Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Philippines sau đây gọi là Các bên
Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị và hợp tác vốn có giữa hai nước và nhân dân hai nước,
Với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế sâu rộng hơn giữa hai nước, cụ thể là cho việc đầu tư vốn của các nhà đầu tư của các bên trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi bên,
Nhận thấy việc hỗ trợ và bảo hộ đầu tư sẽ góp phần làm thịnh vượng cả hai nước,
Đã đồng ý như sau:
Vì mục đích của Hiệp định này:
1. Thuật ngữ “đầu tư “ có nghĩa bất cứ loại tài sản nào được đầu tư bởi các nhà đầu tư của một bên vào lãnh thổ của bên kia, theo luật pháp và các quy định của nước đó,trong đó có:
a. Động sản và bất động sản và bất cứ quyền nào khác như thế chấp, cầm cố;
b. cổ phần, cổ phiếu và trái phiếu của các công ty hoặc bất cứ khoản lợi tức nào có liên quan đến tài sản cuả các công ty đó;
c. quyền đòi tiền hoặc quyền đòi thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng có giá trị tài chính;
d. quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm bản quyền, nhãn hiệu thương mại, quyền sở hữu công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết công nghệ, bí mật thương mại, tên thương mại và uy tín;
e. các ưu đãi thương mại được hưởng theo luật hoặc theo hợp đồng bao gồm các ưu đãi tìm kiếm, thu hoạch, khai thác tài nguyên thiên nhiên.
2. Thuật ngữ "nhà đầu tư" có nghĩa là bất cứ công dân hoặc công ty là công dân của một bên đã hoặc đang thực hiện đầu tư trong lãnh thổ của bên kia.
3. Thuật ngữ "công dân" có nghĩa là:
a. đối với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bất cứ tự nhiên nhân nào có quốc tịch của bên đó theo luật của bên đó.
b. đối với Cộng hoà Philippines là các công dân của Philippines theo nghĩa của Điều IV của Hiến pháp nước này.
4. Thuật ngữ "công ty" có nghĩa là các doanh nghiệp, công ty hợp danh hoặc các hiệp hội khác, được liên kết hoặc thành lập và có hoạt động kinh doanh theo các quy định của pháp luật hiện hành tại bất cứ phần lãnh thổ nào thuộc chủ quyền của mỗi bên. Trong trường hợp nhất định, công ty công ty có thể mở rộng ngoài phạm vi định nghĩa nêu trên nếu được cả hai bên nhất trí trên cơ sở bảo đảm trật tự công cộng, bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu hoặc để thực hiện các cam kết về hoà bình và an ninh.
5. Thuật ngữ "khoản thu" có nghĩa là khoản tiền thu được cụ thể từ đầu tư, lợi nhuận, lợi tức, lợi suất, cổ tức, tiền thuê đất hoặc phí và các khoản thu hợp pháp khác.
6. Thuật ngữ "lãnh thổ" có nghĩa là:
a. đối với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là lãnh thổ quốc gia được quy định trong luật của Việt Nam.
b. đối với Cộng hoà Philippines là lãnh thổ quốc gia được định nghĩa trong Điều I của Hiến pháp nước này.
ĐIỀU II: Xúc tiến và bảo hộ đầu tư
1. Mỗi bên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư của bên kia đầu tư vào lãnh thổ nước mình, và thừa nhận các khoản vốn theo các quy định của pháp luật nước mình.
2. Vào bất cứ thời điểm nào các khoản đầu tư của các nhà đầu tư của mỗi bên được hưởng đãi ngộ công bằng và được bảo hộ tại lãnh thổ của bên kia.
1. Lợi ích của Hiệp định này chỉ áp dụng cho các trường hợp vốn đầu tư của các nhà đầu tư của một bên vào lãnh thổ của bên kia đã được cơ quan có thẩm quyền của bên kia phê chuẩn bằng văn bản.
2. Các nhà đầu tư của mỗi bên được đề nghị phê chuẩn đối với mọi khoản vốn đầu tư được thực hiện trước hoặc sau khi Hiệp định này có hiệu lực.
1. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, giành cho các khoản đầu tư của các nhà đầu tư của bên kia chế độ đãi ngộ không kém ưu đãi hơn các đãi ngộ dành cho các khoản đầu tư hoặc các khoản thu từ đầu tư của các nhà đầu tư của bất cứ một nước thứ ba nào khác.
2. Trong phạm vi lãnh thổ của mình giành cho các nhà đầu tư của bên kia việc quản lý, bảo trì, sử dụng, hưởng hoặc thanh lý các khoản đầu tư trong chế độ đãi ngộ không kém ưu đãi hơn đãi ngộ dành cho các nhà đầu tư nước thứ ba nào khác.
3. Các quy định của Hiệp định này về chế độ đãi ngộ không kém phần ưu đãi hơn đãi ngộ dành cho các nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào khác không bắt buộc một bên phải dành cho các nhà đầu tư của bên kia các lợi ích, ưu đãi hoặc đặc quyền áp dụng cho:
a. Liên minh thuế quan, thị trường chung, khu vực thương mại tự do hoặc tổ chức kinh tế khu vực hiện tại hoặc tương lai,các biên pháp để thành lập liên minh thuế quan hoặc khu vực thương mại tự do mà một bên là hoặc sẽ là thành viên; hoặc
b. Hiệp định hoặc thoả thuận quốc tế hoàn toàn hoặc chủ yếu về thuế và các quy định trong nước nào hoàn toàn hoặc chủ yếu điều chỉnh về thuế.
1. Trường hợp các khoản đầu tư của các nhà đầu tư của một bên vào lãnh thổ của bên kia bị thiệt hại do chiến tranh hoặc xung đột vũ trang, cách mạng, tình trạng báo động quốc gia, đảo chính, khởi nghĩa hoặc bạo loạn trên lãnh thổ của một bên, các nhà đầu tư có liên quan sẽ được bồi thường, đền bù hoặc các cách giải quyết khác trong mọi trường hợp không kém ưu đãi hơn so với áp dụng trong các trường hợp tương tự đối với các nhà đầu tư của bất cứ nước thứ ba nào khác.
2. Không ảnh hưởng tới quy định trên của Điều này, trong phạm vi lãnh thổ mỗi bên đối với bất cứ vấn đề nào các nhà đầu tư được hưởng chế độ đãi ngộ không kém ưu đãi hơn so với đãi ngộ dành cho các nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào khác.
1. Trong phạm vi lãnh thổ của mỗi bên, khi các khoản đầu tư của bên kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bị tịch thu, các nhà đầu tư đó được đối xử công bằng. Không được áp dụng biện pháp tịch thu tài sản nào trừ khi vì mục đích công cộng hay đê bồi thường. Việc bồi thường đó phải công bằng, thực tế, có thể chuyển đổi tự do và được thực hiện không chậm trễ. Mức bồi thường tĩnh theo giá thị trường, trong trường hợp không tính được giá thị trường, mức bồi thường là tổn thất thực tế của khoản đầu tư bị tịch thu ngay trước ngày thông báo tịch thu. Khoản tiền này được tính theo các phương pháp do hai bên phù hợp với các phương pháp định giá chuẩn được quốc tế chấp nhận.
2. Tính hợp pháp của việc tịch thu tài sản và mức bồi thường và phương thức bồi thường phải tuân thủ các thủ tục do pháp luật quy định.
3. Khi một bên tịch thu tài sản của một công ty được thành lập theo pháp luật hiện hành của nước mình, và có cổ phần của nhà đầu tư bên kia, nước đó phải đảm bảo các quy định tại khoản (1) của điều này được áp dụng ở mức độ cần thiết để đảm bảo đền bù cho nhà đầu tư có cổ phần của bên kia.
Trong phạm vi luật pháp của mình, mỗi bên đảm bảo việc tự do chuyển nhượng các khoản đầu tư, các khoản thu từ các khoản đầu tư cũng như việc quy thành tiền toàn bộ hoặc một phần của các khoản đầu tư của các nhà đầu tư của bên kia, nhưng vẫn được áp dụng một cách công bằng và thiện chí các biện pháp cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn và độc lập của đồng tiền, vị thế tài chính đối với nước ngoài và cán cân thanh toán của nước mình. Các khoản thu nhập của công dân của một bên từ các hoạt động và dịch vụ có liên quan tới đầu tư trên lãnh thổ của bên kia, sau khi trả thuế và trừ các chi phí sinh hoạt theo các quy định của luật pháp, được chuyển tự do về nước mình.
Các khoản chuyển nhượng quy định tại Điều VI và VII sẽ được thực hiện không chậm trễ, theo quy định của pháp luật của từng nước. Các khoản chuyển nhượng như vậy sẽ được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá ngoại tệ chính thức tại thời điểm chuyển nhượng.
1. Nếu một bên thanh toán theo một hợp đồng bảo lãnh với chính các nhà đầu tư của họ đối với một khoản đầu tư hoặc một phần của khoản đầu tư trên lãnh thổ của bên kia, bên kia sẽ công nhận phần của bất cứ quyền phát sinh từ số tiền bồi thường đã trả bởi bên được bồi thường cho bên đó và rằng bên đó có quyền thực hiện các quyền của các nhà đầu tư đó. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết hàm chứa là việc nhận ra một phần của bên kia của các hành động trong bất cứ trường hợp nào hoặc bất số tiền đòi bồi thường nào phát sinh từ đó.
2. Nếu một bên yêu cầu thanh toán bằng đồng tiền hoặc tín dụng của nước bên kia theo điều khoản bồi thường, bên phải bồi thường sẽ được đối xử không kém phần ưu đãi hơn các ưu đãi dành cho tiền của một nhà đầu tư cá nhân thu được từ các hoạt động và giao dịch giống như các khoản thu mà bên được bồi thường được hưởng nhưng tuỳ thuộc vào các hạn chế hoặc điều kiện đó, nếu có, có thể áp dụng đối với bên được bồi thường. Số tiền và tín dụng đó sẽ luôn sẵn sàng một cách tự do đối với bên được bồi thường có liên quan nhằm mục đích trang trải các chi phí chính thức trên lãnh thổ của bên kia.
ĐIỀU X: Giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư và các bên
1. Mọi tranh chấp hoặc khác biệt, kể cả các tranh chấp về mức bồi thường cho việc tịch thu tài sản và các trường hợp tương tự, giữa một bên và nhà đầu tư của bên kia về đầu tư hoặc khoản thu từ đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ của bên đó được giải quyết bằng hoà giải thông qua thương lượng.
2. Nếu tranh chấp hoặc khác biệt đó không thể giải quyết được theo quy định tại khoản 1 điều này thì trong vòng 6 tháng kể từ ngày yêu cầu giải quyết tranh chấp, nhà đầu tư có thể đưa tranh chấp ra giải quyết tại:
a. Toà án có thẩm quyền của bên đó hoặc
b. Hội đồng trọng tài do hai bên thành lập; hoặc
c. Hội đồng trọng tài mà hai bên đồng ý lựa chọn; hoặc
d. Nếu vào thời điểm tranh chấp, hai bên đã là thành viên của Công ước về Giải quyết các tranh chấp về đầu tư giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ ngày 18/3/1965 ký tại Washington, D.C, thì tranh chấp có thể đưa ra Trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tư để hoà giải hoặc giải quyết bằng trọng tài.
3. Không bên nào được thông qua tranh chấp đã đưa ra trọng tài con đường ngoại giao để tác động đến việc giải quyết trừ khi việc giải quyết đã chấm dứt nhưng một bên không tôn trọng hoặc không tuân thủ các quyết định hoặc phán quyết của tổ chức giải quyết tranh chấp đã được chọn.
ĐIỀU XI: Giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan đến việc hiểu và thực hiện Hiệp định này
1. Các tranh chấp giữa các bên liên quan đến việc hiểu và thực hiện Hiệp định này được giải quyết bằng thương lượng bằng con đường ngoại giao.
2. Nếu tranh chấp không được giải quyết trọng vòng 6 tháng kể từ ngày mỗi bên thông báo cho bên kia biết bằng văn bản, tranh chấp đó được đưa ra giải quyết tại một hội đồng trọng tài quốc tế.
3. Hội đồng trọng tài quốc tế nói trên được thành lập như sau: hội đồng trọng tài gồm 3 trọng tài viên; mỗi bên sẽ chỉ định một trọng tài viên; hai trọng tài viên đó sẽ cùng nhất trí đề cử trọng tài viên thứ ba là người có quốc tịch của một nước thứ ba có quan hệ ngoại giao với cả hai bên; và trọng tài viên thứ ba sẽ được hai bên chỉ định làm Chủ tịch hội đồng trọng tài.
4. Nếu việc chỉ định thành viên hội đồng trọng tài không được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày yêu cầu xét xử bằng trọng tài, mỗi bên có thể mời Chánh án Toà án quốc tế chỉ định trọng tài viên trong vòng 3 tháng mà không cần có sự thoả thuận với bên kia. Nếu Chánh án có quốc tịch của một bên hoặc không thể thực hiện việc chỉ định này vì một lý do nào khác, việc chỉ định này sẽ được giao cho Phó Chánh án của Toà án quốc tế hoặc người có bậc kế tiếp tại Toà án quốc tế với điều kiện không phải là công dân của một trong hai bên.
5. Hội đồng trọng tài quy định các thủ tục xét xử. Hội đồng trọng tài ra các quyết định theo nguyên tắc số đông. Quyết định này là chung thẩm và ràng buộc cả hai bên.
6. Mỗi bên sẽ chịu chi phí của mình đối với trọng tài viên do mình đề cử và người đại diện của mình trong quá trình xét xử. Thù lao cho Chủ tịch hội đồng trọng tài và các chi phí còn lại sẽ được chia đều cho hai bên.
ĐIỀU XII: Áp dụng các quy định khác
Các quy định của Hiệp định này áp dụng mà không bị ảnh hưởng của quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa hai bên.
ĐIỀU XIII: Hội ý và sửa đổi bổ sung
1. Mỗi bên có thể yêu cầu gặp gỡ để hội ý về bất cứ vấn đề nào mà hai bên đồng ý thảo luận.
2. Hiệp định này có thể được sửa đổi bất cứ lúc nào nếu việc sửa đổi là cần thiết và được sự nhất trí của cả hai bên.
ĐIỀU XIV: Hiệu lực và chấm dứt hiệu lực
Hiệp định này sẽ có hiệu lực 30 ngày kể từ ngày các bên thông báo cho nhau rằng các yêu cầu về pháp lý của mình đã được hoàn thành. Hiệp định có hiệu lực trong khoảng thời gian ban đầu là 10 năm. Sau đó, Hiệp định có hiệu lực vô thời hạn, tuỳ thuộc vào quyền của mỗi bên chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này bằng cách thông báo cho bên kia bằng văn bản trước 12 tháng. Việc thông báo có thể được thực hiện bất cứ lúc nào sau khi kết thúc năm thứ 9. Tuy nhiên, đối với các khoản đầu tư được phê duyệt trong khi Hiệp định có hiệu lực, các quy định vẫn có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày chấm dứt hiệu lực của Hiệp định.
Ghi nhận việc này, đại diện hợp pháp cho Chính phủ các bên đã ký kết bản Hiệp định này.
Hiệp định được lập và ký kết tại Manila ngày 27 tháng 2 năm 1992 thành hai bản gốc.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ CHXHCN VIỆT NAM |
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ PHILIPPINES |
Tại thời điểm ký kết Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Philippines về Xúc tiến và Bảo hộ đầu tư, các bên đã đồng ý rằng hai bên sẽ trao đổi bản dịch Hiệp định bằng tiếng Việt và tiếng Philippines trong vòng 3 tháng sau ngày ký kết Hiệp định. Trong trường hợp hiểu sai, bản tiếng anh sẽ có giá trị.
Quy định này sẽ được coi là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp định.
Với sự chứng kiến, các bên đã ký kết Nghị định thư này.
Lập tại Manila ngày 27 tháng 2 năm 1992 thành hai bản gốc.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ CHXHCN VIỆT NAM |
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ PHILIPPINES |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.