ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17 /2006/CT-UBND | Long Xuyên, ngày 13 tháng 9 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CẢNH BÁO, PHÒNG CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SẠT LỞ ĐẤT BỜ SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Trong thời gian qua, tình hình sạt lở bờ sông tại các địa phương trên địa bàn tỉnh diễn biến ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại đến tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân. Từ đầu năm đến tháng 08/2006, sạt lở đã làm mất 2,6 ha đất bờ sông, thiệt hại 33 căn nhà, thiệt mạng 02 người. Dự báo trên toàn tỉnh hiện có 43 điểm có nguy cơ sạt lở với tổng chiều dài 23.845m và 1.316 căn nhà trong tình trạng phải di dời. Tình hình sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh có khả năng tiếp tục diễn biến phức tạp, bất ngờ nếu không có biện pháp tích cực phòng chống sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng. Để kịp thời phòng chống, khắc phục hậu quả do sạt lở gây ra nhằm đảm bảo tối đa an toàn về tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị :
1. Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố, nơi có nguy cơ sạt lở chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài chính triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
a. Tiến hành khoanh vùng các khu vực sạt lở, cắm biển báo, phong tỏa, cảnh báo nhân dân ở khu vực nguy hiểm có nguy cơ sạt lở.
b. Lập kế hoạch di dời và bố trí tái định cư cho các hộ dân ở khu vực sạt lở; tổ chức đưa người, di dời tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm; sắp xếp, ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ dân di dời.
c. Lập dự toán kinh phí xây dựng các công trình phục vụ tái định cư và kinh phí di dời tài sản, đưa dân ra khỏi khu vực sạt lở trình UBND tỉnh xem xét.
d. Chủ động huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng sạt lở.
e. Phối hợp các Sở ngành liên quan trong công tác quan trắc, cảnh báo, khắc phục hậu quả sạt lở đất bờ sông.
f. Thành lập Tổ thường trực thuộc Ban Phòng chống lụt bão huyện, thị, thành phố, có trách nhiệm theo dõi diễn biến sạt lở trên địa bàn, báo cáo kịp thời cho các ngành chức năng để được hỗ trợ và nghiên cứu đề xuất những giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở tại địa phương .
2. Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, thông báo các khu vực nguy hiểm, diễn biến sạt lở trên hệ thống truyền thông của địa phương; kịp thời báo cáo đến ngành chức năng và Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố khi có diễn biến bất thường về sạt lở tại địa bàn phụ trách; tăng cường công tác vận động, khuyến cáo người dân di dời và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống, khắc phục sạt lở.
2. Sở Tài Nguyên và Môi trường: tổ chức đo đạc, khảo sát chi tiết và đánh giá các vấn đề liên quan đến sạt lở theo định kỳ hoặc đột xuất trên các tuyến sông , kênh chính trên địa bàn tỉnh để có dự báo, cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ sông ; hướng dẫn các biện pháp phòng chống, khắc phục khẩn cấp khi có sự cố sạt lở. Định kỳ 6 tháng, 01 năm tổng hợp báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chủ trì phối hợp các ngành, các đơn vị có liên quan nghiên cứu tìm ra nguyên nhân gây sạt lở và đề xuất giải pháp phòng chống, khắc phục sạt lở tại các địa phương.
3. Sở Khoa học và Công nghệ: cần có các công trình nghiên cứu để đưa vào ứng dụng các công nghệ tiên tiến có hiệu quả cao trong công tác dự báo, phòng chống, khắc phục sạt lở trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Nông nghiệp và PTNT: Phối hợp các Sở ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện thị thành phố tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả tại các khu vực sạt lở; hỗ trợ chi phí di dời các hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở.
5. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Hỗ trợ Ủy ban nhân dân địa phương thực hiện các phương án phòng chống, khắc phục, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
6. Sở Giao thông Vận tải: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức phân luồng, quy định tốc độ qua lại của các phương tiện vận tải thủy tại các khu vực sạt lở.
7. Sở Thủy sản: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh, UBND huyện thị, thành phố tổ chức sắp xếp, di dời, bố trí lại các hộ nuôi thủy sản tại các khu vực sạt lở.
8. Sở Tài chính đáp ứng kịp thời nguồn kinh phí để thực hiện các biện pháp khắc phục khẩn cấp sạt lở.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Bố trí kinh phí hợp lý để thực hiện các dự án di dời dân ra khỏi vùng bị sạt lở.
10. Sở Xây dựng phối hợp với các Sở ngành, địa phương nghiên cứu đề xuất việc xây dựng các cụm, tuyến dân cư để bố trí di dời các hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở cao.
11. Sở Văn hoá - Thông tin: Phối hợp với cơ quan Báo, Đài Phát thanh Truyền hình An Giang, Trang web An Giang thường xuyên tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về dự báo, cảnh báo sạt lở và các chính sách khuyến khích, vận động, hỗ trợ người dân di dời; phối hợp với chính quyền các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền vận động dân di dời, tuân thủ các quy định về phòng chống sạt lở.
Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống, khắc phục sạt lở trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp bách và vô cùng quan trọng. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc thì kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.