BỘ NGOẠI GIAO |
|
Số: 68/2004/LPQT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2004 |
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ma-lai-xi-a về hợp tác công nghệ thông tin và truyền thông có hiệu lực từ ngày 21 tháng 04 năm 2004./.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại diện là Bộ Bưu chính, Viễn thông và Chính phủ Ma-lai-xi-a, đại diện là Bộ Năng lượng, Truyền thông và Đa phương tiện (sau đây được gọi riêng rẽ là “một bên” và gọi chung là “các Bên”);
Mong muốn tăng cường quan hệ song phương giữa các Bên trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông (sau đây gọi tắt là “ICT”);
Nhận thấy tiềm năng hợp tác về thương mại và công nghệ giữa các Bên trong lĩnh vực ICT và nhu cầu khai thác các khả năng và cơ hội trong lĩnh vực này một cách toàn diện và trọng tâm hơn;
Nhận thấy nhu cầu tăng cường hơn nữa các mối liên kết trong lĩnh vực ICT giữa các Bên với mục đích thúc đẩy các khả năng và cơ hội của cả hai bên;
Cùng mong muốn thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực ICT;
Dự định tiến hành chương trình hợp tác về mặt công nghiệp và công nghệ trong lĩnh vực ICT nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác kinh doanh giữa các Bên;
Nhất trí với các điều khoản sau:
1. Căn cứ vào các điều khoản của Bản ghi nhớ này, căn cứ vào luật pháp, các chính sách, nguyên tắc và quy định của mỗi quốc gia, các Bên nhất trí thắt chặt hơn nữa mối quan hệ song phương và trao đổi thông tin liên quan đến lĩnh vực ICT theo Bản ghi nhớ này và trên cơ sở bình đẳng, có đi có lại và hai bên cùng có lợi.
2. Mối quan hệ và trao đổi thông tin liên quan đến lĩnh vực ICT trong Bản ghi nhớ này, trong bất cứ trường hợp nào, cũng không giới hạn quyền của mỗi Bên trong việc đưa ra và tiến hành các biện pháp nhằm bảo đảm quyền lợi quốc gia của Bên đó.
Bộ Bưu chính, Viễn thông, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Năng lượng, Truyền thông và Đa phương tiện thay mặt Chính phủ Ma-lai-xi-a sẽ là các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện Bản ghi nhớ này.
Điều 3. Các thoả thuận với các cơ quan liên quan
Các Bên sẽ khuyến khích các cơ quan, tổ chức và các công ty liên quan của cả hai nước hợp tác nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn và trao đổi thông tin liên quan đến lĩnh vực ICT và trong trường hợp thích hợp, có thể xúc tiến ký kết thoả thuận hoặc hợp đồng hoặc tiến hành các hoạt động hoặc dự án mà các Bên cùng nhất trí.
Phạm vi hợp tác giữa các Bên có thể bao gồm các lĩnh vực liên quan đến ICT vào bất cứ thời điểm nào thích hợp cho cả hai bên như sau:
(a) phát triển thoả thuận hợp tác theo định hướng dự án trong lĩnh vực công nghiệp ICT và đa phương tiện hoặc các lĩnh vực khác do các Bên nhất trí;
(b) trao đổi thông tin và chia sẻ ý kiến, nếu cần thiết, về các chiến lược và những thông lệ tốt nhất trong việc phát triển công nghiệp ICT và đa phương tiện;
(c) thúc đẩy hợp tác kinh doanh và khuyến khích đầu tư dài hạn vào ngành ICT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm và phần cứng;
(d) thúc đẩy hợp tác nhằm tăng cường quảng bá hàng hóa và dịch vụ ICT trên thị trường của các Bên;
(e) thúc đẩy trao đổi thông tin và thoả thuận thực hiện các dự án nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực liên quan đến ICT và/hoặc các lĩnh vực khác mà hai bên nhất trí;
(f) phát triển và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực ICT;
(g) thúc đẩy trao đổi thông tin và hợp tác trong việc xây dựng các quy định và luật về ICT; và
(h) bất cứ các lĩnh vực hợp tác khác trong lĩnh vực ICT mà các Bên nhất trí.
Để thực hiện phạm vi hợp tác nêu tại Điều 4, một Nhóm công tác Việt Nam - Ma-lai-xi-a trong lĩnh vực ICT (sau đây được gọi là “Nhóm công tác”) sẽ được thành lập nhằm xác định và hỗ trợ các chương trình với mục đích:
(a) phát triển công nghệ, phát triển các sản phẩm và dịch vụ; phát triển thị trường và thương mại trong lĩnh vực ICT do các Bên tiến hành;
(b) tăng cường các kỹ năng của cán bộ thông qua việc tiến hành trao đổi chương trình, và thông qua việc đồng tài trợ tổ chức các hội nghị, các chương trình đào tạo và hội thảo trong lĩnh vực ICT;
(c) nếu có thể, thu hút sự tham gia của các doanh nhân ở cả Việt Nam và Ma-lai-xi-a nhằm tăng cường việc thành lập các doanh nghiệp mới;
(d) trao đổi thông tin và các tài liệu theo chủ đề các bên cùng quan tâm trong lĩnh vực ICT và thiết lập các kênh trao đổi thông tin và tài liệu một cách thích hợp;
(e) tạo các cơ hội cho mỗi Bên làm quen với cơ cấu tổ chức, luật pháp, quy định, chính sách, phương pháp và thủ tục của Bên kia; và
(f) các lĩnh vực hợp tác khác mà các Bên cùng nhất trí.
Điều 6. Thành phần và trách nhiệm của nhóm công tác
1. Một đại diện của Bộ Bưu chính, Viễn thông của Việt Nam và một đại diện Bộ Năng lượng, Truyền thông và Đa phương tiện của Ma-lai-xi-a sẽ là hạt nhân của Nhóm công tác. Các thành viên khác sẽ được chỉ định bởi mỗi Bên khi cần thiết.
2. Nhóm công tác sẽ có trách nhiệm:
(a) chuẩn bị các đề xuất chương trình hàng năm trong quá trình thực hiện Bản ghi nhớ này để các Bên thông qua;
(b) liên hệ với các cơ quan hữu quan của mỗi Bên nhằm hỗ trợ việc thực hiện Bản ghi nhớ này;
(c) đề xuất các phương thức mới và các lĩnh vực hợp tác giữa các Bên trong lĩnh vực ICT để các Bên phê duyệt; và
(d) báo cáo định kỳ với Chính phủ các Bên về tiến độ thực hiện các hoạt động và chương trình theo Bản ghi nhớ này.
3. Nhóm Công tác sẽ họp ít nhất một năm một lần, địa điểm luân phiên, ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc ở Ma-lai-xi-a. Ngoài ra, Nhóm công tác có thể tiến hành họp vào bất cứ thời điểm nào mà các Bên thấy cần thiết.
4. Thành phần của Nhóm công tác và các nội dung cơ bản sẽ được xác định trước mỗi phiên họp của Nhóm công tác.
Điều 7. Kinh phí và các nguồn lực
1. Căn cứ vào mục 2 của Điều khoản này, các thoả thuận về mặt tài chính đối với các chi phí để tiến hành các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Bản ghi nhớ này sẽ được nhất trí bởi các Bên theo từng trường hợp, tuỳ thuộc điều kiện về tài chính và các nguồn lực.
2. Mỗi Bên sẽ tự trang trải chi phí cho thành viên của mình khi tham gia các phiên họp của Nhóm công tác.
Điều 8. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
1. Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ sẽ được thực thi theo đúng luật pháp và quy định của mỗi Bên và các điều ước quốc tế mà mỗi Bên là thành viên.
2. Việc sử dụng tên, logo và /hoặc biểu tượng chính thức của bất cứ Bên nào trong các ấn phẩm, tài liệu và/hoặc văn bản sẽ bị cấm nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Bên kia.
3. Không ảnh hưởng đến các quy định nêu tại Điều này, mỗi Bên sẽ có quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phát triển công nghệ, phát triển các sản phẩm, dịch vụ, do Bên đó tiến hành một cách độc lập và riêng rẽ.
1. Mỗi Bên sẽ phải thực hiện việc bảo mật các các tài liệu, thông tin và các dữ liệu khác nhận được hoặc cung cấp cho Bên kia trong quá trình thực hiện Bản ghi nhớ này hoặc bất kỳ một thoả thuận hoặc hợp đồng khác được ký kết căn cứ vào Bản ghi nhớ này.
2. Các Bên nhất trí rằng các nội dung trong Điều khoản này sẽ tiếp tục có hiệu lực trong một thời gian do các Bên thoả thuận không phụ thuộc vào việc chấm dứt hiệu lực Bản ghi nhớ này.
Mỗi Bên có thể yêu cầu bằng văn bản việc sửa đổi tất cả hoặc một phần Bản ghi nhớ này. Bất kỳ việc sửa đổi nào do các Bên cùng nhất trí sẽ được thực hiện bằng văn bản và sẽ trở thành một phần không tách rời của Bản ghi nhớ này. Nội dung sửa đổi sẽ có hiệu lực vào ngày do các Bên quyết định. Bất kỳ việc sửa đổi nào cũng không được làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ nảy sinh từ hoặc căn cứ vào Bản ghi nhớ này trước hoặc tính đến ngày sửa đổi có hiệu lực.
Vì lý do an ninh quốc gia, quyền lợi quốc gia, trật tự công cộng hoặc sức khoẻ cộng đồng, mỗi Bên có quyền tạm dừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần Bản ghi nhớ này. Việc đình chỉ sẽ có hiệu lực ngay sau khi một Bên nhận được thông báo về việc đình chỉ hiệu lực của Bên kia qua đường ngoại giao.
Điều 12. Giải quyết tranh chấp
Bất kỳ một sự bất đồng hoặc tranh chấp phát sinh giữa các Bên liên quan đến việc giải thích và/hoặc thực hiện và/hoặc áp dụng bất kỳ điều khoản nào của Bản ghi nhớ này sẽ được giải quyết một cách thân thiện bằng thương lượng và/hoặc đàm phán giữa các Bên thông qua đường ngoại giao mà không cần có sự tham gia của bên thứ ba hoặc Trọng tài quốc tế.
Việc thực hiện bất kỳ một hoạt động nào theo Bản ghi nhớ này phải phù hợp với luật pháp và quy định hiện đang có hiệu lực ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ở Ma-lai-xi-a.
Điều 14. Hiệu lực, thời hạn và kết thúc
1. Bản ghi nhớ này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị trong thời hạn ba (03) năm và được mặc nhiên gia hạn thêm ba (03) năm nữa, trừ khi trong vòng tối thiểu chín mươi (90) ngày trước khi Bản ghi nhớ hết hiệu lực, một Bên thông báo bằng văn bản cho Bên kia ý định chấm dứt hiệu lực Bản ghi nhớ này.
2. Một Bên có thể chấm dứt hiệu lực Bản ghi nhớ thông qua thông báo bằng văn bản cho Bên kia ý định chấm dứt hiệu lực Bản ghi nhớ này, thông qua đường ngoại giao, trong vòng tối thiểu chín mươi (90) ngày trước khi Bên đó có ý định như vậy.
3. Việc chấm dứt hiệu lực Bản ghi nhớ này không ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động hoặc chương trình đã được thoả thuận giữa các Bên trước ngày Bản ghi nhớ chấm dứt hiệu lực.
Để làm bằng, những người được Chính phủ hai Bên ủy quyền đầy đủ, cùng ký vào Bản ghi nhớ này.
Làm tại Putrajaya, ngày 21 tháng 04 năm 2004 thành hai (02) bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Malay và tiếng Anh; tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng để đối chiếu./.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ MA-LAI-XI-A |
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.