CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 291-CT | Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 1987 |
CHỈ THỊ
Để phù hợp với các chủ trương và biện pháp cấp bách của Hội đồng Bộ trưởng trong lĩnh vực giá cả, tiền lương, tài chính và tiền tệ; trong đó có vấn đề giá cả và tỷ giá hối đoái áp dụng cho người nước ngoài sẽ thực hiện trong thời gian tới theo tinh thần kết luận của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương III về những chủ trương và biện pháp cấp bách tiếp tục thực hiện Nghị quyết II của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các ngành, các cấp thực hiện những việc sau đây:
1. Uỷ ban Vật giá Nhà nước chủ trì cùng với Bộ Nội thương, Bộ Ngoại thương, Bộ Tài chính và các ngành liên quan, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có các đơn vị được giao nhiệm vụ cung ứng hàng hoá và dịch vụ cho các cơ quan và người nước ngoài, soát xét và điều chỉnh lại hệ thống giá bán lẻ hàng hoá, dịch vụ theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, bảo đảm kinh doanh, ngân sách Nhà nước không bù lỗ ở thời điểm công bố hệ thống giá mới. Chậm nhất ngày 1 tháng 11 năm 1987 phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.
2. Căn cứ vào tỷ giá phi mậu dịch giữa đồng Việt Nam với Rúp Xô-viết, và tỷ giá chính thức giữa đồng Việt Nam và đồng đô-la Mỹ, Bộ Tài chính và Ngân hàng dựa vào các tỷ giá đó để đàm phán với bạn; và tính ra tỷ giá các đồng tiền tự do chuyển đổi khác mà Ngân hàng có giao dịch với khách nước ngoài vào nước ta.
Do giá và tỷ giá có quan hệ chặt chẽ với nhau và phải công bố đồng thời nên Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nội thương và các ngành, địa phương hữu quan cần phối hợp chặt chẽ với nhau ngay từ đầu và phải làm với tinh thần hết sức khẩn trương.
3. Để tránh xảy ra những sự rối ren và lợi dụng gây tổn thất cho ta trong mỗi lần điều chỉnh giá và tỷ giá và cũng là để tăng cường quản lý thường xuyên đối với việc bán hàng hoá và dịch vụ cho các đối tượng người nước ngoài (kể cả Việt kiều và công nhân, cán bộ Việt Nam đi chuyên gia ở nước ngoài trở về có ngoại tệ), cần soát xét ngay và chấn chỉnh các phương thức bán hàng để bảo đảm cho tuyệt đại bộ phận hàng hoá bán ra hoặc dịch vụ cung ứng chỉ nhằm phục vụ cho tiêu dùng, không mua đi bán lại để kiếm chênh lệch giá, làm rối loạn thị trường trong nước. Việc bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ chỉ được thu bằng đồng Việt Nam gốc ngoại tệ, không được thu trực tiếp bằng ngoại tệ hoặc bằng tiền Việt Nam không có gốc ngoại tệ (đối với những hàng hoá, dịch vụ và cơ sở kinh doanh mà việc thu trực tiếp bằng ngoại tệ là hợp lý sẽ được Chủ tịch Hội dồng Bộ trưởng quyết định riêng).
Bộ Nội thương nghiên cứu đề ra biện pháp thống nhất quản lý, sắp xếp lại việc bán hàng này ở các Bộ, ngành và địa phương. Trước mắt, bàn với các cơ quan chủ quản và ngân hàng Nhà nước triển khai ngay các biện pháp về tổ chức nghiệp vụ bán hàng và thanh toán của những người có quyền sử dụng tiền Việt Nam gốc ngoại tệ.
Ngân hàng Nhà nước triển khai ngay các biện pháp về nghiệp vụ Ngân hàng phù hợp với việc thực hiện phương thức bán hàng thu tiền Việt Nam gốc ngoại tệ ở ngành Nội thương và các ngành kinh doanh khác có phục vụ người nước ngoài.
4. Thời điểm công bố giá và tỷ giá mới:
Hệ thống giá mới và các mức tỷ giá mới cần được công bố đồng thời, chậm nhất là ngày 1 tháng 12 năm 1987.
Việc chuyển phương thức bán hàng nói ở điểm 3 tại các cơ sở chuyên trách bán hàng cho người nước ngoài và người Việt Nam có ngoại tệ hợp pháp cần được tiến hành vào ngày 1 tháng 11 năm 1987.
5. Các đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Nội thương, Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, cần có thông tư hướng dẫn cụ thể và chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị này.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký)
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.