THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2003/CT-TTg |
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2003 |
CHỈ THỊ
VỀ CHẤN CHỈNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BẰNG NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC
Thời gian qua, nguồn vốn đầu tư nhà nước (bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước) ngày càng tăng cao, cùng với các nguồn vốn khác và những nỗ lực cố gắng trong quản lý đầu tư và xây dựng của Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực của nhiều ngành kinh tế và cải thiện rõ nét văn minh đô thị ở nhiều thành phố, thị xã, khu tập trung dân cư.
Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư và xây dựng nói chung, trong đó đặc biệt là quản lý đầu tư và xây dựng dự án, công trình bằng nguồn vốn nhà nước còn nhiều yếu kém, thiếu sót đã dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài và kém hiệu quả, nợ đọng trong đầu tư tăng cao, trở thành vấn đề nổi cộm và bức xúc hiện nay; các hiện tượng tiêu cực còn khá phổ biến trong đầu tư xây dựng làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, gây thất thoát, lãng phí lớn đang là vấn đề quan tâm sâu sắc trong xã hội.
Để chấn chỉnh tình hình này, tạo chuyển biến mới về nâng cao hiệu quả và chất lượng đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2004, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (dưới đây gọi chung là Bộ), ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi chung là tỉnh), các Tổng công ty 91 triển khai thực hiện ngay một số công việc sau đây:
1. Các Bộ và tỉnh khẩn trương phân bổ vốn đầu tư và giao cho cơ sở thực hiện theo các nguyên tắc:
- Các dự án được ghi vốn đầu tư trong kế hoạch năm 2004 phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999; số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000; số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999; số 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000, số 66/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về Quy chế đấu thầu và các văn bản pháp quy liên quan.
- Trước khi phân bổ vốn cần rà soát lại các dự án chuyển tiếp và xử lý theo hướng:
+ Kiên quyết cắt giảm hoặc rút bỏ các công trình, dự án không phù hợp với quy hoạch phát triển được duyệt, các công trình, dự án không sát với yêu cầu thiết thực của ngành, của địa phương, của thị trường.
+ Chưa bố trí và giao vốn cho các dự án chuyển tiếp nhưng chưa đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng theo quy định, chưa xác định rõ hiệu quả. Không được triển khai đối với các dự án đã có quyết định đầu tư, nhưng vẫn chưa đầy đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng hoặc không có khả năng cân đối vốn theo tiến độ được duyệt.
Đối với dự án nhóm A, nếu chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được phê duyệt, nhưng có yêu cầu cần thiết phải khởi công thì phải có thiết kế kỹ thuật và dự toán hạng mục khởi công được người có thẩm quyền phê duyệt và có hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp. Chậm nhất sau khi thực hiện được 30% tổng mức đầu tư, phải có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các Bộ và tỉnh phải bố trí vốn đầu tư tập trung, có trọng điểm, phù hợp với khả năng cân đối vốn năm 2004 và những năm tiếp theo. Khi phân bổ dự toán vốn đầu tư năm 2004, phải dành một phần vốn được giao để thanh toán số nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà nước từ năm 2003 trở về trước đối với các dự án phù hợp quy hoạch và đầy đủ thủ tục; trả các khoản nợ vay tín dụng ưu đãi để thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề, hạ tầng thuỷ sản; bố trí vốn đầu tư để thực hiện các công trình quan trọng chuyển tiếp; bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ thực hiện và theo Hiệp định đã ký kết với nước ngoài. Sau khi bố trí vốn thực hiện những nhiệm vụ nêu trên mới bố trí vốn cho những dự án khởi công mới theo đúng các yêu cầu nêu tại điểm 1.
3. Khi phân bổ vốn đầu tư, các địa phương phải bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội; riêng hai lĩnh vực giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ phải đảm bảo bố trí mức vốn tối thiểu được giao tại Quyết định số 242/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.
Vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách trung ương phải bố trí đúng theo các mục tiêu hỗ trợ ghi trong kế hoạch. Các tỉnh được quyền điều chỉnh mức vốn giữa các nhiệm vụ trong mục tiêu được hỗ trợ, nhưng không được điều chuyển vốn của mục tiêu này cho mục tiêu khác. Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ một phần vốn cho các dự án, các tỉnh có trách nhiệm bố trí thêm vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng sớm đưa công trình vào sử dụng.
4. Các cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của các Bộ và các tỉnh.
Các Bộ và các tỉnh chịu trách nhiệm về việc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả vốn đầu tư của các dự án được giao, không để thất thoát, lãng phí.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lồng ghép và phối hợp các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia. Căn cứ đặc điểm, tính chất và nội dung hoạt động của từng chương trình, đặc điểm cụ thể của địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lồng ghép các mục tiêu và nguồn vốn của các chương trình, dự án do địa phương quản lý ngay từ khâu phân bổ nguồn vốn để tránh trùng lắp, giảm bớt đầu mối và tập trung nguồn lực cho mục tiêu cần ưu tiên.
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình tại cơ sở, chủ yếu là xã, phường, thị trấn. Kịp thời uốn nắn các hiện tượng mất dân chủ, không công khai trong việc thực hiện chương trình và xử lý nghiêm các trường hợp để thất thoát kinh phí do thiếu trách nhiệm hoặc tham nhũng.
5. Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ liên quan tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, dự án dùng vốn vay tín dụng ưu đãi; xúc tiến khẩn trương việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo hướng thu hẹp phạm vi cho vay đầu tư, chỉ hỗ trợ những chương trình, lĩnh vực, sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì không phát triển được. Tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hạn chế tối đa việc cho vay các dự án khởi công mới, tập trung vốn cho các dự án chuyển tiếp. Giảm số lượng mức lãi suất, tiến tới áp dụng một mức lãi suất thống nhất cho tất cả các đối tượng vay tín dụng ưu đãi.
Quỹ Hỗ trợ phát triển cần có phương án huy động vốn, đáp ứng được yêu cầu giải ngân của các dự án đang vay dở dang; đồng thời các chủ đầu tư cần chủ động tính toán các phương án vay - trả nợ, theo tiến độ đã cam kết.
Từ nay nhà nước chủ yếu thực hiện chính sách ưu đãi sau đầu tư đối với các dự án đầu tư mới nhằm mục đích kinh doanh, kể cả các dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Các dự án này, nếu đầu tư vào các lĩnh vực, vùng được khuyến khích thì tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi theo các quy định hiện hành.
Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định này phải trình Chính phủ xem xét, quyết định trong quý I năm 2004.
Từ nay, cơ cấu đầu tư và các dự án đầu tư quan trọng hoặc vốn đầu tư lớn thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền địa phương phải được ủy ban nhân dân trình ra Hội đồng nhân dân thảo luận, quyết định và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành quyết định cụ thể về trách nhiệm và thẩm quyền tham gia, giám sát của các cơ quan chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở địa phương đối với các dự án trên địa bàn thuộc thẩm quyền quyết định của các Bộ.
Chủ các chương trình, dự án đầu tư phải công bố công khai nội dung quyết định đầu tư, chương trình kế hoạch đầu tư (tên dự án, quy mô xây dựng, phạm vi chiếm đất, vốn đầu tư, nguồn vốn, chủ đầu tư, tiến độ thực hiện...) tại địa điểm thực hiện dự án đầu tư và tại trụ sở Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân địa phương nơi có dự án để nhân dân biết, tham gia giám sát, kiểm tra.
7. Các Bộ, các tỉnh phải tổ chức thực hiện nghiêm túc và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực và địa bàn do mình quản lý theo Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Thông tư số 03/TT-BKH ngày 19 tháng 5 năm 2003.
Các Bộ, địa phương chủ động phát hiện và phản ánh kịp thời những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cần được thanh tra, kiểm tra.
Từ năm 2004, tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ việc thực hiện kế hoạch đầu tư ở các ngành, các địa phương, bảo đảm đầu tư tập trung theo mục tiêu kế hoạch.
11. Trong quý I năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính và các Bộ liên quan rà soát việc phân bổ vốn đầu tư cho các mục tiêu, các dự án cụ thể của các Bộ, ngành, địa phương, nếu phát hiện những vấn đề không phù hợp với quy định hiện hành phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.