BỘ NGOẠI GIAO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2024/TB-LPQT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2024 |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bê-la-rút về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, ký tại Hà Nội ngày 16 tháng 6 năm 2023, có hiệu lực từ ngày 04 tháng 4 năm 2024.
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bê-la-rút về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, ký tại Hà Nội ngày 29 tháng 11 năm 2011, chấm dứt hiệu lực từ ngày 04 tháng 4 năm 2024.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG |
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA BÊ-LA-RÚT VỀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Bên Việt Nam) và Chính phủ nước Cộng hòa Bê-la-rút (Bên Bê-la-rút), sau đây gọi là “hai Bên”;
Căn cứ Hiệp ước về những mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Bê-la-rút ký ngày 24 tháng 4 năm 1997;
Mong muốn phát triển và thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa hai Bên;
Nhận thấy sự hợp tác trong lĩnh vực giáo dục sẽ tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc;
Hy vọng phát triển hợp tác một cách hiệu quả ở các lĩnh vực khác nhau của giáo dục,
Đã đồng ý như sau:
Điều 1
Hiệp định nhằm khuyến khích, củng cố, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục phù hợp với pháp luật của hai Bên và khả năng ngân sách của mỗi Bên.
Điều 2
1. Để phối hợp triển khai các điều khoản của Hiệp định này, cơ quan nhà nước của hai Bên được giao chịu trách nhiệm là:
Về Bên Việt Nam là Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về Bên Bê-la-rút là Bộ Giáo dục nước Cộng hòa Bê-la-rút.
2. Trong trường hợp thay đổi cơ quan nhà nước được giao chịu trách nhiệm hoặc các cơ quan này thay đổi tên, hai Bên thông báo cho nhau thông qua đường ngoại giao.
Điều 3
Hai Bên hợp tác trong những hướng hoạt động sau:
- Trao đổi kinh nghiệm theo các hướng phát triển quan trọng nhất của hệ thống giáo dục;
- Đồng thực hiện các nghiên cứu khoa học ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội - nhân văn và khoa học sư phạm mà hai Bên quan tâm;
- Đào tạo trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ (sau đây gọi là lưu học sinh);
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao trình độ, thực tập khoa học, đào tạo lại cho cán bộ giáo dục;
- Trao đổi chuyên gia nhằm hoàn thiện công tác giảng dạy.
Điều 4
Hai Bên thúc đẩy xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học của hai Bên, và xuất phát từ lợi ích chung, các cơ sở giáo dục đại học này có thể ký kết các thỏa thuận hợp tác riêng, phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này và pháp luật của mỗi Bên.
Điều 5
1. Trong thời gian hiệu lực của Hiệp định này, hai Bên hàng năm thực hiện trao đổi tương đương tối đa 15 lưu học sinh để học toàn khóa:
- trình độ cử nhân/ chương trình đào tạo trình độ cử nhân hoặc chương trình đào tạo thạc sĩ liên thông từ đại học;
- trình độ thạc sĩ/ chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ;
- trình độ tiến sĩ/ tiến sĩ khoa học hoặc chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ/ trình độ tiến sĩ khoa học;
Thời gian đào tạo tại Việt Nam và Bê-la-rút được áp dụng theo quy định hiện hành của mỗi Bên.
Trong khuôn khổ của Hiệp định này, chương trình đào tạo thạc sĩ liên thông từ đại học là chương trình đào tạo được thực hiện tại Cộng hòa Bê-la-rút với tổng thời gian từ năm đến sáu năm để đào tạo chuyên gia trình độ thạc sĩ và cấp bằng Thạc sĩ.
Sinh viên của chương trình đào tạo thạc sĩ liên thông từ đại học bắt buộc phải học đầy đủ khóa đào tạo. Các sinh viên kết thúc khóa đào tạo trước hạn đều không được cấp bằng.
2. Nhằm tăng cường hợp tác trong các hoạt động sư phạm, hai Bên hàng năm gửi đi số lượng tối đa 05 cán bộ giảng dạy của các cơ sở giáo dục đại học sang các cơ sở giáo dục của Bên nhận để bồi dưỡng, nâng cao trình độ (thực tập khoa học).
3. Danh sách các cơ sở giáo dục và các tổ chức thuộc hệ thống giáo dục của mỗi Bên để tiếp nhận sinh viên sẽ được các Bên thống nhất không muộn hơn ngày 15 tháng 3 hàng năm thông qua kênh ngoại giao.
4. Hai Bên trao đổi hồ sơ cần thiết của các ứng viên dự tuyển đi học trước ngày 15 tháng 4 hàng năm và thông báo kết quả xét tuyển trước ngày 15 tháng 8 của năm đó.
5. Ứng viên được hai Bên tuyển chọn cử đi học không biết tiếng Nga/tiếng Bê-la-rút hoặc tiếng Việt sẽ được đào tạo tối đa 01 năm học tiếng (tiếng Nga/tiếng Bê-la-rút đối với ứng viên Việt Nam; tiếng Việt đối với ứng viên Bê- la-rút) tại khoa đào tạo dự bị của cơ sở giáo dục đại học.
Trong trường hợp Bên Việt Nam có đào tạo bằng tiếng Anh, ứng viên cần phải có trình độ tiếng Anh phù hợp với quy định của Bên Việt Nam.
6. Cán bộ giảng dạy Việt Nam sang nước Cộng hòa Bê-la-rút thực tập khoa học cần thông thạo tiếng Bê-la-rút, tiếng Nga hoặc tiếng Anh, các cán bộ giảng dạy Bê-la-rút sang nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực tập cần thông thạo tiếng Việt hoặc tiếng Anh, phù hợp với quy định của Bên nhận.
7. Hiệp định này không áp dụng cho việc đào tạo nhân sự của các lực lượng vũ trang, các cơ quan thực thi pháp luật, các cơ quan phụ trách các vấn đề khẩn cấp của hai Bên.
Điều 6
1. Bên nhận đảm bảo cho người được gửi đến học theo khoản 1, Điều 5 của Hiệp định này các khoản sau đây:
- Miễn kinh phí đào tạo, sử dụng các phòng học, trang thiết bị học tập, thư viện và tài liệu học tập;
- Miễn kinh phí đào tạo đối với chương trình dành cho lưu học sinh đang học dự bị trước khi nhập học vào cơ sở giáo dục/đang học tại khoa đào tạo dự bị của cơ sở giáo dục đại học cho khóa học tiếng (tiếng Nga/tiếng Bê-la-rút cho ứng viên người Việt Nam hoặc tiếng Việt cho ứng viên người Bê-la-rút).
- Cấp học bổng hàng tháng cho lưu học sinh, trừ lưu học sinh đang học chương trình đào tạo dự bị trước khi nhập học vào cơ sở giáo dục/đang học tại khoa đào tạo dự bị của cơ sở giáo dục đại học cho khóa học tiếng, theo quy định của luật pháp quốc gia Bên nhận;
- Chỗ ở trong ký túc xá dành cho sinh viên với cùng điều kiện dành cho sinh viên của nước Bên nhận;
- Dịch vụ chăm sóc y tế theo quy định của luật pháp quốc gia Bên nhận.
2. Bên nhận đảm bảo cho cán bộ giảng dạy được cử đến theo khoản 2 của Hiệp định này các khoản sau đây:
- Miễn kinh phí đào tạo (nếu có), sử dụng miễn phí cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện, học liệu giáo dục;
- Chỗ ở trong ký túc xá của cơ sở đào tạo theo quy định và điều kiện như đối với công dân của nước Bên nhận;
- Dịch vụ chăm sóc y tế theo quy định của luật pháp quốc gia Bên nhận.
3. Chi phí đi lại đến nơi học và trở về (bao gồm bảo hiểm y tế du lịch cho người đi nước ngoài), bảo hiểm y tế, lệ phí đăng ký cư trú tại nước của Bên nhận do cá nhân người học và cán bộ giảng dạy, do các tổ chức gửi đi đào tạo hoặc do các nguồn phù hợp với luật pháp của Bên gửi chi trả.
Điều 7
Phù hợp với các quy định pháp luật của mỗi Bên, hai Bên hỗ trợ việc gửi các giảng viên về ngôn ngữ và các môn khoa học xã hội và nhân văn khác sang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục dành cho người lớn, các viện đào tạo bồi dưỡng, cũng như tổ chức các hội thảo về giáo dục do mỗi Bên tổ chức.
Điều 8
1. Với mục đích trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy thực hiện các hoạt động tại Hiệp định này và đánh giá kết quả hợp tác của hai Bên, hàng năm sẽ trao đổi đoàn lãnh đạo và chuyên viên của Bộ Giáo dục hai nước, các giảng viên và cán bộ nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục với số lượng không quá 05 người.
2. Thời gian tổ chức các đoàn công tác này do hai Bên thỏa thuận thông qua đường ngoại giao.
3. Chi phí đi lại khứ hồi quốc tế, bảo hiểm y tế, chỗ ở của các đoàn công tác do các tổ chức, cơ quan cử và từ các nguồn khác của Bên cử chi trả theo quy định của pháp luật nước mình.
4. Bên nhận đài thọ chi phí đi lại nội địa và tiền ăn trong thời gian đoàn công tác làm việc tại nước mình theo mức quy định của luật pháp quốc gia Bên nhận.
Điều 9
Mỗi Bên tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên (chương trình đào tạo trình độ cử nhân hoặc chương trình đào tạo thạc sĩ liên thông từ đại học) của Bên kia tham gia các cuộc thi Olympic tổ chức tại quốc gia mỗi Bên.
Điều 10
Hiệp định này có thể được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở thống nhất của hai Bên bằng Nghị định thư riêng, là bộ phận không thể tách rời của Hiệp định và có hiệu lực phù hợp với quy định tại Điều 12 của Hiệp định.
Điều 11
Mọi bất đồng phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua tham vấn hoặc đàm phán giữa hai Bên.
Điều 12
1. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng qua đường ngoại giao về việc hai Bên đã hoàn tất các thủ tục nội bộ cần thiết để Hiệp định có hiệu lực.
2. Hiệp định này có thời hạn là 5 năm. Hiệp định này được tự động gia hạn mỗi lần là 5 năm nếu trong thời gian 6 tháng trước ngày Hiệp định này hết thời hạn mà không Bên nào có thông báo bằng văn bản về ý định chấm dứt Hiệp định.
3. Trong trường hợp chấm dứt Hiệp định, các điều khoản của Hiệp định vẫn được áp dụng cho tất cả các hoạt động đã thỏa thuận và được bắt đầu trong thời gian Hiệp định này có hiệu lực nếu hai Bên không có thỏa thuận nào khác bằng văn bản trong từng trường hợp cụ thể.
4. Kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bê-la-rút về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ký tại Hà Nội ngày 29 tháng 11 năm 2011 chấm dứt hiệu lực.
5. Làm tại Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2023, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Nga và tiếng Anh, tất cả các văn bản có giá trị pháp lý như nhau.
Trong trường hợp có sự khác biệt về giải thích các điều khoản của Hiệp định này, văn bản bằng tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
THAY MẶT
CHÍNH PHỦ |
AGREEMENT
BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE GOVERNMENT OF THE REPUBLIC OF BELARUS ON COOPERATION IN THE FIELD OF EDUCATION
The Government of the Socialist Republic of Viet Nam (Vietnamese Party) and the Government of the Republic of Belarus (Belarusian Party), hereinafter referred to as "the Parties",
guided by the Treaty on friendly relations and cooperation between the Socialist Republic of Viet Nam and the Republic of Belarus dated on April 24th 1997,
desiring to promote and strengthen the friendly relations between the Parties,
recognizing that the cooperation in the field of education contributes to the enhancement of mutual understanding between the two peoples,
striving for a more active cooperation in various fields of education,
have agreed as follows:
Article 1
This Agreement is aimed at encouraging, strengthening and advancing cooperation in the field of education in accordance with the national legislation of the Parties and budget capacity of each Party.
Article 2
1. With a view to coordinating the implementation of this Agreement, authorized agencies assigned by the Parties are:
from the Vietnamese Party: the Ministry of Education and Training of the Socialist Republic of Viet Nam;
from the Belarusian Party: the Ministry of Education of the Republic of Belarus.
2. In case of changing the authorized agencies or their names, the Parties shall notify each other thereabout through diplomatic channels.
Article 3
The Parties shall cooperate in the following areas:
- exchange of experiences in the most significant directions of the education system development;
- joint research in natural, technical, social and pedagogical sciences, which are of mutual interest;
- training of undergraduate, postgraduate and PhD students (hereinafter referred to as students);
- organization of training and capacity building courses, internships, retraining for teaching staff;
- exchange of specialists to improve pedagogical activities.
Article 4
The Parties shall promote the establishment and advancement of cooperation among higher education institutions from both Parties, and building on mutual interests, they may conclude separate cooperation agreements in accordance with the provisions of this Agreement and the national legislation of the Parties.
Article 5
1. During the term of this Agreement, the Parties annually exchange up to 15 students on a parity basis for a full course for:
- bachelor’s degree studies/bachelor’s degree educational program or the continuous program of higher education;
- master’s degree studies/master’s degree educational program;
- doctoral degree studies/postgraduate educational program.
Duration of study in Viet Nam and Belarus is determinated in accordance with the current legislation of each Party.
For the purpose of this Agreement, the continuous educational program of higher education means an education program conducted in the Republic of Belarus, with a full-time education period of five to six years, aimed at training specialists with the assignment of a master’s degree an a master’s degree qualification.
Students of the continuous educational program of higher education are required to complete a full course of study. Students who complete a full course of study before the deadline will not be able to receive a diploma of higher education.
2. With a view to enhancing pedagogical cooperation, the Parties shall annually send up to 5 representatives of teaching staff from higher education institutions to educational institutions of the receiving Party for advanced training (internship).
3. The list of education institutions and other organizations within the education system of the Parties shall be agreed upon by the Parties not later than every 15 March through diplomatic channels.
4. The Parties shall exchange necessary documents of candidates no later than every 15 April and notify the results of their consideration no later than 15 August of the same year.
5. Students selected by the Parties whose command of Russian/Belarusian or the Vietnamese language is not sufficient shall be offered up to one year of language training (Russian/Belarusian for Vietnamese candidates; Vietnamese for Belarusian candidates) at the preparatory department of a higher education institution.
In case the receiving Vietnamese Party offers training in English, the candidate must be fluent in English in accordance with the requirements of the Vietnamese Party.
6. Vietnamese teaching staff sent to the Republic of Belarus for internship must be fluent in Belarusian/Russian or English, and Belarusian teaching staff sent to the Socialist Republic of Viet Nam must be fluent in Vietnamese or English in accordance with the requirements established by the receiving Party.
7. This Agreement does not apply to the training of the personnel for the Armed Forces, law enforcement agencies, emergency agencies of the Parties.
Article 6
1. The receiving Party shall provide students specified in line with paragraph 1 of Article 5 of this Agreement with:
- free training, use of educational facilities, including teaching aids, libraries and learning materials;
- free training under the educational program for preparing persons for admission to an educational institution/at the preparatory department of a higher education institution for the course of language training (Russian/Belarusian language for Vietnamese candidates; Vietnamese language for Belarusian candidates);
- a monthly scholarship to students with the exception of preparing persons for admission to an educational institution/at the preparatory department of a higher education institution for the course of language training, in accordance with the national legislation of the receiving Party;
- access to student dormitories for students on the same conditions as for students of the receiving Party;
- medical care service in accordance with the legislation of the receiving Party.
2. The receiving Party shall provide the teaching staff mentioned in paragraph 2 of Article 5 of this Agreement with the following:
- free training (if any), use of educational premises and facilities, equipment, libraries and learning materials;
- access to dormitories of higher education institutions under the same terms and conditions as for the citizens of the receiving Party;
- medical care service in accordance with the legislation of the receiving Party.
3. Expenses for travel to the study destination and back (including travel medical insurance for the persons going abroad), medical insurance, residence registration fee in the receiving country are paid by the students and teaching staffs themselves, sending organizations or from other sources not prohibited by the legislation of the sending Party.
Article 7
The Parties, in accordance with national legislation of the Parties, shall facilitate the appointment of teachers of language and other social disciplines to cany out pedagogical activities in higher education institutions, adult education, institutes for advanced training, as well as education workshops hosted by each Party.
Article 8
1. In order to exchange experience, facilitate the implementation of this Agreement and evaluate the results of cooperation, the Parties shall annually exchange delegations headed by leaders and officials of Ministries of education of both countries, teaching staff and researchers of educational institutions consisting of no more than 5 members.
2. Timing of such working visits shall be agreed by the Parties through diplomatic channels.
3. Expenses for international travel of delegations to and return from the destination, medical insurance, accommodation are borne by sending organizations, institutions or other sources within the legal framework of the countries of the Parties.
4. The receiving Party assumes the costs of travel and meals during the stay of the delegation on the territory of its country in accordance with national legislation.
Article 9
Each Party shall offer opportunities for school pupils and students (bachelor’s degree educational program or the continuous program of higher education) of the other Party to participate in Olympiads held in its country.
Article 10
This Agreement, by mutual consent of the Parties, may be amended by separate protocols. Any amendment shall constitute integral parts of this Agreement and enter into force in accordance with Article 12 of this Agreement.
Article 11
Any disagreement arising from the interpretation or application of this Agreement shall be settled through consultations or negotiations between the Parties.
Article 12
1. This Agreement shall enter into force from the date of receipt of the last written notification transmitted through diplomatic channels informing that the Parties have completed all the domestic procedures necessary for it to enter into force.
2. This Agreement shall be valid for five years. It shall be automatically extended regularly for another five-year periods, unless either Party notifies the other Party in writing of its intention to terminate this Agreement at least six months before its expiration.
3. In case of termination of this Agreement, its provisions shall continue to be applied to all activities agreed and implementing during the period of the validity of this Agreement, unless the Parties agree otherwise in writing.
4. From the date of entry into force of this Agreement, the Agreement between the Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Republic of Belarus on cooperation in the field of education signed in Hanoi on November 29, 2011 is terminated.
5. Done at Hanoi, on 16/6/2023 in two copies, each in the Vietnamese, Russian and English languages, all texts being equally authentic.
In case of discrepancy in the interpretation of this Agreement, the English text shall prevail.
THE
GOVERNMENT OF THE |
THE
GOVERNMENT OF THE |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.