ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2006/CT-UBND | Thị xã Cao Lãnh, ngày 25 tháng 5 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Trong những năm qua, các cơ quan và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã phát hiện và kịp thời xử lý có hiệu quả các vụ vi phạm hành chính và đã tổ chức thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đạt được kết quả nhất định, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, qua kiểm tra một số ngành, địa phương cho thấy một số vụ việc vi phạm hành chính xử lý chưa nghiêm, việc lập hồ sơ thiếu chặt chẽ, chưa đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền còn tồn đọng chưa được thi hành. Tồn tại đó có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các cơ quan hoặc người có thẩm quyền xử phạt thiếu đôn đốc, kiểm tra nhắc nhở kịp thời.
Để khắc phục tình hình trên và tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 20/2002/ CT-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai và tổ chức thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ thị:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan và các đoàn thể cùng cấp tuyên truyền phổ biến, học tập sâu rộng trong cán bộ, công chức và nhân dân về Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định xử lý vi phạm hành chính ở từng lĩnh vực cụ thể bằng nhiều hình thức thích hợp để mọi người thông hiểu và tự giác chấp hành.
2. Các cơ quan và người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cần tiếp tục rà soát phân loại các quyết định đã xử phạt bằng tiền mà chưa thi hành được, trong phân loại cần làm rõ loại có điều kiện khả năng thi hành nhưng người vi phạm cố tình né tránh, không thực hiện để dây dưa, kéo dài thì phải kiên quyết tổ chức thi hành kể cả áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính, loại không có khả năng thi hành do nghèo, thật sự khó khăn về kinh tế thì lập danh sách theo dõi riêng và thống kê gửi về Ủy ban nhân dân cùng cấp để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Thủ trưởng các cơ quan quản lý trực tiếp người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải thường xuyên kiểm tra phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai sót trong quá trình tiến hành lập biên bản, ra quyết định xử phạt, tống đạt quyết định xử phạt và tổ chức thi hành quyết định xử phạt. Tất cả hồ sơ về xử phạt vi phạm hành chính phải được ghi chép rõ ràng, lưu trữ chặt chẽ theo quy định của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia.
4. Giao cho Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với các ngành có liên quan của Tỉnh thường xuyên kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính ở các cơ quan trong Tỉnh và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân Tỉnh nắm, chỉ đạo.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, và thay thế Chỉ thị số 02/2003/CT-UB ngày 06 tháng 01 năm 2003 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc đẩy mạnh thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thi hành nghiêm Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.