ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/CT-UB-NCVX | TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 1995 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
- Trật tự an toàn giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh đang bị sức ép ngày càng gay gắt trước đà tăng nhanh phương tiện giao thông nội thị và khu vực, trong khi hệ thống đường sá giao thông phát triển chậm, lại bị hư hỏng nhiều; công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này có nhiều nổ lực nhưng nhìn chung còn lỏng lẻo; hiện tượng xem thường kỷ cương, vi phạm luật lệ giao thông trở nên phổ biến đã làm tăng thêm tình trạng lộn xộn và ách tắc giao thông, liên tục xảy ra các tai nạn gây thiệt hại không nhỏ về tính mạng tài sản của nhân dân. Theo số liệu của Bộ giao thông vận tải ; năm 1994 trên cả nước đã xảy ra 13.118 vụ tai nạn giao thông làm 4.533 người chết, 13.036 người bị thương, hư hại 1.200 xe ôtô, 4.633 xe gắn máy. Con số này mỗi năm đều tăng trên 10%. Ở thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993 đã xảy ra 1.305 vụ tai nạn giao thông (tăng 12,64% so năm trước), chết 581 người (tăng 21,99%), bị thương 997 người (tăng 24,47%) và gây hư hỏng 1.420 xe các loại. Năm 1994 đã xảy ra 1.592 vụ tai nạn giao thông (tăng 21,99%), chết 591 người (tăng 5,34%), bị thương 1.706 người (tăng 16,21%), gây hư hỏng 1.881 xe các loại (tăng 32,61%). Về trật tự công cộng tình trạng lấn chiếm vỉa hè lòng lề đường để buôn bán trên nhiều tuyến đường, nhiều khu vực, buôn bán bằng xe đẩy, họp chợ dưới lòng đường, trên cầu, lề đường vẫn diễn ra; ở các trường học, bệnh viện, Nhà văn hóa, Câu lạc bộ, trụ sở cơ quan cũng phá tường rào để chiếm vỉa hè buôn bán. Nhiều khách sạn, nhà hàng không có bãi đậu xe cũng được cấp phép kinh doanh và chiếm lòng đường vỉa hè làm bãi đậu xe. Tình trạng xem thường luật pháp từ nội bộ của một số đơn vị, cơ quan Nhà nước, không những thiếu gương mẫu chấp hành luật pháp để quần chúng noi theo mà còn có lúc có nơi tạo điều kiện cho một bộ phận quần chúng vi phạm. Các cấp chính quyền thành phố và các cơ quan chức năng xử lý vi phạm không thường xuyên, hoặc chỉ xử phạt hành chính mà không có biện pháp buộc người vi phạm khắc phục hậu quả. Một số phường, xã có hệ thống giao thông đường bộ hoặc khu vực đã được đô thị hóa lại thiếu quan tâm hoặc thả nổi việc quản lý trật tự an toàn giao thông và trật tự xã hội. Để lập lại kỷ cương, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đô thị, hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn giao thông và khắc phục có hiệu quả tình trạng tắc nghẽn giao thông, thiết lập trật tự đô thị, Chính phủ đã ban hành Nghị định 36/CP và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 317/TTg. Quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị, Nghị định trên, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị như sau :
I.- LẬP LẠI TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG:
1/- Đối với đường quốc lộ : không được sử dụng lòng lề đường làm sân phơi, để vật liệu xây dựng và những vật cản khác, không họp chợ, không đặt biển quảng cáo và xây dựng các công trình trái phép trên hành lang giao thông đường bộ. Những công trình xây dựng trái phép, Ủy ban nhân dân xã và huyện ra quyết định tháo dỡ vô điều kiện hoặc cưỡng chế người vi phạm phải tháo dỡ. 2/- Đối với đường đô thị : đảm bảo vỉa hè dành cho người đi bộ, lòng đường dành cho xe cộ lưu thông.
- Tuyệt đối không được chiếm lòng đường, hành lang cầu để buôn bán hay làm bất cứ việc gì.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hành nghề tuyệt đối không được dùng vỉa hè để kinh doanh mua bán ; Trước mắt thực hiện trên 12 tuyến đường thuộc khu trung tâm thành phố và một số tuyến đường chính trên địa bàn quận huyện, do quận huyện xác định.
3/- Mở rộng những giao lộ quá hẹp hoặc cản trở tầm nhìn thường xảy ra tai nạn và ùn tắc giao thông. Sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng kịp thời cầu đường, hệ thống báo hiệu đường bộ bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Sửa chữa và lắp đặt thêm đèn tín hiệu giao thông ở các giao lộ trên các tuyến đường chính và đường trung tâm ở các quận, huyện.
4/- Cấm sử dụng và xử phạt các loại xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật như chở hàng quá khổ, quá tải, gây ô nhiễm môi trường, người điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe theo quy định, người điều khiển trong tình trạng miệng còn hơi men của rượu, bia, đua bất hợp pháp, điều khiển xe lạch lách trên đường và các vi phạm khác.
5/- Việc xử phạt các vi phạm phải đồng thời buộc người vi phạm khắc phục hậu quả (nếu có).
II.- NHỮNG VIỆC CẤP BÁCH PHẢI THỰC HIỆN TỪ NAY ĐẾN TẾT NGUYÊN ĐÁN (BÍNH TÝ) :
1- Giai đoạn I : Từ ngày 01/8 Nghị định 36 và Chỉ thị 317 bắt đầu có hiệu lực, yêu cầu các sở ban ngành, đoàn thể thành phố, các quận, huyện, phường, xã, các cơ quan thông tin đại chúng triển khai ngay những công việc cần thiết. Từ 15/7 tập trung mở đợt tuyên truyền sâu rộng đến mọi người, mọi gia đình, đến từng cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội…trong nước và người nước ngoài đang hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh. Vận động từng tổ chức, gia đình, cá nhân cam kết thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông đường bộ và giao thông đô thị. Mỗi cơ quan, đoàn thể, tổ chức kinh tế xã hội, lực lượng vũ trang đều phải có kế hoạch thực hiện và cam kết gương mẫu chấp hành và tự giải quyết ngay những vi phạm thuộc phạm vi đơn vị, cơ quan mình phụ trách.
2- Giai đoạn II : Từ 01/8 đến Tết Nguyên đán Bính Tý được chia thành 3 đợt tổ chức thực hiện để từng bước sơ kết rút kinh nghiệm : đợt I từ 01/8/1995 đến 30/9/1995 ; đợt II từ 01/10/1995 đến 15/12/1995 và đợt III từ 16/12/1995 đến Tết Nguyên đán, sau Tết Nguyên đán trở đi hoạt động thường xuyên.
III.- TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH CẦN LÀM TỐT NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM SAU ĐÂY:
1- Sở Giao thông công chánh chịu trách nhiệm :
a) Phân luồng xe tải nặng :
- Từ 01/8 - 30/10/1995 Sở Giao thông công chánh chủ trì phối hợp với Công an thành phố phân luồng xe hoặc điều chỉnh phân luồng xe nơi không còn thích hợp. Sửa và dựng các loại biển báo giao thông. Giám đốc Sở Giao thông công chánh và Giám đốc Công an thành phố xét duyệt phân luồng xe tải nặng.
b) Phân luồng xe 3 bánh :
Đồng thời với việc phân luồng xe tải nặng, Giám đốc Sở Giao thông công chánh chủ trì phối hợp với Công an thành phố phân luồng xe 3 bánh, trong đó thông báo rõ phạm vi giới hạn lưu thông các loại xe 3 bánh và xe lam, tiến hành gắn biển báo theo thông báo này trước 30/10/1995. Sở Giao thông công chánh phối hợp Công an thành phố nghiên cứu và đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố về quy hoạch cho phép lưu hành các loại xe 3 bánh và xe lam, trình Ủy ban nhân dân thành phố duyệt trong tháng 9/95 - đồng thời quy định địa điểm gởi xe hợp lý.
c) Xây dựng cải tạo các nút giao thông :
Trong quý III/95 lập xong dự án cải tạo 3 nút giao thông Lê Đại Hành -Bình Thới Nguyễn Thị Nhỏ ; Ba Tháng Hai - Nguyễn Tri Phương ; Ba Tháng Hai - Lý Thường Kiệt để đưa vào kế hoạch xây dựng cơ bản năm 1996.Trong năm 1995, Sở Giao thông công chánh phải điều tra khảo sát lại toàn bộ hệ thống nút giao thông, lập hồ sơ riêng cho từng nút để từ đó đề ra giải pháp hữu hiệu cho việc cải thiện điều kiện lưu thông tại các nút hiện và sắp bị ách tắc.
d) Sơn đường :
Trước mắt trong năm 1995, Sở Giao thông công chánh phải tiến hành thực hiện một phần công tác sơn đường gồm :
- Trước 01/8/1995 : sơn 21 đường.
- Sau 01/8/1995 : sơn tiếp 40 đường. (Theo kế hoạch của Sở Giao thông công chánh).
e) Đèn tín hiệu giao thông : Trước mắt trong năm 1995, Sở Giao thông công chánh phải kiểm tra, sửa chữa lại các giàn đèn hiện có để đảm bảo tất cả đều hoạt động tốt đồng thời thực hiện lắp đặt mới 5 giàn đèn ở các giao lộ như Sư Vạn Hạnh - Ba Tháng Hai; Hậu Giang - Nguyễn Văn Luông; Đinh Bộ Lĩnh - Điện Biên Phủ…
f) Thu gom và vận chuyển rác vào ban đêm :Sở Giao thông công chánh phối hợp với các quận lập kế hoạch quét rác đêm cùng chế độ bồi dưỡng cho công nhân vệ sinh, trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt.
g) Bàn giao cấp phép xe : Sở Giao thông công chánh khẩn trương tổ chức tiếp nhận quản lý và thực hiện các nhiệm vụ bàn giao từ Công an thành phố, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của chủ xe, lái xe và nhân dân.
2- Công an thành phố chịu trách nhiệm :
- Hướng dẫn đầy đủ và đồng bộ các văn bản hướng dẫn cho quận, huyện, phường, xã, phải xây dựng qui ước để nhân dân cam kết nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông ; tập huấn cho lực lượng công an thi hành nhiệm vụ, giáo dục cho cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ này ở các cấp về ý thức trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi tiêu cực trong lực lượng cảnh sát.
- Tiếp tục giải tỏa lòng lề đường trên 12 tuyến trọng điểm và triển khai thêm một số tuyến mới : Ba Tháng Hai, Lý Thường Kiệt, Điện Biên Phủ, Quốc lộ 52 (từ cầu Điện Biên Phủ đến cầu Sàigòn), Võ Thị Sáu.
- Khảo sát những khu vực có thể xảy ra ùn tắc giao thông và đề xuất công tác tổ chức giao thông cho phù hợp, chủ động bố trí lực lượng phòng ngừa hạn chế việc ách tắc giao thông, chỉ đạo phối hợp giữa công an phường với cảnh sát giao thông trong giải quyết các ùn tắc giao thông và trật tự lòng, lề đường.
- Thường xuyên tuần tra kiểm tra giao thông đường bộ và trật tự giao thông đô thị.
- Cùng với Sở Tài chánh thống nhất kế hoạch thu tiền phạt vi phạm hành chánh và đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố sử dụng tiền phạt cho hợp lý, đúng quy định.
- Cùng với Sở Giao thông công chánh tổ chức bàn giao tốt công tác khám kỹ thuật an toàn xe cơ giới và sát hạch cấp giấy phép lái xe, đồng thời phối hợp với ngành xe quân đội tiếp nhận việc đăng ký xe quân đội làm kinh tế (theo Nghị định 338).
- Đặc biệt, trong suốt quá trình triển khai Chỉ thị, Nghị định của Chính phủ về trật tự an toàn giao thông, Công an thành phố phối hợp với các lực lượng kiểm soát quân sự và lực lượng thanh tra giao thông công chánh để xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm. Các trường hợp tái phạm phải xử lý bằng khung phạt nặng hơn.
- Thông báo biên bản vi phạm về cơ quan đơn vị nếu là cán bộ-công nhân viên chức Nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội ; về trường học nếu là học sinh, sinh viên…; về địa phương phường, xã nếu là công dân.
- Cử báo cáo viên nói chuyện ở các trường học về luật lệ giao thông và trật tự xã hội.
3- Sở Văn hóa thông tin chịu trách nhiệm :
- Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Giao thông công chánh, Công an thành phố tổ chức họp báo giới thiệu kế hoạch triển khai của thành phố, nội dung Nghị định 36 của Chính phủ và Chỉ thị 317 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thị.
- Hướng dẫn đề cương cho các báo, đài, các Phòng Văn hóa thông tin quận, huyện mở chuyên mục về tuyên truyền luật lệ giao thông, tuyên truyền bằng pano, áp phích ở nơi đầu mối giao thông.
- Dự trù kinh phí in ấn, xuất bản sách bỏ túi về luật lệ giao thông để bán rộng rãi cho nhân dân theo giá gốc, đồng thời cung cấp cho Công an thành phố để phân phối cho các đơn vị cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự khi xử lý vi phạm giao thông và trật tự xã hội phải yêu cầu người vi phạm mua để học.
- Đài Truyền hình thành phố tăng thêm thời lượng phát hình, nêu gương tốt, địa bàn tốt và ngược lại.
- Tổng hợp công tác tuyên truyền và hướng dẫn thường xuyên công tác tuyên truyền một cách liên tục.
4- Sở Lao động-Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm : Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát trật tự, Công an quận, huyện để giải quyết các đối tượng :
- Người bệnh phong và tâm thần sống lang thang, ăn xin,
- Mẹ bồng con , người già, tàn tật xin ăn,
- Gia đình cư ngụ vỉa hè, lề đường, nơi công cộng.
-Trẻ lang thang, bụi đời, móc túi
- Ma cô, gái điếm,- Người nghiện chích, hút ma túy…đưa đến các Trung tâm điều trị, Trường giáo dục, định cư ở các khu kinh tế mới tùy theo đối tượng.
5- Sở Thương mại chịu trách nhiệm :
- Phối hợp với các quận, huyện công bố danh sách các chợ và phạm vi chợ được công nhận, có kế hoạch di dời, giải tỏa các nơi tự lấn chiếm làm chợ, nghiêm khắc xử phạt những người bày bán hàng trên lòng lề đường, trước cổng chợ, sắp xếp việc đậu xe xích lô, 2 bánh (không đậu xe dưới lòng đường trước cổng chợ).
- Có kế hoạch sắp xếp một số chợ nhỏ hiện có ở các quận trung tâm nội thành vào các địa điểm phù hợp, nhưng không gây ảnh hưởng tắt nghẽn giao thông, vừa giải quyết đời sống số hộ nghèo ở từng quận. Không bố trí buôn bán cho dân ở ngoại thành và các tỉnh đến buôn bán ở các chợ này, những nơi cho phép buôn bán phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, không xả rác bừa bãi.
- 6- Sở Tài chánh chịu trách nhiệm : Kết hợp các ngành liên quan thống nhất kế hoạch và biện pháp thu tiền phạt vi phạm hành chánh và trật tự an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho người đến nộp phạt nhanh chóng, không phải đi lại nhiều lần ; đảm bảo kinh phí cho công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông ; hướng dẫn việc quản lý sử dụng tiền phạt, toàn bộ các khoản thu phạt vi phạm hành chánh và trật tự an toàn giao thông được sử dụng cho công tác chính nó theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân thành phố duyệt.
- 7- Bộ Chỉ huy Quân sự chịu trách nhiệm :Giáo dục cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ điều khiển các phương tiện cơ giới đường bộ khi hoạt động trên đường, phải tuyệt đối chấp hành luật lệ giao thông và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ; xử lý nghiêm và kịp thời những lái xe quân sự vi phạm luật lệ giao thông.
- 8- Sở Giáo dục đào tạo chịu trách nhiệm :
- Kiến nghị với Bộ Giáo dục đưa vào giảng dạy chính khóa ở các cấp học về luật lệ giao thông theo tài liệu Bộ Giáo dục đào tạo biên soạn.Chỉ đạo các trường học phối hợp với địa phương, có kế hoạch giải quyết trật tự, không gây ùn tắc giao thông khi tan giờ học.Ban hành và đề nghị Bộ Giáo dục đào tạo ban hành quy định về các hình thức kỷ luật đối với những học sinh-sinh viên vi phạm.
- 9- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc thành phố và quận huyện tích cực tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân cam kết chấp hành luật lệ giao thông, giữ gìn vệ sinh đường phố nơi công cộng; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh giáo dục cho đoàn viên, hội viên, đội viên thiếu niên tiền phong nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, cam kết không đá bóng, đá cầu, đánh cầu lông dưới lòng đường và trên hè phố, không đua xe, không chở 3 người trên xe gắn máy, tổ chức các đội thanh niên xung kích cùng với công an tham gia giữ gìn trật tự giao thông trong các ngày lễ, chủ nhật ; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thành phố vận động các hội viên chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về việc cấm buôn bán ở vĩa hè, lòng đường và tham gia tích cực vào việc giải tỏa các chợ tạm trên mặt đường, lề cầu, lề đường hoặc các điểm buôn bán gây cản trở giao thông, giáo dục và ngăn chặn con em mình không tham gia đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép, hoặc trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe 2 bánh trên đường phố ; Hội Cựu chiến binh thành phố, quận huyện ngoài việc tham gia vận động nhân dân chấp hành đồng thời tích cực kiểm tra giám sát những người thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong xử lý các vi phạm.
10- Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm :Chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường xã và cơ quan thuộc quyền của quận huyện triển khai thực hiện Chỉ thị, Nghị định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị.
- - Giao cho Ủy ban nhân dân phường, xã chịu trách nhiệm thường xuyên giải tỏa buôn bán, chiếm dụng lòng lề đường và giữ gìn không để tái phạm.
- - Tổ chức cho các đoàn thể phường sinh hoạt tài liệu về trật tự an toàn giao thông cho nhân dân, hướng dẫn nhân dân làm tờ cam kết giữ gìn trật tự an toàn giao thông.Những tuyến đường phải giải tỏa hoàn toàn việc chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để buôn bán :
- + Quận 1, quận 3 : 12 tuyến đang làm và thêm tuyến đường Điện Biên Phủ. Các quận huyện xác định thêm một số tuyến đường thuộc quận, huyện.
- + Quận 5 : tuyến Châu Văn Liêm, Nguyễn Tri Phương, Hùng Vương, Hồng Bàng, Trần Hưng Đạo.
- + Quận 6 : Hùng Vương, Hậu Giang, Tháp Mười.
- + Quận 10 : tuyến Ngô Gia Tự, Lý Thái Tổ, Tô Hiến Thành và phối hợp với thành phố giải quyết trật tự trên tuyến 3 tháng 2, Lý Thường Kiệt.
- + Quận 11 : tuyến Minh Phụng và phối hợp với thành phố tuyến 3 tháng 2.
- + Quận Bình Thạnh : tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phan Đăng Lưu phối hợp với thành phố giải quyết trật tự trên tuyến quốc lộ 5 (từ cầu Điện Biên Phủ đến cầu Sài gòn).
- + Quận Phú Nhuận : tuyến Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ và Phan Đình Phùng.
+ Quận Tân Bình : tuyến Hoàng Văn Thụ, Cách Mạng Tháng Tám và phối hợp với thành phố tuyến Lý Thường Kiệt. Các quận, huyện còn lại xác định một số tuyến đường trọng điểm để giải tỏa toàn bộ. Riêng huyện Thủ Đức và Hóc Môn giải tỏa toàn bộ nhà ở, vật kiến trúc trái phép trong phạm vi lộ giới đường Hà Nội và quốc lộ 22.
- - Nghiêm cấm việc cho thuê lòng đường, vỉa hè để kinh doanh dưới mọi hình thức.
IV.- THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TP :
- - Thành lập Ban chỉ đạo giữ gìn trật tự an toàn giao thông cấp thành phố và quận, huyện, do các đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch làm Trưởng ban, Phó Ban thường trực và các Ủy viên khác sẽ cấu tạo các ngành, đoàn thể có liên quan (có kèm danh sách Ban chỉ đạo cấp thành phố).Các quận, huyện, ngành, sở lập Ban chỉ đạo để tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị, Nghị định và điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi mình phụ trách, tích cực lập lại trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị trên địa bàn thành phố.-
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.