BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3955/CĐ-PCTT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2024 |
CÔNG ĐIỆN
VỀ VIỆC CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI MƯA, LŨ, SẠT LỞ ĐẤT VÀ NGẬP ÚNG
BAN CHỈ HUY PHÒNG THỦ DÂN SỰ, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN BỘ CÔNG THƯƠNG điện:
|
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực Đông
Bắc Bộ; |
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm ngày 09/6/2024 và sáng ngày 10/6/2024, ở khu vực Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to như Lao Chải (Hà Giang) 144mm, Phìn Ngan (Lào Cai) 99mm, Hải Hà (Quảng Ninh) 319mm, Hải Phòng 200mm... đã xảy ra tình trạng ngập úng tại một số khu vực tại Hà Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài ra, theo Bản tin của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang - Đài Khí tượng thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, vào hồi 11h00 ngày 10/6/2024, mực nước trên sông Gấm tại trạm thủy văn Bắc Mê ở mức +124,11m (trên mức BĐ3 0,11m), và dự báo tiếp tục trên BĐ3 từ 0,6-1,2m, nguy cơ gây ra ngập lụt tại các khu vực trũng thấp ven sông Gấm tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Thực hiện Công điện số 03/CĐ-QG hồi 13 giờ 30 ngày 10/6/2024 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, để chủ động ứng phó với mưa, lũ, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân; Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị ngành Công Thương khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Đối với các chủ đập thủy điện
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ. Nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, thực hiện nghiêm lệnh vận hành của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, tổ chức vớt rác lòng hồ khu vực đập và thượng lưu đập. Trong tình huống có phát sinh vướng mắc trong quá trình vận hành đề nghị báo cáo kịp thời về Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai để có phương án chỉ đạo điều hành phù hợp.
- Tổ chức tự kiểm tra công tác an toàn đập, nhất là an toàn đối với công trình điều tiết và các trang thiết bị phục vụ vận hành xả lũ, phát hiện kịp thời các hư hỏng, sự cố để có biện pháp xử lý đảm bảo an toàn và gửi báo cáo kết quả về Bộ Công Thương và Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai.
- Kiểm tra rà soát về số lượng và tình trạng hoạt động của hệ thống theo dõi, giám sát phục vụ vận hành, điều tiết lũ như: các camera giám sát xả nước; thiết bị đo mực nước, lưu lượng tự động và kết nối truyền dữ liệu về Ban chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương và Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai.
- Rà soát kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ du, đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc, quan trắc, cảnh giới tại khu vực nguy hiểm (hệ thống loa, còi phát thanh, đèn, cột thủy chí, biển báo...) đảm bảo cảnh báo kịp thời đến chính quyền, người dân khu vực chịu ảnh hưởng trong các tình huống xả lũ, xả lũ khẩn cấp, nhất là vào ban đêm.
- Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị để xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra, đặc biệt là sự cố gây mất an toàn đập.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- Chỉ đạo các đơn vị cung cấp điện đảm bảo an toàn, ổn định, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng; đảm bảo an toàn cho người, thiết bị tại các công trình điện lực và an toàn cho nhân dân, sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố xảy ra.
- Chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi quản lý rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, các mốc cảnh báo ngập lụt; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ứng phó với mưa, lũ; thông tin kịp thời cho hạ du trước khi điều tiết xả lũ để đảm bảo an toàn về người và tài sản.
- Phối hợp với Sở Công Thương các địa phương chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa.
3. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các chủ cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản:
- Chỉ đạo các cơ sở khai thác khoáng sản chủ động kiểm tra công tác phòng chống sạt lở đất, ngập lụt tại các mỏ; rà soát kiểm tra các hồ thải quặng đuôi tại các khai trường, các hầm lò khai thác với độ sâu lớn, phải tập trung sẵn sàng lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng cứu khi có thiên tai xảy ra.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng các sườn dốc, xung quanh và phía sau các công trình đang xây dựng, kho, nhà xưởng, văn phòng nhà điều hành, công trình gần sườn dốc, các mỏ và các bãi thải... để phát hiện nguy cơ dễ gây sạt lở đất, không đảm bảo an toàn để có biện pháp xử lý kịp thời.
4. Các Tập đoàn, Tổng công ty khác trong ngành Công Thương
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo an toàn cho người và công trình trọng yếu đối với các tình huống mưa lũ kéo dài.
- Chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, phương tiện, vật tư để kịp thời xử lý các tình huống do mưa lũ gây ra.
5. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố
- Chỉ đạo các chủ đập thủy điện trên địa bàn thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, tăng cường kiểm tra công tác vận hành đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện, nhất là các hồ đập xung yếu, các thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa; công tác vận hành các hồ chứa thủy điện đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại địa phương thông tin kịp thời, bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp; tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện.
- Rà soát các khu vực có thể bị chia cắt do mưa, lũ để có phương án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu.
- Sở Công Thương tỉnh Hà Giang chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh, nhất là các nhà máy thủy điện tại khu vực sông Lô, sông Gâm.
Yêu cầu các đơn vị ngành Công Thương tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên theo dõi diễn biến của mưa, lũ từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sẵn sàng lực lượng phương tiện ứng phó với các tình huống thiên tai, tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc Công điện này, thường xuyên báo cáo thông tin về Văn phòng thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương.
Điện thoại: 024.22218310; Fax: 024.22218321.
Email: VPTT_PCTT@moit.gov.vn./.
|
KT. TRƯỞNG BAN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.