ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/CT-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 06 năm 1984 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC, QUẢN LÝ THƯƠNG BINH, BỆNH BINH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Thực hiện sự chỉ đạo của Hội đồng Bộ trưởng và các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố mấy năm qua, việc thực hiện chính sách đối với thương, bệnh binh ở thành phố ta đã có nhiều tiến bộ, đã có những điển hình tốt trong việc ổn định đời sống cho thương binh, bệnh binh bằng những hình thức kết nghĩa, đỡ đầu giữa ngành, địa phương và các trại điều dưỡng của thương, bệnh binh, và việc địa phương nhận thương, bệnh binh về nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo công ăn việc làm đã có tác dụng thiết thực, biểu hiện rõ nét tình dân, nghĩa Đảng đối với anh chị em chiến sĩ đã hy sinh một phần thân thể mình trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Nhận rõ trách nhiệm và vinh quang của mình, phần lớn anh chị em thương, bệnh binh đã tiếp tục khắc phục nhiều khó khăn trong cuộc sống, giữ vững và phát huy phẩm chất cách mạng, truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, nêu gương sáng trong rèn luyện và làm tốt nhiệm vụ trên vị trí mới của mình.
Tuy nhiên, cũng trong những năm qua, do một số anh chị em thương, bệnh binh không nhận rõ âm mưu kích động của kẻ thù trong cuộc hiến tranh phá hoại nhiều mặt của chúng mà thành phố ta là một trong những trọng điểm, nên đã không nhìn thấy hết khó khăn của đất nước, đã có những tiêu cực trong suy nghĩ và hành động, bị kẻ xấu lích động và lợi dụng, đã gây một số việc làm rối trật tự trị an, vi phạm pháp luật, gây nên ảnh hưởng xấu trong quần chúng.
Qua tình hình trên, Thành ủy - Ủy ban Nhân dân thành phố đã nhiều lần xem xét đánh giá và thấy rằng: việc chăm sóc, giáo dục, quản lý thương, bệnh binh của ta làm chưa tốt : đời sống anh em còn quá khó khăn, việc quản lý chưa chặt chẽ, công tác giáo dục còn lơi lỏng và không thường xuyên, chưa có nề nếp.
Theo sự chỉ đạo của Hội đồng Bộ trưởng trong Chỉ thị số 283/CT ngày 07-11-1983, và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Thương binh và Xã hội, rút kinh nghiệm về mặt công tác này trong những năm qua và căn cứ vào tình hình thực tế của thành phố, Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các ngành, các đơn vị đóng trên điạ bàn thành phố và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn thực hiện tốt các điểm sau đây :
1. Tăng cường việc chăm sóc sức khỏe, ổn định sinh hoạt và đời sống cho thương binh, bệnh binh :
a) Ban phụ trách các Trại điều dưỡng, an dưỡng phối hợp với ngành y tế tổ chức tốt việc điều trị, mau chóng phục hồi sức khỏe cho bệnh binh cùng với Trung tâm phục hồi chức năng lao động điều trị, tập luyện, làm phương tiện giả cho thương binh để sớm đưa thương binh về địa phương ổn định cuộc sống.
b) Sở thương binh và Xã hội tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các Phòng Thương binh và xã hội, các cơ Sở thương binh thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành, kịp thời phát hiện và cùng với chánh quyền, các đoàn thể địa phương giải quyết nhanh chóng các khó khăn của thương binh sống tại địa phương, cùng với ngành y tế có chế độ ưu tiên cho thương binh khám điều trị bịnh nhứt là những lúc bệnh nặng và vết thương cũ tái phát; cùng với ngành lương thực, thương nghiệp tổ chức tốt việc cung cấp lương thực, thực phẩm theo chế độ cho anh em thương binh đúng thời gian, đảm bảo chất lượng và thuận tiện ; cùng với ngành Nhà đất xem xét, tạo thuận lợi cho thương binh trong việc sửa chữa nhà cửa v.v…
e) Căn cứ Nghị quyết của Thành ủy về đời sống trong khi chờ Trung ương nghiên cứu và bổ sung chính sách, Ủy ban Nhân dân thành phố chủ trương giải quyết một số vấn đề sau :
+ Phát triển và nâng cao chất lượng các hình thức bảo trợ xã hội ở phường, xã, quận, huyện do Ủy ban Nhân dân quản lý theo hướng dẫn của Sở thương binh và Xã hội. Động viên các ngành, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, kinh doanh nhận xếp việc làm, đỡ đầu, kết nghĩa, chăm sóc thiết thực trong thương binh ở địa phương và ở các Trại điều dưỡng thương binh. Thông qua hình thức bảo trợ và quỹ bảo trợ xã hội, Ủy ban Nhân dân quận, huyện trợ cấp hàng tháng cho thương binh và kịp thời trợ cấp khó khăn cho những trường hợp gia đình thương binh đau ốm hoặc khó khăn đột xuất.
+ Ủy ban Nhân dân quận, huyện bán theo giá cung cấp một xe đạp cho thương binh cụt chân ; Sở thương binh và xã hội lập dự trù sản xuất xe lăn cho thương binh cụt hai chân (nếu thương binh ở nơi có nhiều sông rạch thì bán xuồng thay cho xe lăn nếu thương binh có yêu cầu).
+ Ủy ban Nhân dân phường, xã cần nắm lại tình hình kiến nghị Ủy ban Nhân dân quận, huyện sửa chữa nhà hoặc cấp nhà cho thương binh ở địa phương. Tiếp tục vận động phong trào xây dựng nhà tình nghĩa để cấp cho thương binh chưa có nhà hoặc số thương binh sẽ về địa phương.
+ Ủy ban nhân dân phường, xã phối hợp với các đoàn thể chăm lo việc xây dựng gia đình cho thương binh chưa có gia đình, vận động quần chúng địa phương giúp đỡ khi thương binh lập gia đình. Trong trường hợp thương binh không còn cha mẹ hoặc đời sống khó khăn thì Ủy ban Nhân dân cùng các đoàn thể ở quận, huyện (theo đề xuất của Phòng thương binh và xã hội) giúp đỡ tổ chức lễ cưới, có quần áo mới, có mùng mền, giường nằm khi xây dựng gia đình.
+ Ủy ban nhân dân phường, xã có trách nhiệm giúp đỡ cho thương binh và gia đình có việc làm ổ định tại địa phương. Đối với thương binh nhẹ, còn sức lao động, Sở Thưong binh và xã hội có trách nhiệm lập danh sách, làm việc với Sở Lao động, Ban Giáo dục chuyên nghiệp để bố trí việc làm ở các cơ sở sản xuất hoặc học nghề ở các trường chuyên nghiệp hay hợp tác lao động nước ngoài, phù hợp với sức khoẻ của anh chị em.
Nói chung, bằng nhiều biện pháp và theo phương châm : Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo, thành phố và địa phương cùng chăm lo, phấn đấu sắp xếp cho anh chị em thương binh có chỗ ở, có việc làm, có cuộc sống ổn định để anh chị em phát huy nhiệt tình, bản chất tốt đẹp sẳn có, góp phần tích cực vào việc xây dựng địa phương.
2. Tổ chức quản lý, tăng cường sinh hoạt, gắn bó anh chị em thương binh, bệnh binh vào cuộc sống chung :
- Sở thương binh và xã hội có trách nhiệm quan hệ phối hợp với các đoàn an dưỡng, các khu điều dưỡng thương binh, bệnh binh của quân đội trên địa bàn thành phố để nắm tình hình, có biện pháp hỗ trợ tích cực trong việc chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần vật chất cho anh chị em thương, bệnh binh và cùng với Ủy ban Nhân dân các quận, huyện các đoàn thể nhân dân có kế hoạch tiếp nhận, đón anh chị em thương bệnh binh người của thành phố về sống với gia đình hoặc về trại thương binh của thành phố.
- Sở thương binh và xã hội chỉ đạo các Phòng thương binh và xã hội quận, huyện nắm chắt lực lượng thương binh về địa phương, tổ chức việc phân loại để có biện pháp chăm sóc thích hợp, đồng thời nghiên cứu chỉ đạo việc tổ chức các tổ thương binh phường, xã hướng dẫn các tổ này sinh hoạt để thường xuyên động viên chăm sóc hỗ trợ nhau tại chỗ hoặc kiến nghị với Ủy ban Nhân dân giải quyết giúp đỡ các vấn đề cần thiết.
- Trong phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa chung của thành phố, Sở thương binh và xã hội nghiên cứu phát động phong trào thương binh đăng ký phấn đấu làm “công dân kiểu mẫu” tại nơi mình ở và có những hình thức khen thưởng thích hợp và kịp thời. Ban thi đua khen thưởng thành phố, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện và thủ trưởng các ngành, các đơn vị xem xét khen thưởng chung cần quan tâm đến việc khen thưởng anh chị em thương binh. Trong trường hợp anh chị em thương binh có phạm sai lầm, các ngành, các cấp tùy vào mức độ sai phạm mà áp dụng những biện pháp giáo dục, kỷ luật, thích hợp, thỏa đáng, đồng thời kiên quyết truy tìm, trừng trị đích đáng những phần tử xúi giục, kích động thương binh, lợi dụng danh nghĩa thương binh phá rối trật tự trị an xã hội.
3. Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, Sở thương binh và xã hội là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong mặt công tác này cần chủ động quan hệ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể đẩy mạnh phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, phối hợp với các cơ quan, thông tấn, báo chí, truyền thanh, truyền hình trong công tác tuyên truyền, giáo dục về thương binh, đề cao gương người tốt việc tốt của thương binh.
Chăm sóc, giáo dục và quản lý tốt thương binh là một công tác quan trọng có ý nghĩa to lớn về chính trị và xã hội, là thể hiện thái độ ưu ái của Đảng, Nhân dân, Nhà nước đối với người đã hy sinh một phần thân thể cho sự nghiệp chung, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp.
Sở thương binh và xã hội và Ủy ban Nhân dân quận, huyện cần thường xuyên báo cáo tình hình mặt công tác này trong báo cáo định kỳ, báo cáo ngay nếu có tình hình đột xuất để Ủy ban Nhân dân thành phố có sự chỉ đạo kịp thời.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.