BỘ
NGOẠI GIAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2016/TB-LPQT |
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2016 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) giai đoạn 2016 - 2020, ký tại Pa-ri ngày 01 tháng 12 năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2015.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản ghi nhớ theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Mục đích của Bản ghi nhớ này là nhằm xác định sự hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Việt Nam) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (sau đây gọi là UNESCO) trong giai đoạn 5 năm tới nhằm tăng cường các hoạt động, tại Việt Nam, trong các lĩnh vực chuyên môn của UNESCO.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và UNESCO, dưới đây gọi tắt là “hai Bên”;
Đánh giá cao sự hỗ trợ toàn diện của UNESCO và nỗ lực của Tổ chức này trong việc củng cố nền tảng của hòa bình lâu dài, cũng như sự phát triển công bằng và bền vững thông qua giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, văn hóa, thông tin và truyền thông;
Bày tỏ hài lòng về sự hợp tác trong quá khứ cũng như hiện tại, đồng thời mong muốn mở rộng và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai Bên trong các lĩnh vực chuyên môn của UNESCO;
Khẳng định sự hiện diện và hỗ trợ của UNESCO cho Việt Nam để góp phần vào phát triển bền vững đất nước, đẩy mạnh hội nhập khu vực, nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời nhất trí rằng UNESCO là một diễn đàn đa phương quan trọng trong tiến trình này;
Tăng cường hơn nữa sự kết nối và phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức thuộc hệ thống UNESCO tại Việt Nam, bao gồm Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cũng như các đơn vị trực thuộc và Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, đồng thời củng cố mối liên hệ của các tổ chức này với các bộ phận chuyên môn tương ứng của UNESCO tại Trụ sở, các Viện trực thuộc và các Văn phòng khu vực thông qua Văn phòng UNESCO tại Việt Nam;
Ghi nhận tầm quan trọng của hợp tác giữa Văn phòng UNESCO tại Việt Nam và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp các hoạt động của các Bộ, ngành và địa phương có liên quan trong công tác UNESCO;
Nhằm mục đích tăng cường hiện thực hóa Chương trình nghị sự Phát triển Bền vững đến năm 2030 của Việt Nam thông qua các lĩnh vực như con người, hành tinh, thịnh vượng, hòa bình và hợp tác, phù hợp với Chiến lược trung hạn của UNESCO cũng như ưu tiên của Việt Nam, bao gồm các chiến lược, kế hoạch hành động, các chuẩn mực quốc gia và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế:
Đã thống nhất hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược được đề ra trong Bản ghi nhớ này, cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng thời tăng cường chuẩn bị nguồn nhân lực hướng tới phát triển bền vững:
2. Đổi mới hệ thống giáo dục thông qua công tác đánh giá, lập kế hoạch và quản lý giáo dục cũng như công tác báo cáo dựa trên minh chứng nhằm đảm bảo cung ứng giáo dục có chất lượng mang tính hòa nhập và công bằng;
3. Đảm bảo môi trường thuận lợi để thực hiện quyền hợp pháp của trẻ em gái và phụ nữ đối với giáo dục thông qua việc lồng ghép giới vào các kế hoạch, công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và nâng cao nhận thức:
4. Hỗ trợ các nỗ lực nhằm đảm bảo môi trường học tập an toàn, phi bạo lực, hòa nhập và hiệu quả cho mọi người, đồng thời thúc đẩy những can thiệp phòng chống bạo lực trường học trên cơ sở giới và giáo dục giới, giới tính và sức khỏe sinh sản toàn diện:
5. Hỗ trợ xây dựng hệ thống giáo dục trong đó đảm bảo phát triển kỹ năng và cơ hội học tập suốt đời cho mọi người và đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập:
6. Tăng cường năng lực cho người học để thúc đẩy phát triển bền vững thông qua Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững và lối sống bền vững, quyền con người, bình đẳng giới, văn hóa hòa bình và phi bạo lực, công dân toàn cầu và đề cao sự đa dạng văn hóa cũng như những đóng góp của văn hóa đối với công cuộc phát triển bền vững;
7. Thúc đẩy các cộng đồng có khả năng chống chịu thông qua tăng cường phòng chống thảm họa thiên tai, giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu, bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững;
8. Đóng góp vào hiện đại hóa giáo dục đại học nhằm đảm bảo khả năng chi trả, bình đẳng, tiếp cận và đảm bảo chất lượng;
9. Hỗ trợ Việt Nam tham gia các diễn đàn và chương trình, dự án nghiên cứu trong khu vực và trên thế giới, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn và nghĩa vụ quốc tế;
10. Mở rộng các hệ thống và chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên phạm vi toàn quốc thông qua việc tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học đối với những thách thức lớn của phát triển bền vững;
11. Nâng cao năng lực thể chế và con người trong các chính sách và công tác quản lý tài nguyên nước sạch, đặc biệt là trong khuôn khổ Chương trình Thủy văn Quốc tế (IHP VIII. 2014-2021) “An ninh Nguồn nước: Ứng phó với thách thức địa phương, khu vực và toàn cầu”;
12. Tăng cường vai trò và tiềm năng của các khu dự trữ sinh quyển, công viên địa chất được UNESCO công nhận và các khu di sản khác liên quan tới UNESCO, nhằm hỗ trợ giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển các-bon thấp, tăng trưởng xanh và kinh tế xanh, các tài nguyên thiên nhiên bền vững và quản lý hệ sinh thái;
13. Hỗ trợ giảm thiểu tính dễ tổn thương và rủi ro tổng thể của cộng đồng và nhà trường khỏi thảm họa thiên tai;
14. Mở rộng cam kết của khu vực công và tư cũng như của người dân Việt Nam nói chung trong việc thúc đẩy bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học, bảo vệ di sản thiên nhiên vì sự phát triển bền vững;
15. Nâng cao kiến thức khoa học, tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ biển nhằm thúc đẩy công tác bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển;
16. Thực hiện các cách tiếp cận hướng tới khoa học bền vững, khai thác trí thức truyền thống và bản địa để giải quyết những thách thức về kinh tế, môi trường, đạo đức và xã hội;
17. Hợp tác với hai Trung tâm dạng II về Toán và Vật lý tại Việt Nam được UNESCO bảo trợ.
18. Hỗ trợ Chương trình Quản lý Biến đổi Xã hội (MOST) và Ủy ban Quốc gia Việt Nam về Chương trình Quản lý Biến đổi Xã hội nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học xã hội và hoạch định chính sách dựa trên minh chứng, đồng thời đề cao tiềm năng của khoa học xã hội đối với biến đổi xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc các Mục tiêu phát triển bền vững;
19. Xây dựng mối quan hệ đối tác phòng chống tất cả các hình thức phân biệt đối xử, trong đó đặc biệt chú trọng các nhóm đối tượng khó khăn nhất, đồng thời hình thành thái độ và hành vi có khả năng thúc đẩy hòa nhập và lòng khoan dung giữa các cá nhân, các dân tộc và các quốc gia.
20. Thúc đẩy văn hóa hòa bình làm động lực chính của sự phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập ASEAN, và trong khuôn khổ Thập kỷ quốc tế về xích lại gần nhau giữa các nền văn hóa (2013-2022), thông qua đối thoại giữa các nền văn hóa và các phương pháp tiếp cận phù hợp để xây dựng các chính sách hòa nhập và tăng cường chương trình nghị sự phát triển con người;
21. Nâng cao năng lực cho thanh niên tham gia vào đời sống dân sự, chính trị và cộng đồng nhằm thúc đẩy môi trường thuận lợi và dựa trên quyền con người.
22. Tăng cường sự cam kết của khu vực công và tư cũng như của người dân Việt Nam nói chung trong việc bảo vệ di sản văn hóa, và huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa;
23. Nâng cao năng lực quản lý và thiết lập mạng lưới của các khu di sản thế giới nhằm đảm bảo tính phù hợp và tiếp tục đóng góp cho các chiến lược phát triển quốc gia và cộng đồng:
24. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của đất nước nhằm cải thiện đời sống xã hội và văn hóa của các cộng đồng, đồng thời huy động các phương thức ứng phó sáng tạo, phù hợp về văn hóa đối với những thách thức của phát triển bền vững;
25. Xây dựng các chiến lược giáo dục nâng cao hiểu biết văn hóa, sự tôn trọng đối với di sản văn hóa nhằm trang bị cho tất cả người dân Việt Nam, cả nam lẫn nữ, cả trẻ em trai lẫn trẻ em gái các kỹ năng sống trong xã hội đa văn hóa, bảo vệ và chuyển giao di sản, bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc;
26. Thúc đẩy du lịch bền vững trong đó đảm bảo sự cân bằng giữa công tác bảo tồn di sản thiên nhiên và văn hóa với phát triển kinh tế tại các khu di sản thế giới, các khu dự trữ sinh quyển, công viên địa chất và các khu di sản khác được UNESCO công nhận, đồng thời tăng cường sự trân trọng đối với di sản văn hóa phi vật thể và bảo tàng;
27. Nâng cao vai trò của văn hóa và di sản trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo lồng chép và tích hợp văn hóa vào các chính sách và chiến lược phát triển ở tất cả các cấp độ một cách rõ ràng và hiệu quả hơn;
28. Hỗ trợ các ngành công nghiệp và thị trường văn hóa sáng tạo và năng động làm động lực giúp giảm nghèo, phát triển cộng đồng, trao quyền cho phụ nữ và phát triển kinh tế bền vững.
29. Tăng cường tiếp cận thông tin bằng việc đẩy mạnh phát triển truyền thông, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ truyền thông và đảm bảo sự an toàn cho các phóng viên, nhà báo, đặc biệt là thông qua Chương trình quốc tế Phát triển Truyền thông (IPDC);
30. Thúc đẩy năng lực thông tin và truyền thông vì một xã hội hòa nhập thông qua các cơ sở và chương trình giáo dục chính quy và phi chính quy;
31. Tăng cường năng lực quốc gia trong việc ứng dụng các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các giải pháp di động hướng tới các vùng nông thôn và khó khăn, nữ thanh niên và người khuyết tật;
32. Tăng cường bảo tồn và phát huy di sản tư liệu thông qua Chương trình Ký ức Thế giới;
33. Hỗ trợ phát triển và tăng cường chính sách quốc gia về xã hội thông tin thông qua việc nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực.
34. Thúc đẩy bình đẳng giới ở tất cả các lĩnh vực, làm nền tảng cần thiết để xây dựng một xã hội bền vững và hòa bình.
Những lĩnh vực được đề cập trong Bản ghi nhớ này sẽ giúp định hướng tổng thể cho hai Bên trong việc xây dựng kế hoạch công tác thuộc phạm vi những lĩnh vực này, cũng như để hai Bên cùng tích cực tìm kiếm nguồn tài trợ, hỗ trợ và sự tham gia cần thiết từ các bên hữu quan trong quá trình thực hiện.
Hai Bên ghi nhận phạm vi và quy mô của những hoạt động này, đồng thời bày tỏ sẵn sàng tìm kiếm các cơ hội hợp tác và huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách để hỗ trợ thực hiện các chương trình và hoạt động. Việc triển khai từng hoạt động sẽ căn cứ vào một thỏa thuận riêng biệt trong đó đề ra các điều khoản và điều kiện triển khai cụ thể.
Bản ghi nhớ này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bản ghi nhớ có hiệu lực trong năm (5) năm và có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn theo thỏa thuận bằng văn bản của hai Bên.
Mọi bất đồng liên quan đến việc giải thích hoặc thực hiện Bản ghi nhớ này sẽ được hai Bên giải quyết hữu nghị thông qua tham vấn hoặc thương lượng.
Để làm bằng, các đại diện được ủy quyền của hai Bên đã ký Bản ghi nhớ này.
Ký tại Pa-ri, (Pháp), ngày 1 tháng 12 năm 2015 thành hai (2) bản gốc, bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau.
THAY MẶT CHÍNH
PHỦ |
THAY MẶT TỔ CHỨC
GIÁO DỤC, |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.