BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3658/CĐ-BNN-TCTL |
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2020 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY LỢI NĂM 2020
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN điện:
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang.
Từ năm 2010 đến nay đã xảy ra 70 sự cố đập, hồ chứa thủy lợi, tập trung trong 3 năm: năm 2017 (23 hồ), 2018 (12 hồ), 2019 (11 hồ). Gần đây nhất, ngày 28/5/2020 đã xảy ra sự cố vỡ đập hồ Đầm Thìn, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Sự cố vỡ đập gây hư hỏng công trình, ngập lụt ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng nhân dân vùng hạ du. Cả nước hiện có khoảng 1.200 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ chưa có kinh phí sửa chữa, nâng cấp, trong đó, có khoảng 200 hồ chứa hư hỏng nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Thời gian gần đây, biến đổi khí hậu gây ra mưa, lũ cực đoan, bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn đập, hồ chứa thủy lợi. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực
Trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn chỉ Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong năm 2020 ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm; khả năng xuất hiện khoảng 11-13 cơn bão và ATNĐ, trong đó có khoảng 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, tập trung nhiều vào những tháng cuối năm 2020.đạo tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với mưa, lũ cực đoan, bão, ATNĐ bảo đảm an toàn đập, hồ chứa, tập trung một số nhiệm vụ sau:
1. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước; Chỉ thị số 1786/CT-BNN-TCTL ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2020.
2. Rà soát, đánh giá năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Thủy lợi; điều chỉnh phân cấp quản lý, khai thác cho phù hợp với quy định và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân; tuyệt đối không giao cho tổ chức, cá nhân không có đủ năng lực quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi.
3. Chỉ đạo tổ chức thực thi nghiêm các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo quy định của Luật Thủy lợi năm 2017, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan, trong đó tập trung các nội dung sau:
a) Thường xuyên, định kỳ kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình, tổ chức trực ban tại công trình 24/24 giờ trong thời gian có mưa, lũ nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các ẩn họa, hư hỏng, sự cố ngay từ giờ đầu, giảm thiểu thiệt hại do sự cố gây ra.
Đối với cửa van của tràn xả lũ vận hành bằng điện phải có ít nhất hai nguồn điện, trong đó có một nguồn bằng máy phát điện dự phòng; thường xuyên kiểm tra, vận hành thử cửa van và các thiết bị cơ khí;
b) Thành lập và chỉ đạo hoạt động của Hội đồng Tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; quyết định phương án tích nước và giải pháp bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp thuộc phạm vi quản lý.
c) Tổ chức kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi:
Kiểm định định kỳ 5 năm để phát hiện ẩn họa, khuyết tật công trình; đánh giá mức độ an toàn đập, hồ chứa nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, tài liệu khí tượng thủy văn và thay đổi về lưu vực đã được cập nhật;
Kiểm định đột xuất các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, làm cơ sở đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn.
d) Rà soát, điều chỉnh phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp và bố trí các điều kiện cần thiết để thực hiện phương án nhằm ứng phó kịp thời với các tình huống mưa, lũ (trong cả mùa lũ và mùa kiệt) bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du đập.
đ) Rà soát, đánh giá khả năng thoát lũ của vùng hạ du các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn; xử lý vi phạm và chỉ đạo khắc phục hiện tượng lấn chiếm, làm co hẹp không gian thoát lũ hạ du đập.
e) Căn cứ tin dự báo khí tượng thủy văn, số liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, các thông tin liên quan để dự báo, vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế đáp ứng yêu cầu sử dụng nước, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du đập.
g) Tổ chức kiểm tra các hồ chứa nước đang thi công (gồm hồ xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp), chỉ đạo chủ đầu tư hoàn thành tiến độ an toàn vượt lũ, chống lũ; lập và trình phê duyệt phương án ứng phó với thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương tổ chức chỉ đạo thực hiện./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.