BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/CĐ-BNN |
Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2008 |
CÔNG ĐIỆN
Điện: |
- Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương ở Nam Bộ (từ Ninh Thuận trở vào) và tỉnh Lâm
Đồng; |
Tính đến ngày 13/6/2008, ở Nam Bộ cơ bản đã hoàn thành việc gieo sạ vụ lúa hè thu 2008 và chuẩn bị xuống giống lúa thu đông và mùa 2008. Đề sản xuất lúa đạt kết quả cao nhất, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị các địa phương lưu ý triển khai các công việc sau đây:
I. THEO DÕI CHẶT CHẼ VỤ LÚA HÈ THU 2008
1. Hiện nay ở một số tỉnh đã xuất hiện lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đồng thời rầy nâu cũng xuất hiện tuy mật số còn ở mức thấp đến trung bình. Tình hình này dẫn đến khả năng bộc phát rầy nâu và lây lan bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong thời gian tới theo mùa gió Tây nam, gây thiệt hại lúa hè thu, thu đông, mùa 2008 như từng xảy ra trong năm 2006. Vì vậy, không thể mất cảnh giác đối với sự bộc phát của rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và cần tiếp tục công tác phòng trừ, bao gồm:
a) Tích cực tiêu hủy mầm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá
- Đối với ruộng nhiễm bệnh đến thời kỳ thu hoạch, sau khi thu hoạch tiến hành ngay việc cày vùi gốc rạ để tiêu hủy mầm bệnh ở gốc rạ, lúa chét.
- Đối với ruộng nhiễm bệnh lúa ở giai đoạn đẻ nhánh – đòng – trổ, giám sát nếu có rầy nâu xuất hiện tiến hành phun xịt thuốc trừ rầu nâu, nhổ vùi các cây lúa nhiễm bệnh.
- Đối với ruộng nhiễm bệnh giai đoạn lúa non (sau khi sạ 20 – 30 ngày), nếu nhiễm nặng cần tiêu hủy để sạ lại, nếu nhiễm nhẹ đến trung bình, giám sát nếu có rầy nâu xuất hiện tiến hành phun xịt thuốc trừ rầy nâu, nhổ vùi các cây lúa nhiễm bệnh.
b) Phòng trừ rầy nâu
Cần theo dõi đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sự xuất hiện của rầy nâu, đặc biệt giai đoạn lúa 40-45 ngày sau khi sạ nếu có rầy nâu trên 3 con/tép phải phun xịt thuốc trừ rầy, ngăn chặn rầy tích lũy tăng mật số gây hại lúa giai đoạn đòng – trổ và di trú sang lúa thu đông, mùa.
Các địa phương cần duy trì và củng cố hệ thống bẩy đèn để theo dõi mật số rầy nâu hàng ngày.
Tùy theo mức độ nhiễm rầy nâu, các địa phương thông báo cho nông dân biết để phun xịt thuốc trừ rầy hoặc tổ chức phun xịt đồng loạt.
2. Theo dõi và phòng trừ các sâu bệnh khác như bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá …;
3. Khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón hợp lý để tiết kiệm chi phí.
4. Nắm tình hình số máy gặt lúa, máy sấy tại địa phương để chủ động chỉ đạo việc thu hoạch, phơi sấy lúa; có chính sách hỗ trợ nông dân mua máy gặt lúa.
II. CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT THU ĐÔNG VÀ MÙA 2008
1. Lúa thu đông
Các địa phương cần chỉ đạo chặt chẽ lúa thu đông 2008, xem vụ lúa thu đông cũng là vụ chính, trong cần đó cần lưu ý:
- Khoang vùng sản xuất để gieo sạ tập trung trong khung thời vụ cho phép và dựa vào dự báo rầy nâu từ bẩy đèn để xác định thời vụ né rầy.
- Đối với sản xuất thu đông trong cơ cấu 3 vụ lúa: ĐX-HT-TĐ, cần bố trí thời vụ lúa thu đông để không bị trễ vụ đông xuân kế tiếp và có thời gian cách ly ít nhất 2 tuần; nói chung thời vụ gieo sạ không sau 20/8/2008.
- Đối với sản xuất lúa thu đông trong cơ cấu 2 vụ lúa: HT-TĐ, thời vụ tập trung trong tháng 9/2008.
- Tăng sử dụng giống kháng rầy và áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”.
- Vùng bị ảnh hưởng ngập lũ phải củng cố bờ bao.
- Đặc biệt cảnh giác rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa thu đông và tổ chức phòng trừ kịp thời như nói ở trên.
2. Lúa mùa
- Khuyến khích chuyển đổi lúa mùa địa phương sang giống trung mùa.
- Khuyến khích tăng diện tích lúa mùa trong cơ cấu sản xuất tôm-lúa, sử dụng giống lúa mùa chất lượng cao.
- Đối với lúa mùa cấy, bảo đảm gieo mạ vào thời điểm né rầy và chỉ cấy mạ không bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá; cấy cũng vào thời điểm né rầy.
- Thời vụ lúa mùa tập trung trong tháng 7-8, địa phương có làm lúa thu đông nên bố trí để thời vụ lúa thu đông và lúa mùa trùng nhau.
- Đặc biệt cảnh giác rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa mùa tổ chức phòng trừ kịp thời như nói trên.
III. TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
Đối với sản xuất lúa hiện nay, tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng đang lưu thông trên thị trường rất phổ biến, gây thiệt hại cho nông dân và sản xuất. Vì vậy, các địa phương cần kiểm tra liên tục việc sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành tập trung chỉ đạo các công việc nêu trên để bảo đảm sản xuất lúa cả năm 2008 thắng lợi.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.