BỘ
NGOẠI GIAO |
|
Số: 110/2004/LPQT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2004 |
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã Hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len về các vấn đề di cư có hiệu lực từ ngày 28 tháng 10 năm 2004./.
TL. BỘ TRUỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT
PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Anh
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là "Việt Nam") và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (sau đây gọi là "Anh") (sau đây gọi chung là "các Bên”) Mong muốn tăng cường hợp tác song phương về các vấn đề di cư, đặc biệt là tạo thuận lợi cho việc di cư hợp pháp, chống nhập cư bất hợp pháp và bảo đảm hồi hương nhanh chóng, hiệu quả người nhập cư bất hợp pháp,
Đã thỏa thuận như sau:
1. 1. Các Cơ quan được chỉ định của các Bên sẽ hợp tác trong phạm vi thẩm quyền của mình, phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam và Anh ký kết hoặc gia nhập, đồng thời tuân thủ pháp luật của mỗi nước. Các Cơ quan được chỉ định là Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an Việt Nam và Cục Nhập cư và Quốc tịch Bộ Nội vụ Anh.
1.2. Hợp tác theo Bản ghi nhớ này được xây dựng trên cơ sở quan hệ tốt đẹp hiện nay và hợp tác trong lĩnh vực di cư nhằm cải thiện quá trình di cư hợp pháp, chống nhập cư bất hợp pháp và bảo đảm hồi hương nhanh chóng, hiệu quả người nhập cư bất hợp pháp.
1.3. Trong quá trình hợp tác theo Bản ghi nhớ này, các Bên có thể thảo luận và quyết định những biện pháp có hiệu quả chống nhập cư bất hợp pháp và tăng cường quá trình hồi hương.
1.4. Bản ghi nhớ này không ảnh hưởng đến các hình thức hợp tác khác được các Bên thỏa thuận.
1.5. Vì những mục đích của Bản ghi nhớ này, "di cư hợp pháp" được hiểu là việc nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ của một Bên có thời hạn hoặc mục đích phù hợp với pháp luật nhập cư của Bên đó.
1.6. Vì những mục đích của Bản ghi nhớ này, "nhập cư bất hợp pháp" là việc nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ của một Bên có thời hạn hoặc mục đích không phù hợp với pháp luật nhập cư của Bên đó.
2.1. Mục đích của Bản ghi nhớ này và của việc hợp tác quy định dưới đây:
(a) Cải thiện quá trình di cư hợp pháp của công dân Bên này đến Bên kia;
(b) Đấu tranh có hiệu quả chống nhập cư bất hợp pháp;
(c) Thúc đẩy di cư hợp pháp và giảm thiểu hiệu quả nhập cư bất hợp pháp, kể cả việc đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực cho những người đi lại hợp pháp và cấp Giấy thông hành hồi hương cho những người nhập cư bất hợp pháp;
(d) Đấu tranh có hiệu quả chống các hoạt động của những tổ chức, cá nhân tham gia vào việc buôn bán người và xử lý thích đáng những tổ chức, cá nhân có liên quan, phù hợp với pháp luật của mỗi Bên.
3.1. Nguyên tắc đưa trở về
3.1.1. Việt Nam sẽ nhận trở lại công dân Việt Nam bị Anh trục xuất do vi phạm pháp luật nhập cư, phù hợp với những nguyên tắc và thủ tục nêu tại Bản ghi nhớ này.
3.1.2. Quá trình trục xuất và nhận trở lại sẽ được thực biện phù hợp với pháp luật nhập cư của các Bên và luật pháp quốc tế, bảo đảm các nguyên tắc trật tự, an toàn, tôn trọng nhân phẩm, có tính đến khía cạnh nhân đạo, tính thống nhất gia đình và các quyền nhân thân cũng như tài sản của những người trở về theo các điều ước quốc tế có liên quan.
3.1.3. Trước khi chuyển giao, Anh sử cho phép người trở về giải quyết các vấn đề cá nhân và tài sản trong một thời hạn hợp lý và trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.
3.1.4. Người trở về có quyền mang theo hoặc chuyển về Việt Nam các khoản tiền và tài sản thuộc về họ một cách hợp pháp.
3.2. Đối tượng đưa trở về
3.2.1. Việt Nam sẽ nhận trở lại những người đáp ứng các điều kiện sau:
(a) Chỉ có quốc tịch Việt Nam;
(b) Đã thường trú tại Việt Nam trước khi nhập cảnh vào Anh;
(e) Đã nhận được thông báo pháp lý về Quyết định bị trục xuất ra khỏi Anh về Việt Nam, phù hợp với pháp luật của Anh.
3.2.2. Nếu công dân Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại Anh có thị thực nhập cảnh hoặc giấy phép cư trú hoặc giấy tờ đi lại còn giá trị, kể cả giấy thông hành và giấy tờ nhân thân tạm thời được cấp theo Công ước Giơ-ne-vơ ngày 28/7/1951 về Quy chế người tỵ nạn được sửa đổi theo Nghị định thư New York ngày 31/01/1967 về Quy chế người tỵ nạn do cơ quan có thẩm quyền của một nước thứ ba cấp trước khi bi trục xuất khỏi Anh, Anh sẽ nỗ lực đưa người này về nước thứ ba đó. Trong trường hợp Anh không thể đưa người này về nước thứ ba đó hoặc người này không muốn quay trở lại nước thứ ba đó, Việt Nam sẽ xem xét nhận trở lại trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, phù hợp với nguyện vọng của đương sự và pháp luật của Việt Nam.
3.2.3. Công dân Việt Nam nhập cảnh Anh trước ngày Bản ghi nhớ này có hiệu lực không thuộc đối tượng đưa trở về theo quy định tại Bản ghi nhớ này. Việc trục xuất và nhận trở lại công dân Việt Nam nhập cảnh Anh trước ngày Bản ghi nhớ này có hiệu lực và đang cư trú bất hợp pháp tại Anh sử được thực hiện theo những thủ tục hiện hành theo quy định pháp luật nhập cư của các Bên.
3.2.4. Trong trường hợp xảy ra nhầm lẫn thật sự dẫn đến việc cấp Giấy thông hành Việt Nam cho một người không đáp ứng những điều kiện đưa trở về Việt Nam theo quy định của Bản ghi nhớ này mà người này đã được đưa trở về Việt Nam, Anh sẽ nhận trở lại và chịu mọi chi phí đưa người đó trở lại Anh.
3.3. Thủ tục đưa trở về
3.3.1. Sau khi xác định một người thuộc đối tượng được thu xếp đưa trở về phù hợp với Bản ghi nhớ này, Cơ quan được chỉ định của Anh sẽ chuyển cho Cơ quan được chỉ định của Việt Nam thông qua Đại sứ quán Anh tại Hà Nội những giấy tờ sau:
(a) Đề nghị của Anh về việc cấp Giấy thông hành nhằm tạo điều kiện cho việc nhập cảnh Việt Nam của những người có tên trong Danh sách những người được đề nghị nhận trở lại( kèm theo) thân mẫu do Cơ quan chỉ định của Việt Nam ban hành;
(b) Bản sao văn bản pháp lý thông báo cho người được đề nghị nhận trở lại biết về việc sử bị trục xuất ra khỏi Anh về Việt Nam;
(c) Bản chính hoặc bản sao các giấy tờ liên quan đến quốc tịch và nhân thân của người được đề nghị nhận trở lại được Cơ quan được chỉ định của Anh chứng nhận (nếu có); và
(d) Bản tự khai đã được điền đầy đủ dành cho người được đề nghị nhận trở lại theo mẫu do Cơ quan được chỉ định của Việt Nam ban hành.
Tất cả các giấy tờ nêu trên bằng tiếng Anh phải được dịch ra tiếng Việt có xác nhận và bản sao những giấy tờ đó phải được viên chức có thẩm quyền của Anh chứng thực. Đại sứ quán Anh tại Hà Nội có thể thực hiện việc dịch những giấy tờ này.
3.3.2. Quốc tịch Việt Nam và nhân thân của người được đề nghị nhận trở lại có thể được chứng minh bởi một trong những loại giấy tờ thật và còn giá trị sau:
(a) Hộ chiếu Việt Nam;
(b) Giấy chứng minh nhân dân Việt Nam;
(c) Giấy chứng nhận quốc tịch Việt Nam;
(d) Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
(e) Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
3.3.3. Trong thời hạn năm (5) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị nhận trở lại và nếu người được đề nghị nhận trở lại có giấy tờ dùng để xác định quốc tịch Việt Nam và nhân thân phù hợp với Bản ghi nhớ này, Cơ quan dược chỉ định của Việt Nam sẽ trả lời bằng văn bản về việc cần thiết hay không cần thiết xác minh giấy tờ đó. Trong những trường hợp khác, Cơ quan được chỉ định của Việt Nam sẽ tiến hành xác minh quốc tịch, nhân thân người được đề nghị nhận trở lại và trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị nhận trở lại sẽ thông báo bằng văn bản cho Cơ quan được chỉ định của Anh về việc đồng ý hay không đồng ý nhận trở lại Trong trường hợp đồng ý nhận trở lại, Cơ quan được chỉ định của Việt Nam sẽ cấp Giấy thông hành trong thời hạn năm (5) ngày làm việc và chuyển ngay cho Cơ quan được chỉ định của Anh thông qua Đại sứ quán Anh tại Hà Nội.
Trong trường hợp không khẳng định được quốc tịch Việt Nam hoặc nhân thân của người được đề nghị nhận trở lại. Cơ quan được chỉ định của Việt Nam sẽ giải thích lý do.
3.3.4. Chậm nhất là bảy (7) ngày làm việc trước chuyến bay đưa người được nhận trở lại về Việt Nam. Cơ quan được chỉ định của Anh sẽ thông báo bằng văn bản cho Cơ quan được chỉ định của Việt Nam về họ tên của người này và các chi tiết về chuyến bay. Việc thông báo các công việc chuẩn bị đưa người trở về có thể được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi Cơ quan được chỉ định của Việt Nam khẳng định đồng ý nhận trở lại người được đề nghị. Cơ quan được chỉ định của Việt Nam sẽ khẳng định lại không chậm trễ ngày tiếp nhận. Trong trường hợp cần có viên chức của Anh đi kèm người được nhận trở lại, tất cả những chi tiết nhân thân cần thiết cho việc cấp thị thực cho những viên chức này phải được phía Anh thông báo trước cho Cơ quan được chỉ định của Việt Nam chậm nhất là bảy (7) ngày làm việc trước chuyến bay. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ cấp không chậm trễ thị thực nhập cảnh cho những viên chức này.
3.3.5. Khi bàn giao người trở về tại sân bay Việt Nam, viên chức đi kèm của Anh sẽ trao cho Cơ quan được chỉ định của Việt Nam Giấy thông hành có liên quan và những giấy tờ cá nhân khác của người trở về (nếu có), lập và ký Biên bản bàn giao, kèm theo danh sách những người trở về.
3.3.6. Theo đề nghị của Cơ quan được chỉ định của Anh, Cơ quan được chỉ định của Việt Nam nếu thấy cần thiết sẽ cử viên chức sang Anh để thẩm vấn người được đề nghị đưa trở về.
3.3.7. Các nguyên tắc và thủ tục quy định từ khoản 3.3.1 đến 3.3.6 nói trên cũng được áp dụng tương ứng (mutatis mutandis) đối với việc nhận trở lại công dân Anh bị Việt Nam trục xuất.
3.3.8. Anh sẽ chịu toàn bộ chi phí chuyên chở người trở về đến Việt Nam và sẽ cung cấp các khoản tài chính cấn thiết cho việc đưa tiếp người này về địa phương gốc và sẽ xem xét thuận lợi việc chi phí cho các viên chức của Việt Nam sang Anh thẩm vấn theo quy định tại điểm 3.3.6.
3.4. Đi lại hợp pháp
3.4.1. Các Bên thống nhất theo đuổi mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể được cho những người đi lại hợp pháp của hai nước, phù hợp với pháp luật liên quan và các quy định về kiểm tra nhập cảnh, cụ thể là:
(a) Thỏa thuận về thủ tục nhằm bảo đảm cho những người đi lại hợp pháp có thể được cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần một cách nhanh chóng và đơn giản;
(b) Tạo thuận lợi. không có những chậm chễ và hạn chế không cần thiết đối với những chuyến đi vì mục đích chính thức hoặc ngoại giao; và
(c) Đối xử công bằng và tôn trọng đối với tất cả người xin thị thực và mọi loại thị thực
3.4.2. Các Bên sẽ khuyến khích và tăng cường việc di cư hợp pháp của công dân hai nước.
3.5. Ngăn cản nhập cư bất hợp pháp.
3.5.1. Các Bên sẽ trao đổi đều đặn thông tin chiến lược, thông tin về pháp luật nhập cư trên cơ sở có đi có lại và thường kỹ giữa các cơ quan có liên quan.
3.5.2. Các Bên sẽ tăng cường hợp tác để triệt phá các tổ chức và cá nhân khác tham gia vào việc tiếp tay cho nhập cư bất hợp pháp. Các Cơ quan được chỉ định sẽ cùng nhau làm việc nhằm thúc đẩy các biện pháp hữu hiệu và thực hiện những hành động chung nhằm ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp.
3.5.3. Anh sẽ xem xét thuận lợi mọi đề nghị của Việt Nam về việc trợ giúp đào tạo nghiệp vụ phát hiện giấy tờ giả, kể cả hộ chiếu và các giấy tờ khác được nộp kèm theo đơn xin cấp thị thực.
3.5.4. Tất cả việc trao đổi những thông tin quy định trong Bản ghi nhớ này sẽ được thực hiện phù hợp với pháp luật được áp dụng và có liên quan của các Bên.
3.5.5. Trong hợp tác với các nước khác, các Bên sẽ tìm cách phối hợp hành động tại những nước mà công dân Việt Nam và công dân Anh thường quá cảnh với mục đích nhập cảnh bất hợp pháp vào lãnh thổ Bên kia, nhằm vào đối tượng tổ chức việc nhập cảnh bất hợp pháp như vậy, ngăn chặn việc ra đi tiếp, phát hiện và trừng trị những đối tượng có trách nhiệm trong việc tiếp tay cho nhập cư bất hợp pháp.
Việc hợp tác quy định trong Bản ghi nhớ này sẽ tuân theo các thủ tục sau:
4.1. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, các Cơ quan được chỉ định, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện việc hợp tác song phương.
4.2. Viên chức của các Cơ quan được chỉ định sẽ gặp nhau khi cần thiết để trao đổi về việc hợp tác theo Bản ghi nhớ này, kiểm điểm các tiến bộ đã đạt được và thỏa thuận về những biện pháp cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu của Bản ghi nhớ này.
5.1. Bản ghi nhớ này có hiệu lực kể từ ngày ký và sử có hiệu lực trong thời hạn năm (5) năm.
5.2. Nếu sáu (6) tháng trước khi Bản ghi nhớ này hết hiệu lực, không Bên nào thông báo cho Bên kia bằng văn bản về việc hủy bỏ hiệu lực của Bản ghi nhớ này, Bản ghi nhớ này sẽ tiếp tục có hiệu lực thêm năm (5) năm nữa và sử được gia hạn theo cách như vậy.
5.3. Mọi tranh chấp về việc giải thích hoặc thực hiện Bản ghi nhớ này sẽ được giải quyết thông qua tư vấn giữa các Bên và sử không được đưa ra giải quyết tại bất kỳ một tòa án quốc gia, tòa án quốc tế hoặc một bên thứ ba.
5.4. Mỗi Bên có thể chấm dứt hiệu lực của Bản ghi nhớ này thông qua việc gửi thông báo bầng văn bản cho Bên kia trước sáu (6) tháng.
5.5. Bản ghi nhớ này có thể được sửa đổi hoặc bổ sung theo thỏa thuận và được khẳng định bằng văn bản giữa các Bên.
Ký tại Hà Nội ngày 28 tháng 10 năm 2004 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau./.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
THAY MẶT CHÍNH PHỦ
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.