BỘ
NÔNG NGHIỆP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/CĐ-BNN-BVTV |
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Điện: |
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc; |
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay ở các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc, sâu Cuốn lá nhỏ lứa 2 đang vũ hóa rộ, sâu non nở rộ từ ngày 27/4 đến 5/5, phân bố rộng ở tất cả các tỉnh, diện tích lên đến trên 400.000 ha (cao gấp 4 lần so với cùng thời điểm 2007). Sâu non gây hại đúng vào giai đoạn lá công năng và lá đòng, những nơi có mật độ sâu cao có thể làm giảm nghiêm trọng năng suất lúa nếu không có biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Những tỉnh có diện tích nhiễm cao như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Ninh. Ở các tỉnh này, mật độ sâu non trung bình 30 – 50con/m2, cao hàng trăm con/m2, cục bộ có nơi hàng nghìn con/m2.
Ngoài ra, bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng gây hại trà lúa trỗ gặp điều kiện thời tiết thuận lợi; Rầy nâu, Rầy lưng trắng lứa 3 sẽ gây cháy trên diện rộng lúa Đông Xuân giai đoạn trỗ - chắc xanh; sâu Đục thân 2 chấm gây bông bạc từ sau trung tuần tháng 5.
Để tăng cường việc phòng trừ có hiệu quả Cuốn lá nhỏ, Đạo ôn, Rầy nâu, Đục thân 2 chấm và các sâu bệnh khác, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc thực hiện quyết liệt các biện pháp sau đây:
1. Quán triệt đến các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể về tình hình dịch hại trên lúa Đông Xuân; phân công cán bộ theo dõi địa bàn và cử các đoàn kiểm tra về cơ sở để đôn đốc công tác phòng chống dịch hại.
2. Huy động lực lượng ngành nông nghiệp, phối hợp với chính quyền các cấp bám sát địa bàn cơ sở, nhất là cấp xã, theo dõi sát tình hình diễn biến của sâu, bệnh. Đối với sâu Cuốn lá nhỏ, khoanh vùng diện tích nhiễm cao, hướng dẫn bà con nông dân tự kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phòng trừ kịp thời để bảo vệ lá công năng, lá đòng. Đối với bệnh Đạo ôn, nắm chắc diện phân bố những giống dễ nhiễm bệnh, hướng dẫn nông dân tuyệt đối không bón đạm lai rai, những ruộng đã bị nhiễm bệnh, dừng bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá … Đối với Rầy nâu, Rầy lưng trắng lứa 2, chỉ phun thuốc những ổ rầy, không phun tràn lan để bảo vệ thiên địch; tập trung cao độ theo dõi Rầy nâu lứa 3 hại giai đoạn lúa trỗ - chín. Theo dõi chặt chẽ biễn biến của sâu đục thân cuối vụ. Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm soát việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương không để tăng giá và bán thuốc giả, thuốc kém phẩm chất.
3. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Cục Bảo vệ thực vật phân công lãnh đạo và cán bộ công tác tại cơ sở để đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương phòng trừ dịch hại.
- Viện Bảo vệ thực vật tổ chức việc điều tra khảo sát để đánh giá sự phân bố của sâu bệnh hại, khả năng chống chịu của giống, hiệu quả các biện pháp phòng trừ …
- Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư quốc gia tổ chức thông tin tuyên truyền, tập huấn, xây dựng và quảng bá mô hình phòng trừ dịch hại có hiệu quả.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương các tỉnh vùng đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện khẩn trương các nội dung trên và báo cáo thường xuyên về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình cũng như khó khăn vướng mắc khi thực hiện công điện này./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.