CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 176-CT | Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 1989 |
CHỈ THỊ
Mấy năm qua, nhất là từ sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, việc chấp hành các quy định về tiếp dân, xét giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân đã có tiến bộ; các cơ quan ngôn luận cũng đã góp phần giải quyết những vụ khiếu tố của công dân, tạo ra một không khí dân chủ hơn trước, đáp ứng được một phần yêu cầu của quần chúng.
Tuy nhiên, việc xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ở các ngành, các cấp, còn nhiều khuyết điểm. Nhiều nơi để đơn khiếu tố của công dân tồn đọng quá nhiều, quá lâu; nhiều vụ, việc để dây dưa quá dài hàng chục năm không được giải quyết dứt điểm. Các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành và Uỷ ban Nhân dân các cấp chưa quan tâm đúng mức đối với việc giải quyết đơn thư khiếu tố của công dân. Một số cán bộ có thẩm quyền còn tránh né, nể nang, bao che không xem xét giải quyết đúng chính sách, pháp luật, có trường hợp còn truy trù người đi khiếu tố.
Do việc thực hiện Pháp lệnh và Nghị định số 58- HĐBT ở nhiều cấp và ngành nhất là ở cơ sửo chưa tốt nên công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo lên các cơ quan của Đảng và Nhà nước ở Trung ương đòi gặp lãnh đạo ngày càng tăng.
Đồng thời, qua thực hiện Pháp lệnh và Nghị định số 58-HĐBT cũng bộc lộ nhiều vướng mắc, khó khăn.
Để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ đúng đắn quyền khiếu nại, tố cáo chính đáng của công dân, phát huy hiệu lực của pháp lệnh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị các đồng chí Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu thực hiện tốt những việc sau đây:
1. Tổ chức việc kiểm điểm việc thi hành pháp lệnh quy định việc xét giải quyết các khiếu nại tố cáo của công dân một cách nghiêm túc, đánh giá đúng những ưu điểm, khuyết điểm, vướng mắc khó khăn, tìm nguyên nhân phát sinh đơn khiếu tố, nguyên nhân để đơn thư tồn đọng và gửi vượt cấp, biện pháp khắc phục.
Đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh và Nghị định số 58-HĐBT cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới
2. Qua kiểm điểm, các ngành, các cấp chấn chỉnh việc thi hành pháp lệnh một cách khẩn trương, giải quyết kịp thời, đúng chính sách, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân. Chú trọng giải quyết dứt điểm những vụ tồn đọng thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của ngành, của địa phương.
3. Từ nay đến ngày 30-9-1989, Thủ trưởng các Bộ, ngành, ở Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu phải tổ chức kiểm điểm xong trong ngày ở địa phương mình và gửi báo cáo lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đồng gửi Uỷ ban thanh tra Nhà nước
Đề nghị Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Toà án Nhân dân tối cao, Văn phòng Quốc Hội và Hội đồng Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể phối hợp công tác, góp phần cho việc kiểm điểm thi hành Pháp lệnh trên đạt kết quả tốt.
Uỷ ban Thanh tra Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các ngành, các cấp thi hành Chỉ thị này
| Đỗ Mười (Đã ký)
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.