BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CĐ-BNN-VP |
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2013 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RÉT CHO CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Điện: |
Ủy ban nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình), Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) và Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum), |
Thời tiết đang diễn biến phức tạp, ngay từ đầu vụ đã có nhiều dấu hiệu cực đoan: Băng giá, sương muối, tuyết, rét đậm, rét hại xảy ra ở các vùng núi cao phía Bắc (Sa Pa - Lào Cai; Lạng Sơn, Cao Bằng…), và tình trạng này được dự báo còn có thể tiếp tục trong thời gian tới.
Để giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi do rét đậm, rét hại gây ra trong vụ Đông Xuân năm 2013-2014, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh nêu trên tập trung quyết liệt việc phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi như sau:
1. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, Ban ngành, Đoàn thể liên quan, UBND các huyện cử ngay các đoàn công tác về cơ sở kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây giống (gồm giống cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, rau, hoa phục vụ Tết Nguyên đán và đàn trâu, bò). Tập trung hướng dẫn và hỗ trợ người dân thực hiện các biện pháp sau:
- Đối với cây trồng: Dùng nilon loại trong suốt che phủ tạo hiệu ứng nhiệt, giữ ấm cho các vườn cây giống, đặc biệt diện tích mạ mới gieo; hàng ngày tưới đủ ấm; tủ gốc bằng mùn, rơm, rạ để giữ ấm và giữ ẩm cho cây. Đối với các vườn rau đã bị thiệt hại do tuyết, băng giá nên tận thu và chuẩn bị nguồn hạt giống rau ăn lá ngắn ngày để gieo bổ sung khi thời tiết thuận lợi. Đối với diện tích rau chưa bị thiệt hại và còn khả năng phục hồi, cần tuyên truyền để nông dân không bón đạm đơn, mà dùng phân NPK hoặc phân vi sinh, phân hữu cơ…bón cho cây kết hợp tủ gốc bằng mùn và các vật liệu giữ ấm, ẩm; Khi có hiện tượng sương muối, buổi sáng cần tưới phun hoặc dùng ô doa tưới nước để rửa lớp băng giá trên lá, tránh hiện tượng bị vỡ tế bào gây hiện tượng "luộc lá".
- Đối với vật nuôi: Hướng dẫn nông dân huy động mọi nguồn thức ăn có thể của địa phương, đảm bảo cung cấp thức ăn tại chuồng không để trâu, bò bị đói; nhốt trâu bò tại chuồng, không chăn thả trâu, bò khi nhiệt độ xuống dưới 12ºC và cho gia súc nghỉ làm việc; giữ khô nền chuồng, che chắn tránh gió lùa, làm áo khoác giữ kín, giữ ấm, tạo nguồn nhiệt (đốt trấu, củi) sưởi ấm cho trâu, bò; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, xử lý gia súc chết và chất thải vật nuôi; kiểm tra, giám sát chặt chẽ đàn vật nuôi đề phòng dịch bệnh xảy ra, khi phát hiện gia súc bị bệnh phải có biện pháp có biện pháp can thiệp kịp thời.
2. Chủ động ban hành chính sách hỗ trợ các hộ nông dân: Hạt giống rau; vật tư chống rét, vật liệu che chắn chuồng trại chống gió lạnh, thức ăn tinh, nhất là đối với hộ nghèo, hộ chính sách.
3. Thường xuyên báo cáo tình hình về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để tổng hợp và phối hợp chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.