BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CĐ-BNN-CN |
Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Điện: |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế. |
Thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài đã gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi. Tính đến ngày 17 tháng 2 năm 2008 đã có 52.000 trâu bò bị chết chủ yếu là: bê, nghé và trâu bò già. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương từ 20 tháng 2 thời tiết ấm dần, nhưng khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3 tiếp tục có đợt không khí lạnh bổ sung rét đậm, có ngày rét hại, sẽ tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành chăn nuôi, số gia súc bị chết có nguy cơ tiếp tục tăng nhanh. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh tiếp tục chỉ đạo quyết liệt về chống rét, chống đói và cứu đàn gia súc, đặc biệt là trâu, bò giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Trong đó, chú trọng các biện pháp kỹ thuật sau đây:
1. Thông tin kịp thời về thời tiết khí hậu; tuyên truyền và phổ biến các biện pháp chống rét, chống đói cho trâu bò tới người chăn nuôi.
2. Hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chống rét, chống đói cho trâu bò bằng mọi hình thức với các vật tư sẵn có và tại chỗ, cụ thể:
- Nhốt trâu bò tại chuồng, không chăn thả trâu, bò tự do vào thời gian nhiệt độ xuống dưới 120C, những ngày rét đậm cho gia súc nghỉ làm việc.
- Giữ khô nền chuồng, che chắn tránh gió lùa, làm áo khoác giữ kín, giữ ấm, tạo nguồn nhiệt sưởi ấm (đốt trấu, củi) cho trâu, bò.
- Huy động mọi nguồn thức ăn có thể của địa phương, đảm bảo cung cấp thức ăn tại chuồng, không để trâu, bò bị đói, khát: thức ăn thô xanh gồm: cỏ tươi, lá cây rừng, rơm khô, cỏ khô, cây lá ngô.... kết hợp với thức ăn tinh (cám, cháo gạo, ngô...), muối, khoáng...; cho uống thêm nước ấm để gia súc có sức chịu đựng qua đợt rét.
- Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, xử lý tốt chất thải chăn nuôi.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ đàn vật nuôi đề phòng dịch bệnh xảy ra; khi phát hiện gia súc bị bệnh phải có biện pháp can thiệp kịp thời; chuẩn bị tốt đợt tiêm phòng gia súc trong vụ Đông Xuân.
3. Cử các đoàn công tác về các địa phương, tới từng xã, để hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các biện pháp chống rét cho gia súc, đặc biệt chú trọng các vùng cao, những nơi có nguy cơ trâu bò chết nhiều. Giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền xã, thôn phối hợp với các đoàn thể huy động nguồn nhân lực tại chỗ tới từng thôn xóm, bám sát cơ sở, khẩn trương triển khai việc hướng dẫn, hỗ trợ các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp chống rét, chống đói cho gia súc.
4. Chủ động có chính sách và biện pháp hỗ trợ các hộ chăn nuôi gặp khó khăn, hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc trên cơ sở hỗ trợ của Trung ương và điều kiện thực tế của địa phương.
5. Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khó khăn, vướng mắc để có biện pháp phối hợp chỉ đạo kịp thời./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.