BỘ
NÔNG NGHIỆP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
19/CĐ-BNN-TY |
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2009 |
CÔNG ĐIỆN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, ĐIỆN:
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc T.W
Theo báo cáo của Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 66 xã thuộc 32 huyện, thị của 16 tỉnh, thành phố làm tiêu hủy trên 100 nghìn con gia cầm các loại, bệnh đã lây sang 6 người và đã có 4 người tử vong do tiếp xúc và ăn gia cầm nhiễm bệnh. Dịch lở mồm long móng (LMLM) đã xảy ra ở 59 xã thuộc 25 huyện, thị của 17 tỉnh, thành phố với 2.689 trâu bò và 107 lợn mắc bệnh, với 302 gia súc chết và phải tiêu hủy. Bệnh tai xanh xảy ra ở 45 xã thuộc 12 huyện của 6 tỉnh, thành với 4.313 lợn mắc bệnh, 3.644 lợn phải tiêu hủy. So với cùng kỳ năm 2008, dịch cúm gia cầm và LMLM đã xảy ra nặng hơn kể cả số ổ dịch và số gia súc, gia cầm mắc bệnh. Nguyên nhân chính là do đàn gia súc, gia cầm tiêm phòng vắc xin đạt tỷ lệ thấp, riêng đối với đàn thủy cầm tiêm chưa đủ liều. Mặc dù, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều chỉ thị, công điện, phân công các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các địa phương tập trung chỉ đạo công tác tiêm phòng, nhưng đến nay kết quả tiêm phòng đợt I/2009 của các tỉnh không cao, nguy cơ các ổ dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng và dịch tả lợn phát ra trong thời gian tới vào mùa mưa lũ là rất cao. Rút kinh nghiệm từ những đợt dịch trước, để chủ động phòng tránh dịch tái phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cấp chính quyền, các ban, ngành liên quan của địa phương thực hiện các nội dung sau:
1. Tập trung mọi lực lượng triển khai tốt công tác tiêm phòng, báo cáo tiến độ tiêm phòng, địa phương đã tiêm phòng xong cần sơ kết đánh giá công tác tiêm phòng, rà soát lại kết quả tiêm phòng đợt I/2009, nơi nào tiêm phòng đạt tỷ lệ thấp phải tiêm phòng bổ sung để có kết quả trên 80% số gia súc, gia cầm trong diện tiêm, cụ thể:
- Đối với bệnh cúm gia cầm tiêm phòng theo công văn số 711/BNN-TY ngày 24/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm đợt I/2009 và Quyết định số 1432/QĐ-BNN-TY ngày 20/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt bổ sung nội dung dự án sử dụng vắc xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao Giai đoạn III (2009-2010), trong đó có bổ sung thêm đối tượng tiêm phòng là vịt chạy đồng và ngan (vịt xiêm), tăng quy mô từ 500 đến dưới 2000 con vào dự án. Kỹ thuật tiêm phòng cho ngan theo hướng dẫn số 814/TY-DT ngày 21/5/2009 của Cục Thú y.
- Đối với bệnh LMLM, dịch tả lợn và các bệnh khác tiêm phòng theo Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm:
2. Thành lập các đoàn kiểm tra công tác tiêm phòng tại các địa phương. Chú ý kiểm tra công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm, lở mồm long móng và vắc xin dịch tả lợn.
3. Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường sau mỗi đợt tiêm phòng, tập trung vào những khu vực có nguy cơ cao, chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm, chợ buôn bán gia cầm.
4. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo dịch đột xuất, báo cáo hàng tuần tiến độ tiêm phòng vắc xin cúm về Cục Thú y theo số điện thoại đường dây nóng: 1800-5555-02 và 04.38685104 hoặc số fax 04.38686339 hoặc email: dah.vn@fpt.vn
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.