BỘ
NÔNG NGHIỆP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/CĐ-BNN |
Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2008 |
CÔNG ĐIỆN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Điện: |
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang,
Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần
Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau); |
Cho đến cuối tháng 2/2008, lúa Đông Xuân 2007-2008 ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch khoảng 400.000 ha, lúa Xuân Hè (Hè Thu sớm) đã xuống giống trên 45.000 ha ở tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang. Hiện nay rầy nâu trưởng thành đang bay vào đèn rộ do thu hoạch lúa Đông Xuân. Tỷ lệ rầy nâu di trú mang vi rút vàng lùn, lùn xoắn lá còn rất cao như tại Long An 51%, Đồng Tháp 37%, Vĩnh Long 20%, Tiền Giang 12%, Bạc Liêu 100%. Dự báo trong giữa đầu tháng 3/2008 có đợt rầy cám nở rộ và sẽ gây hại trên trà lúa Xuân Hè 2008 đang ở giai đoạn từ mạ đến làm đòng.
Do diễn biến rầy nâu như nêu trên, nguy cơ lúa Xuân Hè 2008 bị nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá là rất cao, đặc biệt đây sẽ là cầu nối để rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lây lan tiếp sang vụ lúa Hè Thu 2008. Vì vậy, để ngăn chặn rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tái bùng phát trong vụ lúa Xuân Hè và Hè Thu 2008, bảo đảm sản xuất lúa thắng lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng cần lưu ý chỉ đạo các công việc cấp bách sau:
1. Theo dõi trà lúa Xuân Hè đã gieo sạ
a. Từ nay đến cuối tháng 3/2008 huy động lực lượng cán bộ kỹ thuật kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc diễn biến tình hình rầy nâu trên các trà lúa Xuân Hè.
b. Điều tra và phát hiện kịp thời diện tích bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên trà lúa Xuân Hè ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh; tổ chức vận động nông dân hủy nếu bị nhiễm bệnh nhẹ, hoặc tiêu hủy ngay nếu bị nhiễm bệnh nặng.
2. Chuẩn bị cho vụ lúa Hè Thu 2008
a. Các tỉnh, thành xác định thời vụ gieo sạ lúa Hè Thu theo các nguyên tắc:
- Bảo đảm có thời gian cách vụ Đông Xuân trước ít nhất 3 tuần. Sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân vận động nông dân cày ải phơi đất từ 3 tuần trở lên để tăng độ phì cho đất và cắt mầm sâu bệnh. Kinh nghiệm vụ Hè Thu 2007 cho thấy nơi có cày ải đều đạt năng suất cao.
- Chỉ đạo chính quyền cấp huyện, xã ra chỉ thị về thời vụ gieo sạ lúa để bảo đảm xuống giống tập trung, đồng loạt, né rầy dựa vào bẩy đèn cho từng vùng, từng cánh đồng, ngăn chặn tình trạng gieo sạ tự phát, phân tán.
b. Chú trọng sử dụng giống lúa kháng rầy; qua thực tế sản xuất vụ Đông Xuân 2007-2008 tại địa phương, các giống cho thấy nhiễm rầy nặng nên giảm thiểu diện tích như các giống VD 20, nếp, Jasmine 85, OM 2514 bị nhiễm rầy ở các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Tiền Giang, Long An. Đối với giống IR50404 tuy kháng rầy tốt nhưng không nên đẩy diện tích lên trên 20% tại mỗi địa phương.
c. Kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm, 3 tăng” có ý nghĩa rất thiết thực trong tăng hiệu quả sản xuất lúa nhất là trước tình hình giá vật tư tăng, vì vậy các tỉnh, thành tích cực chỉ đạo ứng dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho nông dân cũng như chỉ đạo xây dựng các cánh đồng “3 giảm, 3 tăng”.
Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra tình hình lúa Xuân Hè đã gieo và triển khai tốt kế hoạch sản xuất lúa Hè Thu 2008.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.