BỘ
NGOẠI GIAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2012/TB-LPQT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2012 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc sửa đổi Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký tại Bắc Kinh ngày 11 tháng 10 năm 2011, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 02 năm 2012.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao 02 Nghị định thư theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là “hai Bên ký kết”);
Hai Bên ký kết, thông qua hiệp thương hữu nghị, đã thống nhất sửa đổi Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 22 tháng 11 năm 1994 (dưới đây gọi tắt là “Hiệp định”) như sau:
Điều 1. Điều 1 của Hiệp định được sửa đổi thành:
“1. Hai Bên ký kết đồng ý tiến hành vận chuyển hàng hóa và hành khách (kể cả khách du lịch) qua lại giữa hai nước theo đường bộ qua các cửa khẩu biên giới đã được mở và được hai Bên thỏa thuận.
Việc vận chuyển này do các doanh nghiệp vận tải của hai nước được phép thành lập theo pháp luật của nước mình và thực hiện bằng phương tiện vận tải đường bộ đã được đăng ký tại Việt Nam hay Trung Quốc.
2. Hai Bên ký kết đồng ý cho phép xe công vụ của hai nước được hoạt động qua lại giữa hai nước theo đường bộ qua các cửa khẩu biên giới đã được mở và được hai Bên thỏa thuận”.
Điều 2. Khoản 1 Điều 2 của Hiệp định được sửa đổi thành:
“1. Cơ quan quản lý có thẩm quyền:
Phía Việt Nam là Bộ Giao thông vận tải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan quản lý được Bộ ủy quyền.
Phía Trung Quốc là Bộ Giao thông vận tải nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cơ quan được Bộ ủy quyền”.
Điều 3. Điều 3 của Hiệp định được sửa đổi thành:
“Việc vận chuyển quy định tại Điều 1 của Hiệp định này bao gồm cả vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa định kỳ cũng như không định kỳ giữa hai nước. Những doanh nghiệp của hai nước có khả năng vận chuyển đường bộ quốc tế, trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, cùng với đối tác của Bên ký kết kia khai thác, kinh doanh vận tải theo phương thức chạy suốt từ điểm đến điểm. Các vấn đề cụ thể như hình thức tổ chức vận tải, tuyến đường, cước phí v.v. trước khi thực hiện phải được cơ quan có thẩm quyền của hai bên chấp thuận’.
Điều 4. Khoản 1 Điều 5 của Hiệp định được sửa đổi thành:
“1. Phương tiện vận tải đường bộ khi vận chuyển hàng hóa, hành khách (kể cả khách du lịch) và xe công vụ của Bên ký kết này khi hoạt động trên lãnh thổ của Bên ký kết kia phải tuân thủ pháp luật và quy định về vận tải đường bộ của nước đó”.
Điều 5. Khoản 1 Điều 9 của Hiệp định được sửa đổi thành:
“1. Người lái xe vận chuyển hàng hóa, hành khách (kể cả khách du lịch) và xe công vụ qua lại giữa hai nước phải có giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe mà mình đang sử dụng theo đúng giấy chứng nhận đăng ký xe của nước mình”.
Điều 6. Điều 13 của Hiệp định được sửa đổi thành:
“Doanh nghiệp vận tải hoặc cơ quan quản lý xe công vụ phải mua bảo hiểm bắt buộc với người thứ 3 đối với phương tiện vận tải đường bộ vận chuyển hàng hóa, hành khách và xe công vụ theo Hiệp định này”.
Điều 7. Điều 14 của Hiệp định được sửa đổi thành:
“Các thủ tục về kiểm tra biên phòng, hải quan, kiểm dịch được tiến hành theo các hiệp định song phương hoặc điều ước đa phương mà hai Bên ký kết tham gia”.
Điều 8. Điều 15 của Hiệp định được sửa đổi thành:
“Phương tiện vận tải đường bộ chở người bệnh nặng, già yếu, tàn tật, động vật và hàng mau hỏng, chở khác theo tuyến được ưu tiên làm các thủ tục kiểm tra biên phòng, hải quan, kiểm dịch”.
Điều 9. Nghị định thư này là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp định.
Điều 10. Hai Bên ký kết phải thông báo cho nhau việc đã hoàn thành thủ tục phê duyệt của mỗi nước để Nghị định thư này có hiệu lực. Nghị định thư này có hiệu lực kể từ ngày nhận được thông báp cuối cùng. Thời hạn có hiệu lực của nghị định thư tương tự như thời hạn có hiệu lực của Hiệp định.
Để làm bằng, những người ký tên dưới đây được ủy quyền hợp pháp của mỗi Bên ký kết, đã ký Nghị định thư này.
Ký tại Bắc kinh ngày 11 tháng 10 năm 2011 thành 02 (hai) bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, các văn bản có giá trị pháp lý như nhau.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ |
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sau đây gọi tắt là “hai Bên ký kết”;
Nhằm củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, thương mại và vận tải hành khách, hàng hóa bằng đường bộ giữa hai bên;
Nhằm thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 22 tháng 11 năm 1994 (dưới đây gọi tắt là Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ hai nước Việt - Trung) và Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc sửa đổi Hiệp định vận tải đưuờng bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 11 tháng 10 năm 2011;
Đã thỏa thuận như sau:
Nghị định thư này áp dụng cho việc vận tải qua lại biên giới bằng đường bộ của xe thương mại và xe công vụ qua các cửa khẩu biên giới của hai nước đã được mở và được hai Bên ký kết thỏa thuận.
Điều 2. Định nghĩa các thuật ngữ
Trong Nghị định thư này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan quản lý có thẩm quyền:
Phía Việt Nam: là Bộ Giao thông vận tải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan quản lý được Bộ ủy quyền.
Phía Trung Quốc: là Bộ Giao thông vận tải nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cơ quan quản lý giao thông vận tải cấp tỉnh được Bộ ủy quyền.
2. “Phương tiện vận tải đường bộ” là xe ô tô chở hàng, xe rơ moóc, xe đầu kéo, xe sơ mi rơ moóc trong vận chuyển hàng hóa; xe ô tô chở khách dùng để vận chuyển người và hành lý trong vận tải hành khách.
3. “Xe công vụ” là xe của các cơ quan Nhà nước, các cơ quan của Đảng và đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội các cấp đi công tác.
4. “Vận tải hành khách định kỳ” là vận tải do những phương tiện vận tải của hai Bên ký kết thực hiện vận tải theo tuyến đường, chuyến đi, giờ chạy xe, bến xuất phát, bến đến cuối cùng và các điểm dừng trên dọc tuyến đường mà hai Bên ký kết đã quy định.
5. “Vận tải hành khách không định kỳ” là tất cả các loại vận tải hành khách khác.
6. “Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế” (dưới đây gọi tắt là Giấy phép vận tải) là bằng chứng thông hành của xe công vụ khi đi công tác và phương tiện vận tải khi thực hiện việc vận tải đường bộ quốc tế trên lãnh thổ của hai nước Việt - Trung.
7. “Vận tải trực tiếp từ điểm đến điểm” là việc vận tải bằng ô tô từ một điểm của Bên ký kết này đến một điểm của Bên ký kết kia theo tuyến đường vận tải mà hai Bên ký kết đã quy định.
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG, CỬA KHẨU XUẤT NHẬP CẢNH VÀ TUYẾN ĐƯỜNG VẬN TẢI
1. Hai Bên ký kết đồng ý cho phép phương tiện vận tải đường bộ có Giấy phép vận tải được phép hoạt động vận tải giữa hai nước theo phương thức từ điểm đến điểm. Các phương tiện vận tải đường bộ nêu trên phải nhập và xuất cảnh tại cùng một cửa khẩu (không bao gồm phương tiện vận tải khách du lịch hoặc theo hợp đồng).
3. Xe công vụ của một Bên ký kết khi vào lãnh thổ của Bên ký kết kia phải hoạt động theo tuyến đường, cửa khẩu mà Bên ký kết kia (Bên mời) chỉ định, đồng thời phải tuân thủ các quy định về quản lý phương tiện nhập cảnh của nước đến.
Điều 4. Cửa khẩu xuất nhập cảnh và tuyến đường vận tải
1. Cửa khẩu xuất nhập cảnh cho phương tiện có giấy phép vận tải được quy định tại Phụ lục 1.
2. Nếu cần tổ chức vận tải đường bộ theo quy định của Hiệp định này tại các cặp cửa khẩu khác đã được Chính phủ hai nước phê chuẩn thì do cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai Bên ký kết bàn bạc thống nhất.
3. Các tuyến đường vận tải được quy định tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3.
4. Ngoài những tuyến đường vận tải tại khoản 3 nêu trên, các tuyến bổ sung mới sẽ do cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai Bên ký kết bàn bạc thống nhất.
GIẤY PHÉP VẬN TẢI, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI VÀ NGƯỜI LÁI XE
1. Giấy phép vận tải phân thành 07 loại như sau:
a. Giấy phép loại A (màu hồng): Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) định kỳ có hiệu lực qua lại nhiều lần trong năm, áp dụng cho phương tiện vận chuyển trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước;
b. Giấy phép loại B (màu lam nhạt): Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) không định kỳ có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước và xe công vụ;
c. Giấy phép loại C (màu vàng nhạt): Cấp cho phương tiện vận tải hàng hóa, có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước;
d. Giấy phép đặc biệt loại D (màu vàng đậm): Cấp cho phương tiện vận tải hàng nguy hiểm và hàng siêu trường, siêu trọng, có hiệu lực một lần đi và về trong năm;
e. Giấy phép loại E (màu trắng): Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) định kỳ có hiệu lực qua lại nhiều lần trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước;
f. Giấy phép loại F (màu trắng): Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) không định kỳ có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước và xe công vụ;
g. Giấp phép loại G (màu trắng): Cấp cho phương tiện vận tải hàng hóa, có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến vào trong lãnh thổ của hai nước.
2. Mẫu giấy phép và chế độ quản lý sử dụng do cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai Bên ký kết bàn bạc thống nhất.
3. Cơ quan quản lý có thẩm quyền của một Bên ký kết cấp giấy phép vận tải cho phương tiện của nước mình (trừ loại D).
4. Cơ quan có thẩm quyền hai Bên ký kết hàng năm bàn bạc thống nhất và trao đổi giấy phép cho nhau (trừ loại D).
5. Các phương tiện vận tải như xe cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn và cứu trợ nhân đạo sẽ được miễn cấp giấy phép.
6. Thời hạn cho mỗi chuyến đi của phương tiện thực hiện vận tải đường bộ quốc tế của hai Bên ký kết không vượt quá 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp phương tiện không thể quay về nước mình đúng thời hạn, nếu có lý do chính đáng, phương tiện vận tải đường bộ có thể được cơ quan quản lý có thẩm quyền của Bên ký kết nơi phương tiện đang lưu hành xem xét cho gia hạn 01 lần nhưng thời gian gia hạn không quá 10 ngày.
Điều 6. Phương tiện và giấy tờ của phương tiện
1. Trọng tải, tải trọng trục và kích thước của phương tiện khi đi vào lãnh thổ của một Bên ký kết phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của Bên ký kết đó.
2. Phương tiện vận tải của một Bên ký kết khi hoạt động trên lãnh thổ của Bên ký kết kia cần phải đem theo các giấy tờ còn hiệu lực sau:
2.1. Đối với phương tiện vận tải hành khách:
a. Giấy phép vận tải;
b. Giấy đăng ký phương tiện;
c. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
d. Biển số xe;
e. Danh sách hành khách (nếu là phương tiện vận tải hành khách định kỳ phải có xác nhận của bến xe);
f. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ 3;
g. Hợp đồng vận chuyển hành khách (nếu là phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng) hoặc lộ trình du lịch mà công ty du lịch nước sở tại xác nhận (nếu là phương tiện vận chuyển hành khách du lịch);
h. Các giấy tờ có liên quan tại cửa khẩu áp dụng đối với xe xuất nhập cảnh.
2.2. Đối với phương tiện vận tải hàng hóa:
a. Giấy phép vận tải;
b. Giấy đăng ký phương tiện;
c. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
d. Biển số xe;
e. Phiếu gửi hàng;
f. Tờ khai hải quan đối với hàng hóa;
g. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ 3;
h. Các giấy tờ có liên quan tại cửa khẩu áp dụng đối với xe xuất nhập cảnh.
2.3. Đối với các phương tiện vận tải khác:
a. Giấy phép vận tải (Nếu không được miễn giấy phép vận tải theo quy định tại khoản 5 Điều 5);
b. Giấy đăng ký phương tiện;
c. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
d. Biển số xe;
e. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ 3;
f. Các giấy tờ có liên quan tại cửa khẩu áp dụng đối với xe xuất nhập cảnh.
Điều 7. Ký hiệu phân biệt quốc gia
Mọi phương tiện vận tải tham gia giao thông quốc tế ngoài biển đăng ký phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia nơi phương tiện được đăng ký. Ký hiệu phân biệt được gắn phía trước và phía sau phương tiện ở vị trí dễ thấy. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho phương tiện vận tải của từng nước như sau:
- Việt Nam: VN
- Trung Quốc: CHN
Điều 8. Giấy tờ của người lái xe và nhân viên phục vụ
1. Người lái xe của một Bên ký kết phải có và luôn mang theo giấy đăng ký phương tiện do nước mình cấp và giấy phép lái xe phù hợp với loại xe mà mình điều khiển do nước mình cấp.
2. Người lái xe và nhân viên phục vụ phải có hộ chiếu, thị thực hoặc các giấy tờ xuất nhập cảnh khác còn hiệu lực theo thỏa thuận được ký kết giữa Chính phủ hai nước và các giấy tờ khác như giấy chứng nhận kiểm dịch y tế quốc tế.
Toàn bộ giấy tờ nêu trên phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Bên ký kết kia hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Nếu không có ngôn ngữ của Bên ký kết kia hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch do cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
1. Các doanh nghiệp vận tải của hai Bên ký kết sẽ thỏa thuận bến xe, điểm đỗ xe, thời gian chạy xe, giá vé theo tuyến đường vận tải mà cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai Bên ký kết thỏa thuận xác định, sau khi được cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai Bên thống nhất mới được tổ chức khai thác vận tải.
2. Các doanh nghiệp vận tải của hai Bên ký kết có trách nhiệm xuất trình danh sách hành khách của chuyến đi, tự giác chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra hữu quan. Mẫu của danh sách hành khách sẽ do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước mình quy định và thông báo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước bên kia.
3. Vận chuyển hành khách định kỳ được thực hiện theo chế độ vé. Vận chuyển hành khách không định kỳ (bao gồm vận tải theo hợp đồng và khách du lịch) được thực hiện chế độ hợp đồng.
Vé và hợp đồng được in bằng tiếng Việt và tiếng Trung.
4. Giấy phép của xe công vụ sẽ được cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai Bên ký kết cấp theo giấy mời của các cơ quan nhà nước, các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị xã hội của Bên ký kết kia.
Điều 11. Hành lý mang theo và cước vận tải đối với hành lý phụ trội
Mỗi hành khách được phép mang theo một kiện hành lý miễn cước có trọng lượng đến 20 kg. Nếu vượt quá tiêu chuẩn trên, doanh nghiệp vận tải được phép thu cước đối với hành lý phụ trội, nhưng không vượt quá 2% giá vé đủ chặng của hành khách (vé người lớn) cho 01 (một) kg phụ trội.
1. Giá vé vận tải hành khách định kỳ do doanh nghiệp vận tải thực hiện sau khi báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước mình chấp thuận.
2. Giá cước vận tải hành khách không định kỳ do doanh nghiệp vận tải được tự xác định giá theo thị trường tự do nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật nước mình, chống độc quyền.
1. Doanh nghiệp vận tải của hai Bên ký kết sẽ khai thác tổ chức hoạt động vận tải theo tuyến đường vận tải mà cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai Bên ký kết đã quy định.
2. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm của một Bên ký kết hoặc phương tiện vận tải có kích thước và trọng lượng của hàng hóa vượt quá quy định của Bên ký kết kia, trước khi được cấp giấy phép đặc biệt loại D của Bên ký kết kia, phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai Bên ký kết cấp phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hoặc hàng nguy hiểm, đồng thời chịu sự kiểm tra của các cơ quan hữu quan.
Đối với phương tiện vận tải hàng cực độc, chất nổ, chất dễ cháy, chất phóng xạ, trước khi xuất nhập cảnh phải thông báo cho nhau, sau khi được phép của cơ quan quản lý có thẩm quyền liên quan mới được xuất nhập cảnh; phương tiện phải có phù hiệu rõ ràng đồng thời phải chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý đường bộ quốc tế tại cửa khẩu.
3. Giấy phép đặc biệt (loại D) do doanh nghiệp vận tải đề nghị với cơ quan quản lý có thẩm quyền của Bên ký kết kia cấp.
4. Các phương tiện vận tải thực hiện việc vận tải hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý vận tải đường bộ quốc tế tại cửa khẩu. Các phương tiện chở hàng siêu trường, siêu trọng nếu không có giấy phép loại D thì sẽ không được xuất nhập cảnh. Các xe chở quá tải trọng cho phép thì phải hạ tải, chi phí hạ tải và bảo quản hàng hóa do doanh nghiệp vận tải chi trả.
KIỂM TRA XUẤT NHẬP CẢNH VÀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI
Điều 14. Quản lý, kiểm tra, giám sát xuất nhập cảnh
1. Thủ tục qua lại tại cửa khẩu (bao gồm thủ tục hải quan, kiểm tra biên phòng, kiểm nghiệm, kiểm dịch đối với người và động, thực vật…) sẽ được điều chỉnh theo các hiệp định song phương hoặc đa phương mà hai Bên ký kết tham gia hoặc tuân theo pháp luật và các quy định liên quan của mỗi Bên ký kết.
2. Các phương tiện được cấp giấy phép cùng với người, hàng hóa, hành lý, vật phẩm theo đó khi vào lãnh thổ của Bên ký kết kia phải phù hợp với quy định quản lý, kiểm tra, giám sát đối với người, phương tiện, hàng hóa, hành lý, vật phẩm của các cơ quan liên ngành của nước đến.
3. Các cơ quan quản lý cửa khẩu như kiểm tra biên phòng, hải quan, kiểm dịch của hai Bên ký kết cần bàn bạc áp dụng các biện pháp thuận lợi nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đối với người, phương tiện xuất nhập cảnh và hàng hóa xuất nhập khẩu. Đối với phương tiện vận chuyển người bệnh nặng, hành khách và phương tiện đóng thùng lạnh chở động vật, hàng tươi sống mau hỏng cùng với những phương tiện khác cần ưu tiên thông quan, trong trường hợp khẩn cấp thì sẽ được ưu tiên kiểm tra trước.
Điều 15. Quản lý thị trường vận tải
2. Cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai Bên ký kết sẽ chuẩn mực hóa trật tự thị trường, tạo môi trường thị trường cạnh tranh công bằng, chống độc quyền và các hình thức cạnh tranh không lành mạnh khác.
3. Một Bên ký kết nếu phát hiện doanh nghiệp vận tải, phương tiện vận tải, người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe của Bên ký kết kia trong quá trình vận tải tại nước mình có hành vi vi phạm pháp luật thì phải xử lý theo quy định của pháp luật nước mình đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý vận tải tại cửa khẩu hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền của Bên ký kết kia thông qua cơ quan quản lý vận tải tại cửa khẩu hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Điều 16. Các dịch vụ và hỗ trợ cần thiết
1. Hai Bên ký kết cam kết cung cấp dịch vụ và trợ giúp cần thiết cho người lái xe và nhân viên, hành khách, phương tiện vận tải đường bộ giữa hai nước khi được yêu cầu.
2. Trong trường hợp người lái xe và nhân viên phục vụ, phương tiện vận tải của một Bên ký kết gây ra sự cố giao thông ở Bên ký kết kia, cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước đến sẽ hỗ trợ trong khả năng có thể, đồng thời nhanh chóng báo cáo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước mình và kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền của Bên ký kết kia. Các sự cố giao thông được giải quyết theo pháp luật và các quy định có liên quan của nước đến - nơi xảy ra sự cố; nếu người gây tai nạn bỏ chạy, các cơ quan hữu quan của hai Bên ký kết phải tăng cường hợp tác, kịp thời xử lý.
3. Mỗi Bên ký kết cần tạo điều kiện thuận lợi cho người lái xe và nhân viên phục vụ của Bên ký kết kia được cấp thị thực xuất nhập cảnh nhiều lần trong vòng một năm khi tham gia vào vận tải đường bộ giữa hai nước.
Hai Bên ký kết miễn cho nhau phí quản lý vận tải, phí bảo trì đường bộ, thuế sử dụng phương tiện cùng với thuế doanh thu vận tải và thuế thu nhập của người kinh doanh vận tải ngoại trừ phí sử dụng đường, cầu, hầm và các phí khác mà hai Bên ký kết quy định phải nộp theo pháp luật.
Điều 18. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba
Chủ phương tiện vận tải hoặc cơ quan quản lý xe công vụ của một Bên ký kết hoạt động trên lãnh thổ của Bên ký kết kia phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với người thứ 3 của cơ quan bảo hiểm nước đến.
1. Cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai Bên sẽ thông báo cho nhau tên các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, phương tiện vận tải được cấp phép. Nếu cơ quan quản lý có thẩm quyền của một Bên ký kết không chấp nhận doanh nghiệp vận tải và phương tiện vận tải của Bên ký kết kia tham gia vào vận tải đường bộ quốc tế thì phải nói rõ lý do bằng văn bản.
2. Cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai Bên ký kết phải định kỳ trao đổi thông tin về các phương tiện vận tải đường bộ và người lái xe kinh doanh vận tải hành khách và vận tải hàng hóa của mỗi bên, kể cả các thông tin có liên quan đến các vụ vi phạm giao thông gây tai nạn bỏ trốn.
1. Hai Bên ký kết thiết lập cơ chế tham vấn định kỳ về vận tải đường bộ quốc tế, mỗi năm tổ chức hội nghị một lần. Hội nghị được tổ chức luân phiên tại Việt Nam và Trung Quốc. Khi cần thiết có thể tổ chức hội nghị bất thường theo yêu cầu của một Bên ký kết và Bên ký kết đó sẽ là nước chủ nhà của Hội nghị.
2. Hội nghị sẽ có đại biểu của các cơ quan hữu quan của hai Bên ký kết tham gia.
3. Nội dung chủ yếu của Hội nghị như sau:
a. Giám sát và đánh giá việc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ hai nước Việt - Trung và Nghị định thư này;
b. Đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung các điều khoản của Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ hai nước Việt - Trung và Nghị định thư này;
c. Bàn bạc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hướng dẫn và thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ hai nước Việt - Trung và Nghị định thư này;
d. Bàn bạc việc bổ sung những tuyến đường mới và số lượng giấy phép vận tải, số lượng phương tiện vận tải.
1. Bầt kỳ Bên ký kết nào cũng có thể đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với Nghị định thư này. Đề xuất sửa đổi, bổ sung đó phải được hai Bên ký kết đồng ý.
2. Cơ quan quản lý có thẩm quyền của bất kỳ Bên ký kết nào đều có thể đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với các Phụ lục của Nghị định thư này. Đề xuất sửa đổi, bổ sung các Phụ lục đó phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai Bên ký kết đồng ý và có hiệu lực sau khi được xác nhận bằng văn bản.
Hai Bên ký kết phải thông báo cho nhau việc hoàn thành thủ tục phê duyệt của mỗi nước. Nghị định thư này có hiệu lực từ ngày nhận được thông báo cuối cùng. Nghị định thư này thay thế Nghị định thư giữa Bộ Giao thông vận tải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giao thông nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ hai nước ký ngày 03 tháng 6 năm 1997.
Thời hạn hiệu lực của Nghị định thư này tương tự như thời hạn hiệu lực của Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ hai nước Việt - Trung.
Để làm bằng, những người ký tên dưới đây được ủy quyền hợp pháp của mỗi Bên kế kết, đã ký Nghị định thư này.
Ký tại Bắc Kinh ngày 11 tháng 10 năm 2011 thành 02 (hai) bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, các văn bản có giá trị pháp lý như nhau.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ |
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ |
CÁC CẶP CỬA KHẨU THỰC HIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ
STT |
Cửa khẩu Việt Nam |
Cửa khẩu Trung Quốc |
1 |
Móng Cái (Quảng Ninh) |
Đông Hưng (Quảng Tây) |
2 |
Hữu Nghị (Lạng Sơn) |
Hữu Nghị Quan (Quảng Tây) |
3 |
Trà Lĩnh (Cao Bằng) |
Long Bang (Quảng Tây) |
4 |
Tà Lùng (Cao Bằng) |
Thủy Khẩu (Quảng Tây) |
5 |
Ma Lù Thàng (Lai Châu) |
Kim Thủy Hà (Vân Nam) |
6 |
Thanh Thủy (Hà Giang) |
Thiên Bảo (Vân Nam) |
7 |
Lào Cai (Lào Cai) |
Hà Khẩu (Vân Nam) |
CÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNG HÓA VÀ HÀNH KHÁCH ĐÃ MỞ
I. 10 tuyến vận tải hành khách
1. Cảng Phòng Thành (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đến huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) và ngược lại.
2. Thành phố Nam Ninh (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đến thành phố Hạ Long và ngược lại.
3. Thành phố Quế Lâm (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đến thành phố Hạ Long và ngược lại.
4. Thành phố Bắc Hải (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đến thành phố Hạ Long và ngược lại.
5. Thành phố Bằng Tường (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) đến thành phố Lạng Sơn và ngược lại.
6. Huyện Long Châu (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Thủy Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Tà Lùng (Việt Nam) đến thị xã Cao Bằng và ngược lại.
7. Thành phố Sùng Tả (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Thủy Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Tà Lùng (Việt Nam) đến thị xã Cao Bằng và ngược lại.
8. Thành phố Cá Cựu (Vân Nam) qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến hai huyện Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) và ngược lại.
9. Huyện Mông Tự (Vân Nam) qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến hai huyện Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) và ngược lại.
10. Thành phố Cá Cựu (Vân Nam) qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến Sa Pa (Lào Cai) và ngược lại.
II. 6 tuyến vận tải hàng hóa
1. Cảng Phòng Thành (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đến huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) và ngược lại.
2. Thành phố Bằng Tường (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) đến thành phố Lạng Sơn và ngược lại.
3. Huyện Long Châu (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Thủy Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Tà Lùng (Việt Nam) đến thị xã Cao Bằng và ngược lại.
4. Thành phố Cá Cựu (Vân Nam) qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến hai huyện Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) và ngược lại.
5. Huyện Mông Tự (Vân Nam) qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến hai huyện Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) và ngược lại.
6. Thành phố Cá Cựu (Vân Nam) qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến Sa Pa (Lào Cai) và ngược lại.
CÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNG HÓA VÀ HÀNH KHÁCH MỞ MỚI
1. Tuyến Côn Minh qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại.
2. Tuyến Nam Ninh qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) đến Hà Nội và ngược lại.
3. Tuyến Tuyên Quang - Hà Giang qua cặp cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) và cửa khẩu Thiên Bảo (Trung Quốc) đến Châu Văn Sơn và ngược lại.
4. Tuyến Nam Ninh qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đến Hạ Long - Hải Phòng và ngược lại.
5. Tuyến Sùng Tả qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị Quang (Trung Quốc) và cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) đến Hà Nội - Hạ Long và ngược lại.
6. Tuyến Lai Châu qua cặp cửa khẩu Ma Lù Thàng (Việt Nam) và Kim Thủy Hà (Trung Quốc) đến Mông Tự đi Côn Minh và ngược lại.
7. Tuyến Hà Nội qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) và cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) đến Thâm Quyến và ngược lại.
8. Tuyến Tuyên Quang - Hà Giang qua cặp cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) và cửa khẩu Thiên Bảo (Trung Quốc) đến Châu Văn Sơn đi Côn Minh và ngược lại.
9. Tuyến Hà Nội - Lạng Sơn qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) và cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) đến Quế Lâm và ngược lại.
10. Bách Sắc - Trình Tây (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Long Bang (Trung Quốc) và cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) đến thị xã Cao Bằng và ngược lại.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.