BỘ
NGOẠI GIAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3129/BNG-LPQT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2024 |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học, ký tại Hà Nội ngày 20 tháng 6 năm 2024 có hiệu lực từ ngày ký Hiệp định.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Quý Cơ quan bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG |
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN BANG NGA VỀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi là “Bên Việt Nam” và Chính phủ Liên bang Nga, sau đây gọi là “Bên Nga” sau đây gọi chung là “hai Bên”;
Coi trọng việc phát triển và mở rộng hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo chuyên ngành;
Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác văn hóa và khoa học ký ngày 28 tháng 10 năm 1993;
Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về đối tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ ký ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Nhằm thúc đẩy việc thực hiện các quy định của Hiệp định giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ký ngày 24 tháng 6 năm 2005;
Tin tưởng rằng sự hợp tác này sẽ củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Với mong muốn tạo một xung lực mới cho hợp tác song phương trong lĩnh vực giáo dục đại học, đã nhất trí như sau:
Điều 1
Hiệp định này nhằm mục đích hai Bên cùng hỗ trợ mở rộng và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học dựa trên các nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc gia của hai Bên, cũng như các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga là thành viên.
........................
Điều 3
1. Cơ quan được ủy quyền chịu trách nhiệm thực hiện Hiệp định này là:
- Đối với Bên Việt Nam là Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Đối với Bên Nga là Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga.
2. Hai Bên thông báo cho nhau bằng văn bản thông qua kênh ngoại giao về việc thay đổi Cơ quan được ủy quyền của mình và thẩm quyền của các cơ quan đó.
Điều 4
1. Bên Nga hỗ trợ công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiếp nhận để theo học các chương trình đào tạo của giáo dục đại học trong đó có đào tạo chuyên ngành bổ sung, bao gồm cả khóa đào tạo nâng cao trình độ ngắn hạn theo các chuyên ngành và lĩnh vực đào tạo mà Bên Việt Nam quan tâm bằng kinh phí từ ngân sách Liên bang phù hợp với các điều ước quốc tế của Liên bang Nga, luật pháp Liên bang, hạn ngạch đã được Chính phủ Liên bang Nga cấp để đào tạo các công dân nước ngoài và những người không có quốc tịch tại Liên bang Nga (tiếp theo gọi là hạn ngạch), đồng thời bằng kinh phí của các cá nhân và tổ chức theo hợp đồng cung cấp dịch vụ giáo dục phải trả phí phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Bên Nga cấp ít nhất 1.000 suất học bổng mỗi năm bằng kinh phí từ ngân sách Liên bang dành cho công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong khuôn khổ hạn ngạch.
3. Số lượng suất học bổng được Bên Nga phân bổ dành cho đào tạo công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Nga nằm trong phạm vi hạn ngạch được xác định và khẳng định bằng văn bản theo kênh ngoại giao vào quý IV hằng năm trước năm tiếp nhận công dân nước ngoài.
4. Công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đi học theo hạn ngạch có quyền học dự bị một năm tiếng Nga tại các phân hiệu hoặc các khoa dự bị của các cơ sở giáo dục theo các chương trình đào tạo bổ sung, đảm bảo chuẩn bị cho các công dân này kiến thức để theo học các chương trình giáo
........................
3. Các công dân của Liên bang Nga được tiếp nhận học tập được phía Việt Nam cấp chỗ ở trong ký túc xá trong toàn bộ thời gian học, cấp học bổng của Chính phủ, chi trả chi phí bảo hiểm y tế, cho phép sử dụng miễn phí thư viện, không phụ thuộc vào kết quả học tập.
4. Chi phí đi lại đến nơi học và trở về do cá nhân người học hoặc do các tổ chức gửi đi đào tạo hoặc do các nguồn phù hợp với luật pháp của Bên cử đi chi trả.
5. Công dân của Liên bang Nga được tiếp nhận học tập tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được đăng ký tạm trú theo quy định pháp luật hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sinh sống tại các ký túc xá trong thời gian học tập cho đến khi hoàn thành học tập. Các chi phí phát sinh trong thời gian học kéo dài sẽ được áp dụng theo quy định pháp luật hiện hành của hai Bên.
Điều 6
Bên Việt Nam hỗ trợ thành lập trên lãnh thổ quốc gia của mình các phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học của Bên Nga.
Điều 7
Các vấn đề tài chính phát sinh liên quan đến việc triển khai Hiệp định này được xác định trên cơ sở tham vấn song phương giữa hai Bên đối với từng trường hợp cụ thể, phù hợp với luật pháp của hai nước và trong khuôn khổ khả năng ngân sách sẵn có.
Điều 8
Công dân của hai Bên được cử đi học trước khi Hiệp định này có hiệu lực và hiện đang học tập tại các cơ sở giáo dục đại học của hai Bên theo những điều kiện được quy định trong Hiệp định giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ký ngày 24 tháng 6 năm 2005 vẫn tiếp tục học tập cho đến khi kết thúc thời gian học tập theo những điều kiện đó.
........................
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.