ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/CT-UB-KT | TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 6 năm 1995 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI NĂM 1995.
Mấy năm gần đây, môi trường và khí hậu trên thế giới có nhiều chuyển biến xấu, thiên tai liên tục xảy ra. Ở nước ta, tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn diễn biến phức tạp, mỗi năm khác nhau và khó lường trước.
Đối với thành phố Hồ Chí Minh, khu vực chịu ảnh hưởng bão hoạt động ở biển Đông. Bão thường kèm theo mưa to, gió lớn, gây ngập úng diện rộng. Có năm lụt, bão đã gây ra sập nhà, hư hỏng thiết bị điện, cây xanh gảy, đổ, tắc nghẽn giao thông, gián đoạn thông tin liên lạc… thiệt hại lớn tài sản Nhà nước, tài sản và tính mạng nhân dân.
Để hạn chế tổn thất do thiên tai, trong năm 1994 các ngành, địa phương đã tích cực chuẩn bị về công tác phòng, chống lụt, bão. Ngay đầu mùa mưa, đã lập kế hoạch, phương án về nhân lực, vật tư, thiết bị, nạo vét kênh mương, củng cố bờ bao phòng lũ, ngăn mặn, khai thông cống rãnh tiêu thoát nước, v.v… Do đó, đã khắc phục ngập úng nhiều nơi, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Tuy niên, một số ngành, địa phương vẫn còn tư tưởng chủ quan, chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của lụt, bão và nghĩa vụ người dân ; thiếu trang thiết bị, vật tư cần thiết để đối phó khi có tình huống xấu ; chưa triển khai thu tiền lập quĩ phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
Thi hành nghiêm túc Chỉ thị số 306/TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đê điều, phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 1995, khắc phục những tồn tại và tích cực bảo vệ sản xuất, an toàn về tính mạng, tài sản Nhà nước và nhân dân, góp phần bảo đảm ổn định mọi mặt của thành phố và đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội ; Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các đơn vị thuộc thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn thành phố tích cực chuẩn bị chu đáo và tổ chức thực hiện tốt những công việc chủ yếu sau đây :
1/ Thường xuyên cảnh giác và chủ động đối phó với mọi tình huống về mưa, bão, lốc xoáy, ngập, úng, hạn, sạt lở đất, nhằm bảo vệ tốt sản xuất, công trình, vật nuôi, tài sản, tính mạng con người và lập lại trật tự, kỷ cương theo pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại ;
2/ Tổng kết, kiểm điểm những việc đã làm, chưa làm trong năm 1994 để rút kinh nghiệm thực hiện tốt trong năm 1995 và những năm tiếp theo về công tác phòng, chống lụt, bão ở từng đơn vị, địa phương một cách thiết thực, có hiệu quả. Củng cố, kiện toàn ngay Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão ở các cấp, các ngành.
3/ Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan ban, ngành thành phố, huyện, quận, xã, phường phải phối hợp chặt chẽ, kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình, lập kế hoạch, phương án, tổ chức tập huấn, tuần tra, phát hiện để tu bổ và xử lý ngay các ẩn họa phát sinh, với lực lượng, phương tiện, vật tư tại chỗ, linh hoạt, sáng tạo, nhanh chóng khắc phục hậu quả khi có thiên tai.
4/ Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Pháp lệnh về đê điều, ngày 9/11/1989 và Pháp lệnh phòng chống lụt, bão ngày 8/3/1993, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, để mọi người hiểu, thực hiện tốt và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện đạt kết quả cao.
5/ Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp, nghiêm chỉnh thực hiện chỉ thị này, đồng thời báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình, kết quả và những khó khăn, vướng mắc về Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố để kịp thời chỉ đạo, giải quyết.-
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.