hiểu biết hơn nữa trong quan hệ hợp tác song phương về nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực.
1.3. Phạm vi của Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này bao gồm nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực theo nghĩa hiểu rộng nhất, trong bất kỳ trường hợp nào bao gồm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản, nghề làm vườn và chăn nuôi, gồm cả chế biến bơ sữa, chế biến thực phẩm và hậu cần, chế biến và bảo quản nông sản. Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này nhằm mục đích hỗ trợ sản xuất bền vững trong toàn bộ chuỗi sản phẩm, từ nông trại đến bàn ăn. Nông nghiệp bền vững bao gồm các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường nhưng không chỉ hạn chế ở các khía cạnh như lợi nhuận, an toàn thực phẩm, quyền lợi động vật, quản lý tài nguyên và giảm việc sử dụng các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh và nước.
2.1. Các Bên ký kết cùng công nhận là đối tác ưu tiên với nhau cho việc hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực và mục tiêu thiết lập mối quan hệ hợp tác bền chặt trong tất cả các lĩnh vực nhỏ có liên quan. Với việc hiểu rõ những khác biệt địa lý và kinh tế xã hội giữa hai nước, các Bên ký kết thừa nhận tầm quan trọng của cam kết chiến lược dài hạn với nhau, trong đó cố gắng đạt được những lợi ích chung khi có thể. Hai Bên ký kết cùng hiểu rằng quan hệ đối tác chiến lược là một quá trình phát triển ở tất cả các cấp và giữa các bên khác nhau như khu vực nhà nước và tư nhân, cũng như giữa các viện nghiên cứu.
2.2. Các Bên ký kết tập trung tăng cường hợp tác song phương, trao đổi kiến thức và tăng cường năng lực trong các lĩnh vực:
• Tăng năng suất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam thông qua hợp tác công tư trong lĩnh vực trồng trọt, thủy hải sản, lâm nghiệp, rau hoa quả, chăn nuôi, bao gồm nhưng không chỉ hạn chế về bảo vệ thực vật, sản xuất vắc-xin, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản, chế biến sữa, chế biến thực phẩm và hậu cần trong toàn bộ chuỗi giá trị.
• Đổi mới theo định hướng thị trường tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thông qua hợp tác liên chính phủ với trọng tâm vào các lĩnh vực kể trên.
• Tăng cường hợp tác song phương giữa các viện nghiên cứu và củng cố giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.
2.3. Quan tâm đặc biệt được dành cho hợp tác song phương về phát triển quan hệ Đối tác Công Tư (PPP) như sau:
- Nâng cao giá trị gia tăng chuỗi sản xuất thịt lợn định hướng xuất khẩu (VIP), theo Biên bản ghi nhớ ký ngày 26 tháng 11 năm 2013 (Phụ lục 1).
- Đối tác về rau hoa quả giữa Việt Nam và Hà Lan, theo thỏa thuận ký ngày 28 tháng 3 năm 2013 (Phụ lục 2).
- Sự hợp tác để tăng cường phát triển ngành ca cao bền vững tại Việt Nam theo Thỏa thuận ký ngày 10 tháng 8 năm 2012 (Phụ lục 3).
Hai Bên ký kết phấn đấu phát triển các quan hệ đối tác Công Tư (PPP) khác giữa Việt Nam và Hà Lan trong khuôn khổ Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này.
2.4. Hai Bên ký kết phấn đấu tăng cường quan hệ kinh doanh và thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan trong lĩnh vực nông nghiệp. Hai Bên ký kết sẽ khuyến khích các tổ chức và công ty tư nhân thiết lập các hoạt động hợp tác nhằm thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận này và sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các sáng kiến tư nhân này. Các tổ chức tư nhân và nhà nước của Hà Lan và Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp được công nhận là các đối tác thông thường/được ưu tiên.
2.5. Thỏa thuận Đối tác Chiến lược dựa trên việc công nhận những lợi ích chung của cả hai Bên ký kết trong nhiều lĩnh vực hai bên cùng quan tâm mà có thể đòi hỏi có những quan điểm, hành động chung và/ hoặc phối hợp chính sách. Những lợi ích và hành động toàn cầu này có thể được củng cố thông qua thảo luận và trao đổi thông tin thẳng thắn, cởi mở và không giới hạn giữa các Bên ký kết về các vấn đề trong nước, khu vực, châu lục và toàn cầu.
THỰC THI
Điều 3. Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Hà Lan
3.1. Để thực thi Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này, Các Bên ký kết quyết định thành lập Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Hà Lan về Nông nghiệp và An ninh lương thực (sau đây gọi tắt là “Ủy ban”).
3.2. Ủy ban sẽ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hà Lan làm đồng chủ trì, và bao gồm đại diện từ các Bộ, ngành, cơ quan, chính quyền khu vực và địa phương được mỗi Bên ký kết lựa chọn theo quy định của pháp luật.
3.3. Ủy ban sẽ:
(i) Giám sát quá trình phát triển của Thỏa thuận Đối tác Chiến lược và thực thi, điều hành các phần Phụ lục;
(ii) Thiết lập và ủy thác trách nhiệm cho các Ban thường trực hoặc Ban đặc nhiệm, các nhóm công tác hoặc nhóm chuyên gia. Ban thường trực được thành lập trực thuộc Ủy ban để thực thi các nhiệm vụ cụ thể, phát triển các chương trình và dự án, và để cung cấp các gợi ý và khuyến nghị. Ban thường trực được đề xuất cho việc: (a) nâng cao hiệu quả các dự án hợp tác đối tác công-tư song phương; (b) hỗ trợ trao đổi kiến thức; và (c) cải thiện môi trường kinh doanh cho khu vực nông nghiệp tư nhân; (d) giải quyết các vấn đề thương mại liên quan đến kiểm dịch động thực vật (SPS).
(iii) Giám sát công việc của tất cả các ủy ban đặc trách hoặc thường trực, nhóm làm việc và các nhóm chuyên gia được thành lập theo Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này và các Phụ lục của nó.
(iv) Tham khảo ý kiến các cơ quan chính phủ, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ khi cần thiết;
(v) Kiểm tra định kỳ Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này và Phụ lục của nó, đánh giá hoạt động của Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này và đề xuất các biện pháp phù hợp để đạt được mục tiêu hiệu quả hơn;
(vi) Xem xét bất kỳ vấn đề nào khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này, các Phụ lục của nó và có hành động thích hợp.
(vii) Giải quyết bất kỳ tranh chấp nào có thể phát sinh từ việc giải thích, thi hành, hoặc không tuân thủ, hoặc áp dụng Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này và các Phụ lục của nó theo quy định tại Điều 10 về Giải quyết tranh chấp;
(viii) Thực hiện bất kỳ chức năng nào khác có thể được các Bên ký kết giao phó;
3.4. Cơ quan thường trực của Ủy ban từ phía Việt Nam là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cơ quan thường trực của Ủy ban từ phía Hà Lan là Bộ Kinh tế.
3.5. Ủy ban sẽ triệu tập phiên họp thường kỳ ít nhất mỗi năm một lần và những phiên họp bất thường vào những thời gian khác có thể được quyết định giữa các Bên ký kết. Các cuộc họp sẽ được tổ chức luân phiên tại Việt Nam và Hà Lan hoặc bất kỳ địa điểm nào khác có thể được quyết định giữa các Bên ký kết. Chương trình nghị sự cho mỗi cuộc họp thường kỳ của Ủy ban sẽ được các Bên ký kết xác định ít nhất một tháng trước mỗi cuộc họp được đề xuất. Các quyết định của Ủy ban sẽ được thực hiện trên cơ sở đồng thuận và có giá trị khuyến nghị cho các Bên ký kết. Phiên họp đầu tiên sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào thời gian do hai bên quyết định nhưng không muộn quá 3 tháng sau khi Thỏa thuận này đã được đưa vào thực hiện. Đại diện của khu vực tư nhân sẽ được mời tham gia trong các phiên họp của Ủy ban.
3.6. Theo định kỳ, các cuộc họp quan chức cấp cao và các chuyên gia sẽ được tổ chức để trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc gia, khu vực, xuyên biên giới và toàn cầu.
Điều 4. Hoạt động của khu vực tư nhân
4.1. Các Bên ký kết quyết định thúc đẩy việc tham gia tích cực của khu vực tư nhân trong việc thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này. Để đạt được mục tiêu này, Các Bên ký kết thiết lập một Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Nông nghiệp Việt Nam - Hà Lan để phân tích các cơ hội thương mại và đầu tư, trao đổi thông tin kinh doanh và tổ chức các cuộc gặp gỡ kinh doanh, và đối phó với bất kỳ vấn đề nào khác có liên quan.
Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Nông nghiệp sẽ quy định các thủ tục riêng và có thể đưa ra các khuyến nghị cho Ủy ban về bất kỳ vấn đề nào trong khả năng của mình.
Những hoạt động tiếp theo do Các Bên ký kết quyết định.
Điều 5. Nguồn lực cho các hoạt động hợp tác
5.1. Các hoạt động hợp tác song phương được Các Bên ký kết hoặc đại diện thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp, an ninh lương thực được quy định trong Thỏa thuận này.
5.2. Đối với các hoạt động của Ủy ban, các Ủy ban thường trực, nhóm làm việc và nhóm chuyên gia được thành lập theo Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này, mỗi Bên ký kết phải trang trải tất cả các chi phí liên quan cho các thành viên của mình. Chính phủ Hà Lan và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cung cấp hỗ trợ, các nhà khoa học, các chuyên gia; tổ chức các hoạt động khoa học chung, hội nghị chuyên đề, hội thảo, các khóa đào tạo và chuyển giao công nghệ; tạo điều kiện để thực hiện thành công các kết quả xác định; khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan.
5.3. Đối với các hoạt động hợp tác khác, tùy thuộc vào từng hoạt động cụ thể, nguồn lực có thể được lấy từ ngân sách của mỗi Bên ký kết, từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, từ hợp tác song phương hoặc quan hệ đối tác công-tư, từ các nguồn đa phương, từ các thể chế tài chính quốc tế hoặc bất kỳ nguồn nào khác từ mỗi Bên ký kết. Đề xuất và/hoặc các điều khoản tham chiếu cho các hoạt động cụ thể sẽ bao gồm một chương trình làm việc, kết quả và phân chia trách nhiệm rõ ràng bao gồm cả trách nhiệm về ngân sách.
6.1. Các Bên sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với những kết quả nghiên cứu được tạo ra từ các hoạt động hợp tác theo Thỏa thuận Đối tác Chiến lược. Trong trường hợp thông tin mang tính chất không độc quyền được tạo ra có nguồn gốc từ các hoạt động hợp tác theo Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này sẽ cho công chúng tiếp cận theo quy định pháp luật quốc gia tương ứng cho cộng đồng thế giới thông qua các kênh thông thường và phù hợp với thông lệ bình thường.
6.2. Việc bảo vệ và chuyển giao nhượng quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra hoặc được sử dụng trong quá trình hoạt động hợp tác theo Thỏa thuận Đối tác Chiến lược sẽ được điều chỉnh thực hiện theo các điều ước, các quy định quốc tế về sở hữu trí tuệ mà hai Bên là thành viên.
Điều 7. Xuất nhập cảnh, nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa
7.1. Mỗi Bên ký kết sẽ nỗ lực hết sức để tạo điều kiện, theo luật pháp và quy định của mình, cho việc nhập cảnh và xuất cảnh từ lãnh thổ của mình của các quan chức, nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật, doanh nghiệp và những người khác tham gia vào các hoạt động hợp tác theo Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này.
7.2. Mỗi bên ký kết sẽ nỗ lực hết sức để tạo điều kiện, theo pháp luật và quy định của mình, cho việc nhập cảnh và xuất cảnh từ lãnh thổ của mình của thiết bị và nguyên vật liệu được sử dụng trong các hoạt động hợp tác theo Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này, cũng như các đồ dùng cá nhân của các quan chức, nhà khoa học, chuyên gia Kỹ thuật, doanh nghiệp và những người khác có liên quan.
Điều 8. Tham gia của các tổ chức khác
8.1. Các Bên ký kết sẽ khuyến khích chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp huyện, các viện nghiên cứu, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác tham gia vào các hoạt động hợp tác theo Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này.
Điều 9: Trách nhiệm và tư cách pháp lý
9.1. Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này sẽ không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý hoặc thực thi của bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào khác do một trong hai bên đã ký kết hoặc sẽ ký kết.
Điều 10: Giải quyết tranh chấp
10.1. Bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích, thực thi và áp dụng Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này sẽ được giải quyết qua tham vấn hoặc đàm phán giữa các Bên ký kết.
11.1. Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này có thể được sửa đổi và bổ sung bất cứ lúc nào bằng văn bản đồng ý của các Bên ký kết. Bất kỳ việc sửa đổi và bổ sung nào như vậy sẽ được coi là một phần của Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này và sẽ được đưa vào hoạt động sau khi hai bên cùng ký kết.
12.1. Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này sẽ có hiệu lực từ ngày hai bên cùng ký.
12.2. Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi một trong hai Bên ký kết chấm dứt, với điều kiện thông báo bằng văn bản cho bên còn lại trước 6 tháng.
12.3. Trừ trường hợp có quyết định của các Bên ký kết, việc chấm dứt Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này sẽ không ảnh hưởng đến việc hoàn thành bất kỳ chương trình, dự án hoặc hoạt động nào đã được cam kết mà chưa hoàn thành đầy đủ tại thời điểm chấm dứt.
12.4. Thỏa thuận Đối tác Chiến lược này không tạo ra bất kỳ quyền hoặc nghĩa vụ nào theo quy định của pháp luật quốc tế.
Được ký tại Hà Nội vào ngày 16 tháng 6 năm 2014, thành hai bản gốc bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tất cả văn bản có giá trị pháp lý như nhau. Trong trường hợp có khác biệt, văn bản tiếng Anh sẽ được sử dụng làm cơ sở.
THAY MẶT CHÍNH
PHỦ NƯỚC |
THAY MẶT CHÍNH
PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.