BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 146/CT-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ hai thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. Qua 5 năm thực hiện, công tác phòng, chống bạo lực gia đình đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm và đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn biến phức tạp, các vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng vẫn xảy ra, số nạn nhân là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao làm ảnh hưởng đến môi trường sống gia đình, gây nên bức xúc trong dư luận. Việc phát hiện, xử lý hành vi bạo lực chưa kịp thời, thiếu kiên quyết.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình nhằm giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình trên địa bàn mỗi khu dân cư, thôn, ấp, tổ dân phố, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
1. Thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác chỉ đạo, triển khai công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình: Xây dựng, ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản về tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các chương trình, kế hoạch liên quan đến xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình của địa phương; tăng cường đầu tư và bố trí đủ kinh phí cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Tổ chức các hoạt động thực hiện nhiệm vụ đột phá "Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng và nhân rộng Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình" đảm bảo trong năm 2013 có ít nhất 30% và đến năm 2016 có ít nhất 60% số xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, thành lập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng trên địa bàn mỗi tỉnh, thành theo Công văn số 1467/BVHTTDL-GĐ ngày 13 tháng 5 năm 2011 và Công văn số 1093/BVHTTDL-GĐ ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn tổ chức hoạt động của Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Chú trọng các biện pháp phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực; hỗ trợ nạn nhân, hoà giải mâu thuẫn trong gia đình nhằm duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Chủ trì, phối hợp với ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản có liên quan; biên soạn tài liệu và tổ chức, hướng dẫn tập huấn cho cán bộ của các ban, ngành, đoàn thể và những người trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Tổ chức sơ kết 5 năm triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình từ cấp xã đến cấp tỉnh.
6. Nghiêm túc thực hiện việc thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình theo Thông tư số 23/2011/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về thu thập, xử lý thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.