ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/CĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 01 tháng 11 năm 2018 |
CÔNG ĐIỆN
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG THỜI GIAN CUỐI NĂM 2018 ĐẾN HẾT DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN KỶ HỢI 2019.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
ĐIỆN:
- Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh;
- Thủ trưởng các ngành: Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ninh;
- Cơ quan khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Trong tháng 10/2018, tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh tăng đột biến cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương (đặc biệt, trong ngày 31/10/2018 xảy ra 02 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 04 người chết, 03 người bị thương). Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người tham gia giao thông còn kém, lực lượng chức năng một số địa bàn chưa thực hiện quyết liệt, đồng bộ.
Để kiềm chế, ngăn chặn tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian cuối năm 2018 và dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai ngay chiến dịch cao điểm chấn chỉnh công tác quản lý đô thị, quản lý các hoạt động vận tải, đảm bảo an toàn giao thông, với các nội dung cụ thể sau đây:
1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông:
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ninh tăng thời lượng đưa tin về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; kịp thời đưa tin các vi phạm của cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh và các biện pháp phòng tránh; chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị phụ trách để xảy ra các vi phạm.
- Thủ trưởng các sở, ngành là thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông trong cơ quan, đơn vị, trường học; chỉ đạo và yêu cầu các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh viên, học sinh...chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông; đưa chỉ tiêu chấp hành quy định về đảm bảo an toàn giao thông trong tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua hàng năm của cơ quan, đơn vị, trường học;
- Đề nghị Cơ quan khối Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về giao thông; chỉ đạo các đơn vị thành viên, hội viên nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông khi tham gia giao thông; có kế hoạch kiểm tra, đánh giá xếp loại việc thực hiện các chỉ tiêu thi đua hàng năm của đơn vị, cá nhân hội viên;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông tới các khu phố, tổ dân, hộ dân; chỉ đạo việc ký kết chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự đô thị, quy định của pháp luật về giao thông tới từng hộ dân.
2. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm:
2.1. Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải:
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra Sở Giao thông giao thông vận tải phối hợp với các lực lượng chức năng của các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông 24h/24h trong ngày, tập trung trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ...;
- Xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả việc kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý đô thị, trật tự đô thị, hoạt động vận tải và đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường giao thông có tình hình giao thông phức tạp, trọng tâm xử lý nghiêm các vi phạm là nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông cao như: điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ cho phép; vi phạm về nồng độ cồn; xe chở đất đá, vật liệu thi công tại các dự án, xe chở hàng hóa vượt quá tải trọng; các “xe chạy sớm”, xe limosin, xe chở khách đường dài; không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện...;
- Công an tỉnh chỉ đạo Công an các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường địa phương (cấp huyện, cấp xã, giao thông nông thôn); phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an và các đơn vị liên quan kiểm soát có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng và Hạ Long-Vân Đồn; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.
2.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng Ban an toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố:
Chỉ đạo các lực lượng chức năng trực thuộc tổ chức đồng loạt ra quân chấn chỉnh công tác quản lý đô thị, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ do địa phương quản lý; tập trung quản lý xe quá tải, vi phạm kích thước thành thùng; xử lý nghiêm, kiên quyết dứt điểm các tồn tại bất cập “điểm đen” giao thông; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Công tác thông tin, báo cáo.
- Ủy ban nhân dân các địa phương và các sở, ngành liên quan báo cáo nhanh về Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh những bất cập tiềm ẩn tai nạn giao thông và những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng;
- Các lực lượng chức năng sau khi xử lý các vi phạm theo quy định, gửi thông báo (lỗi vi phạm, đối tượng vi phạm) về nơi cư trú, trường học, cơ quan đơn vị nơi người vi phạm cư trú, học tập, công tác.
- Giao Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các nội dung nêu trên; tổng hợp kết quả thực hiện, kịp thời đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo, xử lý các tồn tại bất cập trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, đảm bảo an toàn giao thông; kiên quyết phấn đấu kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.