ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47 /2006/CT-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 11 tháng 9 năm 2006 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1. Sở Giao thông Vận tải:
a) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện việc điều tra phương tiện thủy nội địa và đội ngũ thuyền viên, người lái phương tiện theo kế hoạch chung của Bộ Giao thông vận tải để chấn chỉnh và đẩy nhanh việc đăng ký, quản lý, kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện và đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
b) Chủ trì và phối hợp với các ngành, địa phương liên quan, cơ quan thông tin đại chúng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn thực hiện pháp luật về giao thông đường thủy nội địa cho các cấp chính quyền cơ sở, các đơn vị chức năng, các doanh nghiệp, các chủ phương tiện, người lái tàu, thuyền viên thường xuyên và định kỳ;
c) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định điều kiện an toàn đối với phương tiện đường thủy thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người;
d) Hướng dẫn các đơn vị hoạt động vận tải thủy nội địa thực hiện đúng các quy định, thủ tục của ngành giao thông vận tải;
đ) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải lập kế hoạch kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn, phương tiện chở quá trọng tải cho phép, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
e) Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh thành lập tổ liên ngành để phối hợp kiểm tra, trong đó Đồn biên phòng là thường trực. Nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp cụ thể để tăng cường công tác quản lý hoạt động thủy nội địa và bảo vệ tốt các công trình hạ tầng giao thông thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.
2. Công an tỉnh:
a) Cử cán bộ phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải và Bộ đội biên phòng thành lập tổ kiểm tra liên ngành để tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm;
b) Xây dựng đề án tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và lực lượng để kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa nhằm ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Thủy sản:
Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Thủy sản, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản. Trước mắt, khẩn trương thực hiện những việc sau:
a) Tổ chức kiểm tra công tác đăng ký tàu cá và thuyền viên, đăng kiểm, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
b) Xử lý nghiêm chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật, bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu cá.
4. Các Sở Văn hóa - Thông tin, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại - Du lịch, Tài chính và các cơ quan có liên quan:
Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình phối hợp với Sở Giao thông vận tải tăng cường thực hiện quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường thủy nội địa.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:
a) Phối hợp các ngành Công an, Biên phòng trên địa bàn tổ chức kiểm tra, tuần tra tại các hồ, bờ biển, ..., xử lý vi phạm theo thẩm quyền;
b) Thực hiện việc cấp Giấy Đăng ký kinh doanh hoạt động vận tải thủy nội địa cho cá nhân, doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn đúng quy định;
c) Phối hợp các ngành liên quan trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông thủy nội địa và vệ sinh môi trường thuộc địa bàn quản lý;
d) Chỉ đạo các cơ quan ban ngành thuộc huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã bảo vệ tốt các công trình hạ tầng giao thông thủy nội địa trên địa bàn;
đ) Chủ động trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa đối với các tầng lớp nhân dân của địa phương mình bằng các hình thức sát thực, phù hợp với từng đối tượng.
6. Tổ chức thực hiện:
a) Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, tuyền truyền, phổ biến nội dung Chỉ thị này. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Báo Ninh Thuận tổ chức công bố và đưa tin Chỉ thị trên báo, đài địa phương;
b) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên cùng phối hợp triển khai thực hiện Chỉ thị;
c) Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp việc triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị và hàng tháng, quý báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh ./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.