VỀ HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CANADA (1994).
Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính phủ Canada ( từ đây về sau gọi chung là hai bên và gọi riêng là mỗi bên).
Với lòng mong muốn mở rộng mối quan hệ hữu nghị và thân thiện vốn có giữa hai bên;
Nhận thức rằng các mối liên hệ rộng lớn và đa dạng hơn giữa các thành phần kinh tế sẽ mang lại lơị ích chung cho cả hai nước;
Nhận thức tầm quan trọng của các hệ thống mậu dịch mở và các thể chế đầu tư nước ngoài;
Xét đến sự hợp tác chặt chẽ vốn có liên quan đến việc giúp đỡ kinh tế, kỹ thuật và giúp đỡ nhân đạo thông qua chương trình hợp tác phát triển của Canada;
Quyết tâm tiến hành các nỗ lực mới và liên tục nhằm củng cố, phát triển và đa dạng hoá sự hợp tác cùng có lợi về kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực;
Đã nhất trí như sau:
Hai bên nhất trí các mục tiêu của Hiệp định này là:
1. Đẩy mạnh các hoạt động trong các khu vực kinh tế tương ứng, các nỗ lực nhằm tăng cường sự hợp tác kinh tế, thương mại, công nghiệp và phát triển nguồn nhân lực;
2. Mở rộng mậu dịch hai chiều và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường của nhau;
3. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định các cơ hội thương mại và đầu tư cụ thể ở mỗi nước.
4. Củng cố và đẩy mạnh hợp tác phát triển nhằm thúc đẩy tiến trình cải cách kinh tế ở Cộng hoà Xã hôị Chủ nghĩa Việt Nam, phát triển mối quan hệ giữa các thể chế của Cộng hoà Xã hôị Chủ nghĩa Việt Nam và Canada và việc nâng cao tổng thể mối quan hệ kinh tế giữa hai bên.
Điều II - Hợp tác kinh tế, thương mại và công nghiệp
Hai bên chia sẻ cam kết đối với các nguyên tắc thị trường liên quan đến mậu dịch quốc tế và đầu tư nước ngoài. Hai bên nhất trí khuyến khích và tạo điều kiện, phù hợp với luật pháp, quy tắc và chính sách của mỗi nước và trên cơ sở công bằng và bình đẳng, cho các mối liên hệ trực tiếp và sự hợp tác rộng hơn giữa các cộng đòng, hiệp hội và tổ chức doanh nghiệp và khoa học và các cơ quan Chính phủ của hai nước.
Để đạt mục đích này, hai bên nhất trí:
1. Về hợp tác kinh tế, trao đổi các thông tin về các ưu tiên phát triển kinh tế, các chương trình kinh tế và dự báo quốc gia và các chính sách và sự phát triển có tác động đến quan hệ kinh tế giữa hai nước.
2. Về hợp tác mậu dịch và đầu tư:
a. Thúc đẩy và ủng hộ các phái đoàn mậu dịch và đầu tư, phân tích thị trường, các mối liên hệ giữa các cộng đồng doanh nghiệp và thể chế và các sáng kiến khác có tác dụng đưa các đối tác lại với nhau;
b. Trao đổi các thông tin về mậu dịch, đầu tư và thị trường phù hợp với luật pháp và quy định hiện hành của mỗi nước;
c. Trao đổi ngay từ đầu các thông tin thích hợp về các dự án công nghiệp có ý nghĩa quan trọng sẽ hình thành trong khu vực công cộng;
d. Xác định và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ hội mậu dịch và đầu tư bằng cách:
Đảm bảo rằng luật pháp, quy định, các thủ tục và thủ tục hành chính áp dụng chung có liên quan đến bất cứ lĩnh vực nào nằm trong khuôn khổ Hiệp định này phải được xuất bản ngay hoặc cung cấp ngay cho những người quan tâm;
Xác định các dự án và lĩnh vực cụ thể có tiềm năng cho mối quan tâm hợp tác;
Thông báo cho cộng đồng doanh nghiệp tương bứng ở nước kia về cơ hội đầu tư ở nước mình;
Khuyến khích việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng;
Đảm bảo rằng các thủ tục đăng ký và đầu tư nước ngoài không quá nặng nề.
a. Giúp đỡ trong việc xác định các nguồn thích hợp trong việc tài trợ cho dự án;
b. Tạo điều kiện thuận lợi, khi cần thiết, cho việc tổ chức các hội chợ, triển lãm công nghiệp và các hoạt động quảng cáo khuyến mãi khác;
c. Khuyến khích các cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các cố gắng của các doanh nghiệp này nhằm phát triển hoạt động liên doanh;
d. Tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp với luật pháp và quy định hiện hành của mỗi nước và trên cơ sở tương hỗ, cho việc vào và ra của các chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà khoa học, kỹ thuật viên khu vực công cộng và tư nhân cũng như xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị cần thiết cho các hoạt động nằm trong khuôn khổ của Hiệp định này;
e. Khuyến khích các hoạt động chung giữa các công ty Canada và xí nghiệp và các tổ chức của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong việc xuất khẩu sang nước thứ ba;
f. Xem xét các vật cản mậu dịch và đầu tư có thể ngăn cản việc đạt được các mục tiêu của Hiệp định này nhằm xoá bỏ các cản trở đó;
3. Thúc đẩy và cải thiện sự hợp tác kinh tế giữa Canada và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua các kênh thích hợp phù hợp với các chính sách và những ưu tiên phát triển kinh tế của mỗi bên, bằng cách khuyến khích, ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho:
a. Việc trao đổi thông tin về công nghệ và sự tinh thông nghề nghiệp;
b. Việc ứng dụng công nghiệp các kết quả nghiên cứu và phát triển và chuyển giao công nghệ nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng, thích ứng và cải tiến các sản phẩm hiện có cũng như sản phẩm công nghệ cao, các quy trình và kỹ năng quản lý;
c. Các sáng kiến nhằm cải tiến việc kiểm tra chất lượng và các tiêu chuẩn sản phẩm, đặc biệt sản phẩm dành cho xuất khẩu;
d. Kết thúc các thoả thuận cấp giấy phép và các hiệp định tư vấn công nghiệp giữa khu vực tư nhân Canada và khu vực công cộng và các khu vực khác của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Hai bên chia xẻ cam kết về khái niệm hợp tác phát triển trên cơ sở nhất trí chung phản ánh những nhu cầu của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các chính sách hợp tác phát triển của Canada nhằm đóng góp vào mối quan hệ lâu dài và cùng có lợi giữa hai nước để:
1. Thúc đẩy tiến trính cải cách kinh tế đang diễ ra tại Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và việc hội nhập của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào kinh tế thế giới thông qua việc thực hiện các dự án và chương trình liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và thể chế và việc phát triển nguồn nhân lực.
2. Khuyến khích và giúp đỡ các tổ chức, thể chế và doanh nghiệp của hai bên thiết lập các mối quan hệ hợp tác lâu dài. Các lĩnh vực cụ thể của sự hợp tác và cơ chế hoạt động sẽ được thoả thuận trong Hiệp định về hợp tác phát triển.
Hai bên cũng đồng ý khuyến khích việc mở rộng trao đổi nghề nghiệp và kỹ thuật thông qua các mối liên kết các thể chế, tổ chức và cá nhân của Canada và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Hai bên cũng đồng ý các hoạt động phát triển do Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đảm trách với sự hợp tác của Canada sẽ thúc đẩy phát triển lâu dài.
Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu sẽ thuộc các lĩnh vực ưu tiên tương ứng về kinh tế, đầu tư mậu dịch, công nghiệp và phát triển của hai bên, các lĩnh vực này có thể bao gồm:
1. Năng lượng, đặc biệt là phát triển dầu khí;
2. Tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả quản lý tài nguyên lâm sản và các ngành công nghiệp liên quan; thuỷ hải sản , gia súc và khai khoáng, bao gồm việc thăm dò địa chất, phát triển hầm mỏ và công nghiệp luyện kim
3. Vô tuyến viễn thông và công nghệ thông tin;
4. Chế biến nông sản và thực phẩm, bao gồm các kho chứa, xử lý và kinh tiêu
5. Xây dựng, đặc biệt là việc phát triển cảng, sân bay, đường bộ, đường sắt và tiện nghi sinh hoạt đô thị.
6. Giao thông vận tải và các dịch vụ cung tiêu
7. Hàng không, đặc biệt là các máy bay hoạt động tầm ngắn trong khu vực
8. Chế tạo, đặc biệt là thiết bị vận tải:
9. Bảo vệ môi trường
10. Phát triển nguồn nhân lực;
11. Xây dựng thể chế, đặc biệt trong các lĩnh vực chính sách kinh tế, môi trường và pháp lý;
12. Dịch vụ kinh doanh chuyên nghiệp
13. Dịch vụ tài chính; và
14. Các lĩnh vực khác theo thoả thuận của hai bên.
1. Việc thực hiện Hiệp định này sẽ đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và trao đổi ý kiến thường xuyên giữa hai chính phủ. Do đó hai bên thoả thuận việc thành lập Uỷ ban kinh tế liên Chính phủ (từ đây về sau sẽ gọi là "Uỷ ban") để đạt các mục tiêu của Hiệp định này và trao đổi bất cứ vấn đề gì liên quan đến Hiệp định này.
2. Uỷ ban sẽ bao gồm các đại diện của hai bên ở cấp Bộ trưởng hoặc quan chức cao cấp, các quan chức này sẽ do chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Mậu dịch quốc tế Canada chỉ định. Uỷ ban sẽ nhóm họp theo định kỳ, các cuộc họp sẽ luân phiên ở Canada và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
3. Uỷ ban sẽ thành lập các tiểu ban hoặc nhóm công tác nếu cần thiết. Thành phần của các nhóm công tác này sẽ do hai bên quyết định.
Điều VI- Hiệu lực, sửa đổi, thời hạn và chấm dứt
1. Để Hiệp định này có hiệu lực, hai bên sẽ thông báo cho nhau bằng thư trao đổi với bên kia rằng các đòi hỏi pháp lý tương ứng của bên mình đã được hoàn tất. Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày trao đổi thư hoặc trong trường hợp việc trao đổi thư không diễn ra cùng ngày, sẽ có hiệu lực kể từ ngày nhận được thư sau cùng.
2. Hiệp định này sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi chấm dứt nếu một trong hai bên thông báo cho bên kia bằng văn bản trước 6 tháng.
3. Theo yêu cầu của một trong hai bên, Hiệp định này có thể điều chỉnh lại theo sự đồng ý của hai bên. Sự hợp tác tính đến trong Hiệp định này phù hợp với luật pháp, quy định và chính sách hiện hành ở Canada và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
4. Việc sửa đổi hoặc chấm dứt Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến các thoả thuận và hợp đồng đã đạt được hoặc các đảm bảo do Hiệp định này hoặc các thoả thuận hoặc dàn xếp mậu dịch hoặc đầu tư khác mang lại.
Dưới sự chứng kiến và được uỷ quyền đầy đủ, Hiệp định này đã được ký kết bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Việt, mỗi thứ tiếng làm hai bản có giá trị như nhau.
Làm tại Ottawa, ngày 21 tháng 6 năm 1994
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ |
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.