THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 425-TTg | Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 1977 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO NHÂN DÂN TRỒNG CÂY PHÂN TÁN
Trong những năm trước đây, hưởng ứng phong trào Tết trồng cây do Hồ Chủ tịch phát động, phong trào nhân dân trồng cây phân tán đã phát triển mạnh mẽ. Ở đồng bằng và trung du thuộc các tỉnh miền Bắc, nhân dân ta trồng được hàng trăm triệu cây các loại. Kết quả trồng cây đã đem lại hiệu quả rất to lớn: cung cấp tại chỗ tre, gỗ làm nhà ở, trường học, bệnh xá, chuồng trại cho chăn nuôi, chất đốt cho sinh hoạt, đời sống và sản xuất, góp phần tích cực vào việc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho các hợp tác xã…, thiết thực phục vụ sản xuất, xây dựng và quốc phòng.
Nhưng phong trào trồng cây phân tán còn tồn tại nhiều nhược điểm: chưa đều khắp, thiếu liên tục; một số tỉnh miền núi còn rất yếu. Cho đến nay việc trồng cây chắn gió, chống cát bay, trồng cây ven đường cái, trồng tre ven đê… ở một số tỉnh vẫn chưa hoàn thành.
Từ năm 1970 đến nay, nhiệm vụ nhân dân trồng cây phân tán không được ghi thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước; nhiều địa phương còn coi nhẹ, chưa quan tâm tổ chức chỉ đạo thực hiện chặt chẽ nên phong trào này có chiều hướng sút kém hơn trước.
Để khắc phục những thiếu sót trên đây, nhằm đưa phong trào nhân dân trồng cây phân tán trong cả nước phát triển mạnh mẽ, vững chắc và liên tục.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, các địa phương khẩn trương thi hành những việc cụ thể sau đây:
1. Chỉ tiêu nhân dân trồng cây phân tán phải ghi vào kế hoạch Nhà nước hàng năm thành chỉ tiêu pháp lệnh và phải được thực hiện nghiêm chỉnh.
Hàng năm, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phải ghi nhiệm vụ nhân dân trồng cây phân tán thành chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao cho các địa phương. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải coi đó là chỉ tiêu pháp lệnh và phải trực tiếp tổ chức chỉ đạo thực hiện, bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đó.
2. Trợ cấp cho phong trào nhân dân trồng cây phân tán.
Việc trồng cây phân tán là nhiệm vụ của toàn dân, chủ yếu do dân tự làm, Nhà nước chỉ hỗ trợ một số khoản chi thật cần thiết tùy theo từng loại cây và điều kiện gây trồng ở mỗi vùng, mỗi địa phương trong một số năm đầu, khi ngân sách xã hoặc hợp tác xã đã có thu nhập do kết quả trồng cây đem lại thì xã, hợp tác xã phải sử dụng một phần số tiền đã thu được để thực hiện việc trồng cây cho các lần sau.
Nguồn kinh phí được chi do ngân sách địa phương phương cấp phát, nếu ngân sách địa phương có khó khăn, ngăn sách trung ương sẽ trợ cấp cân đối.
Bộ Tài chính cùng Bộ Lâm nghiệp hướng dẫn cụ thể cho các địa phương về các khoản chi, mức chi, lập và chấp hành chế độ dự toán, quyết toán nhằm quản lý chặt chẽ việc sử dụng đúng mục đích các khoản trợ cấp này.
3. Sử dụng sản phẩm của phong trào nhân dân trồng cây đem lại
Sản phẩm cây trồng thu được phải sử dụng đúng mục đích, ưu tiên phục vụ yêu cầu xây dựng, sản xuất của hợp tác xã và giải quyết cho nhu cầu đời sống nhân dân. Nếu còn thừa thì bán cho Nhà nước theo thể lệ, chế độ đã quy định. Nghiêm cấm việc mua đi bán lại hoặc lợi dụng kinh doanh gây khó khăn cho việc quản lý thị trường và quản lý vật tư của Nhà nước.
Bộ Lâm nghiệp phải có kế hoạch hướng dẫn và đề ra những quy định cụ thể giúp cho các địa phương thực hiện; giúp đỡ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố củng cố và tăng cường hệ thống tổ chức chỉ đạo công tác trồng cây nhân dân ở huyện và tỉnh; thường xuyên theo dõi đôn đốc làm cho phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, tránh hình thức phô trương, lãng phí, tốn công mất của vô ích.
| K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.