CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 269-CT | Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 1988 |
CHỈ THỊ
Để kịp thời triển khai những việc cần thiết cho việc thi hành Bộ Luật tố tụng hình sự sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các Bộ, các ngành ở Trung ương và Uỷ ban Nhân dân các cấp khẩn trương tiến hành những việc dưới đây:
1- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền về Bộ Luật tố tụng hình sự.
Cần phổ biến tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, nhân viên các cơ quan Nhà nước, các lực lượng vũ trang, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và trong nhân dân về những nội dụng chủ yếu của Bộ Luật làm cho mọi người nâng cao nhận thức về pháp luật và ý thức tôn trọng pháp luật, thấy được trách nhiệm của mình tham gia phát hiện tội phạm và giúp các cơ quan pháp luật xử lý các hành vi phạm tội, đồng thời phát hiện những vi phạm pháp luật, vi phạm quyền công dân của cán bộ điều tra kiểm sát, xét xử, thi hành án.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức biên soạn đề cương và bồi dưỡng báo cáo viên đi các địa phương và cơ sở phổ biến, tuyên truyền Bộ Luật thích hợp với từng loại đối tượng.
Bộ Thông tin có kế hoạch ưu tiên cho các chương trình tuyên truyền, phổ biến Bộ Luật và in các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc này. Các báo, đài phát thanh, đài truyền hình ở Trung ương và các địa phương có chương trình giới thiệu, giải thích có hệ thống nội dung Bộ Luật tố tụng hình sự.
Bộ Tài chính giải quyết kinh phí cần thiết cho hoạt động tuyên truyền, phố biến Bộ Luật (in tài liệu tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn cán bộ và báo cáo viên...).
Thủ trưởng các Bộ, các ngành, các đoàn thể ở Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các cấp có kế hoạch chỉ đạo việc giới thiệu, giải thích nội dung cơ bản của Bộ Luật. Nhân dịp này, các ngành, các địa phương cần liên hệ kiểm điểm việc chấp hành pháp luật tong ngành, địa phương mình, nhằm giúp cho cán bộ, nhân viên nêu cao tinh thần gương mẫu chấp hành pháp luật, nghiêm chỉnh thực hiện việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật.
Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng phối hợp kế hoạch với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức việc tập huấn về Bộ Luật tố tụng hình sự cho cán bộ của các ngành, đồng thời hướng dẫn cấp tỉnh, thành phố tổ chức một đợt kiểm tra liên ngành ở địa phương nhằm giải quyết nhanh những vụ hình sự còn tồn đọng, đặc biệt cần giải quyết khẩn trường các vụ trọng án về đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, giết người, cướp tài sản.
2. Soát xét các văn bản hiện hành, xây dựng các văn bản mới bảo đảm việc thi hành Bộ Luật tố tụng hình sự.
Bộ Luật tố tụng hình sự đặt ra nhiều chế định pháp lý mới, đòi hỏi Hội đồng Bộ trưởng và các Bộ, các cơ quan Nhà nước có liên quan phải quy định chi tiết thi hành để thực sự bảo đảm chất lượng công tác kiểm tra, truy tố, xét sử và thi hành án hình sự.
Các Bộ, Uỷ ban, Tổng cục tiến hành việc soát xét những văn bản có liên quan đến hoạt động tố tụng hình sự; chủ động huỷ bỏ hoặc sửa đổi những văn bản do bộ, ngành mình ban hành không phù hợp với quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự. Đối với những văn bản liên ngành hoặc văn bản của Hội đồng Bộ trưởng thì cần có liến nghị cụ thể để kịp thời bổ sung sửa đổi.
Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao soạn thảo để Hội đồng Bộ trưởng ban hành những văn bản quy định chi tiết thi hành Bộ Luật tố tụng hình sự, nghiên cứu ban hành những văn bản liên ngành hướng dẫn thi hành Bộ Luật tố tụng hình sự thống nhất trong cả nước.
Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Tổng cục Hải quan, Bộ Lâm nghiệp phối hợp với Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao dự thảo pháp lệnh quy định về tổ chức, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan điều tra để trình Hội đồng Nhà nước xem xét để ban hành.
3. Tăng cường tổ chức và cán bộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Lâm nghiệp, Tổng cục Hải quan có kế hoạch kiện toàn tổ chức bộ máy, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ của ngành làm nhiệm vụ điều tra trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được Bộ Luật quy định, để đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm trong tình hình hiện nay.
Bộ Tư pháp chỉ đạo triển khai xây dựng và củng cố các tổ chức luật sư, giám định tư pháp đủ khả năng tham gia tố tụng hình sự như Luật định, phối hợp với Toà án nhân dân tối cao có kế hoạch tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ thẩm phán.
Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với các Bộ để kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan pháp luật thi hành tốt Bộ luật tố tụng hình sự.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và báo cáo với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kết quả thi hành Chỉ thị này.
| Đỗ Mười (Đã ký)
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.