THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 306-TTg | Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 1995 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC ĐÊ ĐIỀU, PHÒNG, CHỐNG LỤT BÃO; GIẢM NHẸ THIÊN TAI NĂM 1995
Mấy năm gần đây thiên tai xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều nước đã xuất hiện những trận lũ lớn gây hậu quả nặng nề. \'ebnước ta, từ năm 1971 đến nay các sông ở miền Trung và sông Cửu Long đã có những trận lũ lớn và đột xuất, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Để chủ động đối phó với thiên tai đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, Ngành và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm Pháp lệnh phòng , chống lụt, bão; Pháp lệnh về đê điều; làm tốt và đầy đủ các việc đã giao về công tác này, đặc biệt chú ý thực hiện tốt các việc sau đây:
1/ Tổ chức rút kinh nghiệm công tác phòng chống lụt, bão năm 1994, kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão, úng, giảm nhẹ thiên tai năm 1995 một cách thiết thực, có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất về người và tài sản.
2/ Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá kỹ hiện trạng hệ thống đê, kè, cống, bờ bao, đập tạm, các hồ chứa nước và các công trình phòng, chống lụt, bão khác; khẩn trương hoàn thành kế hoạch tu bổ các công trình, đặc biệt là đối với các công trình bị hư hại do thiên tai gây ra trong năm 1994. Củng cố lực lượng hộ đê và chống lũ; tổ chức tập huấn; tăng cường tuần tra, phát hiện, xử lý ngay các ẩn hoạ phát sinh.
Các tỉnh dọc dông Đáy chuẩn bị kế hoạch hậu phương để sẵn sàng thực hiện lệnh phân lũ trong trường hợp cần thiết.
Các tỉnh ven biển cần hướng dẫn cho ngư dân các biện phát chủ động phòng, tránh chủ động phòng, tránh bão, nhất là đối với ngư dân ở các vùng đầm phá ở miền Trung và đi trên tầu thuyền đánh cá xa bờ.
Các tỉnh miền núi phải có kế hoạch hướng dẫn cho nhân dân phòng, tránh lũ quét ở những nơi có khả năng xảy ra.
3/ Rút bài học kinh nghiệm về tình trạng vi phạm Pháp lệnh đê điều ở Hà Nội, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có đê phải tập trung chỉ đạo việc phân loại và xử lý dứt điểm các vi phạm Pháp lệnh về đê điều còn tồn đọng lâu nay, kịp thời pháp hiện và chặn đứng mọi hành vi vi phạm Pháp lệnh ngay từ khi mới xảy ra, nhằm bảo đảm an toàn cho đê và lập lại trật tự, kỷ cương theo pháp luật trong lĩnh vực quản lý đê điều.
Căn cứ Pháp lệnh về đê điều, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố ra Quyết định giao nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể về việc quản lý và hộ đê trên địa bàn cho chính quyền các cấp trực thuộc; đồng thời có biện pháp tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Pháp lệnh về đê điều và Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão, để mọi người hiểu, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện.
4/ Các Bộ: Thuỷ lợi, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Xây dựng, Giao thông vận tải, Y tế phối hợp chặt chẽ với các địa phương sớm lập đề án quy hoạch và kế hoạch chủ động phòng, tránh lũ, lụt ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ Thuỷ lợi tổ chức thực hiện tốt công tác dự báo sạt lở ở hai bờ sông Tiền và sông Hậu để làm cơ sở và chủ đồng bố trí các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa thiệt hại.
5/ Các Bộ, ngành và địa phương, trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình phải sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư... để ứng cứu kịp thời và nhanh chóng khắc phục hậu quả khi có bão, lụt xảy ra, sớm ổn định sản xuất và đời sống cho nhân dân.
Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương kiểm tra, đôn đốc các ngành Trung ương và các địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị này và thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
| Trần Đức Lương (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.