BỘ NGOẠI GIAO ******* Số : 72/2004/PLQT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2004 |
Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục, Nghiên cứu và Thanh niên Ru-ma-ni giai đoạn 2003-2005 có hiệu lực từ ngày 28 tháng 4 năm 2004./.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục, Nghiên cứu và Thanh niên Ru-ma-ni, dưới đây được gọi là "các Bên",
- Cùng mong muốn phát triển và củng cố quan hệ văn hóa, khoa học và giáo dục,
- Phù hợp với nội dung Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ru-ma-ni về hợp tác trong lĩnh vực Văn hóa, Khoa học, Giáo dục và Thể thao giữa hai nước ký ngày 08 tháng 7 năm 1995 tại Hà Nội.
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1. Các Bên sẽ thông tin cho nhau về:
a) Các quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động, cơ cấu và nội dung giáo dục ở mọi cấp, bậc học.
b) Các chính sách giáo dục và việc thực hiện các chính sách đó.
c) Các thuyết trình khoa học sẽ được tổ chức trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu và hoàn thiện.
Điều 2. Các Bên sẽ đàm phán và đưa ra văn bản chung về việc công nhận sự tương đương văn bằng tốt nghiệp, các học vị, chức danh khoa học do hai Nhà nước cấp.
Điều 3. Các Bên sẽ thực hiện trao đổi thông tin, tư liệu về văn hóa, nền văn minh, lịch sử, địa lý hai nước theo thỏa thuận, nhằm đảm bảo giới thiệu chính xác về các phương diện đó trong sách giáo khoa, bài giảng ở các trường đại học và các ấn phẩm chuyên ngành khác.
Điều 4. Các Bên sẽ thực hiện định kỳ trao đổi thông tin và các ấn phẩm về sự phát triển và hoàn thiện các hình thức giáo dục. Các Bên sẽ thông tin cho nhau về mức độ thực hiện cải cách trong hệ thống giáo dục và việc thực hiện nội dung Thỏa thuận này.
Vì mục đích này, hàng năm các Bên sẽ tổ chức trao đổi 3 (ba) chuyên gia của mỗi Bộ trong thời gian từ 5 đến 7 ngày tham khảo ý kiến về các vấn đề cải cách và các chính sách giáo dục, nội dung công tác quản lý các cơ sở giáo dục.
Điều 5. Các Bên khuyến khích việc hợp tác trực tiếp giữa các cơ sở giáo dục của hai nước ở tất cả các cấp.
Điều 6. Các Bên khuyến khích phát triển hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa của các nước đối tác, bằng việc trao đổi giáo viên dạy tiếng Việt ở Ru-ma-ni và giáo viên dạy tiếng Ru-ma-ni ở Việt Nam.
Điều 7. Hàng năm, các Bên dành cho nhau trên nguyên tắc trao đổi 10 (mười) học bổng đại học hoặc nghiên cứu sinh ở các lĩnh vực do Bên cử quan tâm.
Điều 8. Các Bên sẽ cấp hàng năm theo chế độ trao đổi học bổng 6 tháng cho các khóa học chuyên ngành hoặc sau đaạ học ở các học viện của Việt Nam hoặc của Ru-ma-ni trong các lĩnh vực mà Bên cử quan tâm.
Điều 9. Các Bên sẽ dành cho nhau trên cơ sở trao đổi mỗi năm 3 (ba) học bổng theo các khóa học mùa hè về ngôn ngữ, văn học và văn hóa.
Điều 10. Hàng năm, một Bên sẽ nhận sinh viên của phía bên kia theo học tự túc vào các khóa học đại học toàn phần, bán phần hoặc sau đại học và nghiên cứu sinh.
Điều 11. Các Bên sẽ nhận đào tạo miễn phí, trên cơ sở trao đổi, ở tất cả các cấp tại các cơ sở đào tạo Nhà nước, nhân sự đương nhiệm tại Cơ quan đại diện chính thức của hai nước (các Đại sứ quán, Lãnh sự quán, trung tâm văn hóa, trung tâm giảng dạy ngôn ngữ, văn học và văn hóa và các tổ chức chính thức khác), cũng như vợ, chồng, con cái họ.
Trình độ đào tạo của các đối tượng thuộc thành phần này cũng như việc thực hiện điều khoản trao đổi sẽ do Bộ Giáo dục của Bên tiếp nhận xác định.
Điều 12. Thỏa thuận này không loại trừ việc thực hiện các hoạt động trao đổi khác mà các Bên cho là có ích.
Điều 13. Việc thực hiện các hoạt động được ghi trong Thỏa thuận này phù hợp với luật pháp hiện hành tại mỗi nước.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN TÀI CHÍNH
Điều 14. Trong khuôn khổ trao đổi chuyên viên, các Bên sẽ thông báo cho nhau thành phần đoàn và chương trình của chuyến thăm ít nhất 35 ngày trước ngày đến.
Điều 15. Danh sách đầy đủ các đối tượng hưởng học bổng dài hạn do mỗi Bên cấp phải được thông báo cho Bên kia chậm nhất trước ngày 01 tháng 5 hàng năm.
Danh sách đầy đủ các đối tượng hưởng học bổng sau đại học do mỗi Bên cấp phải được thông báo cho Bên kia chậm nhất trước ngày 31 tháng 5 hàng năm, còn theo khóa học mùa hè thì danh sách cần được thông báo trước ngày 31 tháng 3 năm học đó.
Danh sách những người được chọn đi học theo tất cả các loại học bổng quy định trong Thỏa thuận này sẽ được chuyển qua đường ngoại giao tới Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và tương ứng là Bộ Giáo dục, Nghiên cứu và Thanh niên Ru-ma-ni.
a) Bên cử chịu chi phí đi lại quốc tế đến và rời thủ đô Bên nhận.
b) Bên nhận đảm bảo:
- Các chi phí lưu trú của các thành viên trong đoàn của Bên cử (căn cứ theo chế độ hiện hành của Bên nhận).
- Các chi phí đi lại nội địa cần thiết để thực hiện chương trình làm việc.
- Chăm sóc y tế miễn phí trong các bệnh viện Nhà nước trong trường hợp cấp cứu hoặc bị tai nạn.
16.2. Chi phí cho việc trao đổi giảng viên trong khuôn khổ Thỏa thuận này được quy định như sau:
a) Bên cử chịu chi phí đi lại quốc tế, một lần, (khứ hồi) cho tới tận địa điểm đến.
b) Bên nhận đảm bảo:
* Chỗ ở miễn phí theo điều kiện phù hợp - phía Việt Nam.
* Chỗ ở phù hợp, miễn phí tiền thuê nhà và tiền nước sinh hoạt, ga, vệ sinh (trừ tiền điện phát sinh, lệ phí sử dụng kênh đài phát thanh, vô tuyến truyền hình và tiền điện thoại) - phía Ru-ma-ni.
- Lương tháng theo luật hiện hành sở tại.
- Chăm sóc y tế miễn phí trong các bệnh viện Nhà nước đối với trường hợp cấp cứu.
16.3. Chi phí cho việc trao đổi sinh viên theo Thỏa thuận này được quy định như sau:
a) Bên cử chịu chi phí đi lại quốc tế (khứ hồi) cho đến tận địa điểm đến một lần duy nhất cho cả khóa học đối với phía Việt Nam và mỗi năm học một lần đối với phía Ru-ma-ni.
b) Bên nhận sẽ chu cấp:
* Một khoản tiền hàng tháng theo luật pháp hiện hành và số tiền đó sẽ được thông báo qua đường ngoại giao.
* Miễn tiền học phí.
* Bảo hiểm y tế, trừ các bệnh mãn tính và trồng răng.
* Ký túc xá sinh viên tương tự như đối với các sinh viên quốc tế khác ở nước sở tại.
16.4. Đối với các khóa học hè:
a) Bên cử chịu chi phí đi lại quốc tế cho đến tận địa điểm đến.
b) Bên nhận đảm bảo:
* Miễn lệ phí đăng ký nhập học.
* Tiền ăn ở.
- Giúp đỡ y tế và nhập viện miễn phí đối với các bệnh truyền nhiễm và cấp cứu;
- Các chi phí cho các buổi dã ngoại được tổ chức trong chương trình học.
Điều 17. Những người được cử đi học không biết tiếng Việt/ tiếng Ru-ma-ni sẽ được học một khóa dự bị về ngôn ngữ (tối đa là một năm), mọi chi phí theo quy định tại Điều 16 (16.3) của Thỏa thuận này.
Những người được cử theo các khóa học chuyên sâu, cũng như các giáo sư, giảng viên có thể sử dụng ngôn ngữ làm việc là một trong các ngôn ngữ thông dụng quốc tế, nhưng phải được Bên tiếp nhận đồng ý.
Điều 18. Thỏa thuận này có hiệu lực vào ngày thông báo cuối cùng của các Bên cho nhau về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để Thỏa thuận có hiệu lực và có thể được thực hiện.
Thỏa thuận này có giá trị trong 03 (ba) năm và có thể được gia hạn thêm 01 (một) năm theo sự thỏa thuận của các Bên. Mỗi Bên có quyền hủy bỏ Thỏa thuận này. Việc hủy bỏ Thỏa thuận bắt đầu có hiệu lực sáu tháng sau khi có thông báo cho Bên kia qua đường ngoại giao.
Thỏa thuận này được ký tại Bucaret ngày 16 tháng 10 năm 2003, thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Ru-ma-ni và tiếng Pháp, các văn bản đều có giá trị như sau.
Trong trường hợp có tranh chấp, bản tiếng Pháp sẽ được dùng để làm căn cứ quyết định./.
THAY
MẶT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THAY
MẶT BỘ GIÁO DỤC, NGHIÊN CỨU VÀ THANH NIÊN RU-MA-NI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.