ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2000/CT/CTUBBT | Phan thiết, ngày 08 tháng 6 năm 2000 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT VÀ KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỊT ĐỘNG VẬT.
Thực hiện chỉ thị số 403/TTg ngày 11/7/1995 của Thủ Tướng Chính phủ v/v Chấn chỉnh công tác kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm nguồn gốc động vật; chỉ thị số 61/CT/UB-BT ngày 11/10/1996 của Chủ tịch ủy ban Nhân dân Tỉnh v/v Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kiểm soát các hoạt động giết mổ gia súc và kiểm tra vệ sinh thú y đối với các sản phẩm thịt gia súc và Thông tư 05 LB/TT ngày 24/5/1997 của liên Bộ Thương mại - Nông nghiệp & PTNT v/v Hướng dẫn những điều kiện trong giết mổ, buôn bán và vận chuyển lợn, trâu, bò; từ năm 1995 đến nay các ngành và các huyện, thành phố có triển khai một số hoạt động về kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm thịt động vật (chủ yếu là gia súc: trâu, bò, heo). Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ mới thực hiện được ở một số ít địa bàn và không duy trì thường xuyên, liên tục; đặc biệt công tác kiểm soát giết mổ gia súc đã buông lỏng nhiều năm, dẫn đến tình trạng giết mổ ngày càng phân tán trong các khu dân cư, hầu hết giết mổ tại nhà, không được kiểm tra đóng dấu kiểm soát giết mổ, ít có cơ sở giết mổ đủ tiêu chuẩn và không được cấp giấy chứng nhận đủ diều kiện hoạt động; nhiều cơ sở gây ô nhiễm nặng về môi trường, làm lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân...
Nguyên nhân của tình hình trên là do các ngành, các cấp còn xem nhẹ công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm thịt động vật; chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa quan trọng của công tác này đối với việc phát triển sản xuất và đời sống. Các ngành, các cấp thiếu phối hợp đồng bộ trong tổ chức thục hiện; nhiều vấn đề ách tắc có liên quan đến các ngành và các địa phương không được báo cáo đề xuất kịp thời với UBND Tỉnh.
Để chấn chỉnh hoạt động quản lý Nhà Nước về kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm nguồn gốc động vật theo tinh thần Chỉ thị 403/TTg của thủ Tướng Chính Phủ và Thông tư 05/LB/TT của Liên Bộ Thương mại - Nông nghiệp & PTNT, Chủ tịch ủy ban Nhân dân Tỉnh chỉ thị:
1/ Các ngành, các cấp phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm thịt động vật trên tất cả các địa bàn và bảo đảm duy trì thường xuyên, liên tục để trở thành nề nếp trong hoạt động quản lý Nhà nước.
Các sở Thương mại và Du lịch, Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố và Chi cục Thú y cần tổ chức kiểm đểm, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 403 /TTg của Thủ Tướng Chính Phủ và Chỉ thị 61/CT/UB-BT cuả Chủ tịch UBND Tỉnh. Qua đó xác định đúng chức năng , nhiệm vụ quản lý của ngành và địa phương, đồng thời đề ra kế hoạch công tác cụ thể nhằm thực hiện đúng các quy chế về kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm thịt động vật theo Thông tư 05/LB-TT.
2/ Đối với công tác kiểm dịch động vật:
a) Chi cục Thú y phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức tốt công tác kiểm dịch động vật đối với việc xuất, nhập gia súc ra vào Tỉnh. Từng huyện, thành phố chủ động tổ chức quản lý các hộ chuyên mua bán gia súc (nhất là đối với với heo con giống), kiểm tra về kiểm dịch động vật, quy định địa điểm mua bán gia súc tập trung ở các chợ v. v...
b) Cấm hoạt động dịch vụ tắm rữa gia súc trên các đường giao thông để ngăn ngừa việc lan truyền dịch bệnh gia súc và gây ô nhiễm môi trường. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức quản lý các điểm đổ nước mui xe, quy định cho các điểm đổ nước mui xe không được làm dịch vụ tắm rữa gia súc vận chuyển trên đường, nhất là gia súc vận chuyển từ Bắc vào Nam theo Quốc lộ IA.
3/ Đối với hoạt động kiểm soát giết mổ động vật:
a) Việc giết mổ gia súc phải được tiến hành trong các lò mỗ, điểm giết mổ (gọi chung là cơ sở giết mổ). Sở Thương mại và Du lịch chủ trì phối hợp với sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thú y và các ngành có liên quan căn cứ quy định tại thông tư 05 Liên Bộ Thương mại - Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, vận dụng vào điều kiện cụ thể của Tỉnh, xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện áp dụng cho các cơ sở giết mổ trong Tỉnh; hướng dẫn đăng ký và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giết mổ.
b) Sở Thương mại và Du lịch chủ trì phối hợp với sở Y tế, sở Khoa học - Công nghệ và môi trường, Chi cục Thú y và Ubnd các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra tất cả các hoạt động giết mổ động vật có trên địa bàn. Qua kiểm tra, xử lý nghiêm túc những cơ sở, cá nhân vi phạm về điều kiện kinh doanh giết mổ; buộc đình chỉ các cơ sở giết mổ không bảo đảm các tiêu chuẩn tối thiểu quy định cho cơ sở giết mổ; chỉ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giết mổ cho những cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn tối thiểu theo quy định; tích cực giúp đỡ, tạo điều kiện cho các cơ sở giết mổ cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ và hoạt động kinh doanh giết mổ theo đúng quy định.
Việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện giết mổ đối với khu vực nông thôn do UBND huyện thực hiện; đối với thành phố Phan thiết và các đô thị khác do sở Thương mại và Du lịch thực hiện.
c) Chi cục Thú y triển khai thực hiện thường xuyên chế độ kiểm soát giết mổ gia súc và đóng dấu kiểm soát giết mổ trên sản phẩm hàng hóa thịt gia súc đối với tất cả các cơ sở giết mổ theo đúng quy định. Trước mắt tập trung tổ chức thực hiện tốt đối với địa bàn thành phố Phan Thiết và các thị trấn, huyện lỵ.
d) Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố lập quy hoạch mạng lưới giết mổ gia súc tập trung (trâu, bò, heo) trên địa bàn Tỉnh phù hợp với tình hình chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm và yêu cầu quản lý hoạt động giết mổ. UBND các huyện, thành phố cùng với ngành thú y vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch. Trước mắt, tập trung chỉ đạo xây dựng ở Thành phố Phan Thiết và mỗi huyện từ 2 đến 3 cơ sở giết mổ có quy mô phù hợp để rút kinh nghiệm, sau đó chỉ đạo triển khai ra diện rộng. Chi cục thú y nghiên cứu giới thiệu mô hình mẫu lò mỗ gia súc tập trung và tổ chức cho các chủ cơ sở kinh doanh giết mổ gia súc tham quan thực tế để học tập về mô hình xây dựng và quản lý lò mỗ gia súc tập trung. Phấn đấu trong vòng từ 2 đến 3 năm tới hình thành được mạng lưới giết mổ gia súc tập trung hợp lý trong toàn địa bàn thành phố Phan Thiết và các thị trấn, huyện lỵ.
4/ Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường , sở Y tế, Chi cục Thú y và các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên kiểm tra tình hình vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm thịt động vật đối với các điểm giết mổ gia súc và mua bán thịt gia súc. Qua kiểm tra có biểu dương những tổ chúc, cá nhân thực hiện tốt và giáo dục, uốn nắn những lệch lạc hoặc xử phạt đối với những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các chế độ trên.
5/ Biện pháp tổ chức thực hiện:
a) Căn cứ chỉ thị này, sở Thương mại và Du lịch, sở Nông nghiệp và PTNT cùng với các ngành có liên quan ra văn bản liên ngành hướng dẫn các điều kiện, tiêu chuẩn kinh doanh hoạt động giết mổ gia súc, mua bán gia súc, mua bán thịt gia súc; hướng dẫn việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giết mổ; thông báo rộng rãi để các địa phương, các tổ chức, cá nhân biết thực hiện. Sau đó tiến hành kiểm tra theo quy định.
b) UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng và tổ chức học tập cho những đối tượng kinh doanh giết mổ gia súc, mua bán gia súc và thịt gia súc.
c) Kết hợp thật tốt công tác tuyên truyền, vận động với quản lý hành chánh; có chế độ ưu đãi, khuyến khích xây dựng lò mỗ gia súc tập trung, đúng tiêu chuẩn; đồng thời xử phạt nghiêm khắc đối với những cơ sở, cá nhân hoạt động kinh doanh tùy tiện, không tôn trọng pháp luật.
d) Các sở, ngành Tỉnh và UBND các huyện, thành phố cần chủ động phối hợp xử lý những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện; mỗi huyện, thành phố có chọn địa bàn chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm, sau đó mới nhân ra diện rộng.
e) Về thời gian tổ chức thực hiện: Phấn đấu đến cuối năm 2000 đưa công tác kiểm dịch động vật đi vào nề nếp và sắp xếp lại cơ bản mạng lưới giết mổ gia súc ở thành phố Phan Thiết và các thị trấn, huyện lỵ; năm 2001 xây dựng được một số cơ sở giết mổ gia súc tập trung điển hình ở thành phố Phan thiết và các thị trấn, huyện lỵ; năm 2002 hình thành được mạng lưới giết mổ gia súc tập trung hợp lý trong toàn thành phố Phan thiết, các thị trấn, huyện lỵ và những khu vực dân cư tập trung trong tỉnh.
Yêu cầu Giám đốc các sở; Thủ Trưởng các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trong Tỉnh có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, quá trình thực hiện có báo cáo tình hình thường xuyên cho UBND Tỉnh./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.