ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/CT-UB | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 1977 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC HỆ THỐNG HÓA PHÁP LUẬT CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG NGHIỆP, QUẢN LÝ NHÀ ĐẤT, CÔNG AN, LƯƠNG THỰC, GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THUẾ
Để bảo đảm việc quản lý các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, về mặt pháp chế, chúng ta đã có nhiều luật lệ, chánh sách. Tuy chưa phải đầy đủ, nhưng về cơ bản đã có những quy định cần thiết.
Tuy nhiên, thời gian qua, đối với những quy định hiện có, việc thi hành chưa được sát đúng, từng nơi từng lúc còn có thiếu sót, có những trường hợp vi phạm tác hại nghiêm trọng đến quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động và lợi ích của Nhà nước.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là việc một số cán bộ, nhân viên chưa biết luật lệ của ngành mình, chưa nắm vững hoặc chưa hiểu đúng nội dung các văn bản. Mặt khác, về phía nhân dân, nhiều người cũng chưa biết, chưa quen với luật lệ mới, nên có trường hợp chưa tuân thủ đầy đủ và không có điều kiện để giám sát việc thi hành của cơ quan Nhà nước.
Để có cơ sở góp phần tích cực chấn chỉnh lại tình hình, từng bước đưa công tác quản lý Nhà nước, quản lý sản xuất và đời sống của nhân dân đi vào nề nếp, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động đúng với tinh thần nghị quyết của Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng bộ Thành phố và 3 nghị quyết của kỳ họp thứ hai của Hội đồng nhân dân Thành phố.
Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trương tiến hành việc hệ thống hóa luật lệ ở các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân các cấp, trước hết, ở các ngành trọng điểm sau đây, thường xuyên có quan hệ với nhân dân và phải vận dụng nhiều luật lệ để thừa hành nhiệm vụ mình :
1. Sở Công an,
2. Sở Thương nghiệp,
3. Sở Lương thực,
4. Sở Giao thông vận tải,
5. Sở Quản lý nhà đất và công trình công cộng,
6. Sở Thuế,
7. Sở Công nghiệp.
Nội dung luật lệ cần hệ thống hóa gồm những văn bản pháp quy của Trung ương, của Ủy ban nhân dân Thành phố và những quy định, thể lệ đã ban hành của ngành về hoạt động của ngành.
Yêu cầu là :
- Để cho cán bộ nhân viên trong ngành nắm được hệ thống luật lệ mà ngành phải thi hành, đưa hoạt động của cơ quan Nhà nước đi vào khuôn phép.
- Phát hiện những điểm không phù hợp và có những đề nghị sửa đổi bổ sung cần thiết.
- Công bố cho nhân dân biết.
Mỗi ngành cần tiến hành các bước như sau :
1. Làm cho cán bộ nhân viên làm việc nầy thông suốt ý nghĩa của công tác hệ thống hóa.
2. Tổ chức xúc tiến việc hệ thống hóa các pháp luật hiện hành của ngành, theo từng loại quan hệ, từng vấn đề, và từng mặt hoạt động chủ yếu.
3. Tập hợp, sắp xếp có trật tự và có hệ thống các loại văn bản pháp quy hiện hành.
4. Soát xét để phát hiện và đề nghị cấp có thẩm quyền có những sửa đổi, bổ sung cần thiết nếu có những quy định không phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của địa phương, hoặc hướng dẫn thi hành những quy phạm chưa được rõ ràng.
5. Phổ biến cho cán bộ và công bố cho nhân dân biết để thi hành.
Đây là một công tác quan trọng, khẩn trương nhằm góp phần vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Đề nghị các đồng chí giám đốc các ngành nêu trên chú ý vấn đề này và có kế hoạch tiến hành trong các tháng tới.
Ban Pháp chế Thành phố có trách nhiệm :
- Phối hợp với các ngành liên quan trong công tác hệ thống hóa này và hướng dẫn phương pháp cần thiết cho cán bộ pháp chế của các ngành trên.
- Theo dõi và báo cáo với thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố về tình hình thực hiện kế hoạch của các ngành nói trên.
- Đồng thời, nghiên cứu để trình với Ủy ban nhân dân Thành phố đề án kế hoạch chung về việc hệ thống hóa pháp luật hiện hành của tất cả các ngành trong thành phố.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.