BỘ
NGOẠI GIAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2017/TB-LPQT |
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2017 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định về việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Pê-ru, ký tại Li-ma ngày 27 tháng 8 năm 2015, có hiệu lực từ ngày 29 tháng 12 năm 2016.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pê-ru (sau đây gọi riêng là “một Bên” và gọi chung là “các Bên”)
Mong muốn nâng cao quan hệ hữu nghị và tinh thần hợp tác, mở rộng thương mại và tăng cường quan hệ kinh tế giữa các Bên trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi;
Mong muốn đảm bảo rằng các chính sách thương mại, đầu tư, kinh tế và hợp tác kỹ thuật của mình sẽ cùng hỗ trợ cho sự phát triển bền vững;
Theo đuổi việc thiết lập một cơ chế đối thoại sâu sắc hơn về các sáng kiến nhằm mở rộng hợp tác trong các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật giữa hai nước;
Đã thỏa thuận như sau:
Thành lập Ủy Ban Liên Chính phủ về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pê-ru, sau đây được gọi là “Ủy ban liên Chính phủ”.
Điều 2. Nhiệm vụ của Ủy ban liên Chính phủ
a) Xác định và chia sẻ thông tin về các lĩnh vực có tiềm năng lớn để thúc đẩy các sáng kiến trong các lĩnh vực kinh tế và hợp lác kỹ thuật phù hợp với luật pháp của mỗi Bên;
b) Tăng cường chia sẻ và trao đổi thông tin trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC);
c) Tăng cường trao đổi thông tin về các rào cản có thể có đối với thương mại và đầu tư;
d) Tăng cường hiểu biết chung về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của mỗi Bên, các rào cản thương mại và quy định liên quan đến các biện pháp này; và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng của hai nước trong lĩnh vực;
e) Trao đổi thông tin trong các lĩnh vực kinh tế và các dự án khuyến khích đầu tư, nhằm tận dụng tiềm năng của hai nước, và thúc đẩy việc trao đổi đoàn doanh nghiệp;
f) Hai Bên đồng ý khuyến khích thành lập một Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Pê- ru để tăng cường các cơ hội kinh doanh giữa hai nước;
g) Đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất;
h) Khuyến khích tổ chức các sự kiện kinh tế và thương mại nhằm tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia các hội chợ, hội thảo và triển lãm được tổ chức tại hai nước;
i) Khuyến khích hợp tác trong lĩnh vực du lịch nhằm tăng lượng khách du lịch giữa hai nước và chia sẻ kinh nghiệm;
j) Thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước tham gia vào các cuộc họp do Ủy ban liên Chính phủ tổ chức;
k) Các nhiệm vụ khác được sự đồng ý của Ủy ban liên Chính phủ trong khuôn khổ của Hiệp định này.
Ủy ban Liên Chính phủ được chia thành hai Phân ban: Phân ban Việt Nam và Phân ban Pê- ru. Chủ tịch Phân ban phía Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Công Thương. Chủ tịch Phân ban phía Pê-ru là Thứ trưởng Ngoại giao Pê-ru. Về phía Pê-ru, các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hóa và dịch vụ do Thứ trưởng Ngoại thương phụ trách. Thành phần Phân ban mỗi bên gồm Thư ký Phân ban và đại diện các Bộ, ngành, doanh nghiệp và các tổ chức khác do Chính phủ mỗi nước chỉ định.
Ủy ban liên Chính phủ có thể mời các cơ quan chuyên môn khác để khuyến khích thảo luận các vấn đề cụ thể về thương mại, công nghiệp, năng lượng, du lịch, đầu tư và hợp tác kỹ thuật, phù hợp với chức năng của các cơ quan này.
Ủy ban Liên Chính phủ sẽ tổ chức các cuộc họp luân phiên tại Pê-ru và Việt Nam, hai năm một lần, thời gian cụ thể sẽ được xác định thông qua các kênh ngoại giao. Các cuộc họp của Ủy ban Liên Chính phủ sẽ được đồng chủ trì bởi Chủ tịch Phân ban hai nước.
Ủy ban Liên chính phủ có thể được triệu tập họp đột xuất vào thời gian và địa điểm được thống nhất bởi cả hai Bên.
Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình giải thích và/hoặc triển khai Hiệp định này sẽ được giải quyết bởi các kênh ngoại giao, thông qua tham vấn hoặc đàm phán giữa hai Bên.
Mọi sửa đổi liên quan đến Hiệp định này phải được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của hai Bên. Các sửa đổi này sẽ là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp định và sẽ có hiệu lực theo thủ tục được quy định tại Điều 7.
Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng qua đường ngoại giao về việc hoàn tất thủ tục pháp lý nội bộ cần thiết để Hiệp định có hiệu lực.
(1) Thời hạn của Hiệp định không xác định
(2) Mỗi Bên có thể chấm dứt việc thực hiện Hiệp định này bằng cách thông báo cho Bên kia, bằng văn bản qua đường ngoại giao, ý định của mình về việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp định. Trong trường hợp như vậy, việc chấm dứt sẽ có hiệu lực kể từ ngày các Bên đồng ý, hoặc sáu mươi (60) ngày kể từ ngày thông báo chấm dứt hiệu lực Hiệp định được chuyển đến.
Ký tại LIMA, ngày 27 tháng 8 năm 2015, thành hai (02) bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh; các văn bản có giá trị pháp lý như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, bản tiếng Anh sẽ được sử dụng làm cơ sở.
TM. CHÍNH PHỦ |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.